Hai bài viết nặng chùy của truyền thông Trung Quốc chỉ trích “nói” và “làm” của Việt Nam

Nguyễn Huệ Chi dịch

Dưới đây là hai bài báo của Trung Quốc công bố trong những ngày gần đây, đều nhằm một mục đích phơi trần “sự giả dối” của Việt Nam giữa nói cũng như làm.

Bài thứ nhất đăng trên trang mạng “Thiết huyết xã khu” 铁 血 社 区 nói về việc tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình minh 02 của Việt Nam mà Anh Ba Sàm chỉ đưa gọn một phần cái “tít” cách đây vài hôm khiến có người thắc mắc. Bài này không ký tên, mánh khóe quỷ quyệt thì đáng gọi là bậc thầy chúng ta. Ở chỗ, họ đưa tin mà không nói tin này do cấp trên lệnh xuống như Ban Tuyên giáo Việt Nam thường làm, chỉ nói họ lấy lại tin từ báo Kyodo News Nhật Bản; cũng không nói tàu Hải giám của họ cắt đứt dây cáp tàu Bình minh 02 mà nói Việt Nam tuyên bố tàu cá của ngư dân nước họ động thủ. Nhưng việc cố tình cắt dây cáp thì họ đàng hoàng thừa nhận ngay từ cách đặt đầu đề (không cần ấp úng, hôm trước nói thế này, hôm sau lại truyền lệnh xuống cho báo chí phải cải chính, khiến người nghe dù cố nín mấy vẫn phải... cười ra nước mắt). Họ còn dõng dạc tuyên bố trước dư luận rằng địa điểm ngư dân Trung Quốc cắt cáp tàu chúng ta là xảy ra ở vùng phụ cận Huế-Thừa Thiên của Việt Nam, thuộc vùng biển Nam hải tức biển Đông. Trước sau nhất quán với tuyên bố “đường lưỡi bò chín đoạn”. Đáng phục!

Bài thứ hai đọc rồi còn thấy đau hơn. Bài này của các hãng tin chính thống Nhân dân nhật báoChina.com, được công bố văn bản song song với giọng đọc của phát thanh viên, lên tiếng chỉ trích thẳng sự bất nhất của phía Việt Nam, hôm trước còn nói tàu Trung Quốc cắt cáp tàu mình, hôm sau đã phải cải chính rằng đó chỉ là việc “nằm ngoài ý muốn”. Rõ ra là sai trái về phía anh nên anh mới buộc phải... quay 180 độ thế chứ? Không chỉ vậy mà thôi. Một khi đối phương đã thú nhận, nghĩa là lúng túng run sợ rồi thì tội gì không ra đòn tiếp. Và họ đã “ra đòn”: cái việc nói sai sự thực rồi lại phải cải chính của anh thật ra không phải bây giờ mới diễn ra mà chính là từ lần trước, cách đây một năm, cũng đã diễn ra y hệt, một việc càn rỡ khiến cho ông Hồng Lỗi phải phí công mất sức bác bỏ anh, tệ hơn thế, lần đó anh không chỉ hoạt động phi pháp mà còn vô nhân đạo, đã để cho dây cáp vướng vào lưới tàu cá của ngư dân Trung Quốc, thế mà còn nỡ kéo tàu họ xoay ngược lại và dong đi hàng cây số, bất chấp tính mạng người dân Trung Quốc sống chết như thế nào.

Ghê chưa! Dầu biết là lời “tố ngược” láo xược và trịch thượng thì cũng liệu còn làm gì được nhau, vì... há miệng mắc quai! Thật là thiệt đơn thiệt kép.

Thử hỏi, cái giá chúng ta phải trả lớn hay nhỏ qua một việc làm tỏ ra “chùn gân” mà dư luận mấy hôm nay rất bất bình?

Nhưng nào đã hết. Được đằng chân lân đằng đầu, các thứ đài báo chính thống cộng sản này còn tiến thêm một bước nữa, bôi lem luôn quyết định mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa mới ký về việc thành lập Cục Kiểm ngư của Việt Nam, cho rằng đấy thực chất là một “trò tấu kèn đôi” (双簧戏,tức là một điển cố nói về trò ma mị của nghệ nhân Hoàng Phủ Thần giấu con dưới áo mình khi vào cung trình diễn, để con thì ca cha thì đánh đàn và miệng hát nhép theo con, làm cho Từ Hy Thái hậu bị bất ngờ) giữa Chính phủ Việt Nam phối hợp với Công ty quốc doanh dầu mỏ PetroVietNam, nhằm vừa làm ra vẻ kiểm soát những hoạt động bất minh trên biển cốt tranh thủ sự đồng tình của quốc tế, vừa để cho tàu dầu của PetroVietNam đến vơ vét tài nguyên bất chính.

Chẳng cần giải thích gì thêm cũng đủ thấy bụng dạ ông anh mà ai đó đến nay vẫn công khai giữ tròn chữ tín, thực chất là “vàng” và “tốt” như thế nào. Họ thì tha hồ hài hước trong khi người dân nước mình chắc mặt phải cúi gầm, không nói hết ê trệ.

Nguyễn Huệ Chi

1. Ngư dân Trung Quốc lại cắt đứt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam

Tin trên mục “Thiết huyết quân sự luận đàn” trang Thiết huyết xã khu, không đề ngày, không ghi tên người viết

Báo Kyodo News Nhật Bản đưa tin, Tập đoàn PetroVietNam đã tiết lộ, vào ngày 30 Tháng 11, tàu thăm dò dầu khí của PetroVietNam tại vùng phụ cận Huế-Thừa Thiên miền Trung Việt Nam, thuộc vùng biển Nam hải (Biển Đông), đã bị tàu của Trung Quốc quấy nhiễu, cáp thăm dò bị cắt đứt.

Các nguồn tin cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam sau khi nhận được báo cáo của PetroVietNam, đã báo với Trung Quốc Việt Nam phản đối loại hành vi như vậy. Trước mắt, Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra một lời tuyên bố chính thức của mình về việc này.

Bài báo nói rằng vụ việc xảy ra vào ngày 30 tháng 11, nằm ​​trong vùng đặc quyền kinh tế gây nhiều tranh cãi. Hai trong số rất nhiều tàu thuyền đánh cá Trung Quốc va chạm với tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Dây cáp dùng để thăm dò ở đuôi tàu thăm dò dầu khí Việt Nam kéo dài dưới biển đã bị ngư dân Trung Quốc cắt đứt.

Vào tháng 5 năm ngoái, tàu Hải giám Trung Quốc cũng đã từng cắt đứt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam tại Nam hải. Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ cũng đã đưa ra lời kháng nghị mạnh mẽ.

Nguồn: bbs.tiexue.net

Nguyên văn:

中国渔民再次割断越南石油勘探船缆线

日本共同社报道,越南国家石油公司(PVN)人士3日透露,该公司的探测船于11月30日,在越南中部顺化附近的南海海域遭到中国船只骚扰,探测缆线被割断。

该人士透露称,越南外交部接到公司报告后,已告知中方越南对此类行为表示反对。 越南政府目前未对此发表官方声明等。

报道称,事件发生于11月30日,地点位于中越有争议的专属经济区内。众多中国渔船中的两艘与探测船发生了碰撞,越南探测船尾伸入海中的探测用缆线被中国渔民割断。

中国海监船在去年5月也曾在南海切断了越南探测船的缆线,越南政府当时也提出了强烈抗议。

2. Việt Nam nói bị tàu thuyền Trung Quốc quấy rối rồi lại cải chính đầu miệng rằng đó là việc nằm ngoài ý muốn

Tin do Lưu Cảnh biên tập, trên mạng china.com có kèm audio, ngày 6-12-2012

Tin tức mạng CCTV: trước tiên tập trung vào vấn đề Biển Nam hải (Biển Đông). Ngày 03 tháng 12, PetroVietNam đã thông báo tàu thăm dò dầu khí của họ bị tàu Trung Quốc "quấy rối", cáp bị "cắt". Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, vị lãnh đạo nắm quyền điều hành Tập đoàn dầu khí quốc doanh của Việt Nam lại nói rằng đó là việc “nằm ngoài ý muốn”. Nhưng, Chính phủ Việt Nam nhân cơ hội này cũng đã đề xuất một loạt sáng kiến, ​​được xác lập để tăng cường cái gọi là chủ quyền về "nghề cá" và về "lãnh hải" của họ. Các nhà phân tích cho rằng, không loại trừ đây là một “trò tấu kèn đôi” khéo léo được Việt Nam bày ra.

Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam đã nói rằng ngày 30 tháng 11, tàu thăm dò dầu khí Bình minh 02 của PetroVietNam trong khi đang hoạt động tại khu vực gọi là “lãnh hải Việt Nam” thì gặp phải tàu Trung Quốc "quấy rối", dây cáp bị "cắt đứt". Tiếp theo đó, một số ít hãng truyền thông nước ngoài đã dùng những từ "hành vi mang tính khiêu khích cao độ", hoặc "sự khởi đầu một làn sóng mới của hành vi ngạo ngược" để mô tả động thái của Trung Quốc.

Nhưng rồi Hà Nội lại đưa ra một lời tuyên bố khác. Hãng tin CEO của Tập đoàn PetroVietNam sau ngày hôm đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn điện thoại với Hãng tin Bloomberg, đã bày tỏ, dây cáp của phía Việt Nam bị cắt chỉ là "tai nạn ngoài ý muốn", tuyệt không phải do người Trung Quốc cố tình phá hoại.

Trên thực tế, những lời buộc tội vô căn cứ của Việt Nam chống lại việc các tàu Trung Quốc cắt cáp đã từng có tiền lệ. Ngày 09 tháng 6 năm ngoái, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bác bỏ những lời chỉ trích tương tự của phía Việt Nam. Ông Hồng Lỗi cho biết, lời tuyên bố của cơ quan Việt Nam hữu quan nói rằng tàu thuyền đánh cá Trung Quốc cố tình cắt dây cáp điện của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam trong khi đang hoạt động tại biển Nam hải là hoàn toàn không phù hợp với sự thực. Sự thực là các hoạt động bình thường của tàu thuyền đánh cá Trung Quốc trong buổi sáng ngày hôm đó trên quần đảo Nam Sa [Trường Sa] và vùng biển liền kề thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc, bị tàu Việt Nam có vũ trang xua đuổi một cách phi pháp, kết quả là lưới của một tàu đánh cá Trung Quốc vướng vào dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay ở hiện trường họ đang hoạt động phi pháp này. Phía Việt Nam bất chấp sự an toàn của sinh mạng các ngư dân Trung Quốc, cứ thế kéo thuyền đánh cá Trung Quốc chạy lộn ngược, kéo dài trong không biết bao lâu, xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích về chủ quyền và quyền trên biển của Trung Quốc.

Vào lúc tình huống kịch đột ngột "chuyển biến ngược" khiến thế giới bên ngoài cảm thấy khó hiểu, Chính phủ Việt Nam gần đây lại không ngừng hành động. Theo Cơ quan Thông tấn Trung ương của Đài Loan, vào ngày 3 [tháng 12], Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký một pháp lệnh về việc hoạt động của tổ chức ngư chính, để đến đầu sang năm thì thiết lập Cục Ngư chính [Cục Kiểm ngư], nhằm tăng cường bảo vệ quyền hành nghề đánh bắt cá và chủ quyền lãnh hải của nước mình. Được biết, trong tương lai Cục này chủ yếu sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các việc tuần tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các công việc về nghề cá, đồng thời cũng sẽ thiết lập các Phân cục Ngư chính với các tàu thuyền kiểm soát hoạt động trên biển. Theo báo cáo, Luật sẽ có hiệu lực vào ngày 25 tháng 1 năm tới. Báo Dân trí Online của Việt Nam cho biết rằng, đó là sự kiện trọng yếu nhất kể từ khi Việt Nam thực thi Luật Biển của họ đến nay. Theo Thông tấn xã Đức vào ngày 4 [tháng 12], Chính phủ Việt Nam trong ngày hôm đó tuyên bố rằng kể từ ngày 25 tháng 1 năm tới, sẽ đưa bốn con tàu đến ranh giới vùng biển Việt Nam để ngăn chặn các hoạt động có hại và đánh bắt cá bất hợp pháp. Theo một báo cáo của hãng tin Reuters, Việt Nam hiện đương thành lập một đội tuần tra gồm [tàu thuyền] của thường dân, hỗ trợ cho cảnh sát hàng hải, ngăn chặn tàu nước ngoài vi phạm các luật về nghề cá, tại cái nơi gọi là "vùng biển Việt Nam”, để "bảo vệ ngư dân của mình ở biển Nam hải". Điều kỳ quái là, ngày triển khai Đội tuần tra cũng trùng hợp vào 25 tháng Giêng năm tới.

Mặc dù phía Việt Nam đề ra những hình thức tổ chức khác nhau, nguồn tin nêu lên cũng bất nhất, nhưng hạn kỳ thực hiện thì đều thống nhất ở cùng một thời điểm, điều đó không tránh khỏi làm người ta nghi ngờ rằng, đây là một sự phối hợp diễn xướng “trò tấu kèn đôi”của Chính phủ Việt Nam với PetroVietNam. Trước hết để giành được sự đồng tình của bên ngoài trên tư thế “kẻ bị bắt nạt”, Chính phủ Việt Nam thừa cơ đề xuất một số những cái gọi bằng biện pháp "bảo vệ", sau đó đương sự [tàu thuyền của PetroVietNam] mới tái xuất hiện để gạn lọc [tìm dầu], cốt không bỏ rơi bất kỳ "chút bổng lộc nào", thật đáng gọi là “dụng tâm quá vất vả" vậy.

Nguồn: v.china.com.cn

Nguyên văn:

越南称遭中国船只骚扰 又改口称属意外

央视网消息:首先来关注南海问题。12月3日,越南国家石油公司对外宣称其石油探测船遭到中国船只“骚扰”,缆线遭“切断”。然而,短短一天之后,越南国有油气集团首席执行官却又称此事纯属“意外”。但越南政府却乘机出台了一系列旨在强化所谓的“渔业”和“领海”权的举措。分析人士认为,不排除这是一出越方早就安排好的“双簧戏”。

越南国家通讯社日前报道称,11月30日,越南国家油气集团勘探船“平明02号”在所谓“越南水域”作业时,遭中国船只“骚扰”,缆线被“切断”。随后,少数外媒用“高度挑衅性行为”、“新一波强硬行为的开始”等词,来形容中方的举动。

4号,河内却又传出另外一个说法。越南国有油气集团CEO杜文后当天在接受美国彭博社电话采访时表示,越方缆线受损只是“意外”,并非中国人故意弄断。

事实上,越方无端指责中国船只切断其缆线的事件早有先例。去年6月9日,中国外交部发言人洪磊就曾反驳过越方的类似指责。洪磊称,越方有关中国渔船蓄意割断越南在南海作业的油气勘探船电缆的说法完全不符合事实,事实是中国渔船当天上午在中国拥有无可争辩主权的南沙群岛及其附近海域正常作业,遭越南武装舰船非法驱赶,导致一艘渔船的渔网与在现场非法作业的越南勘探船的电缆缠在一起,越方船只不顾中国渔民生命安全,拖拽中国渔船倒行长达一个多小时。严重侵犯中国主权和海洋权益。

就在陡然逆转的剧情让外界感到不解之时,越南政府近日却是动作不断。据台湾“中央社”3日报道,越南总理阮晋勇日前签署渔政组织运作法令,将在明年初设立渔政局,以“强化保护越南的渔业权和领海主权”。据悉,该局未来主要负责执行海域巡逻、检查、监控,处理渔业业务等工作,并下设渔政分局,配备公务船执行海上任务。据报道,该法令将从明年1月25日生效。越南民智报新闻网站报道称,这是越南实施海洋法以来的第1项重要文件。据德新社4号报道,越南政府当天宣布,从明年1月25日起,将派出四艘船到“越南水域阻止有害活动和非法捕鱼”。另据路透社4号报道,越南正在建立一支以平民组成、海警提供支持的巡逻队,以阻止外国船只在所谓越南“领海”违反渔业法,“保护其在南海的渔民。”奇怪的是,巡逻队的部署日期同样也是明年1月25日。

尽管越方的这些举措形式不同,报道的信源不一,但实施日期都如出一辙的定在了同一个日期,这不禁让人怀疑,这是一出由越南政府联手越南国家油气集团出演的“双簧戏”,先以“被欺负”姿态上场博取外界同情,政府乘机出台多项所谓的“保护”措施,然后当事方再出面加以澄清,不落任何“口实”,真可谓是“用心良苦”。

尽管越方的这些举措形式不同,报道的信源不一,但实施日期都如出一辙的定在了同一个日期,这不禁让人怀疑,这是一出由越南政府联手越南国家油气集团出演的“双簧戏”,先以“被欺负”姿态上场博取外界同情,政府乘机出台多项所谓的“保护”措施,然后当事方再出面加以澄清,不落任何“口实”,真可谓是“用心良苦”。

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn