Năm 2020, Việt Nam tăng cường kiểm duyệt nội dung, bóp nghẹt tiếng nói trên không gian mạng

Cao Nguyễn

Năm 2020, Việt Nam tăng cường kiểm duyệt nội dung,  bóp nghẹt tiếng nói trên không gian mạngẢnh minh họa: Logo Facebook. Reuters

Trong năm 2020, đảng và chính phủ Việt Nam tiếp tục gia tăng thúc ép các công ty có nền tảng mạng xã hội như Facebook và Youtube phải tăng cường kiểm duyệt, gỡ bài viết, video bị dán nhãn là “chống phá” nhà nước.

Nhiều người dùng mạng xã hội ở Việt Nam cho biết Facebook hoặc Youtube thường xoá bài viết hay thậm chí là khoá luôn tài khoản vì họ đưa những thông tin liên quan đế tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt là các sự kiện chính trị quan trọng mà nhà nước không muốn thông tin lan toả đến người dân.

Có ít nhất 4 người mà RFA phỏng vấn nói rằng tài khoản của họ nhiều lần bị hạn chế, xoá bài với những lí do không rõ ràng, không thuyết phục.

Nhiu người dùng b g b ni dung trên mng xã hi

Ông Lê Trung Khoa, chủ bút mạng báo Thời Báo ở Đức cho hay ông thường xuyên bị Youtube hạn chế lan truyền các video tin tức thời sự, chính trị ở Việt Nam:

“Nhiu ln ch. Vic này mình đã gi toàn b báo cáo cho t chc Phóng viên không biên gii ti Đc.

Thường là nhm vào các video v vn đ xy ra, các v vic ln. Ví d như v vic Đng Tâm, các v vic bt b mà mình có làm tin, hoc là v vic liên quan đến v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh… Các tin tc đó thì thường b phía Vit Nam yêu cu ngưng phát tán Vit Nam.

Tt c nhng thông tin đó mình đu cp nht li toàn b, ri cùng vi t chc Phóng viên không biên gii phn đi li vic YouTube đã làm theo ý mun ca nhà cm quyn đng Cng sn Vit Nam”.

Ông Nguyễn Lân Thắng, một người hoạt động xã hội được nhiều người theo dõi trên Facebook nói việc bị hạn chế hoặc tự động xoá bài viết xảy ra khá thường xuyên:

“Có mt s bài viết tôi b hn chế hin th ni dung Vit Nam. Nhng bài viết cũng có nh hưởng dư lun, tác đng đến tâm tư tình cm ca rt nhiu người, có lượt like và chia s rt ln. Đin hình như là mt bài có đến 6 ngàn lượt chia s.

Ngoài ra, còn có mt hin tượng na là rt nhiu người h không nhìn thy tin tc ca tôi ni trên newfeed ca h na. Mc dù h cài đt tài khon ca tôi chế đ “See first” tc là xem trước, nhưng mà h phi vào tn nơi thì mi nhìn thy ni dung trên tường nhà tôi”.

Ông Quang, hiện đang là admin của một trang fanpage chuyên cung cấp, đăng tải các thông tin, kiến thức về quyền và luật pháp cho người dân, cũng than phiền rằng lượng tương tác bị hạn chế, xuống thấp kỷ lục trong năm 2020. Facebook có đôi lần thông báo với ông Quang rằng những video bị hạn chế là do “vi phạm luật pháp địa phương”.

Vit Nam tăng cường kim duyt, yêu cu g b ni dung “phn đng”

Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện báo cáo “Kiểm duyệt và hình sự hoá Tự do biểu đạt tại Việt Nam”, do tổ chức Ân xá Quốc tế công bố hồi đầu tháng 12 cho biết:

Trong vấn đề yêu cầu xoá nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, cơ chế làm việc giữa chính phủ Việt Nam và các công ty công nghệ như Facebook, YouTube đã được ông Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nói rất rõ trong một cuộc họp Quốc hội. Đó là hiện nay, Bộ TT-TT đã thành lập hẳn một nhóm làm việc chuyên biệt, giao tiếp với Facebook và YouTube hàng ngày để gửi cho các công ty này danh sách các nội dung cần phải được gỡ bỏ.

Cho nên, giữa nhà nước Việt Nam với các công ty công nghệ hiện giờ có tần suất làm việc hàng ngày, chứ không giống như trước đây là đợi đến khi có một sự kiện nào đó xảy ra thì họ mới yêu cầu Facebook và YouTube tăng cường kiểm duyệt nội dung.

Đặc biệt là trong năm 2020 này, họ đã tăng cường việc giám sát các nội dung ở trên mạng xã hội và tăng cường việc yêu cầu các công ty công nghệ này phải kiểm nghiệm nội dung trong mỗi ngày.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh hùng giải trình trước Quốc hội vào tháng 11/2020 vừa qua cho biết Bộ TT-TT đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, phối hợp đưa ra nhiều giải phát quyết liệt để ngăn chặn tình trạng các tài khoản mạng xã hội như Facebook và Youtube đăng tải các thông tin mà ông Hùng gắn nhãn là “kích động, chống phá nhà nước Việt Nam”.

Theo ông Hùng, từ năm 2018 đến hết tháng 8/2020, “Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ thông tin bị cho ‘xấu, độc’ của Facebook đã tăng từ 10% lên 95% và của YouTube tăng từ 50% lên 90%. Số lượng gỡ bỏ dạng thông tin này của Facebook năm 2020 là tăng lên 30 lần so với năm 2017 và số lượng gỡ bỏ trên YouTube năm 2020 tăng 8 lần so với 2017. Số trang bị cho ‘giả mạo’ phải gỡ bỏ cũng tăng 8 lần so với 2017”.

Cũng theo lời ông Nguyễn Mạnh Hùng, tính riêng trong 8 tháng đầu năm nay, Facebook đã gỡ gần 1.100 bài viết, 154 fanpage đăng thông tin ‘sai sự thật, tuyên truyền chống pháp đảng và nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm, gây mất uy tín nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân’.

Đối với Google, cụ thể là trên YouTube, Bộ này đã yêu cầu ngăn chặn và gỡ bỏ 15.115 video bị coi là vi phạm, gỡ bỏ 24 kênh YouTube ‘phản động’, thường xuyên đăng tải nội dung “chống phá chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước”. Mỗi kênh có khoảng 1.000 video.

Kim duyt ni dung vì tuân theo lut pháp Vit Nam

Những người mà Đài Á châu Tự do phỏng vấn nói rằng khi bị xoá bỏ hoặc hạn chế tương tác đối với các bài viết hoặc video, Youtube và Facebook thường thông báo rằng họ dựa trên pháp luật của nước sở tại, theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. Thậm chí có nhiều bài viết bị xoá một cách âm thầm mà không cần thông báo.

“Có nhiu video mà h không mun được lan ta Vit Nam thì chính ph Vit Nam yêu cu YouTube là phi khóa video y Vit Nam, thì mình s nhn được cái email là vì lý do lut pháp đa phương, theo yêu cu ca chính ph, chúng tôi bt buc phi khóa video này ti Vit Nam” - Ông Lê Trung Khoa nói.

“H đưa ra lý do đi loi là liên quan đến các lut l ca đa phương, mà cũng không có mt cái cơ chế nào đ phn hi li. h ch thông báo như vy thôi” - Ông Nguyễn Lân Thắng nói.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, chính phủ Việt Nam viện dẫn nghị định 72, ban hành năm 2013 để yêu cầu các công ty công nghệ phải gỡ bỏ nội dung theo “đúng luật Việt Nam”:

“Đi vi các công ty công ngh thì h thường ch đáp ng các yêu cu kim duyt lên các bài đăng c th ch hiếm khi h kim duyt toàn b tài khon đó.

Bên phía nhà nước thì hin nay, mt khi đã yêu cu các công ty công ngh kim duyt ni dung thì h thường da vào các ngh đnh, mà mt trong nhng ngh đnh rt ni tiếng bây gi đó là Ngh đnh 72, đ yêu cu các công ty này phi bng cách nào đó khiến cho các ni dung này, hoc là b g b, hoc là không xut hin vi các người dùng Vit Nam”.

Nghị định 72 về “Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”, điều 5 nghiêm cấm “Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc…”.

Điều 22, khoản 1 quy định “Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp Luật liên quan của Việt Nam”.

Điều 25 của nghị định này yêu cầu đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người dùng mạng xã hội theo quy định của Bộ TT-TT. Bảo đảm chỉ những người đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được thiết lập trang cá nhân.

Trong bản báo cáo “Kiểm duyệt và hình sự hoá Tự do biểu đạt tại Việt Nam”, tổ chức Ân xá Quốc tế có yêu cầu các các công ty công nghệ giải trình về tình trạng xoá bài viết, video, hạn chế hoặc khoá các tài khoản có đăng những thông tin có nội dung về chính trị, xã hội, nhân quyền ở Việt Nam.

Facebook phản hồi rằng trong Báo cáo Minh bạch mới nhất của của Facebook đã thể hiện rõ ràng cam kết trong việc bảo vệ tiếng nói của người Việt Nam trong một môi trường nhân quyền đầy thách thức.

Facebook cho biết chỉ “hạn chế quyền truy cập vào tổng số 834 bài tại Việt Nam trên cơ sở các yêu cầu pháp lý địa phương, một phần rất nhỏ trong số hàng trăm triệu bài được đăng ra trong cùng lúc. Điều này xảy ra bất chấp một thực tế là cũng trong thời gian đó việc cung cấp các dịch vụ của Facebook phải chịu áp lực chưa từng có từ giới chức Việt Nam”.

Cũng trả lời các câu hỏi của Ân xá Quốc tế, Google cho biết họ đánh giá các yêu cầu xoá bỏ nội dung của chính phủ, đối chiếu với các tiêu chuẩn nhân quyền, và thực hiện một số biện pháp để thu hẹp các yêu cầu này.

Theo Google, “Khi xóa bỏ nội dung, chúng tôi thực hiện cách tiếp cận ít hạn chế nhất để xóa bỏ, bằng cách chặn nội dung đó ở khu vực pháp lý liên quan, trong khi vẫn để hiển thị nội dung đó ở các khu vực pháp lý khác trên toàn cầu.

Đối với những yêu cầu xóa không đủ cụ thể hoặc thiếu bằng chứng hỗ trợ, chúng tôi yêu cầu gửi thêm thông tin trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào… Google đã lập một nhóm những người nói tiếng Việt được thuê đánh giá nội dung để ứng phó trước một lượng lớn các yêu cầu từ chính phủ Việt Nam”.

Vi phm nghiêm trng Quyn t do ngôn lun

Ông Nguyễn Trường Sơn khẳng định dù các công ty công nghệ có viện lí do rằng buộc phải tuân theo luật pháp nước sở tại, thì cũng không thể chối cãi được rằng họ cùng với chính quyền Việt Nam đang bóp nghẹt tiếng nói người dân trên không gian mạng:

“Cho dù phía nhà nước có cho rng đó là nhng ni dung chng phá hoc là bên phía các công ty công ngh có bao bin rng đây là các ni dung vi phm lut pháp s ti thì cũng không th nào chi ci được rng h đã lm dng các công c pháp lý, cũng như nhng quyn lc mà mình có đ bóp nght quyn t do biu đt ca người dân trên không gian mng ca người dùng. Theo tiêu chun nhân quyn quc tế thì rõ ràng đây là hành vi vi phm nhân quyn trm trng”.

Ông Quang nói rằng việc Facebook hạn chế tương tác các video trên fanpage của ông là đã ngăn cản quyền Tự do tiếp cận thông tin của người dân:

“Đây rõ ràng là mt điu sai trái. Bi vì ti mình đang làm nhng video v quyn hoc lut pháp, ch đơn thun là đưa kiến thc đến cho người dân. Tuy nhiên, vic b Facebook hn chế ni dung làm cho người dân không có quyn đ tiếp xúc vi chiu hướng thông tin đc lp và các thông tin v kiến thc”.

Theo quan điểm của ông Lê Trung Khoa, khi Việt Nam đã ký hiệp định Thương mại Tự do với Châu Âu thì Việt Nam phải có nghĩa vụ hành xử công bằng với các công ty của Châu Âu. Nghĩa là, nước Đức không bao giờ chặn bất kỳ một thông tin hay video nào từ Việt Nam, thì Việt Nam cũng phải làm điều tương tự như vậy đối với các công ty truyền thông từ Đức.

Hành đng trong thi gian ti

Những người hoạt động, tổ chức nhân quyền cho hay họ sẽ có những hành động trong tương lai, bằng nhiều cách khác nhau nhằm buộc chính quyền Việt Nam và cả các công ty có dịch vụ nền tảng mạng xã hội phải tôn trọng quyền tự do lên tiếng của người dân trên không gian mạng.

Ông Nguyễn Lân Thắng mong rằng các quốc gia tiến bộ sẽ có các cơ chế giám sát và chế tài những công ty vào vì lợi ích kinh tế mà gạt bỏ các quyền tự do căn bản:

“Facebook đã có mt s tha hip vi các chính quyn đc tài trong vic bóp nght quyn t do ngôn lun đ phc v cho li ích kinh tế ca h. Đây là mt điu rt đáng lên án. Mong mun là cng đng quc tế, các quc gia tiến b s có các chế tài hoc có các bin pháp pháp lý đ thúc đy Facebook phi tuân th các giá tr ca xã hi văn minh”.

Ông Lê Trung Khoa cho biết trong thời gian tới sẽ cùng với tổ chức Phóng viên không biên giới lên tiếng, tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải chấp nhận tự do thông tin và hành xử công bằng với các doanh nghiệp truyền thông Châu Âu:

“Trong thi gian ti mình s cùng vi t chc Phóng viên không biên gii và nhiu t chc khác yêu cu Google phi có bin pháp làm vic và nói chuyn vi Vit Nam, đ nhà cm quyn Vit Nam hiu và chp nhn nhng thông tin t do, như là phía Vit Nam được t do đưa thông tin ra nước ngoài.

Ngoài ra, mình cũng có làm vic vi Quc hi Đc đ h cũng có sc ép, yêu cu Vit Nam phi không tôn trng nhiu nht có th t do báo chí ca các nước châu Âu và công bng đi vi các doanh nghip truyn thông”.

Đối với tổ chức Ân xá Quốc tế, ông Sơn nói trong thời gian tới sẽ tiếp tục theo dõi sát sao những diễn biến ở Việt Nam, đặc biệt là trên không gian mạng xã hội Facebook và YouTube để đánh giá tình hình, chiều hướng kiểm duyệt nội dung trong tương lai là như thế nào. Ân xá Quốc tế cũng sẽ tiếp tục làm việc với các công ty công nghệ và cả chính quyền Việt Nam để đòi hỏi các bên phải tôn trọng quyền tự do biểu đạt của người dân Việt Nam:

“V phía nhng người dùng mng xã hi thì sp ti Ân xá Quc tế cũng s đưa ra các chương trình giáo dc trên không gian mng, làm thế nào đ bo v quyn riêng tư ca mình khi dùng mng xã hi, đ biu đt nhng chính kiến ca mình trong lĩnh vc chính tr xã hi.

Và rt có th chúng tôi cũng s làm vic vi các chính quyn liên quan, như chính ph Hoa K, đ thúc gic chính ph này có nhng đng thái c th yêu cu các công ty công ngh như Google và Facebook phi tôn trng nhân quyn, đc bit là quyn t do ngôn lun ca người dùng khp nơi trên toàn thế gii và người dùng Vit Nam”.

Trong năm 2021 sắp tới, Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết sẽ yêu cầu định danh người sử dụng mạng xã hội để ngăn chặn tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin 'sai lệch về tình hình đất nước, bôi nhọ, xuyên tạc, bịa đặt về cá nhân, đưa thông tin giả mạo làm hoang mang trong nhân dân'.

Ông nói yêu cầu định danh người sử dụng mạng xã hội để người sử dụng không còn nghĩ rằng lên mạng xã hội là 'vô danh, vì thế mà vô trách nhiệm'.

C.N.

Nguồn: rfa.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn