Đỏ thành Xanh, hay là Đổi mới đợt 2

GS Phạm Xuân Yêm

Gần đây báo chí chính qui trong nước đăng (mà sau đó không/ hay chưa bị bóc xuống) một loạt bài phỏng vấn([1]) ông Nguyễn Văn An, cựu Chủ tịch Quốc hội (một trong mấy chức vụ có quyền lực cao nhất của chính quyền), chủ yếu ông cổ động việc xây dựng một nhà nước dân chủ, phân lập tam quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp), trong đó quyền tự do ngôn luận, phản biện, thông truyền tin của nhân dân phải được bảo đảm bởi luật pháp, thay thế chuyện bất cập hiện hành «vừa đá bóng vừa thổi còi». Ngoài ra, cũng như 5 năm về trước vào những dịp sửa soạn hội nghị toàn Đảng, ông Nguyễn Trung cựu Đại sứ và cố vấn của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đều đóng góp nhiều bài viết sâu sắc([2]) liên hệ đến tiến trình Dân chủ, Tự do đề cập ở trên và tâm huyết khuyến nghị những cải cách cần thiết trong bộ máy chồng chéo giữa Đảng và Nhà nước. Theo tinh thần của Hiến pháp thì mọi người từ ‘quan’ tới dân đều bình đẳng trước luật pháp, nhưng thực tế là sự khác biệt trầm trọng giữa công dân trong và ngoài Đảng([3]). Tưởng cũng không thừa khi nhắc lại Hiến pháp Dân chủ là tất yếu của nhà nước pháp quyền, là luật mẹ của mọi luật pháp mà tất cả mọi người và nhất là bộ máy tư pháp và hành chánh nhà nước phải tuân thủ nghiêm chỉnh, và phải được phúc quyết bởi toàn dân, qua cuộc trưng cầu dân ý để có được tính chính danh chính thống cho Nhà nước, tránh sự tiếm lạm quyền lực.

Mời bạn đọc hãy đồng thuận cho rằng tiến trình dân chủ hóa là tiên đề cơ bản, tối ưu cho sự tổ chức và vận hành của một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững, văn minh, hội nhập với những giá trị chung phổ quát của nhân loại để thoát khỏi những đại nạn đang hủy hoại nền tảng quốc gia như tham nhũng, mua bán quyền chức, tranh lấn đất đai, tha hóa giả dối trong y tế và giáo dục, thờ ơ vô cảm cầu an của đa số với những vấn nạn, bức xúc trong xã hội. Dân chủ đa nguyên([4]) cũng là những điều mà bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã xác nhận([5]), điều trớ trêu là ba cuộc thay đổi Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 thực chất đã đi ngược chiều với trào lưu tiến bộ của Hiến pháp ban đầu. Bản Hiến pháp tuyệt vời đó ra đời khi dân tộc ta vừa giành lại được nền độc lập sau non thế kỷ nô lệ dưới ách thực dân Pháp, dân tình điêu linh (nạn đói thảm khốc năm 1945 cướp đi trong vài tháng khoảng 10% tức 2 triệu sinh mạng), dân trí lạc hậu (90% mù chữ), nói gì đến dân khí. Vậy chỉ là một ngụy biện([6]) vòng vo tam quốc khi thu hẹp nhân quyền là chuyện cơm ăn áo mặc hay dân trí mà né tránh, thậm chí đàn áp những cá nhân hay tổ chức có thiện chí cổ động, tranh đấu ôn hòa để xây dựng nhân quyền, dân chủ, tự do.

Biết bao khuyến cáo, kiến nghị, thư ngỏ, diễn đàn, phản biện trên mạng và blog của lão thành cách mạng, trí thức, nhân dân gửi đến quyền lực cao chót của chính quyền đều không được đáp ứng nghiêm túc mà chỉ là những tiếng nói vọng vào thinh không. Vậy chẳng lẽ cứ như thế mãi sao?

Mai sau dầu có bao giờ, khi vị khai quốc công thần Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi về cõi vĩnh hằng, nhân dân ta đủ mọi lứa tuổi và thành phần xã hội trong ngoài Đảng, người người lớp lớp sẽ làm lễ quốc tang, dầu có hay không sự đồng tình của nhóm người hiện tại cầm quyền lực. Quốc tang này sẽ như một bước ngoặt mạnh dạn công khai mở đầu cho đợt 2 của Đổi mới trong Đảng, từ cơ sở mà bừng lên vượt bóng quá khứ biến đảng hồng thành đảng xanh, cũng như đợt 1 năm 1986 khởi đầu từ ông Tỉnh ủy Kim Ngọc phá rào. Đổi mới chính trị là phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội về mặt chính trị([7]) và nhận thức. Hãy ví von như con mèo của họ Đặng, đỏ hay xanh thì màu nào cũng là màu, miễn sao dân tộc độc lập, dân quyền tự do dân chủ, dân sinh hạnh phúc trong cảnh hài hòa giữa người với người và với môi trường thiên nhiên trong lành, thực chất của Đảng Xanh.

Thực ra đổi mới đợt 2 này cũng đã manh nha với sự hình thành của xã hội dân sự, tâm thư hồi ký của các cựu tướng lãnh và nhân sự chính trị, văn hóa, các mạng và blog thông tin ngôn luận ‘lề trái’ thảng hoặc bổ sung với vài báo chí ‘lề phải’ dũng cảm. Điển hình là bản kiến nghị về chuyện khai thác bauxite ở Tây nguyên, khởi xướng bởi ba nhà trí thức dấn thân Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng nối tiếp bởi mạng boxitvn với hơn 17 triệu người truy cập trong có vài tháng. Mặc dầu nhiều mạng và blog của xã hội dân sự bị đánh phá bởi bọn tin tặc âm binh nhưng đầu mối là ai làm sao dấu nổi([8]). Đây là thời cơ vàng nằm trong tay các vị đảng viên chân chính, trong sáng, đạo đức, dũng cảm và bản lãnh trong đó đóng vai trò quyết định là quân nhân yêu nước([9]), trí thức, sinh viên tiên phong đồng khởi với tướng lĩnh và đảng viên lão thành. Nhân dân ta trẻ già ở thủ đô Hà Nội tiến về Ba đình, yên lặng liên tiếp ngồi sit-in gần lăng Hồ chủ tịch với bản Tuyên ngôn đòi hỏi Đảng phải có quyết tâm giải tỏa thích đáng những vấn nạn xã hội mà sinh thời Võ Đại tướng đã từng công khai đề xuất.

Cụ thể là mấy vấn đề khả thi sau đây, tuy danh sách chỉ điển hình nhưng chính đáng và mang tính đồng thuận:

1- Dừng việc xây nhà Quốc hội trên khu di tích Hoàng thành Thăng long([10]);

2- Dừng khai thác Bauxite Tây Nguyên;

3- Thay tượng Lenine bằng tượng Võ Đại tướng;

4- Xét lại các vụ án chính trị và vụ Tổng cục 2([11]);

5- Tuân thủ nghiêm chỉnh di chúc được hỏa táng của Hồ Chủ tịch, biến Lăng thành Quảng trường của Hòa giải Hòa hợp như Quảng trường Concorde ở Paris([12]).

Mong ước lắm thay !

PXY

 


[1] http://www.tuanvietnam.net/2010-06-24-cuu-chu-tich-quoc-hoi-ban-viec-sua-hien-phap

http://www.tuanvietnam.net/chi-giao-trong-trach-cho-nguoi-co-tu-tuong-doi-moi

[2]http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai19/201019_NguyenTrung.htm

[3] cũng cổ động, tranh đấu cho mấy chủ đề ‘’nhạy cảm’’trên như hai ông An và Trung mà mấy cá nhân đơn lẻ Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long bị tù đày dưới tội âm mưu lật đổ chính quyền khi mà vũ khí duy nhất của họ là bàn phím, và phương tiện tuyên truyền tập hợp tổ chức duy nhất của họ là internet, một công cụ phi vật thể. Coi

http://www.diendan.org/viet-nam/vu-an-lat-111o-hay-ban-an-che-111o/

http://www.diendan.org/viet-nam/lat-111o-chinh-quyen-nhan-dan/

Về một phạm trù khác (những vụ chết người nghi do công an gây ra), tác giả Nguyễn Hùng trên BBC viết : người ta đặt câu hỏi nếu những người xấu số là thân nhân của các ủy viên trung ương hay Bộ Chính trị thì liệu quá trình đi tìm công lý có vất vả tương tự không, coi

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100728_police_deaths.shtml

Cũng vậy với vụ Nguyễn Trường Tô, coi bài ‘Văn hoá mặt dày’ http://www.boxitvn.net/bai/8362

[4] Chính phủ và quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có nhiều thành phần trí thức ngoài đảng Lao động (tức đảng cộng sản vì chiến lược mà đổi tên).

[5] http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.an.tbi.ia/60anzduia/jjj.an.tbi.ia/60anzduia/abvqhatlatuvn/uvracunc461.ugzy

[6] http://anhbasam.com/2010/07/18/583-hay-hiểu-dung-về-nhan-quyền-việt-nam/

Và các bài phản luận

http://www.boxitvn.net/bai/7960

http://www.tuanvietnam.net/2010-07-07-dam-tau-titanic-viet-nam-va-noi-so-hai-cua-mot-dan-toc

[7] http://www.diendan.org/viet-nam/111oi-moi-111ang-tranh-nguy-co-sup-111o/

http://tuanvietnam.net/2010-03-29-dan-chu-nen-tang-de-dang-vuot-len

Theo tác giả Nguyễn Đăng Tân Đảng để thực hiện dân chủ trong xã hội thì trước hết phải đảm bảo dân chủ trong Đảng. Đảng phải tiến hành dân chủ rộng rãi, "phải thực sự mở rộng dân chủ để đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình". Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân chính là do sự thiếu dân chủ trong Đảng.

[8] Thú nhận của tướng công an Vũ Hải Triều

http://www.diendan.org/viet-nam/thu-ha-noi-loi-khoe-khoang-thu-nhan-cua-tuong-cong-an-vu-hai-trieu/

[9] Quân đội xứ Bồ đào Nha đóng vai trò tiên phong với cách mạng hoa tím trên đầu súng là bài học sáng ngời.

[10] http://www.diendan.org/viet-nam/la-thu-thu-ba-cua-111ai-tuong-vo-nguyen-giap/

http://www.diendan.org/viet-nam/thu-hoang-thanh/

[11] http://www.diendan.org/viet-nam/38-tuong-linh-va-lao-thanh-len-an-nguyen-chi-vinh/

[12] Coi Phạm Toàn trong

http://www.diendan.org/viet-nam/ba-111ieu-uoc-30-thang-tu/

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn