Núi nợ đe dọa nền kinh tế

Nam Nguyên, phóng viên RFA

VIETNAM-ECONOMY-INFRASTRUCTURE

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 16/05/2015. AFP PHOTO / HOANG DINH NAM

Ngân hàng thế giới vừa cảnh báo rủi ro nợ công của Việt Nam phát sinh từ các nhân tố mới. Ý kiến các chuyên gia như thế nào về vấn đề này?

Hòa giải, 1975-2015

Trần Thanh Nghị

Hòa giải là vấn đề mấu chốt của Việt Nam từ 1975 đến nay. Nó là chiếc chìa khoá thiết yếu có khả năng mở ra rất nhiều cánh cửa: dân chủ, phát triển, và nhất là đoàn kết dân tộc, trước họa mất chủ quyền trên cả lãnh thổ lẫn lãnh hải vào tay Trung Quốc ngày càng hiển hiện trước mắt. Thế nhưng, cho đến nay, vẫn luôn luôn có hai cách đặt vấn đề hòa giải – một của “bên thắng cuộc”, một của “bên thua cuộc” – để rơi vào bế tắc. Như thể người Việt Nam vẫn chưa thực tâm mong muốn, chưa sẵn sàng hòa giải với nhau. 

Cách thứ nhất là kêu gọi hòa giải song song với sự từ chối công nhận cuộc chiến tranh vừa qua là một cuộc nội chiến, hay ít ra, có khía cạnh nội chiến. Bởi nếu không phải là nội chiến thì vì sao phải hòa giải, ai hòa giải với ai, và hòa giải nhằm mục đích gì? Kêu gọi kiểu đó là nêu lên một vấn đề lịch sử mà không có tác nhân lịch sử – nói theo cách trừu tượng của sử gia; nghĩa là chẳng khác nào mang vở Hamlet của Shakespeare ra diễn mà không có Hamlet, với xâu xé bi kịch “to be or not to be” của nhân vật – nói theo kiểu khôi hài của những người cùng xứ sở với tác giả. 

Bản Lên Tiếng Yêu Cầu Trả Tự Do Cho Các Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2015

Vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nhằm định ra một khuôn mẫu chung về quyền con người mà mọi quốc gia và mọi dân tộc cần đạt tới. Hơn 65 năm sau, những gì ghi trong Bản Tuyên Ngôn này vẫn là một chuẩn mực mà mọi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc đều phải tôn trọng.

Là một nước thành viên của Liên Hiệp Quốc và hiện nay cũng là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, lẽ ra Việt Nam phải đi đầu trong việc tôn trọng các chuẩn mực của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và tuân thủ những công ước quốc tế về nhân quyền đã ký kết, như Công ước Quốc tế về Quyền Tự do Dân sự và Chính trị, Công ước Quốc tế về Quyền Tự do Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Nhưng những gì đã và đang xảy ra tại Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại. Các quyền con người vẫn tiếp tục bị chà đạp, việc bắt bớ và giam cầm tùy tiện vẫn tiếp tục xảy ra. Nghiêm trọng hơn là trong nhà tù của Việt Nam, có những người đã bị giam giữ nhiều năm, với những bản án nặng nề, chỉ vì họ đã thực thi các quyền về tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận hay tự do hội họp và lập hội. Tiếp tục giam cầm các tù nhân lương tâm này là chà đạp trắng trợn lên tinh thần của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Sinh tồn, phát triển hay tiêu vong?

Trần Minh Thảo

1/ Loạn? Giặc? Nổi dậy? Khởi nghĩa? Cách mạng? Kháng chiến?

Một số người Việt tỉ mẩn tổng kết lịch sử đất nước cho rằng kể từ thời tự chủ (nhà Ngô – thế kỷ thứ 10) cho đến nay, dân Việt dành đến 2/3 thời gian để chống ngoại xâm (chủ yếu là từ phương Bắc) và 100/100 thời gian để “tranh bá đồ vương” với nhiều tên gọi: loạn, giặc, nổi dậy, khởi nghĩa, cách mạng… Do đó Việt Nam sinh tồn đã khó nói gì đến phát triển, tiến bộ.

Lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam từ khi Ngô vương Quyền đánh bại quân Nam Hán với Bạch Đằng Giang lừng lẫy (năm 938) – nhà sử học Ngô Thì Sĩ (thế kỷ 18) đánh giá: “Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu” – thiết lập nền độc lập, tự chủ cho quốc gia Việt trải qua Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ (Quí Ly), hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn, Hồ (Chí Minh) triều đại nào cũng phải chống trả ngoại xâm. Tương ứng với các triều đại của Việt Nam, phương Bắc thì có Nam Hán, Tống, Nguyên Mông, Minh, Mãn Thanh, Mao (Đặng Tập) và cả của phương Tây (Pháp, Mỹ). Hiện nay là cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của Trung Quốc Cộng sản nham hiểm.

Bàn về thi đua và khen thưởng

Nguyễn Đình Cống

1-Tình hình

Trong hai ngày (6 và 7 tháng 12- 2015 ) tại Hà Nội diễn ra Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 9 với trên 2000 người dự. Có vẻ như là ngày hội lớn của dân tộc. Số tiền ngân sách bỏ ra để tuyên truyền, chuẩn bị và tổ chức Đại hội ở các cấp, để chi cho các đại biểu và quan chức có liên quan chưa biết là bao nhiêu, chỉ có thể đoán phải đến nhiều, rất nhiều ngàn tỷ. Trong hoàn cảnh kinh tế phát triển, đạo lý được đề cao, xã hội ổn định, mọi người phấn khởi mà bỏ ra vài chục ngàn tỷ để tổ chức đại hội liên hoan, để vui chơi thì cũng đáng lắm chứ. Nhưng hiện nay tình hình mọi mặt của đất nước chẳng lấy gì làm sáng sủa, nợ nần chồng chất, tham nhũng tràn lan, đạo đức và giáo dục xuống cấp, tệ nạn mọi mặt thi nhau phát triển, đặc biệt là sự mất lòng tin càng ngày càng tăng. Trong hoàn cảnh như vậy mà tổ chức hết đại hội liên hoan này đến đại hội liên hoan khác, tiêu hàng chục ngàn tỷ đồng để mua vui chốc lát cho một số ít người nào đó thì kể ra cũng thuộc loại “chịu chơi và dám làm liều”.

Bài phát biểu cảm động của “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén

Không chỉ cảm động, bài phát biểu cho thấy ông Nén lớn hơn đám đã hại ông, cả tầm vóc lẫn lòng vị tha.

Nguyễn Quang Lập

Một người tù oan về nhà phát biểu hay hơn tất cả diễn văn đại hội toàn đảng xưa giờ gộp lại.
Lời phát biểu này đã thong dong đi vào lòng người hôm nay thì sẽ thong dong đi vào lịch sử mai sau…

Đinh Tấn Lực

"Kính thưa thầy Nguyễn Thận!

Kính thưa các nhà báo!

Kính thưa các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận!

Tôi là Huỳnh Văn Nén, người mà được các cơ quan báo chí gọi là người tù thế kỷ, với hai bản án oan cho tội giết người trong 2 vụ án. Tôi là người đã đi tù hơn 17 năm vì sự sai sót có chủ đích của những người làm việc trong cơ quan tố tụng.

Hơn 17 năm qua, gia đình tôi đã tan nát, các con tôi lớn lên mà không được cha dạy dỗ, đến miếng ăn cũng không đủ no.

Hơn 17 năm sau tôi trở về, làng xóm thay đổi, chỉ có nhà tôi là xơ xác.

Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen là việc bắt buộc phải làm

Hà Thủy Nguyên

(Nhóm "Người tiêu dùng cần biết về GMO")

Liên bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Bộ Khoa học Công nghệ vừa ra thông tư 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN dán nhãn với các thực phẩm biến đổi gen đóng gói sẵn. Thông tư này bắt đầu được thực thi từ ngày 8/1/2016.

Trong bài viết trên Tri Thức trẻ có tên: “Nhiều người sẽ ăn ngon hơn khi biết tin sau”, người viết bài lấy bút danh An Nhiên cho rằng:

“Thực tế, thực phẩm biến đổi gen là một kết quả về nghiên cứu về giống của các nhà khoa học trên thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ cho phép tiêu thụ thực phẩm biến đổi gen từ nhiều năm nay. Các chuyên gia trong ngành cũng đã khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm cho rằng dùng thực phẩm biến đổi gen là tốt thì nhiều ý kiến trái chiều lại cho rằng không an toàn, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Cách ứng xử của chính quyền Việt Nam với ngư dân bị bắn chết trên biển

Trần Quí Cao

Một ngư dân Việt Nam bị giết khi đang đánh cá ngoài khơi, cách đất liền tổ quốc khoảng 500 hải lý. Bị tấn công và bắn chết bởi người của tàu nước ngoài mà báo chính thống đầu tiên loan tin là “tàu lạ”, về sau có tin nói là tàu Philippines.

Không một vị nào trong chính quyền lên tiếng. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: im; Chủ tịch nước: im; Thủ tướng: im; các Phó thủ tướng có liên quan: im; Chủ tịch Quốc hội: im; Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc: im; Bộ trưởng Quốc phòng: im; Bộ trưởng Công an: im; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: im…

Không một hành động tiếp ứng từ phía chính quyền. Không trực thăng hay tàu quân sự ra tiếp ứng, tiếp đón thi thể; không tàu cứu thương, tàu cảnh sát biển, kiểm ngư… Chiếc thuyền nhỏ bé của ngư dân sau khi bị tấn công, lẻ loi, nặng nề và chậm chạp chở thi hài ướp đá của ngư dân Trương Đình Bảy về đất liền. Tổ quốc của ông đã bỏ mặc ông cho những tên cướp biển hung hãn, cướp thật hay cướp từ một quốc gia nào đó, giết ông, và sau đó tổ quốc ngoảnh mặt với xác chết của ông!

Chủ nghĩa Xã hội có xuất hiện ở Việt Nam trong thực tế?

Thiện Tùng

Đã và đang có hai luồng ý kiến, một số người nói Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) đến Việt Nam, một số người khác nói không (1). Vậy đâu là sự thật?

Người viết bài này thuộc về phía những người nói . CNXH đến Việt Nam khá lâu. Nói vui: nó hung dữ lắm, “nhập gia không tùy tục”, quậy phá tanh bành xã hội Việt Nam. Bị nhân dân Việt Nam đánh đuổi, nó vẫn chưa chịu rời Việt Nam, chạy chui vào “bình” còn lú cái đuôi “định hứng XHCN”.

Để dễ hình dung, tôi dựng chuyện: Chủ cái nhà Việt Nam vốn của hai anh Phong kiến và Tư bản (nửa Phong kiến, nửa Tư bản), một hôm, gã mang tên XHCN từ trời Âu du sang, đuổi anh Phong và Tư ra khỏi ngôi nhà Việt Nam, quậy phá tơi bời. Tuổi già sức yếu lại lâm trọng bịnh, anh Phong qua đời. Thừa lúc anh XHCN sa đà ăn chơi tác tán, gây ra thảm họa trời sầu đất thảm, nước khóc sông buồn, được nhân dân ủng hộ, anh Tư trở về tống cổ anh XHCN ra, đại tu lại ngôi nhà Việt Nam vốn bị anh XHCN phá gần như đổ nát.

Vì đâu nên nỗi (trao đổi với LS Lê Văn Luân)

Nguyễn Đình Cống

1- Nhập đề

Vừa qua tôi đọc được trên trang BA SÀM (6017 ngày 2/12 ) bài: “Viết cho những người vô cảm và đừng sống chỉ để cho cuộc đời lãng quên” của LS Lê Văn Luân. Xin trích ra đây vài câu quan trọng từ bài đó: “Gần như cả một thế hệ trẻ thờ ơ với đất nước […], chúng trẻ, nhưng ngủ mê, […] sợ nói về chính trị,[…] trở nên dối trá và tự huyễn về bản thân. Những con người của thế hệ trẻ chẳng màng gì đến sự vận động của xã hội, của đất nước […] Sự vô cảm đã trở thành hiển nhiên. Nó đang giết đi xã hội và cuộc đời này.”.

Tôi hết sức thông cảm với nỗi niềm bức xúc của tác giả và có phần tán thành với nhận định, chỉ xin trao đổi thêm vài điều cho rộng đường dư luận.

Không thể “câu giờ” hơn nữa với các danh nghiệp nhà nước

Phan Minh Ngọc

clip_image002

Tổng nợ phải trả của 781 doanh nghiệp Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ trong năm 2014 đã lên tới 1.740.375 tỉ đồng, tăng 12,2% so với năm 2013, tương đương 44,2% GDP tính bằng tiền đồng theo giá hiện hành của Việt Nam năm 2014. Ảnh: T.L

(TBKTSG) - Trong “Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước” do Chính phủ báo cáo Quốc hội, có những con số “khổng lồ” về quy mô nợ phải thu và nợ phải trả.

Cụ thể, nợ phải trả của 119 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là các tập đoàn, tổng công ty và công ty mẹ lên tới 1.567.063 tỉ đồng tính đến năm 2014 (tăng 8% so với năm 2013). Ngoài ra, 662 DNNN là các công ty TNHH một thành viên độc lập với tổng nợ phải trả là 173.312 tỉ đồng (tăng 74% so với năm 2013). Như vậy, tổng nợ phải trả của 781 doanh nghiệp Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ này đã lên tới 1.740.375 tỉ đồng, tăng 12,2% so với năm 2013.

Với nhiều người, các con số ngàn và triệu tỉ đồng này hơi khó đọc và khó hình dung vì chúng có quá nhiều chữ số. Nhưng chỉ cần biết rằng con số 1.740.375 tỉ đồng tổng nợ phải trả này tương đương với 44,2% GDP tính bằng tiền đồng theo giá hiện hành của Việt Nam năm 2014 là cũng đã đủ thấy quy mô của gánh nặng nợ này lớn đến đâu.

Còn để biết được khả năng trả nợ thì so con số tổng nợ này với lợi nhuận trước thuế cộng gộp của 781 doanh nghiệp (187.699 tỉ đồng). Tổng số nợ phải trả lớn gấp 9,3 lần tổng lợi nhuận trước thuế! Như vậy, dù có dùng toàn bộ lợi nhuận thu được (chưa trừ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi tức phân phối cho cổ đông, tức ngân sách) thì các DNNN sẽ phải mất gần 10 năm chỉ để trả hết nợ, giả sử tình hình sản xuất kinh doanh không thay đổi và doanh nghiệp không phải vay nợ thêm trong thời gian đó.

“Bụi Chương Mỹ” không vô ích!

Manh Dang

Tháng 11/2015 đã khép lại. Nhưng công bằng thì lịch sử nghề nghiệp luật sư sẽ phải dành một trang đặc biệt để ghi nhận về thời điểm tháng 11/2015, một tháng với quá nhiều biến động đối với nghề nghiệp luật sư. Biến động không đến từ các hoạt động thuần túy tố tụng hay tư vấn là những hoạt động chuyên môn thường nhật của nghề nghiệp luật sư, mà lại xuất phát từ các hoạt động ngoài chuyên môn. Theo đó, công chúng được dịp chứng kiến sự thử thách đến với luật sư, sự trả giá của luật sư, nhưng cũng kèm theo sự thu hoạch cho nghề nghiệp luật sư, mà phần quan trọng là dần giúp định hình nghề nghiệp theo chiều hướng tiệm cận hơn với thế giới văn minh, ít nhất cũng ở sự điển chế của pháp luật. Thế nhưng, ý nghĩa tích cực nhất là đã đánh thức đến phần sĩ diện nghề nghiệp tưởng chừng đã ngủ quên trong sự sợ hãi chung thân của mỗi luật sư hành nghề tại xứ sở này…

Có thể điểm vài sự kiện trong tháng 11 đáng nhớ.

- Đầu tiên, là sự kiện vận động cùng ký “Đơn kiến nghị chung” yêu cầu bãi bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bào chữa trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, sự kiện này do LS Ngô Ngọc Trai (Ngô Ngọc Trai) chủ trương.

Tản mạn bên hội nghị “biến đổi khí hậu” (COP21): Một bàn ăn lịch sử

Trần Thu Dung

Mặc dù vừa xảy ra khủng bố ngày 13/11/2015, Paris không run sợ vẫn duy trì đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh theo công ước của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 21). 150 nguyên thủ quốc gia trên thế giới tham dự. Để chia sẻ nỗi đau và đoàn kết cùng nước Pháp chống khủng bố, Tổng thống Obama là người đầu tiên gửi điện chia buồn với nước Pháp sau thảm họa; vừa đến sân bay ngoại ô Paris, mặc dù gần nửa đêm, trời lạnh Obama đến thẳng nhà hát Bataclan đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân chứ không đến đặt vòng hoa dưới chân tượng đài George Washinton – tổng thống đầu tiên của Mỹ, dựng ở ngay quận 16 sang trọng. Do vấn đề an toàn, nên việc viếng thăm âm thầm không được thông báo trên truyền thông trước.

clip_image002

Tổng thống Obama đến đặt hoa tưởng niệm nạn nhân trước nhà hát Bataclan.

Đối diện con quái vật

Tuấn Khanh

Thái độ công dân đối với quốc gia mình, phản ánh rất nhiều điều để nghĩ. Nó có thể người tay hân hoan vỗ tay cười, và có thể khiến từng cá nhân gục mặt khóc âm thầm.

Tháng 11/2015, sau khi nước Pháp bị tấn công bởi quân IS, số lượng thanh niên xin tòng quân để bảo vệ tổ quốc và đáp trả lại những kẻ đã giết hại đồng bào mình tăng gấp bốn lần. Các cơ sở tuyển quân của Pháp cho biết họ bất ngờ trước các lời xin nhập ngũ và các thư thắc mắc về tiêu chuẩn nhập ngũ lên đến 1500 hồ sơ, mỗi tuần. Theo ước tính, từ đây đên năm sau, Pháp sẽ nhận thêm 25.000 tân binh nữa. Hầu hết các lý do trong đơn xin nhập ngũ, được ghi rõ rằng họ muốn bảo vệ tổ quốc mình.

Tổ quốc là cái gì đó rất mơ hồ, không cụ thể. Nhưng đứng trước những hình ảnh nơi sinh sống của mình đang lâm nguy, những người chung tiếng nói, quốc tịch của mình bị giết, bị đe doạ, ý thức về tổ quốc bừng dậy như một bản năng cao quý.

Nước Pháp không phải là ngoại lệ. Vụ khủng bố ngày 9/11/2001 ở Mỹ cũng đã khiến tinh thần ái quốc của người Mỹ đa chủng tộc lên cao bất ngờ. Các thống kê cho thấy chỉ một tháng sau vụ đánh vào toà tháp đôi, trang mlive.com cho biết hàng chục ngàn thanh niên đã xin đăng lính vào nhiều binh chủng, đặc biệt ghi rõ là họ sẵn lòng đi đến bất cứ nơi đâu để tiêu diệt kẻ tấn công vào đất nước mình, người dân của mình. Năm 2002, nước Mỹ đón nhận thêm 80.000 tân binh. Tình trạng bùng nổ bất ngờ này làm gợi nhớ số lượt đăng lính tăng vọt sau vụ người Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào năm 1941.

Vì sao phải xây dựng dân chủ ở Việt Nam?

Trần Thanh Nghị

“Vì sao ta phải xây dựng dân chủ ở Việt Nam”? Bức xúc hoàn toàn chính đáng. Ít ra nó cũng chính đáng như: “Vì sao ta phải xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”? Cả hai thể chế đều có người theo và kẻ chống, người yêu và kẻ ghét. Thế nên không nhất thiết hai thắc mắc trên phải thuộc vào loại “hỏi han” của những người chống dân chủ, hay của những kẻ chống chủ nghĩa xã hội – nghĩa là không nhất thiết phải là một câu hỏi “đểu”, mà có thể chỉ là một sự tìm hiểu thật thà.

Mặt khác, nếu chúng ta không muốn giống như những người học đòi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà không biết, nên chẳng bao giờ giải tỏa nổi mối băn khoăn chủ nghĩa xã hội là gì, thì bước đầu để giải đáp thắc mắc “Vì sao ta phải xây dựng dân chủ” ở đây phải là khả năng trả lời thông thoáng thách thức, tuy đơn giản nhưng cốt tủy này: dân chủ là gì, hay, thế nào là dân chủ?

*

Một lúc nào đó trong đời, chúng ta đều đã có dịp đi tìm định nghĩa về dân chủ qua sách báo. Và về sự tìm tòi này, xin thú thực – đồng thời xin thề thêm, rằng điều tôi sắp nói ra đây là hoàn toàn chân thật, chứ không phải là lời khen đểu, nói mỉa hay giễu cợt: sự xác định hay nhất, thỏa đáng nhất mà tôi từng nghe và đọc, là định nghĩa về dân chủ do chính ĐCSVN quang vinh đưa ra, và đưa ra trong thời gian cai trị cả nước, chứ không phải lúc còn bôn ba nơi rừng núi. Tại sao tôi tin là hay nhất? Bởi vì nó là khoa học – và khi nói khoa học, tôi không nghĩ tới thứ khoa học giả cầy Mác Lênin, hoặc các khoa học nhân văn và xã hội còn bị chê là “mềm”, mà tới các khoa học “cứng” như vật lý hay hóa học. Tại sao tôi cho là “khoa học”? Bởi vì nó đồng dạng, nên cũng có thể được xem như cùng một loại hình, với lối định nghĩa phổ biến nhất trong các khoa học thực nghiệm ngày nay.

Giấc mơ cải tổ của Tập Cận Bình

Ngô Nhân Dụng

Ngày Thứ Hai, 30 tháng Mười Một, 2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quyết định chấp nhận đồng tiền Trung Quốc làm tiền dự trữ. Từ năm năm nay, chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã vận động xin IMF nhưng không được, năm nay mới thành công. Trung Cộng hy vọng đồng nguyên sẽ được nhiều người sử dụng, ngân hàng trung ương nhiều nước có thể giữ trong kho ngoại tệ dự trữ, giống như đô la Mỹ, đồng Euro, bảng Anh, và đồng yên Nhật Bản.

Tại Bắc Kinh, báo đài ca ngợi địa vị mới này, tạo cho dân chúng Trung Hoa một ảo tưởng! Họ nghĩ rằng lâu nay đồng đô la Mỹ chiếm địa vị cao, được nhiều quốc gia sử dụng để giao dịch với nhau và giữ làm dự trữ ngoại tệ; nay đồng nguyên đứng ngang hàng với đô la thì uy thế của Trung Quốc trong kinh tế, tài chánh thế giới cũng cao hơn. Nghĩ như vậy là lẫn lộn nhân với quả. Ðịa vị của đồng đô la là do sức mạnh của nền kinh tế Mỹ chứ không phải vì đô la mạnh nên kinh tế Mỹ cao hơn. Ðồng nguyên được IMF công nhận vì kinh tế Trung Quốc lớn hàng thứ hai trên thế giới và số lượng hàng xuất nhập cảng lớn, một điều kiện đã được thỏa mãn.

Chỉ công an Đồng Nai thôi ư?

Dư luận dậy sóng từ một bài trên facebook của nickname “Cánh Đồng Ngô”, tố cáo đích danh Giám đốc Công an Đồng Nai Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh và công an giao thông tỉnh này. Báo Thanh Niên nhanh chóng có bài dưới đây (http://thanhnien.vn/thoi-su/cong-an-dong-nai-len-tieng-ve-bai-ban-chat-that-csgt-tren-facebook-641296.html), thuật lại vụ việc. Nhưng sau vài giờ bài báo đã bị gỡ xuống; tuy vẫn có thể đọc được theo địa chỉ cache của google: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:81fIbhtxuz4J:thanhnien.vn/thoi-su/cong-an-dong-nai-len-tieng-ve-bai-ban-chat-that-csgt-tren-facebook-641296.html+&cd=1&hl=en&ct=clnk. Và cùng lúc đó, bài trên facebook của Cánh Đồng Ngô (https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=136440480054195&id=100010647316746&fref=nf) cũng lặng lẽ biến mất.

“Xử lý khủng hoảng” như thế thì thánh thật!

Chúng tôi cho đăng cả hai bài (giữ nguyên lỗi đánh máy) để bạn đọc “thưởng lãm”.

Bauxite Việt Nam

Mạng ngư dân có cần chính phủ quan tâm?

Phạm Quang Tuấn

Nếu công dân của một nước "đàng hoàng" bị bắn chết trên biển, hẳn là chính quyền sẽ lập tức gửi ngay tàu cao tốc, máy bay, tàu cứu thương, v.v. ra giúp đỡ và khởi sự điều tra. Còn cần thiết làm gấp hơn nữa nếu vụ án mạng có dính dáng đến chủ quyền đất nước.

Ngư dân Trương Đình Bảy bị bắn chết tại Trường Sa vào ngày 26/11/2015, sáng 1/12 chiếc tàu cá mới về đến cảng, mang theo xác ông Bảy và tang vật bốn vỏ đạn. Trong suốt thời gian hơn bốn ngày đó, hoàn toàn không có dấu hiệu gì là chính quyền bắt tay vào điều tra vụ án mạng, họ chỉ ngồi nhà đợi thuyền nạn nhân đem xác và tang vật trở về. Chỉ có một lá thư "báo cáo" của người anh thuyền trưởng, đổ cho sát nhân là người Philippines nhưng không hề đưa bằng cớ. Thư tố cáo lại gửi cho Nghiệp đoàn nghề cá xã thay vì cho công an hay cảnh sát biển và các tuyên bố sau đó toàn là do nghiệp đoàn này!

Sự xuất hiện các bài viết dự báo diễn biến tích cực của tương lai

Trần Quí Cao

Tôi có ấn tượng tích cực về các bài báo của Danh Đức trên tờ Tuổi Trẻ. Những bài báo mang trên từng dòng viết hơi thở nhiệt thành của tác giả phù hợp với mong ước của đa số dân chúng.

Hôm nay tôi xin viết về ý nghĩa của sự xuất hiện các bài báo này trong thời gian gần đây. Những ý nghĩa, dù có liên quan tới, vẫn nằm bên ngoài nội dung các bài báo đó.

HAI BÀI BÁO

Trong vòng ba tuần lễ nay, hai bài báo của Danh Đức lên tiếng về lập trường rõ rệt của tác giả đối với Trung Cộng:

A) Bài “Ngôn từ hai mặt” (Tuoitreonline, 8-11-2015):

Sau chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình, ngày 8-11-2015, trên Tuoitre online, bài viết này xuất hiện phê phán ông Tập Cận Bình một cách mạnh mẽ và sâu sắc như sau:

Ma trận thoát Trung hay nhiệm vụ bất khả thi?

Nguyễn Quang Dy

Gần đây, nhiều người nói đến “thoát Trung”. Có lẽ vì đó là tâm nguyện của nhiều người Việt yêu nước. Nhưng “thoát Trung” thế nào, khi Trung Quốc nắm chặt từ đầu đến chân (như cái vòng “kim cô”). “Thoát Trung” bằng cách gì khi dân trí và trách nhiệm cộng đồng thấp lè tè nhưng lòng tham và tính tự phụ lại cao ngất; Các tổ chức trì trệ và phân liệt (dysfunctional) trong khi các doanh nghiệp nếu chưa chết cũng sa vào “bẫy thu nhập trung bình”.

Có người nói taị sao người Miến Điện làm được mà người Việt Nam lại không làm được. Đúng thế, người Việt tuy “không thua kém ai”, nhưng tại sao không tìm đâu ra Thein Sein hay Aung San Syu Kyi? Miến Điện cũng khốn khổ vì độc tài và tham nhũng, nhưng tại sao hai phía lại bắt tay được với nhau để hòa giải? Có lẽ vì họ còn biết tự trọng dân tộc và nghĩ đến tương lai quốc gia (trong khi người Việt chỉ nghĩ đến cái túi tiền riêng). Họ cũng đầy tham nhũng, nhưng không tham đến nỗi “ăn không chừa cái gì”. Hình như có một sự khác biệt.

Phải chăng đang có những tín hiệu… không bình thường?

Trên tờ Tuổi trẻ vừa xuất hiện bài viết “Của để dành” của Tổng thống Thein Sein của một người ký tên Danh Đức (xin xem ở phần dưới), có thể xem là một tín hiệu khác thường. Bài viết ca ngợi sự dũng cảm của ông Thein Sein trong hai quyết định hết sức khó khăn là từng bước cố gắng rút dần ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng, kể từ 4 năm lại đây, và – gắn liền mật thiết với tiến trình đó – từng bước chuẩn bị cho sự chuyển đổi mô hình nhà nước Myanmar từ một thể chế độc tài quân phiệt sang thể chế dân chủ, cuối cùng dứt khoát trao chính quyền lại cho nhà dân chủ hàng đầu của Myanmar, khôi nguyên hòa bình Aung San Suu Kyi.

Ông Thein Sein quả đã lập được một kỳ tích cho uy tín chính trị/chính khách của bản thân ông, giúp nước Myanmar lật sang một trang sử hoàn toàn mới, hứa hẹn nhiều đổi thay ngoạn mục. Nhưng nêu lên bài học về ông Thein Sein trong hiện tình nóng bỏng của Việt Nam, trên một tờ báo có đông đảo bạn đọc vào bậc nhất như tờ Tuổi trẻ, liệu những ai có thể đang sắm vai mờ chồng – xin mượn một thuật ngữ điện ảnh – phía sau phát ngôn ấn tượng này muốn gửi gắm điều gì? Phải chăng hình ảnh sáng giá của Thein Sein ở đây nhằm thông báo về một Thein Sein sắp tới của nước ta, để bạn đọc hình dung/dự đoán phần nào diện mục và có thể cả bản lĩnh của “Thein Sein Việt Nam”? Mặt khác, nếu đã nghĩ đến một “Thein Sein Việt Nam” thì hẳn cũng phải nghĩ đến một “Aung San Suu Kyi Việt Nam” như là một vế tất yếu trong quá trình chuyển đổi mà thiếu đi cái vế không thiếu được đó thì sự chuyển đổi sẽ không bao giờ xảy ra? Xem xét một cách thấu đáo hơn nữa, có vẻ như đây là một tín hiệu kép: trong hoàn cảnh không bình thường hiện nay của một chế độ có bộ máy chấp chính nằm trong tay một đảng duy nhất, các đảng đối lập đều “đứng ngoài pháp luật”, sự “nhập một” giữa một Thein Sein và một Aung San Suu Kyi lại cũng là một định mệnh lịch sử không thể nào khác được mà nội dung thông báo rất “kín đáo” của ký giả Danh Đức cho phép nghĩ rằng đấy mới là trọng tâm mà bài báo trên Tuổi trẻ dồn vào. Một phát ngôn mang thật nhiều ẩn ý và đều là ẩn ý đáng cho ta quan tâm.

“Phức tạp lắm, bức xúc lắm”?

Nguyễn Văn Tuấn

Hôm nay, đọc tin thấy một ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết, chúng ta lại nghe điệp khúc "tàu lạ" trên báo chí, và những phát biểu ú ớ, lòng vòng, khó hiểu của vài người trong giới lãnh đạo. Không dám nêu đích danh tên của kẻ thù và lòng vòng càng làm cho câu nói vần điệu của Huy Đức, "sự hèn hạ thì quen", càng hợp lí. Có nhiều lí do để gọi đích danh kẻ thù, và chúng ta hãy gọi như thế: Tàu cộng. Chẳng có gì phức tạp cả, và cũng chẳng cần "bức xúc."

Hãy nêu đích danh kẻ thù!

Tôi hiểu các bạn trong giới báo chí (và cả chính quyền) phải cẩn thận trong cách dùng chữ trong khi chưa có đầy đủ thông tin. Mỗi lần ngư dân chúng ta bị tấn công, hoặc nghiêm trọng hơn là sát hại, người dân nghĩ ngay đến “chúng”, đến cái nhóm người đến từ cái nước dân ta quen gọi là “Tàu” (nhưng báo chí thì ấm ớ gọi là “lạ”).

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn