Biến động ở Bangladesh

(Kim Van Chinh tổng hợp các bài viết của Trng Thành RFI)

Trng Thành

Tình hình

Bangladesh, một quốc gia vùng Nam Á hơn 170 triệu dân, rất ít xuất hiện trên thời sự quốc tế và người Việt cũng ít quan tâm, đột nhiên trở thành tâm điểm chú ý những ngày qua. Phong trào phản kháng của giới trẻ, giới sinh viên, bề ngoài là chống chính sách bất công trong tuyển dụng vào công chức của cựu nữ thủ tướng Sheikh Hasina (đã từ chức và chạy sang Ấn Độ), nhưng ngầm sâu bên trong phong trào chính là cuộc chiến chống lại chính phủ độc tài cầm quyền hàng chục năm. Cuộc đấu tranh kéo dài hơn một tháng tưởng rơi vào bế tắc, sau nhiều đàn áp đẫm máu, với tổng cộng ít nhất 422 người chết, rút cục ngày 05/08/2024, nữ thủ tướng Sheikh Hasina, con gái của “Cha già dân tộc”, người sáng lập Nhà nước Bangladesh, đột ngột chạy trốn bằng trực thăng sang Ấn Độ. Quân đội đã nhanh chóng kiểm soát an ninh và giữ trung lập về chính trị, không đàn áp người dân biểu tình, bạo động.

Sau các đàm phán giữa ban lãnh đạo phong trào phản kháng và giới quân sự, rút cục Tổng thống quyết định giải tán Quốc hội, định chế gần như hoàn toàn không có dân biểu đối lập, để bầu mới. Chưa đầy hai ngày sau, hôm 07/08, giáo sư kinh tế Muhammad Yunus, người từng được giải Nobel Hòa bình, được phong trào phản kháng đề cử, đã nhận lời về nước để điều hành chính phủ lâm thời. 

Kinh tế gia Muhammed Yunus, sinh năm 1940, được vinh danh về sáng kiến lập ngân hàng người nghèo, giúp người nghèo dễ dàng tiếp cận được vốn để tự lực làm ăn. Sáng kiến Ngân hàng cho người Nghèo - Grameen Bank, đã đưa hàng triệu người thoát cảnh nghèo đói. 

Muhammad Yunus (Người được giải Nobel Hoà bình) tuyên thệ nhậm chức thủ tướng lâm thời ngày 08/08/2024. Trong chính phủ có hai sinh viên lãnh đạo phong trào phản kháng.

Tình hình hiện nay còn nhiều bất trắc, nhưng dường như ước mơ thay đổi của phong trào phản kháng Bangladesh CÓ DẤU HIỆU KẾT THÚC CÓ HẬU. 

Tình hình Bangladesh có thể giúp những ai quan tâm đến tiến trình chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ có thêm thực tế hầu rút ra nhiều bài học. 

Bài học

Vì sao Bangladesh là một quốc gia nghèo, mới đang trên đường thoát khỏi tốp các nước kém phát triển nhất (GDP chỉ 2800$/đầu người/năm), nằm trong một khu vực nhiều bất ổn chính trị, Hồi giáo cực đoan có nhiều ảnh hưởng, mâu thuẫn tôn giáo phức tạp, tranh chấp ảnh hưởng cũng phức tạp giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan, lại có thể trở lại được nhanh chóng với tiến trình chuyển tiếp dân chủ bất bạo động, sau một giai đoạn chính quyền nghiêng về kiểm soát bằng bàn tay sắt? 

Câu hỏi không dễ trả lời, và những diễn biến sắp tới còn có thể có nhiều bất ngờ. 

Nhưng trước mắt sơ bộ ít nhất có ba yếu tố giúp giải mã câu hỏi này.

Thứ nhất, nền kinh tế Bangladesh trong mươi, mười lăm qua đã có bước phát triển đột biến. Bangladesh là quốc gia tăng trưởng hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 4 lần so với 15 năm trước, với mũi nhọn là nền công nghiệp dệt may, đứng nhóm đầu thế giới, chỉ sau Trung Quốc, trên Việt Nam. T lệ nghèo đói giảm mạnh. 

Thứ hai là quốc gia tương đối non trẻ này, giành độc lập từ năm 1971, đã có được các nền móng vững chắc của một chế độ dân chủ pháp quyền, với vai trò tối cao của Hiến pháp. Việc sau một cuộc khủng hoảng kéo dài, trầm trọng, với số lượng người chết lên đến nhiều trăm người, việc đốt phá diễn ra khá phổ biến, thiết quân luật đã ngay lập tức được bãi bỏ sau khi thủ tướng từ nhiệm và trốn chạy, quân đội giữ trung lập, trường học, doanh nghiệp, sân bay… được mở lại, cho thấy thể chế pháp quyền và sự tự trị của xã hội dân sự đóng vai trò quyết định để một xã hội vận hành bình thường, chứ không phải là một thể chế tập trung quyền lực cao độ, chỉ tay 5 ngón, một đảng phái lãnh đạo toàn diện một xã hội. Đông đảo dân chúng Bangladesh không chấp nhận quân đội can thiệp sâu, điều hành đất nước (như kiểu Pakistan hay Thái Lan). 

Đạo Hồi tuy là tôn giáo đa số, nhưng xã hội bình đẳng tôn giáo, và nhà nước là công việc của thế tục. 

Việc phân quyền rõ ràng tạo điều kiện cho ổn định: Thủ tướng bỏ chạy, nhưng Tổng thống vẫn tại vị để tiếp tục thực thi các phận sự theo Hiến pháp. 

Thứ ba, điểm không kém phần quan trọng là các đồng minh và đối tác. Bangladesh là đối tác mật thiết của Ấn Độ. Hoa Kỳ coi Bangladesh là một nhân tố quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương, bảo vệ “một khu vực tự do, rộng mở, dựa trên luật pháp”, cảnh giác cao độ với Trung Quốc.

Khủng hoảng Banladesh – Những thách thức với Mỹ - Ấn trong thế trận “Kháng Trung” 

Vì sao nói khủng hoảng chính trị ở Bangladesh đặt ra những thách thức với Mỹ - Ấn? Một bài viết của trang mạng Hồng Kông South China Morning Post, của phóng viên Khushboo Razdanin, công bố hôm nay dẫn lời của chuyên gia Michael Kugelman, giám đốc Viện Nam Á thuộc Trung tâm Wilson, nhấn mạnh việc thủ tướng Sheikh Hasina bị lật đổ sau 15 năm cầm quyền, đang đặt ra “các thách thức chiến lược mới” với Mỹ - Ấn, vì “khoảng trống chính trị” hiện nay có thể cho phép tạo điều kiện cho các phe phái chính trị thân Trung Quốc nắm quyền Bangladesh, đặc biệt là đảng đối lập, Đảng Dân tộc Bangladesh (BNP). 

Đối tác đáng tin cậy duy nhất của Ấn Độ tại Nam Á 

Bangladesh được coi là “quốc gia duy nhất ở Nam Á còn là đối tác chiến lược đáng tin cậy của New Delhi” trong lúc ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng tại Nam Á, đa số các nước dần thoát dần khỏi phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ. Về mặt địa chính trị, Bangladesh nằm ở vị trí quan trọng bậc nhất đối với Ấn Độ. Bất kỳ thay đổi lớn nào về chính trị của Bangladesh đều sẽ tác động ngay lập tức đến Ấn Độ.

Hồi cuối năm 2023, trước cuộc bầu cử Quốc hội Bangladesh, đã có nhiều lo ngại về viễn cảnh đảng cầm quyền Liên đoàn Awami của bà Sheikh Hasina mất đa số có thể đưa Ấn Độ vào tình thế bất ổn lớn. Có nhiều lý do. Trước hết về mặt an ninh, Ấn Độ và Bangladesh có đường biên giới chung dài đến 4.000 km. Các lực lượng nổi dậy thuộc các bang đông bắc Ấn Độ thường trú ẩn ở Bangladesh. Ấn Độ dựa nhiều vào Bangladesh để tăng cường an ninh tại các khu vực biên giới phía đông bắc.

Trụ cột an ninh “vùng Đông Bắc”, thể chế thế tục chống Hồi giáo cực đoan

Về mặt tôn giáo và chính trị, theo Imankalyan Lahiri, trưởng khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Jadavpur, Kolkata, “Với sự cầm quyền của thủ tướng Hasina, Bangladesh là quốc gia Hồi giáo duy nhất trong khu vực mà tiếng nói tự do vẫn còn được duy trì”. Sự sụp đổ của chính quyền Hasina sẽ đe dọa các giá trị dân chủ và chế độ thế tục tại Bangladesh nói riêng và toàn bộ khu vực Nam Á”. Chuyên gia Michael Kugelman nhấn mạnh, lo ngại rất lớn của New Delhi là các đối thủ lớn như đảng đối lập Đảng Dân tộc Bangladesh BNP và “phong trào Hồi giáo nguy hiểm” Jamaat-e-Islami có thể gây bất ổn nếu họ lên nắm quyền.

Lo ngại trước cuộc bầu cử Quốc hội hồi cuối năm ngoái giờ đây đã biến thành hiện thực, khi phong trào phản kháng mạnh mẽ của sinh viên, thanh niên phản đối chính sách tuyển công chức ưu ái cho con em của những người trong bộ máy chính chính quyền đã biến thành một cuộc cách mạng, sau các đàn áp khốc liệt khiến hơn 350 người chết, Bangladesh đứng trước một thay đổi chính trị chưa từng có từ hơn 30 năm nay. 

Chính sách với Bangladesh của Mỹ dựa hẳn vào Ấn Độ

Ấn Độ là một thành phần trụ cột trong Bộ Tứ (Quad) Ấn Độ - Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ dẫn dắt, với mục tiêu trọng tâm là đối phó với các tham vọng của Trung Quốc, nhằm bảo vệ “một khu vực tự do, rộng mở, dựa trên luật pháp”. Theo chuyên gia Michael Kugelman, trong chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương này, Bangladesh là một nhân tố quan trọng có ý nghĩa chiến lược, bởi gắn bó mật thiết với Ấn Độ.

Chính sách với Bangladesh lâu nay của Mỹ vốn dựa rất nhiều vào Ấn Độ. Trước biến cố lớn này, Washington đã không có những can thiệp cụ thể để đáp lại các lên án về tình trạng nhân quyền bị xâm phạm tại Bangladesh, do chính quyền của thủ tướng Hasina được Ấn Độ bảo trợ. Giờ đây, theo Michael Kugelman, trong tình hình phức tạp hiện nay, chính sách với Bangladesh chắc chắn phải thay đổi, nhưng Washington và New Delhi sẽ chỉ “hiệu chỉnh”, chứ sẽ không có những “thay đổi lớn”.

Chính sách mới với Bangladesh: Mỹ, Ấn sẽ phối hợp mật thiết để “hiệu chỉnh” 

Cùng đánh giá với ông Michael Kugelman, bà Farwa Aamer, giám đốc Sáng kiến Nam Á thuộc Viện Chính sách Xã hội Châu Á (Asia Society Policy Institute) cho biết “Hoa Kỳ có thể sẽ dựa vào Ấn Độ nhiều hơn nữa với tư cách là đối tác chủ chốt ở khu vực Nam Á”, và điều này có nghĩa là “mở rộng các chính sách hiện có hơn là thay đổi đáng kể”. 

Chuyên gia Michael Kugelman dự đoán trong suốt thời kỳ khủng hoảng chính trị hiện nay ở Bangladesh, Hoa Kỳ và Ấn Độ ‘‘sẽ trao đổi, tham vấn, thông báo với nhau về các cuộc đối thoại mà mỗi bên có thể có với Bangladesh’’, để phối hợp hành động. Hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller hoan nghênh việc quân đội phản đối lệnh đàn áp người biểu tình, theo một số nguồn tin, và khẳng định đây là điều đáng khuyến khích, và vấn đề cấp thiết hiện nay là làm sao để người dân Bangladesh có thể tự chọn lựa cho mình một chính phủ mới trong những ngày tới và tuần tới.

Hai thách thức lớn: Bảo đảm hòa bình và khôi phục dân chủ

Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Bangladesh đặt quốc gia Nam Á này trước tương lai đầy bất trắc. Tuần báo Anh The Economist, trong bài ‘‘Nhà độc tài Bangladesh bỏ trốn - để lại khoảng trống nguy hiểm’’ (Bangladesh’s dictator flees-leaving behind a dangerous vacuum) nhấn mạnh đến ba vấn đề chính. Một là nguy cơ đất nước rơi vào hỗn loạn, với bạo lực trả đũa, thanh trừng gia tăng tại một đất nước mà xã hội phân cực cao độ, với nhiều thù hận nhắm vào giới đặc quyền đặc lợi, khi dự trữ ngoại hối giảm xuống còn một nửa so với năm 2019, tiền ồ ạt được chuyển ra nước ngoài, trong lúc hai phần năm giới trẻ không có việc làm. 

Vấn đề thứ hai là liệu sau một giai đoạn quân đội tạm quyền trực tiếp bảo đảm an ninh, liệu có thể khôi phục hệ thống dân chủ được hay không. Nhiều hy vọng được đặt vào kinh tế gia, giải Nobel Hòa bình Muhammad Yunus, với hy vọng sang trang thời kỳ thống trị của các tài phiệt. Tuy nhiên, theo The Economist, chiến dịch đàn áp đối lập từ nhiều năm nay đã tạo nên một ‘‘khoảng trống chính trị’’ lớn khó khắc phục tại quốc gia Nam Á này.

Can thiệp nước ngoài: Bàn tay Trung Quốc đằng sau các thế lực Hồi giáo cực đoan?

Vấn đề lớn thứ ba là sự can thiệp của các thế lực nước ngoài vào Bangladesh. Dưới thời của thủ tướng Sheikh Hasina, Bangladesh cố tìm cách cân bằng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng kết quả không thực khả quan. Chuyến công du hồi tháng 7/2024 của thủ tướng Bangladesh đến Trung Quốc, điểm đến thứ hai sau khi bà Sheikh Hasina nhậm chức, cho thấy Bắc Kinh đã không mấy hưởng ứng chính phủ Sheikh Hasina. 

Sau khi phong trào phản kháng lật đổ thủ tướng Seikh Hasina, tin tức tình báo Ấn Độ cho hay, đã có bằng chứng về sự tiếp tay của Trung Quốc đối với một số tổ chức Hồi giáo, hoạt động ngay tại Bangladesh hoặc thông qua Pakistan. Với cuộc khủng hoảng chính trị và tình hình đầy bất trắc ở Bangladesh hiện nay, thế trận Mỹ - Ấn đối phó với Trung Quốc tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương đang đứng trước những thách thức mới.

Những ngày đầu tiên của “Nền độc lập thứ hai” của Bangladesh:

Đoàn kết, giữ vng tinh thần tranh đấu, bảo vệ trật tự là thách thức hàng đầu

Hôm nay, 15/08/2024, là đúng một tuần từ khi Muhammad Yunus - giải Nobel Hoà bình trở về nước đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính phủ lâm thời, sau khi nữ Thủ tướng Sheikh Hasina, 76 tuổi, bỏ chạy sang Ấn Độ, trong bối cảnh làn sóng phản kháng lan rộng sau các đàn áp đẫm máu của cảnh sát khiến hơn 400 người chết. 

Cuộc “Cách mạng” bất bạo động, do giới sinh viên Bangladesh chủ xướng, đã bước đầu thành công. Nhưng thách thức chồng chất. Ở bên ngoài, nhiều thế lực rình rập can thiệp, đặc biệt là các lực lượng Hồi giáo cực đoan có cơ sở tại Pakistan. Trong nước, các thế lực trung thành với thủ tướng Sheikh Hasina không chấp nhận thất bại. 

Thù ngoài – Đối thủ trong 

Ngày hôm nay, 15/08, giới trung thành với cựu thủ tướng đổ về tập hợp trước tư dinh của cựu thủ tướng, nơi tưởng niệm thân phụ của bà Sheikh Hasina, cha đẻ của nền độc lập Bangladesh, Sheikh Mujibur Rahman. Cách đây 49 năm, ngày 15/08/1975, 4 năm sau khi Bangladesh giành độc lập (sau cuộc kháng chiến chống Pakistan với khoảng 3 triệu người thiệt mạng) toàn bộ gia đình Tổng thống Sheikh Mujibur Rahman, trừ bà Sheikh Hasina lúc đó chưa đầy 30 tuổi và một người chị em đang ở nước ngoài, bị giới đảo chính sát hại tại nhà riêng. Cuộc đảo chính xảy ra ít tháng sau khi Sheikh Mujibur Rahman sửa đổi Hiến pháp xác lập chế độ độc đảng. 

Vụ thảm sát gia đình tổng thống Sheikh Mujibur Rahman là một trang bi thương, đầy uẩn khúc, trong lịch sử nước Bangladesh độc lập non trẻ. Chính biến cố này đã thôi thúc Sheikh Hasina nối nghiệp cha, dấn thân vào chính trị. Năm 1996, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ thủ tướng. Cho đến khi buộc phải chạy khỏi đất nước, Sheikh Hasina lãnh đạo Bangladesh tổng cộng 20 năm. 

Lịch sử sang trang: Bangladesh bước vào kỷ nguyên “Độc lập lần thứ 2”

Sự nghiệp của cựu thủ tướng Sheikh Hasina gắn liền với “nền độc lập thứ nhất” của Bangladesh. Nền độc lập ấy đã để lại nhiều nền tảng cho đất nước Bangladesh ngày hôm nay. Tuy nhiên, rõ ràng là chế độ do Sheikh Hasina đứng đầu đã khước từ đối thoại với người dân, xả súng vào những người biểu tình. 

Lịch sử đã sang trang. Ngay khi về đến thủ đô Dacca, ông Muhammad Yunus 84 tuổi  giải Nobel Hoà bình  tuyên bố Bangladesh đã “giành được độc lập lần thứ hai” (1). 

Ưu tiên số một của người nổi tiếng với sáng kiến ngân hàng cho người nghèo được hưởng ứng toàn cầu, từng bị cựu thủ tướng Sheikh Hasina coi là đối thủ không khoan nhượng, là “tái lập công lý và trật tự”, để chuẩn bị cho một cuộc bầu cử dân chủ trong những tháng tới. 

Hành động đầu tiên của ông Muhammad Yunus 

Là TƯỞNG NIỆM NHỮNG ANH HÙNG CỦA “NỀN ĐỘC LẬP THỨ NHẤT” và NGƯỜI SINH VIÊN ĐẦU TIÊN HY SINH.

Cuộc phản kháng bất bạo động lật đổ thủ tướng Sheikh Hasina hoàn toàn không phải là một cuộc cách mạng lật đổ chế độ, như một số người đồn đại, mà là sự nổi dậy của người dân nhằm khôi phục lại tiến trình dân chủ

Để khôi phục và tiếp nối tiến trình dân chủ cần trân trọng các giá trị nền tảng của đất nước. Truyền thông ghi nhận hành động đầu tiên của tân thủ tướng chính phủ là tưởng niệm các anh hùng đầu tiên của nền độc lập năm 1971. Cũng trong ngày 10/08/2024 này, tân thủ tướng Muhammed Yunus  giải Nobel Hoà bình  đã viếng thăm gia đình của Abu Sayeed, người sinh viên đầu tiên hy sinh vì đạn của cảnh sát, hôm 16/07/2024

Hơn ai hết, tân thủ tướng hiểu rõ sinh viên, lực lượng nòng cốt của phong trào phản kháng chống chính quyền tham nhũng của thủ tướng Sheikh Hasina, tiếp tục là lực lượng đứng ở tuyến đầu của các nỗ lực khôi phục nền dân chủ. Trong những ngày qua, trong lúc cảnh sát bãi công, trốn tránh vì sợ bị trả thù, sinh viên, thanh niên đứng ra bảo đảm an toàn giao thông, duy trì trật tự. 

Xoá bỏ thông điệp hận thù, tuyên truyền nhồi sọ, bảo vệ dấu ấn phong trào 

Tại thủ đô Dacca, trong tuần qua, sinh viên tham gia đông đảo vào hoạt động sơn lại tường để nhằm xóa bỏ những thông điệp hận thù, các khẩu hiệu thời cựu thủ tướng Sheikh Hasina, đồng thời bảo vệ những dấu ấn của phong trào tranh đấu. 

Bức tranh tường lớn biểu tượng cuộc tranh đấu của thanh niên, sinh viên, với dòng chữ graffiti ghi ngày 36 tháng 7, tức ngày 05 tháng 08/2024, ngày thủ tướng chạy trốn, ngày được coi là ngày khai sinh lần thứ hai của Bangdalesh

Từ Dacca, đặc phái viên của đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI, Nicolas Rocca, gửi về bài phóng sự (2):

“Tại góc phố nào cũng có các nhóm sinh viên, ủng hộ biểu tình, với chổi sơn trên tay. Mục tiêu của họ là sơn lại các bức tường của thủ đô, chủ yếu là để lưu dấu phong trào tranh đấu. Một phụ nữ cho biết: “Nếu quan sát, các vị có thể thấy có nhiều khẩu hiệu chính trị. Chúng tôi không muốn là mọi người quên đi đóng góp của các sinh viên. Việc sơn lại tường cũng là một việc chưa có tiền lệ, bởi chúng tôi không muốn duy trì các thông điệp chính trị thù hận tại đây”. 

Nữ sinh viên sơn tường, với hình quốc kỳ Bangladesh

Các sinh viên, làm công việc của nghệ sĩ, tổ chức lại để xóa bỏ những khẩu hiệu tuyên truyền của cựu thủ tướng, hoặc những dòng chữ graffiti nhục mạ người khác. Một thanh niên nói: Chúng tôi muốn tẩy sạch những bức tường này bởi ở đây có quá nhiều dòng chữ thô tục. Chúng tôi sẽ xóa chúng đi và thay vào đó là những hình ảnh mới đầy sắc màu và mang tính phản kháng. Một phụ nữ khác nói thêm: Chúng tôi trước hết muốn vinh danh những con người đã hy sinh vì nghĩa lớn. Đấy chính là sức mạnh của phong trào sinh viên, của tuổi trẻ

Một chiếc xe 4x4 màu vàng dừng lại, đưa thức ăn đến cho các sinh viên. Vô số những hành động hào phóng như vậy đang được tiếp tục, nhắc lại thời điểm gắn bó toàn xã hội Bangladesh. Một phụ nữ bày tỏ: Đây là một thời điểm tuyệt vời! Thật đáng ngưỡng mộ. Giới trẻ làm việc cả ngày lẫn đêm. Trời rất nóng, nhưng họ không hề bỏ cuộc. Họ phân luồng giao thông, lập lại trật tự mà xã hội này đang hết sức cần”.

Trong tình trạng cảnh sát vắng mặt, tại một số khu phố, người dân tập hợp lại trước các khu chung cư để ngăn ngừa mọi hành động trộm cắp, hành hung”.

Ngăn chặn phe trung thành với cựu Thủ tướng 

Cũng các thanh niên, sinh viên, trang bị gy tre, ống nhựa, bao vây tư dinh của cựu thủ tướng Sheikh Hasina, ngày hôm nay, 15/08, không cho phép các lực lượng trung thành với bà tập hợp tại đây (3). Trước đó hai ngày, chính phủ lâm thời đã ra quyết định huỷ bỏ Ngày Lễ Toàn quốc 15/08 tưởng nhớ thân sinh cựu thủ tướng, vốn được coi là nhà lập quốc (4).

Trả lời hãng tin Pháp AFP, anh Imraul Hasan Kayes, 26 tuổi, chia sẻ: chúng tôi có mặt ở đây để bảo vệ thành quả của cách mạng, không để cho những kẻ trung thành với nhà độc tài chạy trốn Sheikh Hasina tiến hành một cuộc phản cách mạng. 

Đầu tuần, một toà án ở Dacca đã cho mở một cuộc điều tra về hành động giết người đối với cựu thủ tướng, cùng hai quan chức cao cấp của đảng cầm quyền, và bốn sĩ quan cảnh sát, bị cáo buộc đàn áp những người biểu tình phản đối chính quyền. Chính quyền Sheikh Hasina cũng bị cáo buộc đàn áp một cách hệ thống đối lập chính trị, với các cuộc bắt bớ hàng loạt và hàng nghìn vụ giết người không qua xét xử. 

Những cội rễ của sức mạnh Bangladesh 

Bảo vệ được “nền độc lập lần thứ hai” trong bối cảnh đe doạ “thù ngoài - đối thủ trong” chồng chất, liệu tân chính phủ Bangladesh và giới tranh đấu nước này có vượt qua được thách thức với phương pháp bất bạo động và thượng tôn Hiến pháp? 

Để vượt qua những thách thức chồng chất hiện nay, giới trẻ Bangladesh dường như hiểu rõ sức mạnh của một xã hội nằm trong chính tiềm năng đoàn kết gắn bó của xã hội, của sự thống nhất trong đa dạng. Những người tranh đấu của một đất nước mà tuyệt đại đa số dân cư theo đạo Hồi, nhưng lại là một nhà nước thế tục, bình đẳng tôn giáo (bốn tôn giáo lớn Hồi, Ấn, Phật và Ki-tô đều có ngày nghỉ lễ quốc gia…), một đất nước với truyền thống văn hoá lâu đời, đã trả giá bằng máu để bảo vệ tiếng nói chung (ngày 21/02 – Ngày Quốc tế tiếng Mẹ Đẻ hàng năm của Liên Hiệp Quốc cũng chính là ngày nhiều sinh viên Bangladesh đã hy sinh trong cuộc biểu tình bảo vệ tiếng Mẹ Đẻ Bengali tại Đại học Dacca hơn 70 năm về trước), ắt biết mình phải làm gì. 

Một bức tranh tường với đại diện bốn tôn giáo chính tại Bangladesh: Hồi giáo, Ki-tô giáo, Phật giáo, Ấn giáo

Ghi chú 

1. https://www.lefigaro.fr/.../de-retour-au-bangladesh-yunus...

2. https://rfi.my/Arai

3. https://www.france24.com/.../20240815-bangladesh-d%C3...

4. https://www.dhakatribune.com/.../august-15-public-holiday...

T.T.

Nguồn: FB Kim Van Chinh 

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn