Ải Nam Quan trong hiện tại

Mai Thái Lĩnh

Bài viết này là phần thứ hai của một tiểu luận mà phần đầu là bài viết “Ải Nam Quan trong lịch sử” (đã được công bố trên các trang mạng talawasBauxite Việt Nam vào đầu tháng 8 năm 2009). Thế nhưng, khi bước vào tìm hiểu tình hình của khu vực ải Nam Quan hiện nay, bất cứ ai cũng gặp phải khó khăn trong việc sưu tầm tư liệu. Đề tài này cho đến nay vẫn còn thuộc lĩnh vực “bí mật Nhà nước”, các cấp có thẩm quyền của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc đều tìm cách bưng bít, che giấu sự thật. Điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tính chất khách quan, khoa học của quá trình nghiên cứu.
Vì thế chỉ có thể coi đây là một nỗ lực khiêm tốn nhằm phá thủng bức màn sương khói đã phủ lên khu vực này từ hơn nửa thế kỷ nay. Trên con đường tìm ra “sự thật về ải Nam Quan”, có lẽ cần có sự đóng góp nhiều hơn nữa của những người Việt Nam yêu nước. Tác giả hy vọng sẽ có sự tiếp tay của những người cộng sản yêu nước – nhất là những người nắm trong tay những bằng chứng xác thực, không thể chối cãi nhưng cho đến nay, vì những lý do nào đó, vẫn chưa thể hoặc chưa dám nói lên toàn bộ sự thật.
Tác giả

PHẦN I

Ảnh 1: Ải Nam Quan đầu thế kỷ XX
Vào cuối thế kỷ XIX, do Việt Nam bị mất chủ quyền vào tay thực dân Pháp, cuộc thương lượng để phân định đường biên giới đã diễn ra không phải giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh mà là giữa Chính phủ Pháp với nhà Thanh. Do hoàn cảnh chính trị của thời đó, các văn kiện ký kết về biên giới không phải là một hiệp ước bất bình đẳng gây bất lợi cho nhà Thanh như phía Trung Quốc thường rêu rao mà trong thực tế, đã gây thiệt hại cho phía Việt Nam. Mãi đến hơn mười năm sau, nghĩa là sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), Trung Quốc mới chịu thiệt thòi gây ra bởi sức ép của Nhật Bản và các cường quốc phương Tây. Không thể đánh đồng Hiệp ước Thiên Tân năm 1885 với các hiệp ước bất bình đẳng sau này
.
Sau khi Hiệp ước Thiên Tân được ký kết (9.6.1885), một Ủy ban phân định biên giới được thành lập, bao gồm các thành viên được chỉ định của hai bên Pháp và Trung Hoa. Việc phân định ranh giới đã diễn ra từ cuối năm 1885 cho đến giữa năm 1887. Ngày 26.6.1887, một văn kiện xác định đường biên giới mới được ký kết tại Bắc Kinh giữa Chính phủ Pháp và nhà Thanh, có tên gọi là Công ước về việc phân định đường biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ (Convention relative à la délimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin). Đến năm 1895, hai bên ký thêm một Công ước bổ sung (Convention additionnelle) nói riêng về đoạn biên giới giữa Bắc Kỳ và tỉnh Vân Nam. Cả hai công ước này là những văn bản pháp lý chính thức xác định đường biên giới Việt-Trung mãi cho đến cuối thế kỷ XX.
Như tôi đã trình bày trong bài viết trước đây, tại khu vực ải Nam Quan, đường biên giới đã bị đẩy lùi về phía Nam, làm cho Việt Nam mất đi 100 m ngay trước cửa ải Nam Quan. Nhưng sự thiệt hại này là không đáng kể, vì về phía lãnh thổ Việt Nam, người Pháp vẫn còn giữ được các điểm cao khống chế ải Nam Quan. Mặt khác, nhìn vào các tấm ảnh chụp vào đầu thế kỷ 20 (ảnh 1), chúng ta thấy khoảng cách giữa cổng nhỏ (của Việt Nam) và cổng lớn (của Trung Quốc) rất ngắn, từ bờ tường thứ nhất có thể nhìn thấy bờ tường thứ hai bằng mắt thường một cách dễ dàng.
Câu hỏi đặt ra là: hơn 100 năm sau, liệu đường biên giới pháp lý được ấn định bởi Công ước Pháp-Thanh có được giữ vững hay không?
Xem nội dung toàn bài dưới dạng PDF:
Ai-Nam-Quan-Trong-Hien-Tai.pdf

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn