WB khuyến cáo nguy cơ 'nhóm lợi ích' của siêu dự án

X. Linh (giới thiệu)

clip_image002Chắc chắn Việt Nam cần rất nhiều cơ sở hạ tầng và các dự án lớn. Tuy nhiên không thể làm tất cả mọi thứ cùng một lúc và Việt Nam buộc phải lựa chọn.

Nếu bạn nhìn vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nó bắt đầu bởi vì có những tổ chức tài chính “quá lớn để có thể thất bại”, và họ đã tận dụng ưu thế đó. Vì vậy, các tổ chức kinh tế lớn sẽ mang đến rủi ro khi họ đóng vai trò lớn. Khi đóng vai trò lớn, họ thường có nhiều quyền lực.

Vì vậy, nếu các tổ chức kinh tế lớn có vai trò mà ta gọi là “Vị thế nhà nước”: khi đó, họ sẽ có nhiều quyền lực đến độ có thể tạo ra ảnh hưởng cho những chính sách của Chính phủ. Rồi sau đó, Chính phủ có thể sẽ đứng về các nhóm lợi ích thay vì lợi ích của nhân dân,

Hãy nhớ tới dự án lọc dầu Dung Quất. Dung Quất được coi là đà phát triển nhưng Dung Quất không phải là “địa điểm tốt” để đặt nhà máy lọc dầu. Nhà máy lọc dầu nên được đặt ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, nhà máy lọc dầu vẫn được đặt ở Dung Quất bởi vì quyết định có mục đích rằng đây sẽ tạo ra một đòn bẩy cho sự phát triển. Và với những điều như vậy, bạn sẽ chẳng bao giờ biết liệu đòn bẩy có hoạt động hay không. Thật khó để có thể nói trước được.

Lịch sử phát triển kinh tế có đầy những dự án “voi giấy” của nỗ lực tạo ra tiền bạc ở khu vực xa xôi cũng với hy vọng các dự án đó sẽ tạo phát triển như ở khu vực nội địa. Một số trong các dự án này chẳng đi đến đâu cả.

Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) Martin Rama.

Hôm nay (10/6), Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) ra một thông cáo báo chí nhằm "nói lại cho rõ" quan điểm của WB về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong một cuộc họp báo gần đây và bị một tờ báo điện tử trích dẫn sai nội dung.

Nội dung mà WB cho là sai hoàn toàn đó là tờ báo điện tử này khi đó trích dẫn lời ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của WB cho rằng Việt Nam có thể "trèo cao ngã đau" đối với dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam cùng một số trích dẫn không đầy đủ khác.

Với phần trả lời có sự liên quan, so sánh với trường hợp của các nước khác khá thú vị của ông Martin Rama, VietNamNet giới thiệu bạn đọc câu trả lời này.

Quá lớn có thể đưa đến rủi ro

Câu hỏi của phóng viên đặt ra: "Tôi xin có một câu hỏi liên quan đến các siêu dự án, liệu các siêu dự án này sẽ làm tăng nợ công của Việt nam hay không và WB có khuyến cáo gì cho Chính phủ Việt nam trong việc thực hiện những siêu dự án này. Một ý nữa liên quan đến dự án đường sắt cao tốc quốc gia Bắc - Nam hiện đang được thảo luận tại Quốc hội hiện nay… Những dự án như thế này đòi hỏi số vốn lớn và thời gian hồi vốn lâu, vậy ông có đánh giá như thế nào về việc Việt nam dự định thực hiện dự án với số vốn lớn như vậy và nguồn vay chưa được rõ ràng?".

Ông Martin Rama cho hay: "Chúng tôi không có ý kiến phản đối nào đối với dự án đường sắt cao tốc. Nếu bạn nhìn vào lịch sử của Ngân hàng Thế giới, một trong những nước vay tiền đầu tiên là Nhật Bản, giờ đây nước này là một nước công nghiệp. Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ vốn cho Nhật Bản xây dựng đường sắt cao tốc. Đó là một phần trong khoản vay của Ngân hàng Thế giới.

Ngày nay, Ngân hàng Thế giới cân nhắc đối với những dự án đường sắt cao tốc ở Brazil. Bây giờ, không dễ để nói rằng dự án đường sắt cao tốc ở Việt Nam là một ý kiến hay. Nhưng về nguyên tắc, không có gì phản đối điều này cả. Giống như các dự án khác, Chính phủ nên cân nhắc giữa chi phí và lợi ích.

Trong trường hợp của Việt Nam, dự án đường sắt cao tốc là một phần của chiến lược hướng về tương lai, như bạn nói, đó là siêu dự án. Và tôi nghĩ rằng khi chúng ta nói đến “cải cách kinh tế” thì đây là một trong những câu hỏi chính mà Việt Nam phải trả lời. Việt Nam có những suy nghĩ lớn, có lợi thế cũng như rủi ro. Việt Nam hiện đang tập trung vào các nhóm kinh tế, những nhóm này là các tổ chức lớn có thể đóng vai trò chính yếu. Tuy nhiên, khi bạn có cái gì quá lớn thì nó cũng đưa đến những rủi ro nhất định.

Nếu bạn nhìn vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nó bắt đầu bởi vì có những tổ chức tài chính “quá lớn để có thể thất bại”, và họ đã tận dụng ưu thế đó. Vì vậy, các tổ chức kinh tế lớn sẽ mang đến rủi ro khi họ đóng vai trò lớn. Khi đóng vai trò lớn, họ thường có nhiều quyền lực.

Vì vậy, nếu các tổ chức kinh tế lớn có vai trò mà ta gọi là “Vị thế nhà nước”: khi đó, họ sẽ có nhiều quyền lực đến độ có thể tạo ra ảnh hưởng cho những chính sách của Chính phủ. Rồi sau đó, Chính phủ có thể sẽ đứng về các nhóm lợi ích thay vì lợi ích của nhân dân. Các nước như Hàn Quốc đã lựa chọn cách đứng về các nhóm lợi ích, chaebols là ví dụ. Do vậy, cuộc khủng hoảng Châu Á là một phần của cuộc khủng hoảng để giải quyết các nhóm lợi ích như thế nào.

Những dự án "voi giấy" và hiệu quả kinh tế khó đoán định

Và đây là dự án đầu tư lớn. Chắc chắn Việt Nam cần rất nhiều cơ sở hạ tầng và các dự án lớn. Tuy nhiên không thể làm tất cả mọi thứ cùng một lúc và Việt Nam buộc phải lựa chọn.

Tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực giao thông và rất khó đối với các nhà kinh tế để đánh giá với những dự án lớn kiểu này. Khi đường sắt cao tốc được xây dựng ở châu Âu, việc này được thực hiện ở những nước đã phát triển. Bạn chỉ bổ sung thêm vài thứ ở bên lề mà thôi. Khi thực hiện siêu dự án ở Việt Nam, bạn sẽ chẳng biết được rõ chuyện gì sẽ xảy ra.

Hãy nhớ tới dự án lọc dầu Dung Quất. Dung Quất được coi là đà phát triển nhưng Dung Quất không phải là “địa điểm tốt” để đặt nhà máy lọc dầu. Nhà máy lọc dầu nên được đặt ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, nhà máy lọc dầu vẫn được đặt ở Dung Quất bởi vì quyết định có mục đích rằng đây sẽ tạo ra một đòn bẩy cho sự phát triển. Và với những điều như vậy, bạn sẽ chẳng bao giờ biết liệu đòn bẩy có hoạt động hay không. Thật khó để có thể nói trước được.

Lịch sử phát triển kinh tế có đầy những dự án “voi giấy” của nỗ lực tạo ra tiền bạc ở khu vực xa xôi cũng với hy vọng các dự án đó sẽ tạo phát triển như ở khu vực nội địa. Một số trong các dự án này chẳng đi đến đâu cả. Các bạn hãy nhớ đến Yamousoukro ở Bờ Biển Ngà. Bạn chưa bao giờ nghe đến Yamousoukro như là một đòn bẩy phát triển.

Một số các dự án lại có thể hoạt động tốt. Và thật khó để liên hệ đến trường hợp Việt Nam về các siêu dự án, chuyện gì sẽ xảy ra với các dự án này. Và Việt Nam vẫn chưa đạt được giao thông lý tưởng nếu chưa có nhiều tàu hơn và đường cao tốc hơn. Vì vậy, khó mà có thể nói chắc chắn rằng đây là khoản đầu tư tốt trong 20 năm nữa.

Tôi cho rằng Việt Nam vẫn có thể tiếp tục phát triển ngành đường sắt. Bởi vì Việt Nam là một đất nước luôn xảy ra tình trạng tắc đường, một nước đông dân cư... nhưng điều này không có nghĩa là phát triển dự án đường sắt cao tốc và xe lửa chở khách. Hiện tại, có một vấn đề là một ngày có những 25 chuyến tàu chạy giữa Hà Nội – Hồ Chí Minh. Dùng đường sắt vận chuyển hàng hóa có thể là một ý kiến hay.

Vì vậy, có rất nhiều thứ cần làm với ngành đường sắt. Nhưng có nhất thiết là đường sắt cao tốc không? Tôi không phải là một chuyên gia về giao thông… nhưng tôi rất muốn được xem một cuộc thảo luận trực tiếp của Quốc hội về vấn đề này. Tôi nghĩ đây là một dấu hiệu tốt để biết rằng mọi vấn đề được quyết định giải quyết như thế nào.

Bây giờ, điều này không có nghĩa là nếu Việt Nam tiếp tục dự án đường sắt cao tốc thì nay mai sẽ phải gánh chịu 56 tỷ đô la tiền nợ. Tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Trong kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và Đại hội Đảng phải ra quyết định và Bộ Tài chính cần phải thực hiện, là một chiến lược nợ nần. Nợ sẽ chiếm bao nhiêu % GDP? Đến điểm nào thì Việt Nam không nên vay nợ nữa? Dài hạn, ngắn hạn như thế nào? Các loại đồng tiền nào? Tất cả những điều này sẽ quyết định các chính sách.

Tôi đã được hỏi về tài chính, tuy nhiên một vấn đề tách biệt lại là chất lượng đầu tư. Nó trở thành một câu hỏi khó và một trong những điều này thì không dễ gì có được câu trả lời. Tại thời điểm hiện tại, Ngân hàng Thế giới không có dự định, kế hoạch nào liên quan đến dự án đường sắt cao tốc dưới bất kỳ hình thức nào. Dĩ nhiên là chúng tôi quan tâm.

Chúng tôi quan tâm vì đây là mối quan tâm chung đến sự phát triển của Việt Nam. Nhưng nói chung, chúng tôi không có kế hoạch gì với dự án đường sắt cao tốc. Chúng tôi quan tâm và có dự án liên quan đến các lĩnh vực giao thông khác như: dự án giao thông đa mô hình và dự án đường sá.

X.Linh (giới thiệu)

Nguồn: Vietnamnet

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn