Đối thủ cũ, đối tác mới

Nayan Chanda

image Những cuộc tập trận gần đây của quân đội Mỹ ở châu Á, đặc biệt là với VN, và những lời cảnh báo dữ tợn của TQ về sự trỗi dậy của một ‘NATO ở châu Á’ có thể tạo một ấn tượng rằng Washington và HN đang liên minh với nhau. Chắc chắn rằng, những cuộc tập trận giữa hai kỳ phùng địch thủ cũ của nhau là VN và Mỹ mang nặng ý nghĩa tượng trưng khi chiến tàu trang bị tên lửa có điều khiển USS John McCain cập bến Đà Nẵng, cùng với những quan chức quân sự cao cấp của VN và Mỹ ở trên tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington. Tuy nhiên, bất chấp những bài xã luận nóng hổi trên phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Hoa, sự kiện này không bao hàm nhiều mục đích như TQ đã lo sợ. Cả hai phía VN và Mỹ đều muốn chắc chắn rằng sự tuyên bố chủ quyền ngày một tham lam của TQ ở biển Đông sẽ không được bỏ qua, tuy vậy hai quốc gia này cũng không có ý định đối đầu quân sự với TQ.

Tình hữu nghị Mỹ-Việt thu hút sự chú ý của dư luận thế giới nhờ bài phát biểu với nhiều lời chỉ trích của bà Hillary Clinton ở HN gần đây, đã được vun đắp trong một thời gian dài. Tuy công khai thì dùng những lời hoa mỹ vể chuyện đánh bại đế quốc Mỹ, nhưng trên thực tế thì ngay từ những ngày binh lính Mỹ rút khỏi Sài Gòn năm 1975, cộng sản VN đã háo hức muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Mặc dù vậy, VN cũng biết rất rõ rằng TQ không ủng hộ sự lớn mạnh của VN và một nước Mỹ bị kiềm chế nhưng vẫn hùng mạnh có ý nghĩa quan trọng trong việc cân bằng quyền lực ở châu Á.

Những ngày sau khi bộ máy chính quyền Sài Gòn sụp đổ, là một phóng viên trẻ, tôi bất ngờ với tư duy chiến lược dài hạn của VN. Tôi nhờ Hoàng Tùng, [tổng] biên tập tờ báo đảng Nhân Dân ở Hà Nội, giúp tôi tiếp cận những tài liệu mật của Mỹ bỏ lại ở VN. Anh ta nói ‘không’ một cách thẳng thừng. Anh ta cho rằng cuộc chiến đã kết thúc và không việc gì phải ôn lại những kỷ niệm đau thương mà Mỹ đã gây ra. Những quan chức khác cho tôi biết họ trông đợi sự trở lại của Mỹ vào VN trong thời gian sớm nhất bởi vì Mỹ là một rào cản vững chắc chống lại sự bành trướng của TQ – một điều mà các nhà chiến lược Mỹ chắc chắn không thể bỏ qua.

Thực tế, Mỹ mất hai thập kỷ mới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với VN. Sự hận thù về lần bại trận (lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ) cướp đi mạng sống của 58,000 binh lính Mỹ và thiệt hại hảng tỷ đôla, và sự quan ngại về việc chọc giận TQ (một đồng minh chống lại Liên bang Sô Viết trong Chiến tranh Lạnh), đã đẩy lùi tiến trình công nhận HN như một đối tác của Mỹ. Đòi hỏi của VN về đền bù thiệt hại chiến tranh như đã được thỏa thuận trong Hiệp định Hòa Bình Paris cũng là một trở ngại. Bất chấp việc này, trong một vài dịp VN đã cố gắng thúc đẩy sự hợp tác của Hoa Kỳ bằng việc đề nghị cung cấp cơ sở vật chất phục vụ cho việc vận hành và sửa chữa cho phía hải quân Mỹ, nhưng Washinton đã từ chối sự giúp đỡ này vì lo sợ sự phát triển ngày càng mạnh về kinh tế và quân sự của TQ

Cho đến thời điểm hiện tại rõ ràng là những diễn tập quân sự trên biển vào tháng trước. bề ngoài là để kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao, đánh dấu một chuyển biến đáng kể. Sự kiện này mang ý nghĩa to lớn vì Washington đã rũ bỏ sự quan ngại trước đây về việc làm mếch lòng TQ. Bằng việc gửi một chiến hạm mang tên cha và ông nội của Thượng nghị sĩ John McCain – một cựu phi công của hải quân và tù nhân chiến tranh ở Hà Nội, Washington đã chính thức quên đi những dư âm của cuộc chiến. Bằng việc mời những quan chức quân sự cấp cao lên tàu USS George Washington ở Khu vực đặc quyền kinh tế của VN, Mỹ đã gửi một thông điệp rằng HN chào đón sự hiện diện của Mỹ nhằm chống lại sự gây hấn từ phía TQ. Một thông điệp tương tự cũng được gửi đi vào năm trước khi một xưởng tàu VN nhận sửa chữa hai chiến tàu hải quân của Mỹ. Washington đã không còn dè dặt về việc bày tỏ quan ngại về sự hiện đại hóa của quân đội TQ và sự tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của TQ là động lực chính thúc đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và VN.

Sự thắt chặt mối quan hệ này, mặc dù quan trọng, nhưng phần lớn chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Những cuộc diễn tập quân sự tập trung vào những bài tập tìm kiếm và cứu nạn cũng giống như những cuộc tập dượt mà Mỹ đã tiến hành với những nước đồng minh hoặc không phải đồng minh. Quân đội Mỹ vẫn chưa có thỏa thuận đồng minh chính thức, hoặc bất cứ quyền lợi nào ở VN. Hà Nội, trưởng thành sau 2000 năm lịch sử chống lại nước láng giềng của mình, rất có thể sẽ tuân theo sự kết hợp – đã được thời gian thử thách – giữa chống đối ngoan cường và mềm dẻo trong quan hệ. VN đã nhiều lần đánh đuổi sự xâm chiếm của TQ và sau đó lại gửi đồ vật cống nạp sang để giảng hòa với Bắc Kinh. Ngoài ra, Đảng Cộng Sản VN – học tập cuộc cải cách kinh tế của TQ – vẫn còn nghi ngại về hiểm họa đối với chế độ của mình từ các nước phương Tây.

Nếu lo sợ của TQ về một ‘NATO ở châu Á’ thành sự thật một ngày nào đó, đó sẽ là một lời tiên tri đã được mong đợi từ trước, khi các nước liên kết chống lại đòi hỏi bành trướng lãnh thổ ngày một rộng lớn của Bắc Kinh.

DTKT

Nguồn : Timesofindia

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn