Một biểu tượng tranh đấu

Mạc Văn Trang

Bạn Nghia HP Nguyen cho biết: "Bác Trang ơi. Tấm hình này chụp sáng ngày 10/12/2007 trong cuộc BT trước cồng ĐSQ Trung cộng ( Hôm ấy có em).

Tấm hình do cô dân oan Kim Thu chụp". Chắc là vậy. Cô Hà tham gia quá nhiều cuộc đấu tranh.

Thậm chí Cô cũng không nhớ tấm hình đó chụp ở đâu, bao giờ, chả biết ai chụp. Cô chỉ nhớ hình như năm 2011. Cảm ơn Bạn rất nhiều

Hôm qua bạn Trần Thị Hài đến chơi thăm vợ chồng mình. Hài nhỏ hơn Kim Chi mấy tuổi, cứ chị chị, em em rất thân tình.

Ối Trời ơi! Hoá ra Trần Thị Hài là người phụ nữ trong tấm hình giơ nắm đấm trước sứ quán Trung quốc, thét lên phản đối Trung cộng xâm lược, trong cuộc biểu tình năm 2011 tại Hà Nội. Một tấm hình biểu tượng của lòng yêu nước sôi sục và căm phẫn tột cùng đối với quân xâm lược. Một biểu tượng đáng được ghi vào lịch sử.

Người phụ nữ trong tấm hình đó chính là Trần Thị Hài bằng xương bằng thịt đang ngồi đây! Sau gần 10 năm, trải qua bao nhiêu cơ cực, nay Trần Thị Hài vẫn in đậm nét trong tấm hình người phụ nữ ngày ấy.

Trần Thị Hài ở Bình Dương, sao lại ra Hà Nội biểu tình, là một câu chuyện dài.

Trần Thị Hài cùng quê ở Đông Anh Hà Nội với cụ Tổng Trọng đấy. Sau bao nhiêu phấn đấu công tác, chiến đấu gian khổ, năm 1968 Hài mới được kết nạp vào Đảng CSVN.

Sau ngày 30/4/1975, Hài không thấy tin chồng, là một kỹ sư đi B, lại nghe đồn anh đã hy sinh; Hài gửi con về ngoại, bỏ việc, quyết vào Nam tìm chồng và tìm thấy anh đang tiếp quản Sài Gòn… Hài quyết định chuyển vào Nam, sum họp gia đình và sang làm bên thương nghiệp. Làm được hơn chục năm thì gặp phải một giám đốc có nhiều vấn đề. Hài vốn bộc trực, nên phê bình thẳng thắn. Không ngờ bị chi bộ bắt kiểm điểm, kỷ luật đủ trò. Hài tuyên bố ra khỏi đảng. Sau đó bỏ về làm nông dân.

Chồng Hài vốn là kỹ sư nông nghiệp, hai vợ chồng mua được 85 ha đất do UBND tỉnh Bình Dương bán. Mua có giấy tờ, bản đồ hẳn hoi. Hai vợ chồng mua máy canh tác về trồng Điều và Bạch đàn để bán nguyên liệu cho nhà máy giấy. Nhưng mới thu hoạch được vụ đầu, thì UB ra lệnh thu hồi đất. Hài gửi đơn kiện lên UB tỉnh. Mãi UB không trả lời, thế là Hài phải đến gặp Chủ tịch tỉnh hỏi cho ra nhẽ. Không ngờ bị bắt vì tội “gây rối trật tự" và bị đi tù 6 tháng.

Ra tù, Hài liền ra ngay Hà Nội nộp đơn kiện lên Trung ương. Chính những ngày ấy, Hài gặp gỡ nhiều Dân oan từ mọi miền và sục sôi tham gia các cuộc biểu tình. Hình ảnh của Hài trong cuộc biểu tình chống Trung cộng đã thành biểu tượng có sức kích thích, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Còn CA thì rất lo sợ. CA Bình Dương tức tốc ra Hà Nội, bắt Hài đem về xử tội “Gây rối trật tự" và bỏ tù 9 tháng.

Phiên toà xử Hài rất đặc biệt, có hẳn trung đội CA áp giải; Hài từ chối luật sư. Lúc toà đọc cáo trạng, Hài đứng lên phản đối: Tôi là công dân yêu nước, không phải bị cáo. Chính các người mới là bị cáo, là tội phạm… Thấy căng quá, Toà hội ý, tuyên án 9 tháng tù. Nói lời sau cùng, Hài tuyên bố: Tôi vô tội, nên rất thanh thản, 9 tháng tù chỉ như giấc ngủ. Các người hãy nhớ, khi đến lượt các người ra Toà, sẽ là 9 năm tù!

Với tiếng tăm như vậy, vào tù, Hài bỗng thành “Đại ca"! Không chỉ các tù nhân nể trọng mà cả các quản tù cũng e dè. Lời đồn quả không sai, ở trong tù ít lâu, Hài đã phát hiện, trong hội trường của Trại có cái hòm thư góp ý cho lãnh đạo. Hài bí mật viết thư gửi giám đốc Trại, nêu lên những sai lầm của các “quản giáo". Giám đốc cũng tử tế, phê bình cấp dưới và chấn chỉnh lại nhiều việc cụ thể. “Đại ca” Hài càng nổi tiếng.

Tổng kết năm 2020 – Tôi đã vỡ lẽ về sự thất bại tất yếu của đổi mới giáo dục như thế nào?

Thái Hạo

[Trước khi đọc, xin các bạn đừng tự hỏi tôi đang nhắc tới câu chuyện ở trường nào, địa phương nào; vì tôi không kể câu chuyện cá nhân, tôi không có vấn đề cá nhân với ai cả, tôi chỉ muốn phản ánh thực trạng của nền giáo dục – nơi mà con cháu chúng ta đang ở đó. Và mong muốn những hành động hữu ích từ những người làm giáo dục, từ phụ huynh và cộng động]

Năm 2016, lúc đang dạy học tại một trường chuyên, tôi bỏ việc vì những căn bệnh trầm kha của giáo dục, căn bệnh mà di hại của nó sẽ để lại một cách vĩnh viễn trong nhân cách người học, trong khi mình không thể làm gì để để cứu vãn được. Tình trạng ấy nếu kéo dài thêm sẽ gây nên một bi kịch tinh thần không thể chữa lành trong nội tâm người thầy giáo.

Năm 2018 tôi quay trở lại với giáo dục từ lời mời của hiệu trưởng, với điều kiện duy nhất phải được đáp ứng: tôi được quyền tự chủ về chuyên môn cho mình và tổ bộ môn của mình. Và tôi bắt tay vào những “đổi mới” trong chương trình và phương pháp dạy học cho môn văn trong toàn trường. Tư tưởng khởi phát cho mọi hoạt động giáo dục của tôi là “Giáo dục khai phóng”. Mọi thứ diễn ra khá thuận lợi vì sự “đáp ứng” của lãnh đạo nhà trường đối với các đòi hỏi của tôi về mặt hành chính và tư tưởng, phương pháp tổ chức lớp học (tất nhiên, cũng không ít khó khăn, nhưng những khó khăn ấy với tôi chỉ là chuyện thời gian và không quan trọng).

Chuyện muốn nói với 200 Ủy viên Trung ương trước thềm đại hội

Bùi Quang Vơm

Phát biểu khai mạc hội nghị trung ương 13, ngày 5/10/2020, gọi là Hội nghị «Dự thảo báo cáo chính trị», ông Trọng nói:

... «Trước diễn biến phức tạp khó dự báo của năm 2020, cần cập nhật, phân tích, đánh giá lại tình hình, điều chỉnh bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp hơn với thực tế….Dự báo tình hưống để định ra sách lược đối phó thích hợp.

Ý của vị Tổng bí thư đảng là Trung ương nhận diện những thay đổi để có tư duy phù hợp. Bài viết có tâm nguyện trao đổi với 200 ủy viên trung ương theo tinh thần đó.

1. Thế giới đã thay đổi

- TQ đã bộc lộ bản chất, chiếc mặt nạ đạo đức giả đã bị gạt bỏ. Dã tâm bá chủ toàn cầu đã thất bại. Trung Quốc không đến gần thế giới khi vượt khỏi đói nghèo, Phát triển chỉ để TQ thực hiện khát vọng nung nấu ngàn năm. Chiến lược đánh chặn của các nước lớn, đứng đầu là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Úc, Canada đã buộc TQ phải thay đổi chiến lược từ chiếm đoạt thị trường toàn cầu sang chiến lược Tuần hoàn kép, lấy tuần hoàn nội địa làm chủ yếu. Với khoảng 700 triệu người TQ có thu nhập dưới 2 đô la/ngày, chiến lược dựa vào tiêu thụ nội địa của Tập Cận Bình không hứa hẹn điều gì.

- TQ không thể dẫn dắt thế giới kể cả khi chiếm vị trí số một kinh tế thế giới thay chân Mỹ, vì TQ không phải là quốc gia dân chủ, không có hệ thống chính trị đa đảng, hệ thống chính trị kết cấu trên nền một hệ thống giá trị đối kháng với hệ thống giá trị phổ quát của thế giới dân chủ toàn cầu. Đó là yếu tố tạo nên sự cô lập của TQ.

- Thông qua các phát hiện của Mỹ, các chính sách chống thâm nhập của ĐCSTQ vào mọi lĩnh vực, từ kinh tế tài chính, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, bí mật quân sự, ý thức hệ tư tưởng tới bộ máy quản trị hành chính, hệ thống đảng phái chính trị v.v... đang có xu hướng trở thành chính sách chung chống Cộng sản trên quy mô toàn cầu, bắt đầu từ các quốc gia lớn, như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và liên minh châu Âu, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Ấn Độ... đe dọa cô lập thế giới các quốc gia cộng sản.

- Sự nhất quán trong các chính sách chống lại thủ đoạn bành trướng, chiếm đoạt Biển Đông một cách phi pháp của TQ, bao gồm Tứ giác Kim cương, gồm Mỹ Nhật, Úc và Ấn Độ, cùng các quốc gia lớn thuộc khối NATO, như Anh Pháp Đức, Canada, kể cả New Zealand... đang hình thành liên minh quốc tế công khai bao vây, ngăn chặn và cô lập TQ. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Times Now (Ấn Độ) hôm thứ Ba (27/10), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rõ, các xung đột toàn cầu hiện nay là biểu hiện của cuộc chiến giữa tự do và độc tài. Không chỉ Ấn Độ mà cả thế giới hiện đều đang ở tuyến đầu chống lại tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Việt Nam là một trong số 5 quốc gia cộng sản, sớm hay muộn cũng trở thành đối tượng của cuộc chiến đó.

- Toàn cầu hóa đã bộc lộ mâu thuẫn. Năng suất lao động đem lại thu nhập từ việc tự động và robot hóa chưa đủ để cân bằng thu nhập do việc làm mất đi. Xung đột nảy sinh từ mâu thuẫn giữa phương thức sản xuất truyền thống và phương thức mới làm phát sinh các khủng hoảng xã hội, và xung đột giữa các quốc gia. Xung đột giữa TQ với hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới sẽ không dừng lại. Nông thôn của thế giới hình thành tại khu vực thứ hai của thế giới, TQ và Đông Nam Á, trở thành công xưởng, thay thế và chiếm đoạt việc làm của các quốc gia công nghiệp. Xung đột này sẽ ngày càng gay gắt dẫn đến các chính sách bảo hộ khắc nghiệt hơn, sẽ nhanh chóng không còn là «lộc trời» cho không với các nước sống nhờ vào gia công và xuất khẩu. VN cùng với các quốc gia thế giới thứ hai sẽ kết thúc vận may của mình trong khoảng 10 năm nữa, để hoặc nhường chỗ cho khu thu nhập thấp hơn là châu Phi, hoặc quay trở lại cuộc sống nghèo đói, nhằm duy trì giá lao động có tính cạnh tranh. Trong khoảng 10-15 năm nữa, nếu cách mạng robot hóa chưa đủ hoàn thành thì châu Phi sẽ thay thế châu Á làm công xưởng. Lao động đã dần biến mất tại các quốc gia công nghiệp, sẽ biến mất dần tại VN bắt đầu từ năm 2030-2035. Chỉ sống bằng gia công thuê và xuất khẩu hộ các doanh nghiệp nước ngoài, VN không tránh được sụp đổ.

Giới hoạt động: Đàn áp nhân quyền Việt Nam 2020 gia tăng

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) được vinh danh tại lễ trao giải của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam 2020, ngày 21/11/2020.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) được vinh danh tại lễ trao giải của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam 2020, ngày 21/11/2020.

Năm 2020 chính quyền Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền, đặc biệt là nhắm vào các tổ chức dân sự không được nhà nước công nhận và các blogger, nhà báo độc lập lên tiếng chỉ trích giới lãnh đạo Hà Nội, các nhà hoạt động cho biết.

Từ Hà Nội, nhà hoạt động Trần Bang, nói với VOA về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2020:

“Năm 2020 chính quyền gia tăng đàn áp, ví dụ như Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập, các thành viên bị bắt như Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Chí Thành; hay trường hợp của bà Phạm Đoan Trang, Đinh Thị Thu Thủy, và rất nhiều các trường hợp khác nữa.

“Nhưng trong năm 2020 nổi cộm nhất là vụ Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập, Nhà Xuất bản Tự do, và các blogger bị bắt khá nhiều, từ Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, đến Hậu Giang, Cần Thơ và các tỉnh miền tây.”

Ông Trần Bang nhận định:

“Đàn áp nhân quyền ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều người bị bắt vì viết bài trên Facebook. Họ chỉ nói lên sự thật.

“Nhưng có ai đó nghĩ rằng uy tín của họ bị ảnh hưởng thì họ phải tự sửa đổi, chứ không thể dùng bạo lực hay công an để bắt giam những blogger này.”

Biển Đông 2020: Mỹ chỉnh chính sách, Đông Nam Á cứng rắn hơn với Trung Quốc

Việt Hoàng

Bộ Quốc phòng Mỹ đã gia tăng tần suất hoạt động tự do hàng hải (FONOP) tại Biển Đông. Tính đến 25/12, năm nay Hải quân Mỹ đã tiến hành 9 FONOP tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, so với 8 cuộc năm 2019 và 6 cuộc năm 2018.

Biển Đông 2020: Mỹ chỉnh chính sách, Đông Nam Á cứng rắn hơn với Trung Quốc

Mỹ tăng cường hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông

Hải quân Mỹ cũng tiến hành hoạt động phối hợp 2 tàu sân bay lần đầu tiên từ năm 2014, đồng thời đẩy mạnh tuần tra trên không và triển khai tàu ngầm.

Áp dụng biện pháp trừng phạt

Tháng 4 và 5, các tàu chiến của Hải quân Mỹ áp sát tàu khảo sát của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia. Không quân Mỹ cũng gia tăng số lượng nhiệm vụ của máy bay ném bom chiến lược B52, B1-B và B2 trên vùng trời Biển Đông.

Chính quyền Trump cáo buộc Trung Quốc lợi dụng đại dịch để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền và trong tháng 4 đã kêu gọi Bắc Kinh dừng hoạt động khiêu khích và cách hành xử bắt nạt.

Đáng kể hơn, Mỹ thể hiện lập trường rõ ràng hơn về nền tảng pháp lý trong các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Ngày 1/6, Mỹ đệ trình công thư lên LHQ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông vì không phù hợp với UNCLOS.

Trung Quốc đối phó ra sao với khả năng ông Trump thăm Đài Loan?

Thu Thủy

Một học giả Trung Quốc mới đây đã thẳng thắn cảnh báo Bắc Kinh cần phải chuẩn bị đối phó với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Đài Loan trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên cho rằng Trung Quốc cần phải chuẩn bị ứng phó với chuyến thăm Đài Loan của ông Trump trước khi kết thúc nhiệm kì (Ảnh: UDN).

Ông Trịnh Vĩnh Niên, Giáo sư tiến sĩ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toàn cầu và Trung Quốc Đương đại, Đại học Trung văn Hồng Kông (Thâm Quyến) và Chủ tịch Ủy ban Học thuật của Học viện Chính sách Công thuộc Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc, khi phát biểu tại diễn đàn phụ ngoại giao của “Diễn đàn Tương lai Thái Bình Dương. Đối thoại với Thế giới 2020” đã nói: “Quan hệ Trung-Mỹ hiện tại tồn tại những nguy cơ như chuyến thăm Đài Loan của Donald Trump trước khi rời nhiệm sở. Trung Quốc nên hết sức lý trí và bình tĩnh trong việc đánh giá điều này. Một mặt phải kiềm chế hành vi mạo hiểm phi lý tính của ông Trump, mặt khác lại càng không nên nhảy theo ông Trump”.

Theo trang tin Hoa ngữ Đa Chiều (Dwnews) chiều ngày 29/12, trong bài phát biểu của mình, ông Trịnh Vĩnh Niên cho rằng hai khu vực có nguy cơ cao trong quan hệ Trung – Mỹ hiện nay là vấn đề eo biển Đài Loan và vấn đề Biển Đông, ông cũng đồng thời cảm thấy tác động của vấn đề eo biển Đài Loan đối với quan hệ Trung – Mỹ có thể là mối đe dọa lớn nhất.

Về lý do tại sao là vấn đề eo biển Đài Loan, ông cho rằng “việc ra quyết định của ông Trump là rất không có tính xác định”. Thế giới bên ngoài trước đây đã dự đoán rằng ông Trump có thể cử các quan chức cấp cao của Mỹ đến thăm Đài Loan, chẳng hạn như Ngoại trưởng Mike Pompeo. Lần này, ông Trịnh Vĩnh Niên thậm chí còn cho rằng đích thân ông Trump có thể sẽ có chuyến thăm lịch sử tới Đài Loan.

Trung Quốc đối phó ra sao với khả năng ông Trump thăm Đài Loan? ảnh 1

Để làm bằng chứng, Trịnh Vĩnh Niên đã nhắc đến việc ông Trump đã đưa ra các quyết định ngoại giao có tính tạm thời “không theo thông lệ nào”. Ví dụ, vào tháng 6/2019, trong chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc của Trump, ông bất ngờ đề xuất vượt vĩ tuyến 38 tiến vào đất Triều Tiên. Sau đó, ông lập tức sắp xếp một cái bắt tay lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un trên vĩ tuyến 38, điều này cho thấy rõ ràng sự không thể dự đoán của Donald Trump.

Một đảng thất bại

Một người trong cuộc chia tay với Bắc Kinh

Thái Hà (Cai Xia 蔡霞)

Nguyên văn: The Party that Failed - An Insider Breaks with the Chinese Communist Party, Foreign Affairs Jan/Feb 2021

Huỳnh Hoa dịch

Khi Tập Cận Bình (Xi Jinping) lên cầm quyền năm 2012, tôi tràn trề hy vọng cho Trung Quốc. Là giáo sư một trường uy tín chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tôi đủ hiểu biết lịch sử để kết luận rằng thời điểm Trung Quốc mở cửa hệ thống chính trị đã qua rồi. Sau một thập niên trì trệ, ĐCSTQ cần cải cách hơn bao giờ và Tập, tỏ dấu hiệu cho thấy là người có thiên hướng thay đổi, dường như sẽ là người dẫn dắt cuộc cải cách đó.

Khi ấy tôi đã đi được một nửa quá trình kéo dài hàng thập niên vật lộn với hệ tư tưởng chính thức của Trung Quốc dù tôi có trách nhiệm giáo huấn hệ tư tưởng đó cho các quan chức. Có thời là một người Marxist nồng nhiệt, tôi đã chia tay với chủ nghĩa Marx và nhìn sang tư tưởng của Phương Tây để tìm câu trả lời cho những vấn đề của Trung Quốc. Có thời là người bảo vệ kiêu hãnh cho chính sách chính thức, tôi bắt đầu biện hộ cho tự do hóa. Có thời là đảng viên trung kiên của ĐCSTQ, tôi đã bí mật nghi ngờ sự trung thực trong niềm tin của đảng và mối quan tâm của đảng đối với nhân dân Trung Quốc.

Vì thế tôi không nên ngạc nhiên khi hóa ra Tập không phải là nhà cải cách. Trong suốt nhiệm kỳ của ông ta, chế độ đã thoái hóa hơn nữa vào một chế độ quả đầu chính trị chỉ cốt duy trì quyền lực thông qua sự tàn bạo và nhẫn tâm. Chế độ đã trở nên ngày càng đàn áp và độc tài. Một sự sùng bái cá nhân bao quanh Tập, người đã siết chặt quyền kiểm soát đảng về ý thức hệ và xóa bỏ chút không gian còn lại dành cho phát ngôn chính trị và xã hội dân sự. Những người không sống ở Trung Quốc lục địa trong tám năm qua khó có thể hiểu được chế độ đó đã trở nên tàn bạo như thế nào, đã gây ra bao nhiêu bi kịch thầm lặng. Sau khi lên tiếng chống lại hệ thống, tôi biết tôi không còn an toàn khi sống ở Trung Quốc.

Giáo dục một người Cộng sản

Tôi sinh ra trong một gia đình quân đội Cộng sản. Năm 1928, khi cuộc nội chiến Trung Quốc bắt đầu, ông ngoại tôi gia nhập cuộc khởi nghĩa nông dân do Mao Trạch Đông (Mao Zedong) dẫn dắt. Khi đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng tạm gác thù địch trong thời Thế Chiến thứ Hai, cha mẹ tôi và phần lớn gia đình bên ngoại tôi chiến đấu chống quân xâm lược Nhật Bản trong đoàn quân do đảng Cộng sản lãnh đạo.

Sau chiến thắng của đảng Cộng sản năm 1949, cuộc sống thật tốt đẹp cho một gia đình cách mạng như gia đình tôi. Cha tôi chỉ huy một đơn vị Quân Giải phóng Nhân dân gần Nam Kinh, còn mẹ tôi quản lý một văn phòng trong chính quyền thành phố đó. Cha mẹ tôi cấm hai chị tôi và tôi lợi dụng các đặc quyền của cơ quan họ, để chúng tôi không trở thành “các cô chiêu tư sản hư hỏng”. Chúng tôi không thể đi lại bằng chiếc xe hơi công vụ của cha tôi và các cận vệ của ông không bao giờ làm những việc vặt trong gia đình tôi. Tuy vậy, tôi được hưởng lợi từ vị thế của cha mẹ tôi và không bao giờ phải chịu đựng nỗi thống khổ mà rất nhiều người Trung Quốc phải chịu trong những năm tháng thời Mao. Tôi không biết gì về hàng chục triệu người bị chết đói trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt.

Tất cả những gì tôi nhìn thấy là tương lai tươi sáng của chủ nghĩa xã hội. Tủ sách của gia đình tôi đầy những trước tác Marxist, chẳng hạn như Tuyển tập StalinCán bộ cần đọc. Khi còn là thiếu niên tôi dùng những cuốn sách này làm sách đọc thêm ngoại khóa. Mỗi khi giở những trang sách ấy ra, lòng tôi tràn đầy niềm kính phục. Cho dù tôi không nắm được tính phức tạp trong các lập luận của sách, sứ mệnh của tôi thật rõ ràng: Tôi phải yêu tổ quốc mình, thừa kế sự nghiệp cách mạng của cha mẹ tôi và xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa không còn người bóc lột người. Tôi là một tín đồ thật sự.

Trung Quốc gia tăng các hoạt động để độc chiếm Biển Đông

Việt Hoàng  

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, những căng thẳng tại Biển Đông tiếp tục gia tăng.

Các mục tiêu chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông năm 2020 vẫn không thay đổi: Thúc đẩy tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, đồng thời tiếp tục làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của các nước Đông Nam Á thông qua hoạt động trên thực địa cũng như chính sách nội địa cùng hoạt động tuyên truyền.

Gây hấn trên thực địa

Năm 2020, Trung Quốc tiếp tục sử dụng các tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để hỗ trợ các hoạt động của hải quân và cảnh sát biển.

Từ những tháng đầu năm, tàu chấp pháp Trung Quốc hiện diện liên tục ở Biển Đông. Tàu cảnh sát biển 5302 của nước này có mặt ở một số thực thể của Trường Sa trong tháng 3.

Trung Quốc gia tăng các hoạt động để độc chiếm Biển Đông

Lực lượng hải cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng ở Biển Đông, đe dọa tàu thuyền các nước. Ảnh: SCMP/AP

Lúc 3h sáng 2/4, khi một tàu cá Quảng Ngãi đang hoạt động trên vùng biển Trường Sa thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Hôm sau, Trung Quốc uy hiếp 2 tàu cá Quảng Ngãi khác đến ứng cứu và đưa về đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, rồi chiều tối mới thả 2 tàu này và 8 ngư dân của tàu cá bị đâm chìm ngày 2/4.

Học giả Derek Grossman, Viện RAND (Mỹ) cho rằng vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam cho thấy "Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực để đảm bảo yêu sách Biển Đông”.

Trung Quốc – thứ bá quyền vừa kiêu ngạo vừa đầy bất an

Gordon Chang

Giới tinh hoa Trung Quốc thường quan sát tín hiệu từ Chủ tịch Tập Cận Bình, và tin rằng họ, những người kế thừa “hơn 5.000 năm lịch sử”, được số phận định đoạt để thống trị thế giới.

Chủ tịch Tập, với ngôn ngữ của các hoàng đế từ hai thiên niên kỷ trước đây, cho rằng ông có Thiên mệnh để cai quản trời đất. Khi nói về “một cộng đồng chung vận mệnh” của nhân loại, dường như ông Tập đang nghĩ rằng tất cả mọi người khác đều có nghĩa vụ chung là phải phục tùng ông ta.

Mọi người – kể cả [Thủ tướng Úc] Scott Morrison. “Morrison nên quỳ xuống đất, tự tát vào mặt mình và quỳ xuống xin lỗi người Afghanistan — tất cả những điều này nên được thực hiện trong một chương trình truyền hình trực tiếp”, Thời báo Hoàn Cầu – tờ báo lá cải của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã viết như vậy hôm 30/11. Đây là hình phạt mà các hoàng đế Trung Quốc thường sử dụng để trừng phạt kẻ hầu và những người khác.

Ông Morrison đã yêu cầu Trung Quốc xin lỗi vì Triệu Lập Kiên – người phát ngôn BNG nước này đã đăng trên Twitter một hình ảnh giả mạo có chủ đích, cho thấy một người lính Úc đang cười và chuẩn bị cắt cổ một đứa trẻ Afghanistan.

Quan điểm của Trung Quốc về chủ quyền trên toàn thế giới rất táo bạo, và những người ở trung tâm quyền lực tại Bắc Kinh tin rằng “giấc mộng Trung Hoa” sẽ đạt được bởi vì Hoa Kỳ đang suy tàn. Do đó, sự thống trị của Trung Quốc, mượn một trong những từ thường được ĐCSTQ ưu ái sử dụng, là “không thể tránh khỏi.”

Những tinh hoa Trung Quốc nhìn thấy sự chia rẽ trong xã hội Mỹ và vui mừng trước sự đoàn kết rõ ràng của Trung Quốc. Họ quan sát những trường hợp nhiễm COVID-19 ở các quốc gia khác và tin rằng hệ thống bán độc tài của họ là ưu việt hơn cả. “Trong cuộc chiến chống lại đại dịch này, sẽ có những cường quốc chiến thắng và những kẻ bại trận”, Wang Xiangsui, một đại tá cấp cao đã nghỉ hưu đang giảng dạy tại một trường đại học ở Bắc Kinh, cho biết trên tờ New York Times. “Chúng tôi là một cường quốc chiến thắng trong khi Hoa Kỳ vẫn còn sa lầy và, tôi nghĩ, rất có thể trở thành một cường quốc bị đánh bại.”

Người dân Trung Quốc bị nhồi sọ từ khi còn nhỏ và không ngừng được nhào nặn bởi tuyên truyền, vì vậy về cơ bản họ hiểu sai về mọi thứ. Tuy nhiên, họ có thể được tha thứ vì đã không nhận ra rằng các nền dân chủ thường sẽ công khai các vấn đề của mình, trong khi chế độ như Trung Quốc thì tìm cách che giấu chúng.

Đại dịch Covid-19 và “hảo ý” của ngài Tập Cận Bình với thế giới

1. Trung Quốc dẹp im tiếng nói và viết lại lịch sử Covid ra sao?

BBC tiếng Việt


China is celebrating victory over Covid-19

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHINA NEWS SERVICE

China has celebrated victory over the coronavirus this year

Vào đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc phải đối mặt với hai thách thức lớn; một căn bệnh không rõ đe dọa xé toạc dân số và làn sóng những tiếng nói trên mạng kể cho thế giới chuyện gì đang xảy ra.

Vào cuối năm 2020, điểm qua các phương tiện truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát chi ra rằng dường như cả hai vấn đề trên đều nằm trong tầm kiểm soát.

Phóng viên BBC là Kerry Allen và Zhaoyin Feng cùng ghi nhận lại những người kiểm duyệt trên mạng của chính phủ Trung Quốc, những người đã làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết để ngăn các thông tin tiêu cực, về người dân cố gắng vượt qua Vạn lý tường lửa và cách bộ máy tuyên truyền viết lại câu chuyện.

Những nỗ lực đổ lỗi từ sớm trong bối cảnh làn sóng phẫn nộ trên mạng 'vô tiền khoáng hậu'

Weibo users asked in Jan if China had "another Sars"

NGUỒN HÌNH ẢNH,SINA WEIBO

Các bình luận xuất hiện lặp đi lặp lại trên Weibo chất vấn liệu Trung Quốc có đang trải qua một đợt bùng phát Sars khác hay không

Hồi đầu năm, một điều 'vô tiền khoáng hậu' rõ ràng đang xảy ra. Hàng nghìn tin nhắn đầy phẫn nộ của công chúng xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc, đặt câu hỏi liệu chính quyền địa phương có đang che giấu một loại virus khác giống Sars hay không.Điều này xuất phát từ việc khi đối mặt với thảm họa lớn, chính phủ Trung Quốc thường vất vả phản ứng và các nhà kiểm duyệt cũng chậm chạp trong hành động. Hồi tháng 1 và tháng 2, các cơ quan báo chí đã nhân cơ hội này tung ra các bài điều tra mạnh mẽ, được mạng xã hội chia sẻ rộng.

Sau đó, khi Bắc Kinh đưa ra chiến lược tuyên truyền, các tin tức này đã bị dập tắt.

Việc đổ lỗi đang hướng về nhiều phía. Hồi giữa tháng 1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bất ngờ vắng mặt trên báo chí Trung Quốc. Không thấy ông xuất hiện nơi công cộng và hình ảnh ông biến mất khỏi trang bìa các báo nhà nước truyền thống như Nhân dân Nhật báo. Có nhiều đồn đoán cho rằng ông ấy làm vậy là để tránh bị chỉ trích.

Nhà báo công dân Trương Triển bị Trung Quốc bỏ tù vì đưa tin về Vũ Hán (*)

BBC tiếng Việt

28 tháng 12 2020

Zhang Zhan

NGUỒN HÌNH ẢNH,YOUTUBE/SCREENSHOT

Cựu luật sư đã bị giam giữ vào tháng Năm

Một nhà báo công dân Trung Quốc đưa tin về sự bùng phát virus corona ở Vũ Hán đã bị bỏ tù 4 năm.

Trương Triển (Zhang Zhan / 张展) bị kết tội "tạo tranh cãi và gây bất ổn", một cáo buộc thường xuyên được dùng chống lại các nhà hoạt động.

Cựu luật sư 37 tuổi này đã bị bắt giam hồi tháng 5 và đã tuyệt thực trong vài tháng. Các luật sư của bà nói rằng bà đang trong tình trạng sức khỏe kém.

Bà Trương là một trong số những nhà báo công dân gặp rắc rối vì đưa tin về Vũ Hán.

Không có kênh truyền thông tự do ở Trung Quốc và các nhà chức trách được cho là kìm hãm các nhà hoạt động hoặc những người tố giác - những người bị coi là ngầm phá hoại sự đối phó của chính phủ đối với sự bùng phát.

Bà Trương đã có mặt tại tòa án Thượng Hải với các luật sư của mình vào sáng thứ Hai.

Theo cáo trạng, bà đã đến Vũ Hán vào tháng 2 để đưa tin độc lập về đợt bùng phát tại đó.

Những video phát sóng trực tiếp (livestream) và việc đưa tin của bà được chia sẻ rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội vào tháng Hai, khiến bà bị chính quyền Trung Quốc để mắt đến.

Mặc dù bị đưa đẩy từng bước đến chủ nghĩa độc tài, các cử tri của Trump vẫn trung thành với ông. Tại sao?

Edward Lempinen, Berkeley News, 7/12/2020

Trần Ngọc Cư dịch

Hơn một tháng đã trôi qua kể từ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, một cuộc chạy đua căng thẳng gay gắt, trong khi các thiết chế chính trị của quốc gia từng ngày tiến đến việc chấp nhận kết quả là Joe Biden của Đảng Dân chủ trở thành người chiến thắng đối với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump của Đảng Cộng hoà. Nhưng Trump không nhìn nhận thất bại cũng không xúc tiến việc bàn giao – và dường như, điều này được sự hưởng ứng của hàng triệu người ủng hộ ông.

Các con số, có lẽ, không nói dối: Kết quả được các quan chức của cả hai đảng chứng nhận cho thấy Biden đã đánh bại Trump với hơn 7 triệu phiếu bầu. Tuy nhiên, ngay từ khi các phòng phiếu vừa đóng cửa, Trump đã khiến cả nước choáng váng với những tuyên bố thiếu bằng chứng rằng ông đã bị cướp mất chiến thắng do gian lận tràn lan, khiến hiện nay chỉ có 15% trong số 74,1 triệu cử tri của ông nói rằng chiến thắng của Biden là hợp pháp.

Làm thế nào chúng ta giải thích việc đông đảo quần chúng bác bỏ các tiến trình dân chủ – và từ chối một thực tế đã được xác minh? Trong một loạt các cuộc phỏng vấn, các học giả Đại học Berkeley trên nhiều lĩnh vực khác nhau cho rằng đây là một câu chuyện không chỉ về những con số, mà là tác động qua lại rất phức tạp của xung đột giai cấp và chủng tộc, bị làm trầm trọng thêm bởi sự tuyệt vọng và quĩ đạo đi xuống của xã hội [despair and social drift], đồng thời bị khuếch đại bởi các nền tảng truyền thông mới, hội tụ vào cái mà một số người coi là một hiện tượng tâm lý rất đáng lo ngại.

Một số ý kiến cho rằng các thế hệ ngày càng mất an ninh kinh tế đã khơi dậy sự tức giận sâu sắc, khiến nhiều cử tri thuộc tầng lớp trung lưu và lao động da trắng ôm lấy Trump, cùng với những sai sót và tất cả cá tính của ông, vì ông dám thách thức nguyên trạng của Mỹ [the American status quo].

Adam Jadhav, một nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành địa lý, đã đến vùng nông thôn Henry, bang Illinois, nơi ông sống thời thơ ấu, để mở cuộc nghiên cứu thăm dò các động lực của chủ nghĩa dân túy nông thôn [the dynamics of rural populism]. Ông cho rằng mặc dù bức tranh ở đó phức tạp, nhưng một người bảo thủ cứng rắn đã nói với ông thẳng thừng với đại ý như sau:

Các phiếu bầu cho Trump là “một quả lựu đạn ném vào giới quyền lực [the establishment],” ông nói với Jadhav. “Trump làm một số điều ngu ngốc, nói rất nhiều điều ngu ngốc, không ngậm miệng khi cần. [Nhưng] làm rung chuyển cả hệ thống là việc đáng làm.”

Những người khác nhận thấy lòng trung thành đối với Trump mãnh liệt và không thể lay chuyển đến mức nó tạo ra một lực hấp dẫn giống như một sự sùng bái [a cult].

Những đề nghị chiến lược cho Đảng Cộng sản Việt Nam nhân Đại hội 13

Nguyễn Hữu Liêm

Gần đây, khi phát biểu chỉ đạo Ủy ban soạn thảo văn kiện cho Đại hội 13, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu họ nhìn về tương lai gần và xa để tiên liệu và phác họa một viễn cảnh chính trị và quyền lực cho Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN).

GS Trọng muốn nhìn xa đến 40-50 năm về phía trước và nói, “Khó lắm các đồng chí ạ!” Cái khó ở đây có phải là sự giới hạn về tầm nhìn của cán bộ tư tưởng, hay là khả năng tồn tại của Đảng cho một viễn cảnh dài lâu như thế?

Thiếu vắng một truyền thống tự kiểm soát và biên độ khách quan, bản chất chính trị của một chế độ là ý chí duy trì quyền lực vĩnh viễn ở tầm mức gần như vô hạn. Muốn được như thế, Đảng CSVN phải có khả năng, trên bình diện lý thuyết, tái kiến tạo một khung tham chiếu mới cho giá trị lịch sử và chính trị nhằm biện minh cho sự độc tôn và độc quyền lãnh đạo đất nước.

Cũng như Đảng đã trải qua nhiều lần tự thay đổi chính mình theo nhu cầu thời thế để tồn tại và vươn lên đáp ứng nhu cầu lịch sử, lần nầy, Đảng lại phải đối đầu với nguy cơ tự phân hủy từ trong nội bộ bởi nhiều nguyên nhân nội tại và khách quan.

Đầu tiên là nguy cơ từ Trung Quốc

Dân ta nói từ mấy thập niên nay “Chơi với Mỹ thì mất Đảng; chơi với Tàu thì mất nước.”  Thế nhưng ông Trọng lại cho rằng mất Đảng là mất tất cả – mà không hề nghĩ đến nguy cơ mất nước là mất luôn Đảng.

Nếu thế kỷ thứ 17-18 là của Đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, 19 là Anh, 20 là Mỹ, thì 21 là của Trung Quốc. Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc – song song với sự suy tàn vì yếu tố nội bộ của Mỹ – là sự lớn mạnh của thế giới thứ ba, của Ấn Độ, Úc, các nước ASEAN và Nam Mỹ.

Làm sao để vận dụng được thế đứng quốc gia giữa tiến trình đãi lọc, giao hoán, và tái thiết lập trật tự thế giới là ván bài chiến lược quan trọng và thiết yếu cho sự tồn vong của tổ quốc Việt Nam trong thế kỷ 21.

Suốt trong chiều dài lịch sử, sự tồn tại và bành trướng lãnh thổ của Việt Nam trước nguy cơ Trung Quốc là cả một phép lạ. Nhưng phép lạ này không phải là ngẫu nhiên hay do Trời ban, mà là kết quả của một chiến lược lâu dài nhằm sống còn trước nguy cơ Bắc thuộc.

USTR điều trần công khai về điều tra thao túng tiền tệ của Việt Nam

Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ đang tiến hành điều tra việc định giá tiền tệ của Việt Nam và sẽ có cuộc điều trần công khai vào ngày 29/12 trước khi công bố kết quả dự kiến vào ngày 7/1/2021.

Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ đang tiến hành điều tra việc định giá tiền tệ của Việt Nam và sẽ có cuộc điều trần công khai vào ngày 29/12 trước khi công bố kết quả dự kiến vào ngày 7/1/2021.

Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) sẽ điều trần công khai về cuộc điều tra Việt Nam thao túng tiền tệ trong lúc có những lo ngại về khả năng chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ đánh thuế vào các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trước khi ông rời nhiệm sở.

Chính quyền Tổng thống Trump hôm 16/12 ‘gắn mác’ Việt Nam là quốc gia “thao túng tiền tệ” sau khi Bộ Tài chính công bố kết luận rằng quốc gia Đông Nam Á, cùng với Thuỵ Sỹ, đã vượt quá cả ba ngưỡng về thao túng tề tệ trong năm, gồm các tiêu chí về can thiệp vào thị trường ngoại hối, thặng dư tài khoản vãng lai và thặng dư thương mại.

Trước đó vào đầu tháng 10, USTR công bố cuộc điều tra được tiến hành “theo chỉ đạo của Tổng thống Donald J. Trump” đối với việc định giá tiền tệ của Việt Nam, cùng với tình trạng khai thác gỗ lậu, và kêu gọi công chúng đóng góp thông tin liên quan cho các cuộc điều tra này.

Cuộc điều trần trực tuyến sẽ diễn ra vào ngày 29/12 để thảo luận về việc liệu tiền tệ của Việt Nam có bị định giá thấp hay không, các hành động cũng như chính sách của Việt Nam liên quan đến việc định giá thấp tiền đồng, và liệu các hành động và chính sách này có bất hợp lý hay phân biệt đối xử hay không, theo trang Công báo chính phủ liên bang Mỹ.

Cuộc điều tra nhắm đến vấn đề thao túng tiền tệ của Việt Nam vì hành vi này bị cho là “không công bằng, có thể gây hại cho công nhân và doanh nghiệp Mỹ khi phải cạnh tranh với các sản phẩm của Việt Nam có thể đã bị định giá thấp hơn một cách giả tạo do phá giá tiền tệ,” theo Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer.

Kết quả của cuộc điều tra có thể được công bố vào ngày 7/1, sau cuộc điều trần công khai theo Điều khoản 301 ngày 29/12 và thời gian lấy ý kiến công chúng kết thúc.

Theo thông báo của USTR, cuộc điều trần trực tuyến, bắt đầu lúc 9:30 sáng, sẽ có sự tham gia của nhiều đại diện các hiệp hội, tổ chức, cơ quan, và trường đại học, trong đó có Chủ tịch và CEO của Hội đồng Doanh nghiệp ASEAN Alexander Deldman và đại diện Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Hà Nội (AmCham), hiệp hội của hơn 500 doanh nghiệp Mỹ có quan hệ làm ăn với Việt Nam.

Các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cũng đang tích cực kêu gọi, vận động hành lang để ngăn chặn khả năng chính quyền Trump áp thuế trừng phạt lên hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, theo Viettimes.

YÊU CẦU NHÀ CẦM QUYỀN THỰC THI HIẾN PHÁP 2013, ĐÌNH CHỈ BẮT BỚ NGƯỜI PHẢN BIỆN ÔN HOÀ VÀ TRẢ TỰ DO CHO CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM

Mời ký tên Bản Tuyên bố về việc Đình chỉ bắt bớ và thả TNLT

Xin kính mời quý tổ chức và cá nhân muốn đồng hành tham gia tuyên bố gửi về địa chỉ: tb2020tnlt@gmail.com, vui lòng soạn mail theo cú pháp:
{Họ Tên, Nghề nghiệp, Chức danh (nếu có), Tỉnh hoặc Thành phố cư ngụ, Quốc gia (chỉ cần nếu cư ngụ ở nước ngoài)}

Sẽ kết thúc nhận chữ ký từ: 21g ngày 05 tháng 01 năm 2021 (giờ Việt Nam)
Trân trọng


Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong năm 2020 rất nhiều công dân Việt Nam đã bị bắt vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nói ngắn gọn là viết và công bố lên mạng xã hội những bài phê phán một số chính sách, việc làm của nhà cầm quyền, tiêu biểu là các nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn.

Ngày 15/12/2020, nhà thơ cựu chiến binh Trần Đức Thạch bị toà án tỉnh Nghệ An xử 12 năm tù và 3 năm quản chế vì tội “chống lại chính quyền nhân dân”.

Ngày 21/12/2020 tòa án TP HCM xét xử, tuyên án các ông Nguyễn Đăng Thương, Trần Trọng Khải, Huỳnh Anh Khoa.

Mới đây nhà cầm quyền thành phố Cần Thơ bắt Ông Trương Châu Hữu Danh về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích cá nhân nhà nước”, sau đó bắt Bà Lê Thị Bình vào ngày 22/12/2020.

Và trước đó hàng trăm người bị bắt và tống giam cũng với những lý do tương tự, theo các điều 117 và 331 Bộ luật Hình sự 2015 đã bị dư luận trong nước và các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước lên án và yêu cầu nhà nước VN trả tự do vô điều kiện.

Thưa ông Chủ tịch Nước,

Tất cả các trường hợp nêu trên đều là phản kháng phi bạo lực, phản kháng bằng phản biện báo chí. Ông cũng biết rằng dưới sự lãnh đạo của ông, hàng loạt tướng tá, quan chức chính phủ tới cấp bộ trưởng bị truy tố và xử lý vì tội tham nhũng; trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, tham nhũng đã xâm nhập vào đến Bộ Chính trị; một phần không nhỏ trong bộ máy cầm quyền đã chống lại nhân dân bằng hình thức tham nhũng của các cá nhân tổ chức từ hạ tầng lên đến thượng tầng, cả chiều rộng và chiều sâu. Những vụ tham nhũng đó được phát hiện phần lớn nhờ báo chí “lề trái”, những tờ báo phản biện xã hội của chính những con người ông đã bỏ tù.

Qua các lệnh bắt cũng như các tội trạng được nêu tại các phiên tòa, không thấy có bất cứ dấu hiệu nào lật đổ, chống phá nhà nước, mà chỉ có phản biện xã hội nhằm quét sạch rác rưởi trong bộ máy cầm quyền để bộ máy cầm quyền ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng tiến bộ, nhân dân càng no ấm hạnh phúc. Thay vì ghi công và tôn vinh những con người dũng cảm có trách nhiệm với quê hương đất nước, nhà cầm quyền lại khủng bố, bắt bớ, giam cầm họ. Đó là việc làm vô đạo, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân và xu thế thời đại, xu thế dân chủ tự do và phát triển mà chính các ông đã đưa vào dự thảo nghị quyết Đại hội 13 của Đảng Cộng sản VN.

Một nhà nước không chấp nhận phản biện là nhà nước đui mù. Một xã hội không có phản biện là xã hội không phát triển. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực để sự vật phát triển, đó là nguyên lý bất biến.

Vì những lý do trên, chúng tôi, các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự yêu cầu ông:

1. Chấm dứt bắt bớ và trả tự do vô điều kiện những cá nhân bị bắt bị xử bị tù vì vi phạm điều 117 và 331 của luật hình sự 2015.

2. Chỉ đạo Quốc hội huỷ bỏ hoặc sửa lại các điều trên để khuyến khích quyền phản biện trong nhân dân.

3. Chỉ đạo các cấp thực hiện đầy đủ Hiến pháp 2013, nhanh chóng ban hành luật lập hội và luật biểu tình.

Ngày 30 tháng 12 năm 2020

Hiện trạng dân trí, quan trí và dân khí của người Việt

Trần Văn Chánh

Một ngày nọ, tôi có dịp vào một hiệu sách nhỏ (chủ yếu bán theo phương thức online) ở quận Bình Thạnh (TP. HCM), tình cờ gặp một em sinh viên đang học khoảng năm thứ III khoa Sử. Em tìm mua quyển Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán (bản dịch của Ban Tu thư Đại học Huế trước 1975) đã được tái bản vài năm gần đây. Em cho biết nhà đã có bản in cũ (trước 1975), giờ muốn mua thêm bản mới. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao chịu tốn tiền vô ích vậy, thay vì dùng bản cũ thậm chí còn tốt hơn (vì là ấn bản quý hiếm), thì được em cho biết, đại khái: Cháu đã có bản cũ nhưng không dám dùng nó để trích dẫn trong các bài viết, vì sợ bị “đánh giá” đã dùng cuốn sách liên quan tới chế độ cũ, trong khi lý lịch gia đình cháu không được tốt (hiểu là cha chú có dính tới ngụy quân ngụy quyền sao đó). Tôi ngạc nhiên thở dài nói với em đó: “Em là sinh viên thuộc lớp trẻ, đại diện cho tương lai của đất nước, mà nhát vậy sao?”. Rồi thôi, không tiếp tục câu chuyện nữa, sợ em buồn, hoặc nói thêm nữa có lẽ cũng không hiểu hết ý, vì em đã “định kiến” như vậy rồi. Thật tội nghiệp!

Về nhà, tôi hỏi lại một bạn trẻ khác đã từng dạy đại học khoa Sử, rằng câu chuyện về em sinh viên kể trên là cá biệt hay có tính phổ biến, thì người bạn cho biết: Hiện tượng đó là có thật, nhưng cũng có phần nào cá biệt.

Tôi ngẫm nghĩ: Tuy không phổ biến, nhưng có thật, và phần nào cá biệt, như thế cũng đủ rầu lắm rồi. Sinh viên là thành phần trí thức trẻ, mà nhếch nhác như vậy, thì còn trông mong gì! Và dân khí (chí khí của dân) tệ hại, là do đâu? Em sinh viên kể trên, nhờ thông qua bậc đại học, có thể phát triển tri thức khá, nhưng có tri thức mà chí khí tầm thường nhếch nhác quá thì phỏng có thể đóng góp được gì cho xã hội? Khi ra đời làm việc, em có dám phát biểu chính kiến thật của mình về một vấn đề gì đó không? Hay cũng giống như mấy ông cán bộ CS có chức có quyền?

Giới trẻ Việt Nam càng về sau càng được đi học nhiều (toàn quốc có 53.000 trường học, 24 triệu học sinh, 1,4 triệu giáo viên), nhờ thủ đắc các loại kiến thức khoa học về tự nhiên và xã hội nên dân trí nói chung đã có nhiều tiến bộ. Nhưng dân trí này lại bị đặt trong một nền dân khí èo uột thì lợi ích đối với việc phát triển đất nước sẽ bị kém đi. Một thực tế đau lòng là giới trẻ ngày nay trở nên thực dụng, ít lý tưởng, ham mê của cải vật chất, bị ảnh hưởng xấu bởi tầng lớp lãnh đạo chính trị các cấp đã thối nát đến cùng cực. Về tư tưởng, họ còn bị ép buộc phải học chủ nghĩa Mác-Lênin và những thứ giáo điều khác thông qua nhà trường và các đoàn thể thanh niên (như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Phụ nữ…) nên đầu óc ngày càng tệ hại. 

Lại nói về “quan trí”. Hai chữ này tra trong từ điển tiếng Hán và tiếng Việt đều không có. Đây là một từ mới (có ý nghĩa hơi tếu) đặt ra gần đây để chỉ trình độ tri thức, hay còn gọi cái tầm nhìn, của giới quan lại, tức các cán bộ đảng viên CS giữ chức vụ từ tương đối cao đến rất cao trong bộ máy nhà nước. Quan trí Việt Nam thật sự rất kém, vì phần lớn cán bộ đảng viên đều chỉ tối ngày bận lo hội họp và báo cáo (Maiacopxki có bài thơ “Những người cộng sản loạn họp”, năm 1920), họ không muốn, không ham hoặc không có thì giờ đọc sách. Nếu có học thêm thì họ chỉ học nghị quyết chứa đầy rẫy các thứ giáo điều cũ kỹ xa rời thực tế cuộc sống, nên thường chỉ học thụ động, vừa học vừa ngáp, để trả nợ quỷ thần. “Quan khí” (dùng đúng chữ hơn, có thể gọi “quan phong”) lại càng tệ hại hơn, vì phần lớn muốn thăng chức giữ ghế kiếm nhiều tiền đều phải nói khác ý mình, sống kiểu hai mặt, đưa đón nịnh bợ, thậm chí phải hối lộ cấp trên để chạy chức chạy quyền. Quan trí và quan khí kém sinh ra nạn sử dụng bằng giả (dùng phôi bằng giả, đóng dấu giả) hoặc bằng thật nhưng “học giả” (nhờ người học thuê, lo lót tiền bạc cho thầy, mua bằng …), mà người ta cho rằng có thể chiếm đến 70-80% trong số những cán bộ lãnh đạo cấp cao. Sự kiện Đại học Đông Đô bán bằng giả rộn lên trong những ngày gần đây là một thí dụ hết sức hùng hồn. Không ít trường hợp học thật, có bằng thật luôn, nhưng lại được đào tạo từ một vài nước xã hội chủ nghĩa mà kiến thức nếu không giáo điều thì cũng lạc hậu. Cuốn sách có tên “Kinh tế chính trị học Mác-Lênin” chẳng hạn, vốn được giảng dạy trong các trường thuộc bậc đại học (phổ thông hoặc chính trị), phải nói thẳng là không còn xài được trong điều kiện nền kinh tế vận động theo hướng thị trường…

Sự cần thiết xây dựng luật biểu tình ở Việt Nam

Lynn Huỳnh

(VNTB) – Thời điểm hiện tại mà lại mang chuyện biểu tình ra để luận bàn là một điều không nên chút nào, vì chỉ mấy tuần lễ nữa thôi là Đại hội Đảng XIII.

Trang Việt Nam Thời Báo nếu lại tiếp tục luận, tiếp tục bàn về quyền Hiến định biểu tình, tự do lập hội… ở thời điểm mà một số thành viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam sắp ra tòa hình sự sơ thẩm vào thượng tuần tháng 1-2021, xem ra cũng dễ bị xem là ‘phản động’.

Tuy nhiên hy vọng mọi điều không hẳn là như thế. Bài báo trên trang web của Thành ủy TP.HCM cho biết về huấn thị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

“Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng và chặt chẽ, trong đó lấy cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn là chính; phải giữ vững các nguyên tắc của Đảng, coi trọng chứng cứ, không suy diễn, không áp đặt, không thành kiến, thực hiện đúng phương châm “Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả”; kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống; xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài; chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách” (1).

Với ‘mệnh lệnh’ của Tổng Bí thư là “coi trọng chứng cứ, không suy diễn, không áp đặt, không thành kiến”, xét trong bối cảnh nhà báo Phạm Chí Dũng từng có nhiều bài viết về thực thi quyền biểu tình Hiến định (2), rộng đường dư luận và góp thêm dữ liệu cho các thẩm định viên tư tưởng của vụ án, xin giới thiệu ở đây ý kiến của phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Công Giao – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, và thạc sĩ Hoàng Thị Thủy, Học viện Chính trị Khu vực III, về vấn đề biểu tình ở Việt Nam.

Theo hai giảng viên nói trên, thì biểu tình không phải là việc xa lạ ở Việt Nam.

Trong thời Pháp thuộc, quyền biểu tình đã được Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng một cách hiệu quả để vận động nhân dân đấu tranh giành độc lập. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở miền Nam đã có nhiều cuộc biểu tình được tổ chức, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945 quy định về việc tổ chức các cuộc biểu tình. Sắc lệnh khẳng định: “… tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa”, đồng thời quy định “Những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này” (Điều thứ 1). Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam về quyền biểu tình.

Ông Trump ra đi, dân túy châu Âu tan rã?

Lê Mạnh Hùng

Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Berlin

Cũng có thể thử tham khảo qua châu Á để thấy chủ nghĩa dân túy đã lan rộng ra toàn cầu và vẫn còn cơ hội tồn tại như thế nào.

Chỉ với các khẩu hiệu thật đơn giản "Đả hổ, diệt ruồi", "Chiến dịch đốt lò" ở Trung Quốc và Việt Nam, số đông dân chúng dường như đã quên hẳn sự cần thiết phải xây dựng một nhà nước thực sự pháp quyền, có cơ chế tự động giám sát, phát hiện và trừng trị tham nhũng thường xuyên, hiệu quả, cho dù kẻ phạm lỗi là Thủ tướng, Tổng thống hay Chủ tịch nước (như từng diễn ra với Tổng thống thứ 10 của Đức Christian Wulff vào năm 2012).

Dân chỉ hân hoan mỗi khi một quan tham bị trừng trị theo chỉ thị, một "củi gộc" bị đưa vào lò mà đâu có hay còn có biết bao nhiêu vụ tham nhũng khác sẽ không thể bị phát hiện. Những người khởi xướng các chiến dịch chống tham nhũng đâu có sống mãi để thi thoảng lại phát động một chiến dịch, đôn đốc thực hiện nó.


Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Một cuộc biểu tình của những người theo chủ nghĩa dân túy tại Gdansk, Ba Lan, hồi tháng 9/2020, nhằm đối trọng lại với phong trào 'Black Life Matters'

Bầu cử Mỹ 2020 kết thúc, đương kim Tổng thống Donald Trump đang bực bội vì kết quả ngoài ý muốn thì có một Donald khác lại reo lên sung sướng.

Đó là Donald Tusk - cựu Thủ tướng Ba Lan, cựu Chủ tịch Hội đồng Châu Âu 2014 - 2019 với dòng trạng thái trên Twitter hôm 07/11: "Thất bại của Donald Trump có thể là khởi đầu cho sự kết thúc chiến thắng của chủ nghĩa dân túy cánh hữu ở châu Âu."

Phong trào dân túy đang suy yếu

Chủ tịch Quốc hội Đức Wolfgang Schäuble đã từng cảnh báo sau cuộc bầu cử Mỹ tháng 10/2016: Châu Âu đang gặp nguy.

Nhưng chủ nghĩa dân túy, mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự tự do quốc tế và nền tảng của hòa bình và thịnh vượng trên toàn cầu mấy thập kỷ qua, hiện đang suy yếu.

Giấc mơ một liên minh cánh hữu hùng mạnh Donald Trump, Boris Johnson, Salvini, Orbán, và những người chung chí hướng khác nhằm thay đổi cả châu Âu đã không thành. Người hùng của phong trào dân túy - Donald Trump đã chịu thất bại cay đắng trong cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2020.

Trên thực tế, Boris Johnson, Salvini, Meuthen & Co. đã suy yếu từ nhiều tháng nay.

Chủ quyền quốc gia và tương quan nghiêm chỉnh giữa quân đội và nhân quyền

Đào Tăng Dực

Vào trung tuần tháng 12, một số biến cố quan trọng tại Úc xảy ra, liên hệ đến đảng CS Trung Quốc và có ảnh hưởng lâu dài đến chủ quyền quốc gia và tương quan giữa quân đội Úc và các giá trị nền tảng về nhân quyền, được khắc ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 10 tháng 12, 1948.

Trước hết, chúng ta phải lưu ý rằng, trong tương quan mậu dịch giữa Úc và CSTQ, thì Úc thặng dư mâu dịch hằng năm rất cao. Riêng tài khóa 2019- 2020 lên đến 77,4 tỷ Úc Kim.

Cũng một phần vì lý do này, CSTQ nghĩ rằng mình là quốc gia ân nhân của Úc và Úc phải đứng về phía TQ trên trường quốc tế.

Điều làm Bắc Kinh vô cùng phẫn nộ và ngạc nhiên là vào tháng Tư, 2020, Ngoại trưởng Úc Marise Payne là chính khách quốc tế đầu tiên yêu cầu xúc tiến một cuộc điều tra quốc tế về khả năng xử lý Đại dịch Vũ Hán của TQ, độc lập với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mà cả Hoa Kỳ lẫn Úc đều cho là bị ảnh hưởng của CSTQ. Lời kêu gọi này lập tức được Hoa Kỳ cũng như các cường quốc tây phương nhiệt liệt ủng hộ.

CSTQ coi đây là một sự phản bội và đưa ra một loạt chính sách trừng phạt kinh tế Úc như tăng thuế, cấm hoặc kiểm soát khắt khe nhập cảng những mặt hàng Úc như than đá, rượu và thịt, trị giá lên đến nhiều tỷ Mỹ Kim.

Chính quyền Úc, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Scott Morrison, tuyên bố sẽ không bao giờ nhượng bộ khi chủ quyền quốc gia và những giá trị dân chủ cốt lõi bị đe dọa. Đầu tháng 12 vừa qua, Quốc hội lưỡng viện, với sự đồng thuận của lưỡng đảng, đã thông qua Sắc Luật Bang giao Quốc tế 2020.

Sắc luật này minh thị trao cho Liên bang quyền duyệt xét và thay đổi các hiệp ước thân hữu với TQ, ký kết giữa các chính quyền tiểu bang, lãnh thổ, địa phương hoặc các đại học bất lợi cho chủ quyền quốc gia Úc.

Úc tuy có gia nhập Hiệp định Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do TQ chủ trương về phương diện mậu dịch, nhưng trên phương diện quốc phòng lại cũng gia nhập nhóm 5 quốc gia Ngũ Nhãn (Five Eyes) do thám những động thái quân sự của TQ gồm Úc, Canada, Tân Tây Lan (New Zealand), Anh và Hoa Kỳ.

Tản mạn cuối năm con Chuột…

Đặng Văn Sinh

Còn nhớ vào những năm đầu thập niên tám mươi của thế kỷ XX, mỗi khi lên lớp, tôi sợ nhất là phải giảng bài "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" của nhà thơ Chế Lan Viên. Thú thật, nhìn những gương mặt xanh xao thiếu dinh dưỡng của đám học trò nông thôn, mà trong đó vài đứa, chốc chốc lại ngáp ngủ, thì ông thầy dù có văn hay chữ tốt đến mấy cũng chẳng thể nào nhét vào bộ nhớ của chúng những hình ảnh "siêu thực":

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

(…)

Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả

Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!

Trái cây rơi vào áo người ngắm quả

Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn".

Họ Chế (đúng ra là họ Phan) trong cơn lên đồng đã tưởng tượng ra một thực cảnh (không phải viễn cảnh vì cấu trúc câu thơ của ông đều sử dụng thì hiện tại) chỉ có ở chốn Bồng Lai, nơi mà các vị tiên chẳng phải làm gì, suốt ngày chỉ có uống rượu, đánh cờ và múa hát mà vẫn được ăn ngon mặc đẹp. Đối lập với những vần thơ có cánh ấy, học trò lại cảm thụ theo cách của chúng. Tất cả các bài kiểm tra đều cùng một kiểu "diễn đạt văn vần thành văn xuôi", đương nhiên là được chèn thêm khá nhiều những liên từ, giới từ và trạng từ ngô nghê vốn chẳng liên quan gì đến nội dung thơ Chế.

Ba mươi bảy năm sau, Chế ngộ ra những bài thơ mình viết trước đây đều là của giả được mạ vàng tây, trang kim lấp lánh, xủng xoảng những động từ, tính từ lừa thiên hạ, ông tự thú nhận mình cũng tiếp tay cho tội ác:

"Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng

Chỉ một đêm, còn sống có 30

Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?

Tôi! Tôi – người viết những câu thơ cổ võ

Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong".

Trung Quốc ngợi ca thành công “phi thường” của chính mình ngay trước cuộc điều tra của tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Nguyễn Huệ Chi dịch / La Presse Canada

Mong rằng qua năm 2021 sắp tới nhân loại sẽ truy tìm được nguồn gốc con Virus Corona từ đâu ra? Và kẻ nào sẽ phải chịu trách nhiệm trước thế giới về cơn thảm họa kinh hoàng của nhân loại?

Tin hay không tin thuyết âm mưu (complots) không phải là vấn đề quan trọng, nếu không truy ra được nguyên ủy thì nguy cơ tàng ẩn vẫn còn đó và thế giới không thể sống yên ổn bình thường như năm 2019?

Lê Quốc Trinh

(Bắc Kinh) Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tự tán dương thành công "cực kỳ phi thường" của họ trong việc vượt qua đại dịch COVID-19, khi Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn bị mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus.

Chính phủ Trung Quốc bị chỉ trích rộng rãi ở cả Trung Quốc và nước ngoài vì cách họ xử lý sự bùng phát virus ở Vũ Hán giai đoạn đầu tiên vào cuối năm 2019.

Vào tối thứ Sáu, Bộ Chính trị (cơ quan chủ quản) của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lấy làm mừng rỡ về "vai trò quyết định" của đảng này trước "những nguy cơ và thách thức hiếm có trong năm nay", bằng cách "chọn một cách nhìn dài hạn... đã cho phép giành được một chiến thắng vinh quang hết sức phi thường, trong cái năm cực kỳ bất thường này”, theo Tân Hoa xã.

Trung Quốc khẳng định đã thành công trong việc loại bỏ được virus gần như hoàn toàn chỉ trong vài tháng nhờ vào chính sách ngăn chặn cực kỳ nghiêm khắc đối với các thành phố bị ảnh hưởng, và đây là nước lớn duy nhất trên thế giới tiếp tục tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Nhưng nước này bị buộc tội đã che giấu sự bùng phát của virus trong chặng khởi đầu, nên chi đã cho phép nó lây lan ra toàn thế giới.

Điều chỉnh Luật Đất đai bằng… Nghị quyết?

Vân Khanh

VNTB – Điều chỉnh Luật Đất đai bằng… Nghị quyết?

(VNTB) – Nghị quyết của Quốc hội vừa thông qua chính thức luật hóa việc quân đội, công an sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế – điều chưa được quy định trong luật Đất đai 2013.

Đối tượng áp dụng là đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2021 và hết hiệu lực khi Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 được sửa đổi và có hiệu lực thi hành.

Trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị quyết này và luật, nghị quyết khác của Quốc hội ban hành trước ngày 1/2/2021 về cùng một vấn đề trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.

Trước sai, giờ đúng?

Với Nghị quyết số 132/2020/QH14, cho thấy rất có thể cùng hành vi, nhưng kể từ sau ngày 1/2/2021 thì không còn coi là vi phạm pháp luật nữa.

Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân hôm 18-5-2020 đã mở phiên xét xử sơ thẩm cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Đinh Ngọc Hệ (Út ‘trọc’) và các bị cáo khác. Nội dung vụ án xoay quanh việc quân đội đã dùng đất quốc phòng để hùn hạp làm ăn kinh tế.

Trả lời thẩm vấn trước tòa, cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (bị xét xử về tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng), cho biết thời điểm chuyển giao 3 khu đất có vị trí đắc địa ở đường Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) vào giai đoạn 2006, bị cáo đang giữ chức Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Phó bí thư Đảng ủy Quân chủng. Ông Hiến khai việc chủ trương đưa 3 khu đất, bao gồm số 2, số 9, số 11-13 đường Tôn Đức Thắng (có nguồn gốc là đất quốc phòng, thuộc quyền quản lý của Quân chủng Hải quân) sang làm kinh tế xuất phát từ 2 lý do:

– Thứ nhất, tại cuộc gặp với lãnh đạo Quân chủng Hải quân, lãnh đạo TP.HCM có đề nghị đang chỉnh trang lại đô thị và Quân chủng Hải quân có một số khu đất trên đường Tôn Đức Thắng, nên đề nghị phối hợp cùng chỉnh trang. Từ việc này mà lãnh đạo Công ty TNHH MTV dịch vụ và du lịch biển đảo Hải Thành, Quân chủng Hải quân (Công ty Hải Thành) – đơn vị đang sử dụng các khu đất, đã đề xuất Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân chuyển sang làm kinh tế, mang lại lợi ích cho Quân chủng.

– Lý do thứ hai, theo ông Hiến khi trả lời hội đồng xét xử, nguyên nhân chuyển đổi 3 khu đất trên, là “do nhu cầu cần nâng cao đời sống cho bộ đội, mà Quân chủng Hải quân thời điểm đó rất cấp bách vì đời sống của cán bộ chiến sĩ rất kham khổ”.

Năm 2020, Việt Nam tăng cường kiểm duyệt nội dung, bóp nghẹt tiếng nói trên không gian mạng

Cao Nguyễn

Năm 2020, Việt Nam tăng cường kiểm duyệt nội dung,  bóp nghẹt tiếng nói trên không gian mạngẢnh minh họa: Logo Facebook. Reuters

Trong năm 2020, đảng và chính phủ Việt Nam tiếp tục gia tăng thúc ép các công ty có nền tảng mạng xã hội như Facebook và Youtube phải tăng cường kiểm duyệt, gỡ bài viết, video bị dán nhãn là “chống phá” nhà nước.

Nhiều người dùng mạng xã hội ở Việt Nam cho biết Facebook hoặc Youtube thường xoá bài viết hay thậm chí là khoá luôn tài khoản vì họ đưa những thông tin liên quan đế tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt là các sự kiện chính trị quan trọng mà nhà nước không muốn thông tin lan toả đến người dân.

Có ít nhất 4 người mà RFA phỏng vấn nói rằng tài khoản của họ nhiều lần bị hạn chế, xoá bài với những lí do không rõ ràng, không thuyết phục.

Nhiu người dùng b g b ni dung trên mng xã hi

Ông Lê Trung Khoa, chủ bút mạng báo Thời Báo ở Đức cho hay ông thường xuyên bị Youtube hạn chế lan truyền các video tin tức thời sự, chính trị ở Việt Nam:

“Nhiu ln ch. Vic này mình đã gi toàn b báo cáo cho t chc Phóng viên không biên gii ti Đc.

Thường là nhm vào các video v vn đ xy ra, các v vic ln. Ví d như v vic Đng Tâm, các v vic bt b mà mình có làm tin, hoc là v vic liên quan đến v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh… Các tin tc đó thì thường b phía Vit Nam yêu cu ngưng phát tán Vit Nam.

Tt c nhng thông tin đó mình đu cp nht li toàn b, ri cùng vi t chc Phóng viên không biên gii phn đi li vic YouTube đã làm theo ý mun ca nhà cm quyn đng Cng sn Vit Nam”.

Việt Nam trong 5 năm tới sau năm 2020

Tomaya Onishi

Bản dịch bài  Vietnam's Communists brace for next 5 years after big 2020, Nikkei Asia Review, December 22, 2020

Bản PDF tiếng Anh http://www.viet-studies.net/kinhte/VN5yearsAfter2020_Nikkei.pdf

Archivu dịch

Giới lãnh đạo Việt Nam là một trong số ít những người có thể gọi năm 2020 là một năm thành công.

Giờ là lúc họ đặt mục tiêu thúc đẩy đất nước bước vào năm 2021, đại hội Đảng quan trọng nhất lần thứ 13 sắp tới sẽ đặt ra lộ trình cho 5 năm tiếp theo - và có khả năng củng cố hơn nữa sự thành công của họ đối với một quốc gia trẻ, đang phát triển và nền kinh tế sôi động với gần 100 triệu dân.

Năm nay Việt Nam có rất nhiều điều để ăn mừng. Ứng phó với đại dịch COVID-19 hiệu quả đã hạn chế tổng số ca nhiễm được ghi nhận xuống còn khoảng 1.400 ca, khiến cả thế giới phải ghen tị. Việt Nam giữ chức chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần đầu tiên sau một thập kỷ, đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến 10 nước trong khối ASEAN vào tháng 11. Và ngay sau đó, khối này đã tổ chức lễ ký kết trực tuyến lịch sử cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, RCEP - hiệp định thương mại lớn nhất thế giới.

Nhưng sự phấn khích tạo ra bởi những sự kiện đình đám trên đã qua đi, và ĐCSVN tập trung vào chính trị trong nước - và ai là người có thể chèo lái con thuyền - khi Đại hội Đảng lần thứ 13 sắp diễn ra, có thể vào tháng Giêng.

Đại hội là sự kiện quan trọng nhất của đất nước, được tổ chức 5 năm một lần để chọn ra ban lãnh đạo mới và đặt ra các mục tiêu kinh tế.

"Năm nay đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được tiến độ của các mục tiêu 5 năm đặt ra tại Đại hội 12", ông Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo thực sự của đất nước, nói trong một hội nghị toàn quân vào ngày 7 tháng 12 tại Hà Nội, đề cập tới cuộc họp cuối cùng vào tháng 1 năm 2016.

"Trong khi nền kinh tế Việt Nam về cơ bản ổn định, Đảng đã được người dân tin tưởng hơn nhờ những kết quả tích cực từ chiến dịch chống tham nhũng và cải tổ Đảng", ông Trọng, 76 tuổi, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước và cũng là bí thư quân ủy trung ương nói.

Tại đại hội năm 2016, ông Trọng đã “thăng chức” phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó lên làm thủ tướng, buộc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải nghỉ hưu. Ông Dũng, người đã làm thủ tướng 10 năm, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất sau Lê Duẩn, người kế tục trực tiếp của Hồ Chí Minh, người sáng lập Đảng năm 1930 và vẫn được tôn kính là "Bác Hồ".

Sau khi chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào năm 2018, ông Trọng đảm nhận thêm chức chủ tịch nước và cùng ông Phúc điều hành chính trị, kinh tế và ngoại giao.

Hoan hô việc lắp camera giám sát giao thông

Chu Mộng Long

Không phải công an giao thông ở đâu cũng xấu. Nhiều địa phương làm nghiêm, tình trạng tai nạn giao thông giảm hẳn.

Nhưng cũng phải nói thẳng thắn, chính những con sâu trong ngành cảnh sát giao thông là nguyên nhân của những tai nạn thảm khốc.

Nhiều lần đi công tác, những khi bị nhồi nhét chật ních đến nghẹt thở, tài xế lại chạy vượt đến trên 100 km/h, có đến vài lần các xe va nhau toé lửa, tôi hoảng hốt muốn gọi điện đến công an, thậm chí đến đường dây nóng của Cục Cảnh sát giao thông. Nhưng rồi vô vọng vì chỉ nghe... sự im lặng từ lãnh đạo và chỉ được nghe tài xế thách thức, thậm chí có lần bị doạ đánh. Nhiều người nói với tôi, rằng mấy cái nhà xe này đã mua đường rồi. Không chỉ mua đường mà còn nuôi công an mỗi khi xe bị chặn. Các trạm chặn xe kiểu gì? Chặn từ xa. Tôi chờ có công an đến để tố, nhưng không có ai cả. Tài xế thì nhanh chân đến trạm đưa quyển sổ cho công an rồi lên xe phóng tiếp. Mọi sự diễn ra nhanh như chớp.

Một lần, tôi nằm sau lưng bác tài, xe đang chạy giữa chừng thì tài xế thắng xe đến giật cả mình. Anh ta thét lên: "Đ. mẹ, mới xin xong bây giờ lại xin nữa!" Anh ta vừa chửi vừa kẹp tiền vào sổ và lại nhanh thoăn thoắt đến chỗ tốp công an đang chờ. Và lại nhanh thoăn thoắt trở về buồng lái và chạy tiếp, dù trong xe hành khách nằm kín đến nghẹt thở cả hai hành lang.

Tôi cực kỳ khó chịu, nhiều lần phản ứng nhưng rồi đành mặc cho số phận vậy! Mà số phận rong ruổi trên những con đường ấy có lúc như ngàn cân treo sợi tóc.

Không tin điều tôi nói thì Bộ trưởng Công an Tô Lâm hay Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông thử một lần "vi hành" trên những tuyến đường đó mà xem. Tôi chỉ điểm luôn cái tuyến đường tai tiếng nhất là các tuyến lên Tây Nguyên. Các anh công an rất hăng ra đứng đường, thậm chí thao thức cả nửa đêm gà gáy, nhưng họ đã làm gì? Nhiều xe nhét khách và chạy tốc độ vượt quy định nhưng vẫn chạy tuồn tuột. Trong khi những xe thuộc công ty lớn, chở khách đúng quy định, chạy đúng tốc độ thì bị cản trở và hạch sách đủ điều.

Vào đêm Chủ Nhật tuần trước, tôi đi xe Sơn Tùng từ Buôn Ma Thuột về Quy Nhơn. Lúc ấy đêm đã khuya, xe bị thổi phải dừng lại. Một cảnh sát giao thông leo lên xe, dùng camera quay hành khách, kiểm tra vé và phỏng vấn hành khách. Xe giường trống khá nhiều, vì Sơn Tùng không bao giờ nhét khách. Nhưng xe vẫn bị phạt vì công an có phỏng vấn một người mới lên mà phụ xe chưa kịp trao vé. Vậy là đôi co cãi nhau mất gần cả tiếng, vì tài xế Sơn Tùng... không chịu nộp phạt. Không phải không nhận lỗi mà tài xế yêu cầu ghi biên bản chính thức và nộp phạt ở kho bạc, nhưng công an không chịu mà đòi phải đưa tiền nóng (!?). Là sao? Công an giữ trật tự và an toàn giao thông hay cản trở giao thông và gây phiền đến hành khách bằng trò dựng dậy từng người đang ngủ để hỏi vé?

Chuyện thu hồi sách của Nguyễn Trần Bạt

Nguyễn Trần Bạt đã trở về nơi cuối trời, nhưng dư âm về ông- bộ óc lớn- vẫn còn mãi. Đọc stt của nhà văn Tạ Duy Anh (Lao Ta), thấy vừa hài vừa đắng.

Phạm Kim Dung

Tạ Duy Anh

Nguyễn Trần Bạt bắt đầu được bạn đọc biết đến một cách mạnh mẽ, đồng thời cũng lọt vào tầm ngắm của các “cơ quan chức năng” sau khi cuốn Cải cách và sự phát triển được xuất bản.

Nhưng mọi chuyện lại xảy ra với cuốn Suy tưởng, ra đời trước đó vài tháng.

Khi có ý kiến từ cấp trên là Suy tưởng “có vấn đề”, ông Nguyễn Phan Hách liên tục chạy qua chạy lại giữa phòng Nguyễn Khắc Trường và tôi, hỏi xem có chỗ nào nhạy cảm bị chúng tôi để lọt, bảo chúng tôi chuẩn bị giải trình, hoặc cùng ngồi bàn cách đối phó nếu có chuyện gì xấu. Rồi lần nào, sau khi tỏ ra nghiêm trọng hóa vấn đề, ông Hách cũng gật gù: “Thằng cha Bạt này chui ở đâu ra mà giỏi thế, giỏi thật các ông ạ, phải công nhận”. Nguyễn Khắc Trường ngồi nghe, tay vuốt đùi, cười hề hề. Chị Lê Minh Khuê, với tư cách trưởng phòng biên tập, có quan điểm rõ ràng: “Viết hay, viết có trách nhiệm, yêu nước như lão Bạt đâu có nhiều”.

Để làm giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của cuốn sách, Nhà xuất bản mời một số cơ quan chức năng tham gia cuộc toạ đàm nhỏ về Suy tưởng ở khách sạn Horision. Tại đây, mọi người, cả “phe ta” lẫn “phe địch” đều nhất loạt khen Suy tưởng hết lời. Từ những nhà phê bình cực đoan, đến những cán bộ “đỏ roẹt” được cử xuống làm chân gỗ phối hợp với đại diện Ban Tư tưởng Văn hóa để “đánh” Suy tưởng, đều bày tỏ sự ngưỡng mộ với tác phẩm và tác giả của nó. Cứ như là mọi người quên mất nhiệm vụ chính trước khi đến cuộc họp này! Bản thân một chuyên viên của Ban tư tưởng văn hoá, trong giây phút bốc đồng ngẫu hứng còn cao giọng khẳng định: “Nguyễn Trần Bạt ngang bằng với một viện nghiên cứu chiến lược về đất nước”. Có lẽ vì quá nhiều người ủng hộ, cuối cùng đại diện của Ban Tư tưởng Văn hóa (lúc ấy chưa sáp nhập để thành Ban Tuyên giáo) cũng đành về hùa theo khen Suy tưởng hết lời.

Có vẻ như Suy tưởng sẽ thoát nạn!

Bức tranh 2020 qua các con chữ

Y Chan

Một năm với nhiều biến động như 2020 không thể chỉ được mô tả bằng một hai từ.

Đồ họa: Luật Khoa.

Cách đây vài ngày, độc giả trên trang Public Address của New Zealand đã bình chọn “doomscrolling” là từ khóa nổi bật nhất của năm 2020.

Từ này là kết hợp giữa “doom” (sự bất hạnh, có thể dùng như tận thế) và “scroll” (cuộn, ở đây mô tả thao tác dùng ngón tay lướt điện thoại). “Doomscrolling” là hành động cầm điện thoại không ngừng cuộn màn hình để đọc những tin tức thảm họa, tiêu cực. Dù biết là toàn tin xấu, người ta vẫn bị ám ảnh phải theo dõi cập nhật nó liên tục.

Những độc giả của trang từ điển nổi tiếng Dictionary.com thì bình chọn “unprecedented” là từ khóa của năm. Nó được ghép từ tiền tố “un-” (không) và danh từ “precendent” (tiền lệ, hay việc đã từng xảy ra). “Unprecedented” vì thế nghĩa là chưa từng có tiền lệ, hay chưa bao giờ thấy. Năm 2020 đối với họ là năm trải đầy các biến cố chưa bao giờ thấy trước đây.

Trước đó, những người điều hành trang từ điển Dictionary.com đã chọn “pandemic” là từ khóa của năm. Đó cũng là kết quả lựa chọn của Merriam-Webster, nhà xuất bản từ điển có gần 200 năm tuổi. “Pandemic” dùng để chỉ các loại dịch bệnh lây lan trên diện rộng, giữa các quốc gia và châu lục, ảnh hưởng một bộ phận đáng kể của dân số.

Tuyên bố 30 tháng 12 năm 2020

Mời ký tên Bản Tuyên bố về việc Đình chỉ bắt bớ và thả TNLT

Xin kính mời quý tổ chức và cá nhân muốn đồng hành tham gia tuyên bố gửi về địa chỉ: tb2020tnlt@gmail.com, vui lòng soạn mail theo cú pháp:
{Họ Tên, Nghề nghiệp, Chức danh (nếu có), Tỉnh hoặc Thành phố cư ngụ, Quốc gia (chỉ cần nếu cư ngụ ở nước ngoài)}

Sẽ kết thúc nhận chữ ký từ: 21g ngày 05 tháng 01 năm 2021 (giờ Việt Nam)
Trân trọng


Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong năm 2020 rất nhiều công dân Việt Nam đã bị bắt vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nói ngắn gọn là viết và công bố lên mạng xã hội những bài phê phán một số chính sách, việc làm của nhà cầm quyền, tiêu biểu là các nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn.

Ngày 15/12/2020, nhà thơ cựu chiến binh Trần Đức Thạch bị toà án tỉnh Nghệ An xử 12 năm tù và 3 năm quản chế vì tội “chống lại chính quyền nhân dân”.

Ngày 21/12/2020 tòa án TP HCM xét xử, tuyên án các ông Nguyễn Đăng Thương, Trần Trọng Khải, Huỳnh Anh Khoa.

Mới đây nhà cầm quyền thành phố Cần Thơ bắt Ông Trương Châu Hữu Danh về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích cá nhân nhà nước”, sau đó bắt Bà Lê Thị Bình vào ngày 22/12/2020.

Và trước đó hàng trăm người bị bắt và tống giam cũng với những lý do tương tự, theo các điều 117 và 331 Bộ luật Hình sự 2015 đã bị dư luận trong nước và các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước lên án và yêu cầu nhà nước VN trả tự do vô điều kiện.

Thưa ông Chủ tịch Nước,

Tất cả các trường hợp nêu trên đều là phản kháng phi bạo lực, phản kháng bằng phản biện báo chí. Ông cũng biết rằng dưới sự lãnh đạo của ông, hàng loạt tướng tá, quan chức chính phủ tới cấp bộ trưởng bị truy tố và xử lý vì tội tham nhũng; trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, tham nhũng đã xâm nhập vào đến Bộ Chính trị; một phần không nhỏ trong bộ máy cầm quyền đã chống lại nhân dân bằng hình thức tham nhũng của các cá nhân tổ chức từ hạ tầng lên đến thượng tầng, cả chiều rộng và chiều sâu. Những vụ tham nhũng đó được phát hiện phần lớn nhờ báo chí “lề trái”, những tờ báo phản biện xã hội của chính những con người ông đã bỏ tù.

Qua các lệnh bắt cũng như các tội trạng được nêu tại các phiên tòa, không thấy có bất cứ dấu hiệu nào lật đổ, chống phá nhà nước, mà chỉ có phản biện xã hội nhằm quét sạch rác rưởi trong bộ máy cầm quyền để bộ máy cầm quyền ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng tiến bộ, nhân dân càng no ấm hạnh phúc. Thay vì ghi công và tôn vinh những con người dũng cảm có trách nhiệm với quê hương đất nước, nhà cầm quyền lại khủng bố, bắt bớ, giam cầm họ. Đó là việc làm vô đạo, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân và xu thế thời đại, xu thế dân chủ tự do và phát triển mà chính các ông đã đưa vào dự thảo nghị quyết Đại hội 13 của Đảng Cộng sản VN.

Một nhà nước không chấp nhận phản biện là nhà nước đui mù. Một xã hội không có phản biện là xã hội không phát triển. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực để sự vật phát triển, đó là nguyên lý bất biến.

Vì những lý do trên, chúng tôi, các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự yêu cầu ông:

1. Chấm dứt bắt bớ và trả tự do vô điều kiện những cá nhân bị bắt bị xử bị tù vì vi phạm điều 117 và 331 của luật hình sự 2015.

2. Chỉ đạo Quốc hội huỷ bỏ hoặc sửa lại các điều trên để khuyến khích quyền phản biện trong nhân dân.

3. Chỉ đạo các cấp thực hiện đầy đủ Hiến pháp 2013, nhanh chóng ban hành luật lập hội và luật biểu tình.

Ngày 30 tháng 12 năm 2020

Cổ súy tam quyền phân lập không phải để nhằm chống nhà nước XHCN

Hồng Hà

(VNTB) – Phát triển kinh tế thị trường, thực hiện tam quyền phân lập và xã hội dân sự có phải là mô hình tổ chức và vận hành của xã hội có tính khuôn mẫu, bất biến mà mọi đất nước phải noi theo để phát triển không?

Câu trả lời là không.

Vậy thì có phải lựa chọn “đường lối đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đưa nước ta vào dòng chảy của thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội để phát triển đất nước là đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại và điều kiện của đất nước” là duy nhất đúng?

Câu trả lời cũng là không.

Đề xuất lựa chọn phương thức quản lý nào là phù hợp, hoàn toàn không liên quan đến việc “chính trị hóa” kiểu như cáo buộc “chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” – vì trên thực tế, lý thuyết của chủ nghĩa xã hội không phản bác học thuyết tam quyền phân lập, bởi xét về mặt khoa học thì quan điểm nào cũng có sự đa chiều ưu – khuyết của nó.

Có ý kiến, vì không chọn quản trị quốc gia bằng học thuyết tam quyền phân lập, nên gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành các chủ trương, chính sách, luật pháp nhằm kiểm soát quyền lực, đặc biệt là Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc “Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”.

Biển Đông - Vùng biển quan trọng nhất của thế giới

Daniel Yergin

 The Ghosts Who Haunt the South China Sea, Atlantic, December 15, 2020

Võ Xuân Quế dịch

Biển Đông (South China Sea) là nguồn nước quan trọng nhất đối với nền kinh tế thế giới - ít nhất một phần ba thương mại toàn cầu luân chuyển qua nó. Đây cũng là vùng biển nguy hiểm nhất trên thế giới, nơi quân đội Mỹ và Trung Quốc có thể dễ dàng va chạm nhất.

Trong vài năm qua các tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ gần như không ngăn chặn được một số sự cố ở đó và quân đội Trung Quốc đã cảnh báo về các máy bay phản lực của Mỹ bay phía trên nó. Vào tháng 7, hai nước đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân cạnh tranh trong vùng biển đó. Với cái được gọi là “sự cạnh tranh chiến lược” ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh, bóng ma về một sự cố có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn khiến các nhà chiến lược ở cả hai thủ đô bận tâm.

Những căng thẳng này xuất phát từ sự bất đồng giữa hai nước về việc liệu Biển Đông có phải là lãnh thổ của Trung Quốc hay không, một cuộc tranh cãi nói lên tranh chấp sâu sắc hơn về chủ quyền biển, cách quyết định chủ quyền và các quyền cơ bản đi lại trong các vùng biển đó.

Vì vậy, thế đối đầu trên Biển Đông có nhiều mức độ phức tạp. Nó không chỉ đơn giản là về vùng lãnh hải, hay một ranh giới duy nhất. Như Tommy Koh, một nhà ngoại giao cấp cao của Singapore, người dẫn đầu các cuộc đàm phán để thành lập Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, đã nói với tôi, “Biển Đông là về luật pháp, quyền lực và tài nguyên, và về lịch sử”.

Lịch sử đó đặc biệt bị ám ảnh bởi bốn bóng ma từ những thế kỷ trước, bóng của họ đổ xuống Biển Đông, di sản của họ tạo nên sự cạnh tranh ngày càng sâu sắc trong khu vực; những nhân vật lịch sử mà cuộc đời và công việc của họ đã định hình những tranh chấp về chủ quyền và tự do hàng hải, sự cạnh tranh của hải quân, cũng như chiến tranh và những cái giá phải trả.

Trong quá trình viết cuốn sách Bản đồ mới của mình, tôi bắt đầu nghĩ về những người này. Khi tôi nói về những thách thức của toàn cầu hóa và thương mại quốc tế tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval War College) ở Newport, Rhode Island, các chỉ huy của hầu như tất cả các lực lượng hải quân trên thế giới đều có mặt ở đó, tất cả đều rạng rỡ trong bộ quân phục đô đốc của họ. Trong số đó có Đô đốc Wu Shengli, người đứng đầu hải quân Trung Quốc vào thời điểm đó và là người đang thúc đẩy sự mở rộng của nó để cạnh tranh với Hải quân Mỹ. Lúc đó Biển Đông đã trở thành tâm điểm tranh cãi. Wu ngồi ở giữa khán giả, ở hàng thứ năm hoặc thứ sáu, ánh mắt ông ấy không dao động suốt buổi.

Đó là khi tôi bắt đầu nhìn thấy những bóng ma: đó là người đi biển vĩ đại nhất Trung Quốc, tiền thân của Vũ; của luật sư người Hà Lan, người đã viết bản tóm tắt pháp lý hiện làm cơ sở cho lập luận của Mỹ chống lại các tuyên bố của Trung Quốc; về vị đô đốc Mỹ có triết lý đã tạo nền tảng cho cả Hải quân Hoa Kỳ và chủ nghĩa bành trướng hàng hải của Trung Quốc; và của nhà văn người Anh, người cho rằng chi phí của cuộc xung đột là quá cao, ngay cả đối với những người sẽ chiến thắng.

Mytel và Viettel liên quan đến các cáo buộc phạm tội của quân đội Myanmar như thế nào?

Kiến An

Cơ chế pháp lý trong cáo buộc với quân đội Myanmar, cùng trách nhiệm liên đới của Mytel và Viettel.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel vào năm 2017, trao tặng "Bảng ghi nhận đặt tên thương hiệu Mytel cho Công ty Liên doanh Viễn thông Myanmar"

cho Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar. Ảnh: Báo Đầu tư.

Các phát hiện từ báo cáo điều tra về Mytel của tổ chức vận động nhân quyền Justice for Myanmar (“Công lý cho Myanmar” hay JFM) gợi ý khả năng là cả Mytel và Viettel (cổ đông nắm 49% cổ phần của Mytel) đang trợ giúp quân đội Myanmar thực hiện các tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài ngườitội diệt chủng.

Ẩn sau những cáo buộc nghe “đao to búa lớn” này là những tiêu chuẩn pháp lý cụ thể trong luật hình sự quốc tế.

Theo những tiêu chuẩn đó, các doanh nghiệp, tuy không trực tiếp tham gia vào việc thực hiện các hành vi phạm tội hình sự, vẫn có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý gián tiếp.

Vậy những gì từ báo cáo điều tra Mytel có thể dùng làm bằng chứng chống lại Mytel và Viettel?

Chợt nhớ đến ông Nicolae Ceausescu

Nguyễn Ngọc Chu

Truyền thông đưa tin tổng thống Nga Putin mới ký một đạo luật - đảm bảo quyền miễn trừ truy tố suốt đời cho các tổng thống Nga sau khi rời nhiệm sở. Theo đó, không chỉ đảm bảo quyền miễn trừ truy tố suốt đời với các cựu tổng thống Nga, mà còn có các biện pháp bảo vệ đối với gia đình các cựu nguyên thủ (https://laodong.vn/.../ong-putin-ky-luat-mien-tru-truy-to...) . Như vậy là ông Putin, và các cựu tổng thống Nga tiền nhiệm từ sau khi Liên xô tan rã, sẽ không bị đưa ra tòa vì các tội hình sự hay hành chính sau khi rời Điện Kremlin.

CHLB Nga từ khi Liên Xô tan rã mới chỉ có 3 tổng thống. Đó là ông Yeltsin, ông Putin và ông Medvedev. Ông Yeltsin thì đã không còn nữa (01/2/1931-23/4/2007). Nên nếu đạo luật này có hiệu lực khi ông Putin đương quyền, thì chỉ áp dụng cho ông Putin và ông Medvedev. Sau khi ông Putin rời quyền lực, có thể xẩy ra trường hợp Duma quốc gia Nga huỷ bỏ đạo luật mà ông Putin vừa mới ký.

ÂN XÁ MỚI LÀ PHƯƠNG THUỐC CỨU CÁNH

Các đạo luật thông qua khi đương ở đỉnh cao quyền lực mà chỉ phục vụ cho người ở đỉnh cao quyền lực lúc đó - thì sẽ bị đời sau thay đổi. Cho nên, nếu có tội thì cầu mong ân xá của tổng thống đương nhiệm, chứ khó hy vọng ở quyền miễn trừ truy tố suốt đời tự mình đưa ra.

Chưa thấy trường hợp tổng thống tự ân xá cho mình. Nhưng ân xá cho tổng thống khác thì đã có.

Khi lên nắm quyền, tổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam (nhiệm kỳ 1993-1998) đã kết tội tham nhũng và phản quốc rồi bắt giam hai tổng thống tiền nhiệm là Choon Do-hwan (1980-1988) và Roh Tae-woo (1988-1993). Nhưng cuối nhiệm kỳ thì tổng thống Kim Young-sam đã ân xá cho cả hai ông Choon Do-hwan và Roh Tae-woo vì tinh thần hoà giải dân tộc.

Chậm khai thác đường sắt Cát Linh - Hà Đông gây thiệt hại lớn

Vũ Điệp

Không hiểu được một bài, thậm chí một mẩu tin nhỏ!

Trong bản tin (đính kèm), ghi lại lời Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, rằng “càng chậm đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác, thì càng kém hiệu quả, gây những thất thoát lớn!”.

Đúng quá là đúng! Không hiệu quả thì thất thoát lớn, đã bảy tám năm nay rồi!

Nhưng, cách đây ngót một năm, Bộ trưởng Bộ GTVT đã thông tin cho đại chúng rằng, dự án đã hoàn thành đến 99% các công đoạn, chỉ còn trên dưới 1% là hoàn thiện nốt!

Ấy vậy mà hàng năm nay, cái 1% ấy vẫn chưa được hoàn thiện!

Lý do chủ yếu: đây là công đoạn liên quan đến an toàn giao thông trên toàn tuyến! Và tổng thầu, Tổng CT đường sắt 6 cua TQ, loay hoay mãi không thể xử lý xong! Đành mời tư vấn giám sát độc lập của Pháp, vừa đánh giá thẩm định, vừa giúp đỡ, những mong hoàn thiện nốt phần việc “tẻo tèo teo” này , cho kịp tết dương lịch.

Trong tay một bộ phận hành khách đã có vé đi tàu mua trước!

Nhưng nếu cơ quan giám sát tư vấn không đồng ý, thì, vì đây là sinh mạng của hành khách, và cả sinh mạng của người không phải hành khách, không thể hô lên rằng “Tôi đã ngồi trên tàu Cát Linh - Hà Đông đi thử mấy lần nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động. Phải có bản lĩnh và đưa dự án vào khai thác”, Phó thủ tướng nói.

Xin hỏi PTT, bản lĩnh kiểu gì đây? Cứ liều đi rồi “có gì khắc phục sau” chăng?

Trần Ngọc Vương

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, càng chậm đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác thì càng kém hiệu quả, gây những thất thoát lớn.

Tại Hội nghị tổng kết năm của Bộ GTVT sáng nay (24/12), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, mặc dù thời gian qua việc triển khai rất nỗ lực nhưng dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể đưa vào khai thác, sử dụng.

Gián điệp Trung Quốc - Nỗi lo không chỉ của riêng Hoa Kỳ

Nguyễn Ngọc Chu

Mối đe doạ Trung Quốc nguy hiểm đến mức độ “sừng sững” ngay cho cả cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã công khai rằng Trung Quốc là mối đe doạ số 1. Với Hoa Kỳ và với Châu Âu – khi phát hiện ra Trung Quốc là mối đe doạ số 1 thì đó cũng là lúc ung thư ở giai đoạn “trưởng thành”. Trong muôn ngàn đe doạ từ Trung Quốc thì đe doạ của gián điệp Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm đến mức nhiều năm sau vẫn chưa nhận biết hết được.

Hoạt động gián điệp của Trung Quốc đã “tăng trưởng” đến mức “đại dịch toàn cầu”, trở thành mối đe doạ kinh sợ cho bất cứ quốc gia nào. Ngay đến cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ, không phải nhìn thấy, mà đã “lãnh đủ” nhiều đòn “choáng mặt” từ gián điệp Trung Quốc.

SỰ KHÁC BIỆT VỀ THÀNH PHẦN GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC

Nói gián điệp Trung Quốc trở thành “đại dịch” không phải tuỳ tiện. Vì số lượng gián điệp của Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài nhiều hơn tất cả gián điệp của tất cả cả nước khác cộng lại và mỗi ngày càng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Điều này không chứng minh bằng số lượng thống kê, vì không ai công bố, mà bị khuất phục bởi các điểm sau đây.

1. Trung Quốc có số lượng ngoại kiều đông nhất thế giới.

2. Trung Quốc có số lượng du học sinh đi học nước ngoài đông nhất thế giới.

3. Các công ty Trung Quốc và người Hoa sở hữu đất đai nhà cửa và cơ sở ở nước ngoài nhiều nhất thế giới.

Khoảng trống quyền lực ở Washington đe doạ tới Biển Đông

RFA

2020-12-23

Khoảng trống quyền lực ở Washington đe doạ tới Biển ĐôngHình minh hoạ. Hình chụp hôm 16/10/2019: máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Biển Đông

Liệu lịch sử có lặp lại?

Vào thời điểm Tổng thống đắc cử Joe Biden có bài phát biểu mừng chiến thắng tại Delaware, hai máy bay ném bom chiến lược B-1B đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen tại đảo Guam để thực hiện lộ trình tới Biển Đông.

Theo một quan chức thuộc lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật Bản, 2 chiếc B-1B đã bay qua Kênh Bashi giữa đảo Y’ami của Philippines và đảo Lan Tự (Orchid), Đài Loan, trước khi bay dọc Biển Đông.

Bên cạnh đó, một quan chức Nhà Trắng trao đổi trong một cuộc họp báo trực tuyến: “Mỹ tiến hành chiến dịch này nhằm cảnh báo Trung Quốc tránh đưa ra các hành vi khiêu khích nhằm vào Mỹ và các đồng minh của Washington trong giai đoạn chuyển giao chính trị hiện nay”.

Nhiều người lo ngại về khoảng trống chính trị kéo dài tại Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump có những động thái thách thức kết quả bầu cử, điều mà giới chức cho rằng có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực giữa lực lượng vũ trang mà Mỹ và Trung Quốc triển khai trong khu vực. Giới chức Mỹ có lý do để bất an, nhất là bởi chỉ 4 tháng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2000, một máy bay Trung Quốc đã va chạm với máy bay tuần tra Mỹ tại Biển Đông. Thời điểm đó, nước Mỹ cũng đang quay cuồng với các hỗn loạn hậu bỏ phiếu, sự kiện chỉ kết thúc sau đó 36 ngày với việc ứng cử viên Al Gore thừa nhận thất bại trước George W. Bush dù thắng phiếu phổ thông. Lần này, cả Washington và Lầu Năm Góc đều đang đặc biệt lo ngại về những bất ổn chính trị do phe của Tổng thống Trump từ chối thừa nhận thất bại trong bối cảnh căng thẳng quân sự tại các khu vực lân cận Trung Quốc ngày càng leo thang.

Nguy cơ đụng độ quân sự

Tháng 7 vừa qua, quân đội Mỹ đã triển khai 3 đội tàu sân bay tới Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như tiến hành các cuộc tập trận tại Biển Đông và xung quanh Đài Loan. Vào giữa những năm 1990, khi khủng hoảng bùng lên tại Eo biển Đài Loan, Mỹ cũng chỉ cử 2 tàu sân bay tới khu vực tại thời điểm mối quan hệ song phương với Trung Quốc căng thẳng chưa từng có từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979.

Về phần mình, Trung Quốc cũng đã tiến hành các cuộc tập trận tại những vùng biển lân cận. Ngày 26/8, Trung Quốc đã phóng hai tên lửa đạn đạo DF-21D – sát thủ diệt tàu sân bay, và hai tên lửa đạn đạo DF-26, loại vũ khí có khả năng nhắm tới các mục tiêu tại đảo Guam. Quyết định phóng tên lửa đạn đạo tối tân của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp đã đẩy căng thẳng lên mức chưa từng có.

Katsutoshi Kawano, cựu Tham mưu Trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, bình luận: “Căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc… Va chạm quân sự bất ngờ là mối nguy có thật”.

Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa chính quyền Trump với Đài Loan cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các căng thẳng mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh, dù câu chuyện phía sau phức tạp hơn.

Vụ án Đồng Tâm: bất cập trong quyền sở hữu đất đai và tư pháp Việt Nam

RFA 2020-12-22

Ngày 9 tháng 1 sắp tới đánh dấu 1 năm sự kiện Đồng Tâm.

Vụ án Đồng Tâm khởi đầu khi lực lượng chức năng với hàng nghìn cảnh sát trang bị vũ khí tấn công vào khu dân cư thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020. Ba công an chết trong vụ đột kích này, và phía người dân, ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, bị bắn chết một cách bất minh.

Sau đó 29 người dân bị bắt, nhiều phần là thân nhân gia đình ông Kình. Tại phiên tòa sơ thẩm bắt đầu vào ngày 9 tháng 9, kéo dài 7 ngày, Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội đã tuyên án tử hình đối với hai người con của cụ Kình là ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức, và tuyên án tù chung thân đối với người cháu của cụ, là ông Lê Đình Doanh.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trong trả lời đài Á Châu Tự Do mới nhất có nhận định rằng vụ Đồng Tâm thể hiện hai lĩnh vực đặc biệt đen tối trong chính sách của chính quyền Việt Nam: là việc quản lý đất đai và một nền tư pháp thiếu mọi cơ sở công bằng.

Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam.

Vụ án Đồng Tâm: bất cập trong quyền sở hữu đất đai và tư pháp Việt Nam

Phiên toà xử những người dân Đồng Tâm ở Hà Nội hôm 7/9/2020. TTXVN

Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12.

“Sau phiên sơ thm thì 14 người được v. Khi h v h bo, h không dám nói. Người dân ra đón đu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thm thì ai cũng nói là không b đánh, không b làm sao c”.

Nhưng bà Oanh nói chỉ một thời gian sau khi được thả thì những người này mới dám tiết lộ sự thật, rằng họ bị ép ký và cam kết không được nói về những gì đã xảy ra trong lúc bị giam. Bà Oanh thuật lại một trường hợp mà bà chứng kiến; tuy nhiên vì lý do an ninh nên không thể cho biết danh tính:

“Bui đu tiên cô gp anh y, anh y c ngi mà chân tay c rung. Có nghĩa là b s. Cô mi hi vì sao anh ngi nói chuyn mà c b rung như thế thì anh chia s là anh s, anh không ng được. Trong gic ng c b mơ màng v s vic đã xy ra. Nói chung nh hưởng tinh thn ca mi người rt ln. Khi nhìn mi người như vy thì mình cm thy rt xót xa”.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn