Máy bay JH-7, quân cờ cho chiến lược khống chế biển Đông của Trung Quốc

Thanh Hà

                                                              Máy bay JH-7A

VIT – Để thực hiện cho tham vọng vươn rộng xuống phía Nam biển Đông, cũng như ý đồ khống chế toàn bộ khu vực này, giới chức quân sự Trung Quốc đã để mắt tới việc bố trí các phi đội máy bay JH-7 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm của Việt Nam.
Đảo Phú Lâm là một trong hai đảo lớn nhất trong nhóm Đông (Amphitrite Group), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở biển Đông. Tên tiếng Anh: Woody Island, tiếng Pháp: île Boisée. Đảo nằm ở tọa độ 16°50 vĩ Bắc, 112°19 kinh Đông, có chiều dài tới 1,7 km, chiều ngang 1,2 km, diện tích 320 acres hay chừng 1,3-2,1 km². Trước thế chiến thứ hai, Pháp đã đặt một trạm khí tượng trên đảo này mang số hiệu 48859. Trên đảo còn có Hoàng Sa Tự được xây từ thời vua Minh Mạng và một số công trình quân sự khác.


Sân bay trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam (Ảnh wikipedia.org)
Sau khi chiếm đóng đảo Phú Lâm năm 1956, Trung Quốc đã xây dựng một sân bay lớn đáp ứng được việc cất/hạ cánh cho các máy bay hạng nặng cùng hai bến cảng tàu lớn trên đảo, nhằm phục vụ mục đích quốc phòng và kinh tế của Trung Quốc trong toàn bộ khu vực biển Đông.
Trước những lợi thế về vị trí và địa lý của hòn đảo này, Trung Quốc đã bắt đầu nghĩ tới việc đưa các phi đội máy bay JH-7 tới đây, nhằm tăng cường hơn nữa “sự có mặt” của mình tại khu vực biển Đông, tạo bước đi quan trọng cho chiến lược khống chế khu vực này và cũng để tạo đà cho kế hoạch vươn rộng xuống phía Nam.
Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc có ý định đưa các máy bay JH-7 tới Phú Lâm là muốn tận dụng triệt để khả năng đặc biệt của loại máy bay tiêm kích-ném bom do chính Trung Quốc sản xuất. Đồng thời, để ứng dụng khả năng tác chiến trên biển của một loại máy bay tấn công ném bom xâm nhập sâu trong mọi thời tiết, trang bị hệ thống đối phó điện từ (ECM), và khả năng quét địa hình tương tự như loại F-111.

Máy bay JH-7 (Ảnh Sinodefence)
JH-7 là máy bay đơn giải và nhẹ hơn so với máy bay Su-24 hay F-111 cánh cụp cánh xòe, và rẻ hơn rất nhiều so với máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30. JH-7 là đại biểu cho một khả năng tấn công vào các vị trí quan trọng trên biển. JH-7A là một phiên bản nâng cấp với radar JL-10A PD, hệ thống fly-by-wire mới, kính chắn một mảnh, thêm các giá treo vũ khí, và khả năng mang được tên lửa chống bức xạ của Nga Kh-31 và bom điều khiển bằng laser.
JH-7 có thể mang được 6.500 kg (14.500 lb) vũ khí; được trang bị 01 pháo tự động hai nòng 23 mm GSh-23L, 300 viên đạn; mang tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống tàu Yingji-8K và Yingji-82K (AShM), tên lửa chống bức xạ loại  Yingji-91 và được trang bị bom rơi tự do và điều khiển bằng laser.
Điều đặc biệt quan trọng, JH-7 có khả năng tác chiến bình thường trong mọi điều kiện thời tiết như: sương mù, mưa, bão lớn hay nắng gắt… sẵn sàng thực hiện các hoạt động tác chiến cho cả ngày và đêm. Đây được coi là một trong các lý do chủ yếu mà giới quân sự Trung Quốc cân nhắc để đưa tới Phú Lâm, sẵn sàng phục vụ cho các hoạt động trên biển Đông.
Về đặc tính kỹ thuật, JH-7 có chiều dài 22,32 m; sải cánh 12,7 m; chiều cao 6,57 m; trọng lượng rỗng 14,500 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 28,475 kg; máy bay được trang bị 02 động cơ Xian WS9, lực đẩy 54 kN, đốt nhiên liệu lần hai là 91,2 kN mỗi chiếc; vận tốc cực đại 1.808 km/h trên độ cao 11.000 m (36.000 ft); tốc độ tuần tra 903 km/h; tầm bay 3.650 km; bán kính chiến đấu 1.650 km (890 hải lý); trần bay 15 km.
Giới quân sự Trung Quốc cho rằng, với điều kiện thuận lợi về vị trí chiến lược của đảo Phú Lâm và khả năng tác chiến của JH-7, Trung Quốc sẽ có khả năng cân bằng lực lượng quân sự với Việt Nam, do hiện nay Việt Nam đang sở hữu nhiều máy bay hiện đại thế hệ thứ ba là SU27/Su30 và MIC 29. Tiến tới sở hữu các máy bay chiến đấu SU30MK2 và tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga.
Tuy nhiên, những lý do mà Trung Quốc nêu trên chỉ là một màn che phủ cho chiến lược hướng nam và ý đồ khống chế toàn bộ biển Đông của họ.
Thanh Hà
Tin tổng hợp
Nguồn: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/LA74438/default.htm

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn