Những nghịch lý của ngành điện Việt Nam

Thái Bình

Đợt tăng giá điện ngày 01/08/2013 vừa qua đổ gánh quá nặng lên đầu dân và doanh nghiệp. Dân ta, đông nhất là nông dân, tiếp theo là người làm công ăn lương, vô cùng cực khổ. Với nông dân, giá đầu vào liên tục tăng như giống, phân bón, xăng dầu, điện... nhưng đầu ra không những không tăng mà có lúc có nơi giảm và nghịch cảnh được mùa rớt giá liên tục xảy ra khiến nhiều nông dân lâm cảnh bần cùng. Người làm công ăn lương tại các doanh nghiệp mấy năm qua kinh tế suy thoái, công ăn việc làm bấp bênh, thu nhập không ổn định; từ tháng 4/2012 đến 7/2013 điều chỉnh tăng lương 9,5%, nhưng sau 15 tháng giá cả sinh hoạt đã tăng rất nhiều (giá điện tăng 3 lần: 01/07/2012, 22/12/2012, 01/08/2013).

Trong buổi họp báo thường kỳ tháng 7/2013, Người Phát ngôn Chính phủ Vũ Đức Đam nói: “Có một loạt giá đang tiến dần đến cơ chế thị trường, trong đó quan trọng là giá điện. Chủ trương chung của Nhà nước là nhất quán giá thành tiến tới theo cơ chế thị trường”.

Hứa hẹn lâu dài của Mùa Xuân Ả Rập – Vì sao luyến tiếc chế độ cũ là sai lầm

SHERI BERMAN

(Giáo sư Khoa chính trị tại Barnard College, Đại học Columbia, Hoa Kỳ)

Trần Ngọc Cư dịch

Với Syria ngày càng lún sâu vào cuộc nội chiến, với quân đội Ai Cập phải ra tay can thiệp để lật đổ một chính phủ dân cử ngày càng trở nên độc tài của nước này, và không có mấy tiến bộ chính trị ở các nước khác trong khu vực, những ngày hồ hởi ban đầu của Mùa Xuân Ả Rập chỉ còn là một ký ức xa vắng, nhạt nhòa. Một số người hoài nghi cho rằng tình trạng này chắc chắn sẽ thúc đẩy một cuộc xét lại tích cực hơn đối với trật tự độc tài trước đó; một số khác lại quyết rằng chủ nghĩa tự do (liberalism) quan trọng hơn thể chế dân chủ [hình thức], và đề nghị hi sinh thể chế dân chủ trong một nỗ lực tìm kiếm tự do. Một số khác nữa – có lẽ đa phần ở phương Tây -- chỉ biết lắc đầu ngao ngán và gán những vấn đề trên cho những yếu tố đặc thù khu vực như tôn giáo và văn hóa chính trị; họ tranh luận rằng những biến cố gần đây cho thấy người Ả Rập hay người Hồi giáo nói chung đơn thuần là chưa sẵn sàng hay không thích nghi với tự do chính trị.

Kinh tế Việt Nam: Thời điểm trả giá cho các thị trường đầu cơ

Phạm Chí Dũng

Đã bước vào quý 3/2013, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa nhìn thấy một cái đáy nào rõ rệt.Khung cảnh vẫn nhuộm một gam màu u ám, bất chấp hàng loạt báo cáo của giới chức sắc chính phủ và phát ngôn của giới chuyên gia cận thần về triển vọng kinh tế đang tốt lên.

Mới đây, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hiện là Chủ tịch Hiệp hội oanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là ông Cao Sỹ Kiêm đã mô tả bức tranh thực trạng: vẫn còn rất nhiều vấn đề vẫn chưa giải quyết được. Cụ thể, sản xuất vẫn đang bị thu hẹp, phá sản, đình trệ vẫn cao, khó khăn của nhiều doanh nghiệp về vốn, về đầu ra, tồn kho vẫn chồng chất và có xu hướng tăng lên… Đến nay theo thống kê đã có một nửa số doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đi, không đủ sức để chờ đợi được hưởng chính sách này. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chán nản, buông xuôi…

Ông Kiêm cũng đưa ra dự báo: với tình hình như thế này thì số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, giải thể phá sản chắc chắn còn tăng lên nữa.

Thương người em nhỏ, bây giờ ở đâu?

Blogger Người Buôn Gió

Phải chăng cô là nạn nhân của sự ngăn cản thông tin? Khi chưa có nghị định 72 mới ra vừa xong của chính phủ, cách đây vài năm, cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh trên bục giảng, đã gợi ý học sinh của mình chịu khó lên mạng để tìm kiếm thông tin bổ sung cho môn học. Lập tức từ phía tuyên giáo của chính quyền nổi lên một cơn thịnh nộ. Báo Dân Trí lên án hành động này và quy kết cho đó là "đã vi phạm nghiêm trọng trong việc xuyên tạc đạo đức nhà giáo; sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà nước; xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhập khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục".

TÂN HOA XÃ NÓI: SỰ SỤP ĐỔ CỦA TRUNG QUỐC SẼ TỒI TỆ HƠN LIÊN XÔ

ZACHARY KECK[1]

clip_image002Điểm một số tin trên truyền thông Mỹ về Trung Quốc cuối tuần qua:

Russell Leigh Moses ghi nhận trên trang China Real Time[2] rằng một hàng tít lớn của Tân Hoa Xã, “Những hậu quả của sự sụp đổ của Trung Quốc thậm chí sẽ tồi tệ hơn sự sụp đổ của Liên Xô” đã khởi phát một cuộc tranh luận mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội nước này. Theo Moses, Tân Hoa Xã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đối mặt với sự khốn cùng và nghèo khó, bởi “hoạt động gây bất ổn của số dân blogger ngày càng đông đảo”. Tháng Giêng vừa qua, trên blog Seeing Red in China công bố bài diễn văn bị rò rỉ của Tập Cận Bình, bài diễn văn có vẻ như nói với các đảng viên, trong đó ông gán sự sụp đổ của Liên Xô cho việc một bộ phận lãnh đạo Đảng thiếu niềm tin vào ý thức hệ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tranh cãi lâu ngày về những nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô.

Đường sữa trong tù

Tháng 8, 5, 2013

Phạm Thị Hoài

Truyền thông nhà nước lại vừa trưng ra danh sách thực phẩm mà gia đình gửi vào cho người tù Nguyễn Văn Hải Điếu Cày để kết luận rằng ông dựng “màn kịch tuyệt thực”. Cách đây không lâu, nghe ông Cao Trọng Oánh phụ trách Tổng cục 8 cho biết rằng ông Cù Huy Hà Vũ “sẽ không chết, trong tù đường sữa rất nhiều”, tôi bất giác nhớ đến câu chuyện ly sữa của nhà văn Nhã Ca [1].

Bà Nhã Ca, có tên trong danh sách những tên “biệt kích văn hóa”, bị bắt trong chiến dịch khởi động ngày 3 tháng Tư năm 1976, một năm sau ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng hàng trăm nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, nhân sĩ miền Nam bị xếp hạng “phản động”: Trần Dạ Từ, Đằng Giao, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Hữu Hiệu, Hoàng Anh Tuấn, Thân Trọng Kỳ, Hoàng Vĩnh Lộc, Trịnh Viết Thành, họa sĩ Chóe, Như Phong Lê Văn Tiến,  linh mục Trần Hữu Thanh, linh mục Đinh Bình Định, thượng tọa Thích Huyền Quang… Một trong những người trực tiếp thẩm cung bà là họa sĩ Ớt, tức nhà báo Huỳnh Bá Thành, sau này là Tổng biên tập báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

BÀN TRÒN BA LAN: NHỮNG BÀI HỌC (KỲ 5)

Hội thảo nhân kỷ niệm 10 năm Bàn Tròn Ba Lan tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ

7-10/4/1999

Dịch: Nguyễn Quang A

Panelist (diễn giả):

Giám mục Alojzy Orszulik, Giám mục Giáo phận Lowicz, Giáo sư Giáo luật, người tham gia Bàn Tròn với tư cách người quan sát cho Giáo hội Công giáo

Quý bà và quý ông kính mến, tôi đã chẳng bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ thấy mình ở đây giữa bè bạn đáng tôn quý như vậy những người phân tích những biến đổi đã diễn ra trong năm 89 ở nước chúng tôi. Và tất cả các cuộc trò chuyện của chúng ta, được tóm tắt rõ ràng ..., tôi đã ngạc nhiên về bản thân mình, tôi là một người làm việc rất chăm chỉ, bởi vì sau mỗi cuộc hội thoại, thậm chí mỗi cuộc qua điện thoại, tôi đã ghi chép vào các ghi chú. Và những ghi chú đó đã được chuyển cho không chỉ bề trên của tôi, c cho các thành viên của Đoàn Kết, cho nhóm, nhóm mà hay tụ tập nhất trong căn hộ của tôi, tại Ban Thư ký của Hội đồng Giám mục.

Nghị định 72 và cụ… Các-Mác!

Hà Sĩ Phu

VRNs (04.08.2013)Đà Lạt – “Cho và nhận thông tin công khai trên mạng chính là “Mình cho mọi người, và mọi người cho mình”, tất cả thành của chung mà không mất cái riêng, rất tự do mà không chiếm được của nhau, đó chính là lý tưởng “đại đồng” đầu tiên được thành hiện thực trên trái đất vậy, đó cũng là nơi để “trí tuệ toàn thế giới liên hiệp lại”.  Thú vị hơn nữa, trong đại dương của thông tin ấy, ai có trí tuệ bao nhiêu thì góp bấy nhiêu, nhưng được truy cập thông tin vô hạn, khai thác “tài nguyên” vô hạn, có thể học và biến tri thức cả nhân loại thành của mình (chỉ lo đầu mình không chứa nổi), thế là trong Thế giới Internet rõ ràng con người được hưởng chế độ “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”! Thế thì, hỡi những người yêu Mác, quý vị phải yêu Internet muôn lần nhiều hơn chúng tôi, hãy tôn trọng Internet và xin đừng hạn chế, cắt xén những thuộc tính giải phóng và liên kết nhân loại của Internet, đừng nhốt Internet vào “phòng kỷ luật” của Việt Nam, khiến Internet phải tuyệt thực thì khổ”.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã viết như vậy khi trả lời VRNs về Nghị định 72 – quản lý Internet, sẽ có hiệu lực từ 01.09 sắp tới.

Cuộc trao đổi giữa hai bố con blogger Điếu Cày

clip_image001

VRNs (05.08.2013) – Sài Gòn – Ngày 02.08.2013, anh Nguyễn Trí Dũng đã gặp blogger Điếu Cày trong 12 phút (theo một băng ghi âm chúng tôi nhận được từ Trại giam số 6 – xin cho chúng tôi không công bố nguồn cung cấp băng này, để bảo đảm an toàn cho người cung cấp).

Sau đây là chi tiết cuộc trao đổi giữa hai bố con blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

—–––––––––––––––––––––––––

Dũng: họ giải quyết cho bố chưa?

Bố: vào ngày 27.07, họ vào, họ gặp bố rồi.

Dũng:  Cụ thể ông nào vào gặp bố, cơ quan nào vào gặp bố?

Sự viện dẫn ngôn ngữ chính trị trong phê bình văn học

(Trần Thanh Mại và Xuân Diệu phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương) [1]

ThS. Hoàng Phong Tuấn

1. Tồn tại trong hoàn cảnh lịch sử đặc thù, phê bình văn học giai đoạn 1945 – 1985 tại miền Bắc Việt Nam chịu sự chi phối của quan điểm chính trị (1). Phân tích sự chi phối này sẽ góp phần nhận thức thực tiễn mối quan hệ giữa chính trị và văn học trong phê bình văn học. Bài viết vận dụng khái niệm “trò chơi ngôn ngữ” phân tích trường hợp phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương của Trần Thanh Mại và Xuân Diệu (3). Từ đây, bài viết chỉ ra sự chi phối của quan điểm chính trị biểu hiện qua sự viện dẫn ngôn ngữ chính trị làm quy tắc cho phê bình văn học.

2. Trong giai đoạn cuối hành trình lý thuyết, phản hồi lại sự hoài nghi của giới nghiên cứu về nhiệm vụ “khách quan hóa chân trời” trong phương pháp nghiên cứu tiếp nhận, Hans Robert Jauβ đã khai triển thêm quan niệm về “chân trời”, đặt nó trong mối liên hệ với khái niệm “trò chơi ngôn ngữ” của Ludvig Wittgenstein: “chân trời […] như là trò chơi ngôn ngữ trong triết học phân tích ngôn ngữ giai đoạn hậu kỳ của Wittgenstein, chính trò chơi ngôn ngữ về cơ bản đã giúp cho toàn bộ việc hiểu nghĩa có thể có được […]” (2). Theo Jauβ, việc hiểu một văn bản văn học diễn ra trong trò chơi ngôn ngữ với những quy tắc của một hình thức cuộc sống cụ thể. Vì vậy, nhiệm vụ “khách quan hóa chân trời” trong phương pháp nghiên cứu tiếp nhận đòi hỏi phải phân tích trò chơi ngôn ngữ của bản thân từng trường hợp tiếp nhận.

Đám mổ bò

Phạm Lưu Vũ

clip_image002

Truyện của PLV đã được giới thiệu trên forum 4 ngày sau khi anh viết xong, vì nhiều lý do đã treo forum, nay xin đưa lại, một truyện ngắn đáng đọc. VCV

Bàn tròn Ba Lan: Những bài học (Kỳ 3)

Hội thảo nhân kỷ niệm 10 năm Bàn Tròn Ba Lan tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ

7-10/4/1999

Dịch giả: Nguyễn Quang A

Moderator:

Michael D. Kennedy, Phó Giáo sư Xã hội học, Đại học Michigan

Có lẽ là một điều rất tốt rằng các cuộc đàm luận tại Magdalenka đã không có bất kỳ giới hạn thời gian nào trên chúng, và tôi phải thừa nhận và xin lỗi các diễn giả của chúng tôi rằng chúng tôi đã giao cho họ một nhiệm vụ thực sự là không thể, để nói nhiều đến vậy trong thời gian mà chúng tôi đã cho họ, và vì vậy tôi xin lỗi vì điều đó, nhưng tôi rất biết ơn về có thể nói ra bao nhiêu trong thời gian rất ngắn này. Diễn giả thứ hai của chúng tôi tối nay là Mieczyslaw Rakowski. Ông Rakowski là tổng biên tập của Polityka 1958-1982. Ông trở thành Thủ tướng Chính phủ ngày 27-9-1988, và ngay lập tức đưa ra một cuộc cải cách kinh tế triệt để. Ông đã cùng Tướng Wojciech Jaruzelski dọa từ chức khỏi Bộ Chính trị tháng 1 năm 1989, nếu Ủy ban Trung ương của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan, đảng cộng sản Ba Lan, không tán thành nghị quyết về đa nguyên chính trị và công đoàn. Ông đã là Bí thư thứ nhất cuối cùng của đảng và ngày nay là biên tập viên của Dzień, Przeglad Spoleczny. Thưa quý ông và quý bà, Mieczyslaw Rakowski.

Yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày

(Bản bằng tiếng Anh ở phía dưới. Scroll down for the English version.)

Kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam thực hiện đúng trách nhiệm của mình để khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực, nhằm giữ mạng sống cho công dân yêu nước Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày.

Công dân Nguyễn Văn Hải, do các hoạt động bảo vệ nhân quyền và chủ quyền cho Việt Nam, đã bị kết án 30 tháng tù “vì tội trốn thuế”, sau khi hết hạn tù lại bị kết án tiếp 12 năm tù giam “vì tội tuyên truyền chống nhà nước”. Bị ngược đãi trong tù, ông phải tuyệt thực để phản đối.

HR 1897: Nước cờ đầu tiên của thế “triệt buộc”

Phạm Chí Dũng

Độ mở của Washington tùy thuộc vào thái độ bớt khép kín của Hà Nội. Ngay trước mắt, giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam đã có thể bắt đầu nghĩ đến một khả năng “hòa hợp hòa giải” với chính thể, để cùng giữ cho đất nước này tránh thoát khúc quanh đầy tai biến trong những năm tháng tới.

Ba ngày sau

Chuyến đi của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Washington vào cuối tháng 7/2013 đã “gặt hái” được một kết quả gián tiếp nhưng tức thì: chỉ ba ngày sau kết thúc hội đàm Obama - Sang, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Luật nhân quyền Việt Nam với số hiệu HR 1897 với số phiếu áp đảo.

Có vẻ đúng như báo Nhân dân – cơ quan ngôn luận của Đảng – đã định hướng, một “chương” mới cho quan hệ Mỹ - Việt đang mở ra.

Nằm trong mục «Niềm tin chiến lược» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND): «…Imagine - Hãy thử hình dung…»

André Menras - Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

Tuyên bố của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam phụ trách Ủy ban người Việt ở nước ngoài liên quan đến những người Việt Nam ở Hoa Kỳ đi biểu tình (1) là một khiêu khích thực sự. Nó lăng mạ những người yêu nước chân chính đang sống ở nước này và phá hoại những nỗ lực hòa dịu và hòa giải mà ông Chủ tịch Trương Tấn Sang đã khéo léo khẳng định, cho dù có vẻ như vì mục đích chính trị ông đã nhấn mạnh hơi quá thêm một chút (2).

Chẳng có gì là đáng ngạc nhiên hết: ông Sơn là người dị ứng với những cuộc biểu tình của đông đảo quần chúng. Ta chớ nên quên rằng chính ông Sơn là người đã được Bộ Chính trị của Hà Nội cử làm đầu sai đi Bắc Kinh sau những làn sóng biểu tình đầu tiên của quần chúng chống lại các hành động xâm lấn của Trung Quốc ngoài Biển Đông.

Nhật Bản lấy lại thế đứng

(Nói chuyện với Thủ tướng Shinzo Abe)

Shinzo Abe, Foreign Affairs, tháng Bảy/tháng Tám 2013

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

Lời người dịch:

Điều đáng ghi nhận nhất trong bài phỏng vấn này là, chính Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng thẳng thắn vạch trần thủ đoạn sau đây của Trung Quốc: cứ việc tuyên bố chủ quyền trên một phần lãnh thổ của nước khác mặc dù trước đó chưa hề có tranh chấp, và bước tiếp theo là đề nghị “gác tranh chấp qua một bên” để hai bên cùng hợp tác khai thác. Abe thấy rõ thủ đoạn này được Trung Quốc áp dụng tại Biển Đông Việt Nam đối với Việt Nam và Philippines. Phát biểu của Abe rất có ý nghĩa vì đây là một cách ghi nhận chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và Philippines trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Thậm chí các lãnh đạo Mỹ cũng chưa bao giờ thẳng thắn vạch trần âm mưu này của Trung Quốc, vì Mỹ tuyên bố đứng ngoài việc tranh chấp các đảo trên Biển Đông Việt Nam.

Trần Ngọc Cư

Tre nhiều măng mọc vào đâu?

Tô Văn Trường

Bất  cứ  quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển bền vững thì yếu tố đầu tiên là phải luôn có đội ngũ nguồn nhân lực kế thừa, đủ cả  trí và dũng. Hay nói cách khác tre già thì măng phải mọc!

Liên hệ với cuộc sống, tôi rất thích bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy có các vần thơ được  đúc kết theo quy luật của tự nhiên:

“Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu”

Bàn về hiệu quả thực tế của những “vũ khí” giữ gìn Biển Đông

Hà Sĩ Phu

clip_image001

Trước hết xin cảm ơn anh Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh triết đã có thư mời tôi đến dự cuộc họp mặt các tác giả có công trình về chủ quyền Biển Đảo Việt Nam.

Tôi rất muốn có mặt để trực tiếp được nghe ý kiến các tác giả đã dày công nghiên cứu sưu tầm tư liệu về chủ quyền nước ta tại Hoàng Sa - Trường Sa và chia sẻ quyết tâm sắt đá giữ gìn Biển Đảo, nhưng do điều kiện sức khỏe không ra Hà Nội dự được, tôi xin có một lời bàn ngắn ngủi gửi đến cuộc họp mặt, với sự hiểu biết còn hạn hẹp, cũng mong góp phần nhỏ vào cuộc trao đổi thân mật và rất có ý nghĩa này.

Trước hết, dù là vũ khí chính trị, vũ khí ngoại giao, quân sự, lịch sử, văn hóa, dân vận… xin gọi chung là “vũ khí”.

Về vũ khí lịch sử, chúng ta đã sưu tầm được những văn bản, những bản đồ, hiện vật chứng minh từ hàng thế kỷ nay Hoàng Sa - Trường Sa đã thuộc vùng quản lý của tổ tiên ta, trong khi chính bản đồ của Trung Quốc từ năm 1904 đã cho thấy ranh giới của họ chỉ đến đảo Hải Nam, những tư liệu lịch sử ấy rất quý giá, kết tinh tấm lòng và công sức của nhiều người, như những vũ khí rất có giá trị. Đã có nhiều tác giả, nhiều công trình, nhiều sáng kiến đáng tôn vinh trong buổi gặp mặt này, nhưng để các “vũ khí” phát huy được hiệu quả mong muốn, tôi xin bổ sung mấy điều sau đây:

Hậu Obama-Sang: Bao lâu cho lộ trình TPP?

Phạm Chí Dũng

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc tại Washington, ngày 25/7/2013.

TPP chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.

Bàn tròn Ba Lan: Những bài học (Kỳ 1)

Hội thảo nhân kỷ niệm 10 năm Bàn Tròn Ba Lan tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ

7-10/4/1999

Dịch giả: Nguyễn Quang A

LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ hai mươi tư* của tủ sách SOS2, cuốn Bàn Tròn Ba Lan – Những Bài học. Đây là bản dịch của bản gỡ băng của Hội thảo được tổ chức từ ngày 7 đến 10 tháng 4 năm 1999, nhân kỷ niệm 10 năm của Bàn Tròn Ba Lan, tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ.

Bạn đọc nào đã đọc cuốn thứ 14, Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary, về diễn biến Bàn Tròn Hungary mùa hè năm 1989, thì có thể thấy cuốn này là cuốn tương tự, nhưng rất khác về Bàn Tròn Ba Lan vào mùa xuân cùng năm, trước Bàn Tròn Hungary.

Dân khí suy đồi và trách nhiệm của người Việt Nam

Võ Thị Hảo

“Dân khí nước ta bị suy giảm quá tệ… Khiếp sợ quen thói, nghe và thấy chật hẹp, tai như điếc, mắt dường mù… Người dưới phải làm điều đê tiện mà không biết hổ, phải chịu sự ô nhục mà không biết thẹn…

(Phan Bội Châu – Bức thư viết bằng máu và nước mắt từ đảo Lưu Cầu).

Mỗi công dân Việt Nam, nếu cố gắng vượt qua sự sợ hãi và vô cảm thì chắc chắn sẽ chấn hưng được dân khí.

Võ Thị Hảo

Từ sai lầm chiến lược đến đối tác toàn diện

Thái Bình

Quan hệ Việt-Mỹ qua chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, theo Vietnamnet: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ”.

Hai cựu thù sau khi đánh nhau đẫm máu gần hai mươi năm với những mất mát rất nặng nề của cả hai bên về người, tiền của; sau chiến tranh lại mất thời gian rất dài – 20 năm – để thiết lập quan hệ ngoại giao, gần 40 năm mới nhận ra được sự cần thiết cũng như nhu cầu phải “xác lập quan hệ đối tác toàn diện”.

Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ cuối – Kỳ 19)

ĐỐI ĐẦU VỚI CON RỒNG TRUNG QUỐC – LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG TOÀN CẦU

Peter Navarro & Greg Autry

Dịch giả: Nhóm dịch thuật cựu học sinh AIT

Bản dịch Chết dưới tay Trung Quốc đến hôm nay đã đăng đến kỳ cuối. Ban biên tập Bauxite Việt Nam một lần nữa xin cám ơn Nhóm dịch thuật cựu học sinh AIT đã cung cấp văn bản, xin cám ơn các độc giả đã nhiệt tình theo dõi và thường xuyên phản hồi. Rất mong được tiếp tục nhận các bản dịch hay khác từ nhiều nguồn để chia sẻ cùng độc giả.

Bauxite Việt Nam

Bảo vệ tự do và vai trò của đối kháng

Aung San Suu Kyi

Đỗ Kim Thêm dịch

clip_image002

Lời người dịch:

Sau khi trở về Miến Điện vào năm 1988, Aung San Suu Kyi lãnh đạo Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (National League for Democracy, NLD) để đấu tranh chống chế độ quân phiệt. NLD thắng lớn trong cuộc tuyển cử năm 1990 nhưng bị các tướng lãnh phủ nhận kết quả. Từ đó, bà bị quản thúc tại gia, sống cách biệt với gia đình tại Anh. Năm 1991 bà được giải Nobel Hoà bình nhưng không thể đi nhận giải, vì sợ sẽ bị cấm trở lại Miến Điện để tiếp tục đấu tranh. Hiện nay, nhờ Miến Điện cải cách sâu rộng nên bà được tự do vào năm 2010 sau 15 năm bị quản thúc. Tháng 3 năm 2013 bà được tái đắc cử vào chức vụ Chủ tịch NLD. Triển vọng NLD nắm quyền và thay đổi chế độ quân phiệt vào cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 trở thành hiện thực. Bà là biểu tượng cho khát vọng tự do của người dân Miến và trở thành ngọn đuốc hy vọng chung cho các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn