Phân tích khi giá tài sản, tài nguyên tập trung quá lớn vào thiểu số lợi ích nhóm làm nghèo đất nước

Phương Thơ

(Bài này tôi đăng lại, cuối tuần tôi ghé Việt Nam đọc báo khá lâu)

Đây là bài phân tích khá chuyên về kinh nghiệm trong đầu tư mà tôi thẩm định rủi ro dự án cũng như tham gia quản lý các quỹ đầu cơ xưa kia và đúc kết ra kinh nghiệm rất chuyên môn khi phân tích "kinh tế vĩ mô quốc tế", về sự giàu nghèo của các quốc gia bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế lớn, và thiểu số tỷ phú $ chi phối nền kinh tế.

Trên thế giới, nếu giá tài sản tập trung vào một số tỷ phú hay các tập đoàn công nghiệp không chi phối về sản phẩm số đông của người dân thì nó thúc đẩy nền kinh tế đó sản sinh ra nhiều công ty phụ trợ rất sáng tạo, đôi khi còn vượt trội cả công ty mẹ.

Đó là những tên tuổi lẫy lừng tạo ra nhiều công việc làm rất lớn, cũng như tạo ra nhiều công ty gia công thiết bị linh kiện cho họ mà không ngốn tài nguyên của quốc gia như đất đai, sông biển... như trường hợp Boeing, Caterpillar, Cisco, General Electric, Apple, IBM, Sony, Microsoft, Intel, Airbus, BMW, Volkswagen, Toyota, Siemens, Telefonaktiebolaget LM Ericsson, Samsung... Nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc, vì không cạnh tranh ngay chính lĩnh vực khác của người lao động như người dân làm nông nghiệp chẳng hạn. Nếu tiền càng tập trung nhiều vào những lãnh đạo các đại công ty này thì họ càng mở rộng phát triển mạnh và thu dụng thêm nhiều nhân công nữa.

Tuy nhiên đối ngược lại tại những quốc gia mà giá tài sản tập trung quá lớn vào nhóm lợi ích chi phối quá lớn về đất đai tài nguyên của quốc gia, và họ tập trung cạnh tranh với chính ngành nghề của người dân họ thì nó gieo họa cho cả đất nước, [đất nước] sẽ tan vỡ tan tành, quốc gia mất sáng tạo, nền kinh tế suy yếu vì đánh sụt giá tài sản của người dân, làm giảm sức tiêu dùng người dân.

Lý do rất đơn giản, tại VN, số lượng người giàu và tỷ phú nổi lên rất nhanh chóng, một số ít thì đi lên bằng sáng tạo, phần còn lại đi nên từ kinh doanh bất động sản, và thậm chí là các dự án nông nghiệp cạnh tranh với chính người nông dân họ. Thay vì thiểu số các đại gia này nên tập trung phát triển các ngành nghề khác cần thiết cho nền công nghiệp của VN, nhưng họ chẳng làm nổi chuyện này và để khoảng trống tai hại cho các doanh nghiệp Trung Quốc thao túng đủ mọi ngành nghề cơ bản nhất như cơ khí chế tạo, vật liệu cơ bản, điện tử, tin học, hóa-sinh,... của VN.

Giới đại gia đi lên [từ] bất động sản này ít khi nào dám bỏ tiền liên kết đầu tư thí nghiệm phát triển hóa-sinh về hạt giống cây trồng nhằm cung cấp cho nông dân, họ đi theo nghiệp vụ đầu tư "thuần nông chính hiệu dễ làm nhất", họ chỉ kinh doanh để cạnh tranh với chính sản phẩm của nông dân của họ. Đó là họ có tiềm lực tài chính mờ ảo và mờ ám nên dễ dàng bao tiêu mua hoặc sở hữu hết đất nông nghiệp rất lớn, và vô tình đẩy các nông dân (nông gia) khỏi cuộc chơi vì đất đai sinh kế của họ càng bị thu hẹp...

Thậm chí là hiện nay một số đại gia của VN quay sang trồng rau sạch cạnh tranh với chính nông dân trồng rau của họ, thay vì giới chức VN nên hướng dẫn để nông gia (nông dân) VN trồng rau sạch, hay trồng các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn của thị trường, vì người dân họ thừa kinh nghiệm để làm chuyện này, việc khá đơn giản, nó cũng làm tăng thêm thu nhập của người dân, nhưng ở VN cả đội ngũ đông đảo giáo sư, tiến sĩ nông nghiệp tại VN có vẻ họ chẳng làm lên trò trống gì cho nông dân. Đó là tôi phân tích riêng biệt đối với VN, chuyện thực tế diễn ra hàng ngày.

Thậm tệ người ta còn tranh giành thị phần nước mắm truyền thống của người dân VN bằng mọi thủ thuật để đẩy nhiều doanh nghiệp đích thực của VN ra khỏi cuộc chơi thì thử hỏi làm sao mà đất nước này khá lên được khi mà người ta tranh phần nhau những nghiệp vụ đầu tư của cả nông dân.

Hãy nhìn sang các nước Singapore, Đài Loan, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, và cả khối kinh tế EU,... có nơi nào trên thế giới như tại VN mà người ta lấn sân quá mức để dành phần thị trường của nông dân nghèo hay không?

Bài học lỗ hổng tai hại của nền kinh tế VN đó là mới đây dẫn nguồn nhiều tờ báo tại VN trích dẫn "Doanh nghiệp Trung Quốc đề xuất xây nhà máy kẽm ở Huế", hay Tập đoàn FLC đòi UBND dời trụ sở để nhường đất vàng cho doanh nghiệp xây dựng xây dựng tổ hợp tháp đôi thì thử hỏi làm sao mà VN khá lên nổi bởi những doanh gia hay nói đúng hơn là "doanh gian" này chỉ có biết dành đất của của quốc gia và nhắm vào những miếng đất vàng miễn phí mà ít trả thuế và phí chỉ để làm lợi cho họ thì làm sao mà đất nước khá lên nổi?

Nếu cả đất nước nước này toàn thấy 8/10 doanh nghiệp đều dính dáng đến tài nguyên quốc gia để làm giàu và gom đất chiếm dụng quá lớn lao mà không tạo ra sản phẩm thực tế cho sản xuất về trí tuệ thì làm sao mà VN có được những doanh nghiệp như Đài Loan, chẳng hạn: Foxconn Technology, Acer, Asus, BenQ, D-Link, Dopod, Nanya Technology, ADATA Technology Co, Ltd, Alchip,... để mà thu hút khách đầu tư trí tuệ thay vì chỉ có thu hút khách đầu tư bất động sản, sắt thép,... toàn những thứ đầu tư bong bóng độc hại.

Không phải tôi hay nặng lời, đó là sự thật khi tôi tư vấn cho các doanh nghiệp công nghệ cao hay các doanh nghiệp chuyên về công nghiệp chế tạo, họ cũng rất muốn đầu tư vào VN nhưng các dự án kém phẩm chất đã chật chội và chiếm hết phần tài nguyên lớn, còn phẩm chất gia công linh kiện thì hầu như không có doanh nghiệp nào của VN đáp ứng tiêu chí của họ,... thì làm sao mà họ dám đầu tư vào VN được.

Trong kinh tế học, khi một số tài sản quá lớn dồn vào một thiểu số chiếm dụng tài nguyên đất đai, bờ biển quá rộng mà không sử dụng cho mục đích sản xuất hay đầu tư thực tế, mà họ chỉ găm vào đó để đóng băng những thứ tài sản này chỉ bán được cho người dân trong nước thì thật đáng ngại, vì cả tiền vay ngân hàng và tài nguyên đất đai quá lớn cứ châm vốn vào đó chỉ để bảo vệ tài sản ảo của họ, hoặc chỉ để cho người vay dễ mua nhà để giải phóng bớt hàng tồn kho nhằm cứu những thiểu số mắc kẹt thổi bóng bất động sản lỡ vay tiền ngân hàng để bán ra khỏi bị lỗ vốn mà còn dư tiền trả lãi ngân hàng thì rất nguy hiểm cho nền kinh tế. Đó là bởi vì mức thu nhập người mua nhà quá cao đó khiến người ta lỡ mua nhà chỉ lo tiết kiệm để trả lãi và ít chi tiêu, ít mua sắm, làm cho tiêu dùng nội địa bị sút giảm thì nguy cấp.

VN là quốc gia có mức tăng trưởng tín dụng thuộc loại Top đầu của thế giới, nhưng như tôi hay nhắc, mức tín dụng đó bơm ra mà không đưa vào đầu tư mà chỉ chảy lòng vòng trong những khí cụ đầu tư như tôi hay phân tích thì thật đáng báo động.

(*) Thực tế không phải tôi hay phê phán ai, bất kể người Mỹ nào họ cũng luôn ưu ái VN cả, đó là xuất khẩu của VN vào thị trường Mỹ chiếm một ngạch số lớn hơn bất cứ thị trường nào mà VN xuất khẩu, và người Mỹ cũng rất muốn VN giàu mạnh như Hàn Quốc cả để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cũng như không lệ thuộc vào các dự án đầu tư bẩn của TQ, nhưng đành chịu, vì tại VN nếu bạn là nhà phân tích giàu kinh nghiệm thì sẽ thấy ra là VN đang phí phạm quá lớn về thu gọn [?] với các nước khác, và đang chệch hướng và lạc hậu vì số người quá bảo thủ duy ý trí, nhưng đây là chuyện nội bộ của VN, vì các nước khác cũng không có quyền xông thẳng vào VN mà nói ông này lãnh đạo kém cỏi hay ông kia thế này cả.

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=133240060513106&id=100014813382918

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn