Hậu quả lớn từ xuất khẩu khoáng sản

Q.Hà

Chỉ thấy cái lợi trước mắt mà cố tình bỏ qua cái hại lâu dài đối với đất nước, không chỉ có dự án cho người nước ngoài thuê rừng, mà còn có Bộ Công thương, Tập đoàn Than – Khoáng sản mỗi năm mỗi liên tục đề nghị Nhà nước cho phép xuất khẩu các loại tinh quặng sắt, đồng, mangan, kẽm, than… với khối lượng ngày càng tăng. Và bây giờ…
“Ngay từ đầu năm nay, một số doanh nghiệp sản xuất thép đang có các dự án luyện thép lò cao quy mô lớn đã gửi nhiều văn bản đến Bộ Công thương phản ứng việc cho phép xuất khẩu quặng sắt và nhiều loại khoáng sản khác. Theo các doanh nghiệp này, số lượng tinh quặng sắt xuất khẩu năm 2009 thực tế nhiều hơn báo cáo của Tổng cục Hải quan 600 nghìn tấn.
Hiệp hội Thép Việt Nam cũng có văn bản đề nghị chấm dứt xuất khẩu quặng sắt, để dành nguồn quặng này cho các nhà máy trong nước khai thác lâu dài.
Theo ông Huang Tony, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Thép Đình Vũ, chỉ tính nhu cầu quặng sắt của ba công ty sản xuất thép trong nước, trong đó có công ty của ông thì mỗi năm, lượng tinh quặng thép cần là hơn 2 triệu tấn. Nếu tình hình xuất khẩu quặng sắt vẫn tiếp tục thì các dự án luyện thép lò cao đã được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sẽ hoạt động ra sao bởi không đủ nguyên liệu?
Việc tiếp tục xuất khẩu than với số lượng lớn, dù đã có giảm đi 6 triệu tấn so với năm 2009, cũng đang đặt ra những vấn đề lớn.
Trong khi vẫn tiếp tục xuất khẩu than với mức giá được nhiều chuyên gia kinh tế cho là rẻ, thì Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam cùng một số tập đoàn, tổng công ty khác như Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép… xây dựng đề án nhập khẩu than để từ năm 2013 trở đi, nhập than với số lượng ngày càng lớn.
Riêng lượng than cho các nhà máy điện dự kiến năm 2013 đã thiếu 9,2 triệu tấn, năm 2015 thiếu 25,5 triệu tấn và năm 2025 thiếu 27,5 triệu tấn.
Than cung ứng cho các nhà máy luyện thép, hóa chất, phân bón… đều dự báo sẽ bị thiếu hụt với số lượng lớn. Do đó, lượng than nhập về cũng tương ứng hàng chục triệu tấn/năm.
Hậu quả là, nếu không nhập đủ, hàng chục nhà máy điện, thép chạy than sẽ phải đóng cửa”.
Nhưng muốn nhập khẩu than cũng đâu có dễ:
“Tại cuộc họp báo tuần trước tại Hà Nội, lãnh đạo Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam thừa nhận, đây là vấn đề rất khó khăn là do khi nguồn than trong nước đã cạn không thể xuất khẩu nữa thì TKV lại không dồi dào ngoại tệ để nhập khẩu. Thứ nữa, là việc nhập khẩu với số lượng lớn như vậy không hề đơn giản do phải cạnh tranh với các nước khác cùng có nhu cầu. Ngoài ra, chúng ta cũng còn thiếu về cảng nước sâu, tàu cỡ lớn để vận chuyển than nhập khẩu”.
Ôi, quan trí!
Bauxite Việt Nam

(Toquoc) – Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2009, nhiều đại biểu đã lên tiếng đề nghị Chính phủ phải có giải pháp hạn chế xuất khẩu, tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô. Tuy nhiên, trái với mong muốn này, Bộ Công thương, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam vẫn có đề nghị cho xuất khẩu các loại tinh quặng: sắt, đồng, than… với khối lượng lớn với những lý do như mọi năm: Dư thừa sau khi chế biến, trong nước chưa có cơ sở chế biến sâu hơn…

Ngay từ cuối năm 2009, Bộ Công thương đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho xuất khẩu thêm 400 nghìn tấn quặng sắt, 84 nghìn tấn tinh quặng magnetit, 18 nghìn tấn mangan, 44 nghìn tấn kẽm… vẫn với những lý do như đã nói ở trên và bổ sung thêm là tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, theo Thông tư hướng dẫn số 08/2008/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành tháng 6/2008, khoáng sản khai thác được phải ưu tiên cho chế biến sâu trong nước, nếu xin phép xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn, hàm lượng chế biến cao.
Chính vì thái độ, quan điểm chưa rõ ràng về xuất khẩu khoáng sản ấy, gần đây, các đơn vị khai thác khoáng sản vẫn đề nghị xuất khẩu với số lượng lớn.
Sau khi đã thực hiện xuất khẩu 24 triệu tấn than trong năm 2009, năm nay Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam lại đề nghị xuất khẩu thêm 18 triệu tấn nữa. Mới đây nhất, ngày 27/2, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam lại đề nghị cho xuất khẩu 20.000 tấn tinh quặng đồng quy khô, với lý do là để ổn định tình hình tài chính, duy trì sản xuất của tổ hợp khai thác Sin Quyền (Lào Cai)…
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2009 số lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu lên tới 2,15 triệu tấn, đạt kim ngạch gần 135 triệu USD (chưa kể dầu thô). Các khoáng sản chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Những hoạt động xuất khẩu khoáng sản trên thực tế đã bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Ngay từ đầu năm nay, một số doanh nghiệp sản xuất thép đang có các dự án luyện thép lò cao quy mô lớn đã gửi nhìêu văn bản đến Bộ Công thương phản ứng việc cho phép xuất khẩu quặng sắt và nhiều loại khoáng sản khác. Theo các doanh nghiệp này, số lượng tinh quặng sắt xuất khẩu năm 2009 thực tế nhiều hơn báo cáo của Tổng cục Hải quan 600 nghìn tấn.
Hiệp hội Thép Việt Nam cũng có văn bản đề nghị chấm dứt xuất khẩu quặng sắt để dành nguồn quặng này cho các nhà máy trong nước khai thác lâu dài.
Theo ông Huang Tony, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Thép Đình Vũ, chỉ tính nhu cầu quặng sắt của ba công ty sản xuất thép trong nước, trong đó có công ty của ông thì mỗi năm, lượng tinh quặng thép cần là hơn 2 triệu tấn. Nếu tình hình xuất khẩu quặng sắt vẫn tiếp tục thì các dự án luyện thép lò cao đã được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sẽ hoạt động ra sao bởi không đủ nguyên liệu?
Việc tiếp tục xuất khẩu than với số lượng lớn, dù đã có giảm đi 6 triệu tấn so với năm 2009, cũng đang đặt ra những vấn đề lớn.
Trong khi vẫn tiếp tục xuất khẩu than với mức giá được nhiều chuyên gia kinh tế cho là rẻ, thì Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam cùng một số tập đoàn, tổng công ty khác như Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép… xây dựng đề án nhập khẩu than để từ năm 2013 trở đi, nhập than với số lượng ngày càng lớn.
Riêng lượng than cho các nhà máy điện dự kiến năm 2013 đã thiếu 9,2 triệu tấn, năm 2015 thiếu 25,5 triệu tấn và năm 2025 thiếu 27,5 triệu tấn.
Than cung ứng cho các nhà máy luyện thép, hoá chất, phân bón… đều dự báo sẽ bị thiếu hụt với số lượng lớn. Do đó, lượng than nhập về cũng tương ứng hàng chục triệu tấn/năm.
Hậu quả là, nếu không nhập đủ, hàng chục nhà máy điện, thép chạy than sẽ phải đóng cửa.
Nếu việc xuất khẩu than là tương đối dễ dàng thì việc nhập than, kể cả chấp nhận với giá cao lại không đơn giản.
Tại cuộc họp báo tuần trước tại Hà Nội, lãnh đạo Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam thừa nhận, đây là vấn đề rất khó khăn là do khi nguồn than trong nước đã cạn không thể xuất khẩu nữa thì TKV lại không dồi dào ngoại tệ để nhập khẩu. Thứ nữa, là việc nhập khẩu với số lượng lớn như vậy không hề đơn giản do phải cạnh tranh với các nước khác cùng có nhu cầu. Ngoài ra, chúng ta cũng còn thiếu về cảng nước sâu, tàu cỡ lớn để vận chuyển than nhập khẩu.
QH
Nguồn: toquoc.gov.vn

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn