Kiến nghị của Hội Sinh thái Việt

 

Thảm hoạ sinh thái ở một nước không chỉ là chuyện sinh tử của người dân nước đó. Trái đất là của chung và con người ngày nay là Công dân Thế giới. Trên ý nghĩa đó, Hội Sinh thái Việt đưa ra một bản kiến nghị trực tuyến, kêu gọi các Công dân Thế giới ký tên yêu cầu Chính phủ Việt Nam dừng ngay các dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc Thông cáo báo chí và toàn văn Kiến nghị của Hội Sinh thái Việt.

Bauxite Việt Nam

clip_image002

VIET ECOLOGY

FOUNDATION

Harmonizing the Web of Life.

4888 NW Bethany Blvd, Ste. K5232

Portland, OR 97229 - USA

TEL: (503) 593 - 0742

FAX: (503) 593 - 0740

EMAIL: vefmedia@vietecology.org

WEB: www.vietecology.org

Độ tin cậy của những con số

Nguyễn Vạn Phú

chiso Trong tuần rồi, hai buổi tranh luận trực tuyến do VietnamnetVnExpress tổ chức về các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã cung cấp nhiều thông tin cho người quan tâm. Phải thừa nhận các quan chức Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên Môi trường và đại diện chủ đầu tư là Tập đoàn Than Khoáng Sản (TKV) đã làm đúng chức trách của mình. Việc đồng ý tranh luận công khai như vậy là một bước tiến lớn so với chỉ cách đây một năm, khi đề tài bauxite Tây Nguyên là đề tài nhạy cảm. Có tranh luận như vậy, cả bên phản đối và bên ủng hộ đều phải đưa ra những lập luận, lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc.

Về hiệu quả kinh tế, đã có nhiều người nhận xét tính chính xác của các con số do các quan chức và chủ đầu tư đưa ra như vốn đầu tư, rồi giá thành alumin thay đổi, tăng quá nhanh trong vòng 1 năm, dự báo giá alumin khá chủ quan…

Ở đây tôi chỉ xin bình luận về một chi tiết nhỏ.

Trong buổi đối thoại trên VnExpress, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng (Bộ Công Thương) có nói:

Việc tăng vốn đầu tư ảnh hưởng không nhiều đến hiệu quả kinh tế dự án (tăng 25% vốn đầu tư, IRR chỉ tăng 7,12%). Về thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu alumni có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của dự án do 100% sản phẩm alumni dự kiến xuất khẩu. Nếu thuế suất xuất khẩu giảm xuống mức 10%, IRR giảm 12%.

Xem lại cơ sở tính toán lãi dự án khai thác bô-xít

TS Nguyễn Thành Sơn

clip_image001

 

Công nhân công trường alumin Tân Rai tháng 10-2010 . Ảnh: Lữ Khách

 

TP - Từ những thông tin về cách tính giá thành, giá bán sản phẩm của chính những người có trách nhiệm của Bộ Công Thương và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đưa ra, Tiến sỹ khoa học kỹ thuật mỏ Nguyễn Thành Sơn có bài viết riêng gửi Tiền Phong.

Bấp bênh giá thành

Năm 2009, theo số liệu của TKV, giá thành 1 tấn alumin (ôxýt nhôm) của dự án Tân Rai là 223 USD, và của dự án Nhân Cơ là 241 USD. Khi đó, Trưởng ban bô-xít của TKV Nguyễn Thanh Liêm cam đoan tại một hội thảo ở trụ sở Hiệp hội các Tổ chức khoa học kỹ thuật (VUSTA) là những con số trên đã được TKV tính toán chính xác, nếu cần TKV sẽ cung cấp số liệu và các cơ sở tính toán để chứng minh...

Tại cuộc tọa đàm trực tuyến ngày 28-10 trên VnExpress, ông Liêm đại diện cho phía chủ đầu tư (TKV) cùng đại diện của cơ quan thẩm định (Bộ Công Thương) đưa ra 2 con số hoàn toàn khác: giá thành alumin của dự án Tân Rai là 265 USD/tấn và của dự án Nhân Cơ là 287 USD/tấn. Chỉ mới sau 1 năm, giá thành alumin đã tăng tương ứng 42 và 46 USD/tấn ở cả hai dự án (một dự án gần xong - Tân Rai và một dự án còn trên giấy - Nhân Cơ).

Tranh luận mở về bauxite: đầy lo ngại

Nam Nguyên, phóng viên RFA

clip_image001

Photo courtesy of 3s-vn.com

Vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên có thể có chuyển biến ở một mức độ nào đó. Chính phủ không thể không lưu tâm tới công luận vốn dĩ đã nóng trở lại sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary.

Công trường khai thác bauxite ở Nhân Cơ - Tây Nguyên.

Báo chí được đưa tin phản biện rộng rãi và nhiều diễn đàn trực tuyến được tổ chức. Khởi đầu cho những sinh hoạt này là tranh luận Online ngày 27/10 của Vietnam Net và sau đó một ngày của VnExpress.

Trước đó vài ngày, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố với báo chí bên hành lang Quốc hội: “Chính phủ đang tập hợp tất cả ý kiến để báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội. Lo ngại của nhân sĩ trí thức là cần thiết và phải được lắng nghe, nhưng kết luận cuối cùng thì cần có thời gian”. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng, phải lắng nghe tất cả ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân sĩ trí thức để thảo luận, bàn bạc dân chủ để quyết định cuối cùng đưa ra đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ được môi trường.

Tai họa lớn hơn chuyện bùn đỏ

Chuyện Bác phó Cuội

Bảy Tỏi

clip_image002Nhìn ảnh ông Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trong bài báo Vinashin sẽ còn thay đổi nhân sự đăng trên trên www.vnexpress.net mà tôi thấy ấm lòng. Có lẽ vì công việc nặng và trách nhiệm nề kể từ khi nhận nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin đã khiến ông PTT Nguyễn Sinh Hùng xuống sắc thấy rõ. Mắt trái ông PTT đỏ hoe. Mí mắt phải thì trễ xuống. Những người bận rộn lo toan nhiều việc thiếu ăn thiếu ngủ thì thường hay bị đỏ mắt và sệ mí.

Mà cũng có lẽ ông PPT Nguyễn Sinh Hùng xuống sắc vì mất ngủ bởi do ông PTT phải thức trắng thâu đêm để lo “đếm tiền”. Vâng, Vinashin nợ hơn 4 tỉ đô la –hay tương đương 5% GDP của Việt Nam. Là Trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu thì ông PTT không thể không “đếm tiền” hằng đêm. Bởi lẽ, ông phải tính toán sao khi tái cơ cấu xong thì Vinashin có thể trả nợ và có lời.

Nhưng trả được con số nợ 4 tỉ đô la là chuyện quá khó khăn – hay có thể nói là “điều không tưởng”. Do vậy, hằng đêm ông PTT Nguyễn Sinh Hùng phải đếm tiền – đếm đi đếm lại tiền từ nguồn thu có lãi, tiền từ các kế hoạch đầu tư có lời để Vinashin khỏi “mất cân bằng” hòng có thể trả được món nợ khổng lồ hơn 4 tỉ đô la này.

Cho nên tôi ấm lòng và rất đồng cảm, mến mộ ông PTT Nguyễn Sinh Hùng rất nhiều. Thế nhưng, khi đọc phần ông PPT trả lời phóng viên thì tôi mới chưng hửng. Xin trích dẫn nguyên văn sau đây:

Nợ công

Vũ Thành Tự Anh (*)

clip_image002

Nguồn: Economist Intelligence Unit

(TBKTSG) - Nợ công, một lần nữa, lại làm nóng nghị trường Quốc hội, trong đó ba vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là quy mô, tính an toàn, và tài trợ nợ công.

Về quy mô, Bộ Tài chính ước tính đến cuối năm 2010, nợ công của Việt Nam vào khoảng 56,7% GDP, tăng nhanh từ mức 52,6% GDP của năm 2009. Tuy nhiên, định nghĩa nợ công của Bộ Tài chính chỉ bao gồm nợ của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh chứ không bao gồm nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc Chính phủ, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước như định nghĩa của UNCTAD. Theo định nghĩa này, nợ công của Việt Nam hiện nay không dưới 70% GDP vì theo Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến 31-12-2008, riêng tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 287.000 tỉ đồng (hay 20% GDP năm 2008), mà tổng dư nợ này lại tăng lên đáng kể trong năm 2009 do chính sách kích cầu của Chính phủ. Không những thế, thống kê nợ của doanh nghiệp nhà nước thường rất không đầy đủ, được minh chứng qua trường hợp của Vinashin với tổng dư nợ thực tế, theo một đại biểu Quốc hội, có thể lên tới 120.000 tỉ chứ không phải 86.000 tỉ như báo cáo của Chính phủ.

Doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng giá 180.000 đồng/ha

Nguyên Vũ

clip_image001

Trong số các công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng tại Việt Nam đã được phép đầu tư, chỉ riêng InnovGreen (Hồng Kông, Trung Quốc) đã thuê tới 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê - Ảnh: Pháp luật Tp.HCM.

Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường đề nghị cần xem xét việc giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài

Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường vừa gửi báo cáo giám sát về tình hình thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tới đại biểu Quốc hội.
Theo báo cáo giám sát, tính đến tháng 8/2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trồng rừng theo hình thức 100% vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 288.974 ha, và diện tích đất nhà đầu tư nước ngoài liên doanh liên kết với nhà đầu tư trong nước để trồng rừng là 21.657,51 ha.

Lo ngại Trung Quốc tăng tàu tuần tra trên biển Đông

clip_image002[6]

 

Ông Ricky Carandang - Ảnh: Hương Giang

 

TT - Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ ngày 29-10 bên lề các hội nghị cấp cao đang diễn ra tại Hà Nội, ông Ricky Carandang, người phát ngôn của tổng thống Philippines, cho biết các nước ASEAN quan tâm đến việc Trung Quốc đang triển khai mở rộng đội tàu tuần tra, giám sát trên biển Đông.

Ông Carandang nói:

- Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều lo ngại về việc đó. Chúng ta đều có tuyên bố riêng của mình và biển Đông có những tài nguyên mà các bên đều muốn khai thác trong tương lai. Chúng ta đều muốn tìm cách làm sao khai thác được tài nguyên mà không làm tăng căng thẳng trong khu vực.

* Ông có cho rằng kế hoạch này của Trung Quốc sẽ gây ra cuộc chạy đua vũ trang trên biển Đông?

- Tôi không cho là như vậy. Theo tôi, Trung Quốc nhận thấy các vấn đề cần được giải quyết theo đường ngoại giao và đang gửi đi các dấu hiệu cho thấy sự cần thiết phải sử dụng con đường ngoại giao để giải quyết bất cứ vấn đề nào trên biển Đông.

Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa) chưa từng được ghi nhận trong lịch sử phương chí Trung Hoa

Phạm Hoàng Quân
(nhà nghiên cứu độc lập về cổ sử và cổ địa dư)

clip_image001

Hình 1

TTCT - Phương chí, với nghĩa “chép rõ về một nơi”, là thuật ngữ để gọi chung cho loại sách địa lý đặc thù của Trung Quốc, trong đó gồm các loại: tổng chí (chép về cả nước), thông chí (chép về một tỉnh) và địa phương chí (chép về phủ, châu, huyện...).

Hầu hết các loại phương chí đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của hoàng đế và do chính quyền các cấp chủ trương tiến hành.

Vậy các loại phương chí Trung Quốc chép gì về đơn vị hành chính cực nam của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử nước này?

Trong Tổng chí nói gì?

Tổng chí khá hoàn chỉnh đầu tiên được biên soạn vào đời Đường Hiến Tông, do đại học sĩ giám tu quốc sử Lý Cát Phủ làm xong năm Nguyên Hòa thứ 8 (năm 813), có tên là “Nguyên Hòa quận huyện đồ chí” (1). Bộ tổng chí được liệt vào hạng xưa nhất này gồm 40 quyển (nay chỉ còn 34 quyển), phản ánh cơ cấu hành chính 10 đạo đã thiết lập năm 639 và ghi chép thực trạng 47 trấn đương thời, phân cấp đến phủ, châu, huyện và một số hương lớn.

Phận dân và luật nước

Sáu Nghệ

clip_image001

Dân khiếu kin Tin Giang biu tình ti tr s văn phòng quc hi ti Sài Gòn

TP - Quốc hội kỳ họp này thảo luận Luật Khiếu nại, một nội dung được dân chúng kỳ vọng. Trước đây, khiếu nại và tố cáo đặt chung trong một luật, qua nhiều lần sửa đổi, nay tách riêng. Người dân kỳ vọng luật được thiết kế sao cho dễ dàng thực thi, giải quyết được tình trạng khiếu nại bức xúc kéo dài nhiều năm qua.

Đại biểu Quốc hội chỉ như “ông bưu điện”

Lê Kiên

image

 

ự án Luật khiếu nại được Quốc hội thảo luận sôi nổi tại phiên họp tổ sáng 29-10 với những nội dung rất cụ thể. Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Trần Đình Long nói rằng với khoảng 110.000-150.000 vụ việc khiếu nại phát sinh mỗi năm thì “trong vòng mười năm thử hỏi còn mấy người không liên quan đến khiếu kiện?”.

Trong khi đó, mỗi năm lượng đơn thư gửi đến Quốc hội được tính bằng con số hàng vạn nhưng đại biểu Quốc hội cũng chỉ đóng vai trò của “ông bưu điện” đóng dấu và kính chuyển.

Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) cho biết: “Mỗi năm tôi nhận được rất nhiều đơn thư của dân, có nhiều người đi xa hàng trăm cây số, ra Hà Nội ở trọ rồi tìm đến nhà tôi. Việc của tôi cũng chỉ là chuyển đơn rồi đợi trả lời.

Tại Việt Nam, tấn công tin tặc chủ yếu nhằm ngăn chặn tiếng nói đối lập

Thanh Phương

  clip_image002
 

Những trang mạng có tiếng nói đối lập thường xuyên bị virus tấn công . ( Hình chỉ mang tính minh họa) (Photo : AFP)

Theo tờ Financial Times hôm nay (29/10), các nhà nghiên cứu thuộc công ty dịch vụ an ninh mạng SecureWorks, ở bang Atlanta, Hoa Kỳ, hôm 28/10 vừa công bố một bài phân tích cho thấy một virus tin học có tên là Vecebot đã lây nhiễm hơn 10 ngàn máy tính và đã hướng các máy này nối vào các diễn đàn trên mạng có nội dung chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm đánh sập các diễn đàn này.

Kết quả phân tích cho thấy là ở Việt Nam các virus tin học này ngày càng được sử dụng trong các vụ tấn công nhằm ngăn chận những tiếng nói đối lập trên mạng. Nhưng các nhà nghiên cứu không thể xác định được virus Vecebot là do chính phủ Việt Nam hay những người làm việc cho chính phủ tung ra, vì hiếm khi nào có thể truy tìm được tác giả của những virus đó.

Tuy nhiên, họ đã ghi nhận một sự trùng hợp thời điểm đáng chú ý : Ngày 19/10 vừa qua, blogger Điếu Cày trên nguyên tắc được thả ra sau khi mãn án 30 tháng tù. Theo các nhà nghiên cứu của SecureWorks, virus Vecebot có thể đã được tung ra trước thời điểm đó nhằm mục đích phá sập những trang web hay trang blog nào mà có thể sẽ ăn mừng ngày blogger này được tự do. Nhưng cuối cùng, blogger Điếu Cày đã bị giam tiếp tục với một tội danh khác.

Tờ Financial Times nhắc lại là đã từng xảy ra những vụ tấn công tương tự nhắm vào những trang web ở vùng Kapkaz có xu hướng chống Nga, cũng như những trang web của các chính khách đối lập với điện Kremlin.

Trong thời gian qua một loạt những trang web hoặc trang blog có nội dung chỉ trích chính quyền Việt Nam đã bị phá rối hoặc đánh sập. Chính quyền Hà Nội cũng vừa bắt giữ thêm hai blogger là Anh Ba Sài Gòn, tức Phan Thanh Hải và Cô Gái Đồ Long, tức nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà.

Nguồn: RFI

Thủy điện làm lũ thêm hung hãn

Thế Dũng

clip_image001  

Mưa lũ lịch sử ở Hà Tĩnh khiến nhà cửa chìm trong biển nước. Ảnh: QUANG NHẬT

 

Trong tháng 10-2010, miền Trung bị liên tiếp 2 đợt lũ lịch sử với thiệt hại về người và tài sản vô cùng lớn. Ngoài những điều kiện khách quan, hàng chục thủy điện lớn nhỏ đã góp phần làm lũ hung hãn hơn

Ông Lê Huy Ngọ, nguyên bộ trưởng Bộ NN-PTNT, nguyên trưởng Ban Phòng, chống lụt bão Trung ương, cho rằng bên cạnh yếu tố tự nhiên, lũ lịch sử ở miền Trung vừa qua có phần “đóng góp” của con người.

Theo ông Ngọ, tác động của con người đối với môi trường miền Trung làm cho tình trạng ngập lụt thêm tồi tệ. Trong đó, việc phát triển thủy điện ồ ạt đã lấy đi quỹ rừng rất lớn và vô cùng quý giá đối với việc ngăn, chống lũ.

Chỉ lo phát điện

Ông Ngọ nêu ra con số 393 dự án thủy điện lớn nhỏ trải rộng 9 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và bức xúc: “Các nhà máy thủy điện luôn đặt mục tiêu số 1 là tích nước sản xuất điện, còn trách nhiệm chủ động xả nước trong hồ để chờ, đón và cắt lũ thì hầu hết đều lãng quên, nhất là thủy điện nhỏ và vừa”.

Ông Ngọ lo ngại “rốn lũ” miền Trung ngày càng khắc nghiệt hơn do biến đổi khí hậu, nay lại cõng thêm nỗi lo từ các công trình thủy điện. Sự cố thủy điện Hố Hô - Quảng Bình vừa qua là bài học đáng nhớ.

Việt Nam hãy (tự) dừng ngay dự án bauxite Tây Nguyên khi chưa còn quá muộn!

Phạm Vũ

image Còn nhớ, đầu năm 1979 khi Trung Quốc xua 60 vạn quân tràn qua biên giới phía Bắc sang xâm lược Việt Nam thì ngay lập tức song với việc khẩn cấp chuyển hàng tiếp trợ cho Việt Nam, bao gồm các loại khí tài và nhu yếu phẩm, Tổng bí thư Liên Xô lúc đó là L.I. Brezhnev đã mạnh mẽ lên án Trung Quốc và tuyên bố, rằng Trung Quốc hãy dừng ngay việc xâm lược Việt Nam khi chưa còn quá muộn!

Hiện nay Việt Nam không (chưa?) có những Hiệp ước hữu nghị, liên minh và hợp tác toàn diện với bất cứ quốc gia nào khác giống như Hiệp ước đã ký với Liên Xô 1978. Bởi vậy, nay là thời điểm mà đối với những gì đang xảy ra ở Tây Nguyên, người Việt Nam cần phải tự mình lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu dừng dự án khai thác bauxite lại khi còn chưa quá muộn. Không ai có thể nói hộ, lo dọn dẹp mãi giúp chúng ta, khi mà hậu quả kinh tế cũng như viễn cảnh thảm họa môi trường sẽ thật là khủng khiếp mà các nhà kinh tế và khoa học đã kiên trì đưa ra rất nhiều dẫn chứng cụ thể suốt thời gian qua.

Chi phí cần được tính thêm cho Dự án bauxite

Quang Trân

image Trong giai đoạn đang có thông tin nhiều chiều dồn dập về việc nên hay dừng triển khai các dự án bauxite ở Tân Rai và Đắc Nông, các phân tích đánh giá khả năng lỗ của dự án, nguy cơ gây thảm họa cho môi trường… đã được các nhà khoa học nêu rất nhiều, tôi muốn được đóng góp một ít số liệu theo tôi là loại số liệu không được phép quên khi đánh giá về tính kinh tế của các dự án để quý độc giả trang BVN tham khảo thêm.

“Không nên tiếp tục dự án bô-xít Tây Nguyên”

Cảm nghĩ nhanh sau khi theo dõi cuộc tranh luận chiều ngày 27/10 về dự án Bô-xít Tây Nguyên trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam và VietNamNet

Nguyễn Đăng Hưng

Giáo sư danh dự trường Đại học Liège, Bỉ

image Như chúng ta biết từ 14 giờ chiều ngày 27/10 báo điện tử VietnamNet đã tổ chức một buổi tranh luận trực tiếp về chủ đề “Nên hay không nên tiếp tục dự án bô-xít Tây Nguyên”.
Khách mời gồm:


Bên A chủ trương tiếp tục dự án

gồm đại diện chính phủ ông Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng Bộ TN&MT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, đại diện chủ đầu tư, ông Nguyễn Thanh Liêm - Trưởng ban Nhôm - Titan của TKV.

Bên B chủ trương không nên tiếp tục gồm nhà văn Nguyên Ngọc - một trong những người đã ký tên vào bản kiến nghị xin dừng dự án, và TS. Nguyễn Thành Sơn - Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng - một thành viên khác cũng trực thuộc TKV.

Phần mở đầu, qua ông Liêm chúng ta được biết hai thông tin quan trọng hiện nay:

1. Dự án Tân Rai đã cơ bản là hoàn thành. Đến quý II/2011 sẽ bắt đầu có sản phẩm.

2. Còn dự án alumin Nhân Cơ đã kiểm tra lại các tính toán về kinh tế và mới đây cũng đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép khởi công xây dựng.

Như vậy, nếu không có sự cố lan tràn bùn đỏ tại Hungary, không có kiến nghị thứ 2 của các nhân sỹ, mọi việc coi như đâu đã vào đó!

Dự án bauxite không hiệu quả

Nhận định của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành khi trao đổi với Báo NLĐ về hiệu quả kinh tế của dự án nàyclip_image001

. Phóng viên: Vì sao ông ký tên đề nghị dừng triển khai trong khi dự án bauxite ở Tây Nguyên đã đi được nửa chặng đường?

- Ông Bùi Kiến Thành: Làm bauxite ở Tây Nguyên không có hiệu quả kinh tế mà chỉ hủy hoại môi trường. Khi tính hiệu quả kinh tế của một dự án phải tính tất cả giá trị dự án đó làm ra và mất đi.

Tức là phải tính trên diện tích lấy làm dự án hiện nay người dân đang làm gì, doanh thu đem lại hằng năm cho họ từ công việc đó là bao nhiêu. Khi lấy đất làm dự án, nguồn thu nhập này của họ bị mất đi, có thể ngân sách của Nhà nước phải chi ra hỗ trợ tạo công ăn việc làm hoặc tái định cư. Cũng phải tính chi phí cải tạo môi trường nếu sau khi dự án kết thúc nhưng môi trường sống không bảo đảm. Đó là chi phí cơ hội của dự án.

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản VN (TKV) đánh giá lợi nhuận của dự án Tân Rai là 11% nhưng không hiểu trong đó bao gồm những gì. Chi phí cơ hội của một dự án rất lớn nhưng đã không được TKV tính đến, họ chỉ giao đất và tính từ con số 0, trong khi tài nguyên phải hàng trăm năm, hàng ngàn năm mới hình thành được.

Góp ý về Dự án Bauxite Tây Nguyên: "Tôi lên tiếng vì lợi ích chung của đất nước"

clip_image001  

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

 

(Dân trí) - Dự án khai thác Bô xít ở Tây Nguyên nhận được rất nhiều ý kiến phản ứng khác nhau. Dân trí đã có cuộc trao đổi với nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và một số vị có trách nhiệm xung quanh vấn đề này.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Tôi lên tiếng vì lợi ích chung của đất nước"

Thưa, trong Thư kiến nghị gửi Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, bà là người xếp trên cùng. Lý do gì khiến Bà là người đầu tiên tham gia vào Bản kiến nghị này?

Có lẽ tôi không phải người đầu tiên ký vào kiến nghị nhưng trong danh sách, anh em sắp xếp theo thứ tự ABC thôi. Còn việc tham gia vào Bản kiến nghị vì đó là lập trường của tôi từ trước. Ngay từ khi Dự án mới triển khai, chúng tôi đã tổ chức hội thảo khoa học và gửi kết quả cho các vị lãnh đạo nhưng tiếc là không nhận được hồi âm.

Gần đây, do sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ của Hungary nên sự việc càng trở nên cấp thiết, đáng lo ngại. Vì vậy, tôi thấy mình cần có tiếng nói đóng góp với Đảng và Nhà nước để có những chủ trương đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Tôi lên tiếng là vì lợi ích chung của đất nước thôi.

Thưa Bà, báo Dân trí vừa có cuộc thăm dò ý kiến độc giả. Bà nghĩ gì về việc làm này?

Tôi thấy việc thăm dò ý kiến nhân dân như vậy là tốt vì qua đó, người lãnh đạo hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có những quyết định đúng. Con số đông đảo người tham gia ý kiến không chỉ thể hiện sự đồng tình, tin cậy đối với những nghiên cứu khoa học của chúng tôi về vấn đề này mà còn đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của họ đối với lợi ích của đất nước, của dân tộc.

Để lại gì cho con cháu?

Nguyễn Quang Thân

image PN - Người xưa nói: “Cáo chết để da, người chết để tiếng”. Phải chăng câu đó không chỉ để răn dạy đạo đức mà còn nhiều ý tưởng sâu xa hơn là “da” hay “tiếng”.

Con cháu cần chúng ta để lại nhiều hơn thế. Con Rồng cháu Tiên mai sau cần chúng ta để lại một “giang san ngàn thuở vững âu vàng” (Sơn hà thiên cổ điện kim âu - Trần Nhân Tông) mà cha ông đã dày công gìn giữ, một cuộc sống bền vững về cả vật chất lẫn tinh thần trong một thế giới đầy bất trắc và chao đảo mỗi giây mỗi phút ngày nay.

Đó là mệnh lệnh lịch sử! Vì truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc ta - mà không chỉ dân tộc ta - vẫn luôn khẳng định một chân lý như lời nguyền trong câu khẩu hiệu nằm lòng: “Tất cả vì tương lai con em chúng ta!”. Vì tương lai mà cha ông đã hơn mười mấy lần núi xương sông máu tống khứ ngoại xâm ra khỏi cõi. Vì tương lai mà nhiều thế hệ đã phải nằm gai nếm mật gìn giữ “âu vàng”. Ngày nay, khi chúng ta nêu khẩu hiệu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, con người hạnh phúc” cũng là vì cái tương lai ấy.

Bùn đỏ ở Hungary có chứa chất phóng xạ

Lê Phước

clip_image001  

Thảm họa bùn đỏ tại Kolontar, Hungary ngày 10/10/2010. Reuters

 

Bùn đỏ, chất thải của quá trình khai thác quặng bauxite, rất độc hại bởi có chứa kim loại nặng. Ngày 4/10 rồi, một hồ chứa hàng triệu tấn bùn đỏ ở Hungary đã bị vỡ. Hậu quả là 9 người chết và 150 bị thương, những làng lân cận bị ô nhiễm nghiêm trọng. Qua bài viết: «Bùn đỏ dưới kính hiển vi của Criirad», nhật báo Libération cung cấp một thông tin đáng chú ý: Bùn đỏ có chứa chất phóng xạ.

Libération cho biết người ta đã tiến hành nhiều phân tích, nhưng chưa quan tâm đến vấn đề bùn đỏ có chứa phóng xạ. Vì thế, Libération đã đến lấy mẫu bùn đỏ tại hiện trường và gửi đi phân tích ở Ủy ban Nghiên cứu Độc lập về Phóng xạ (Criirad).

Kết quả: Trong bùn đỏ, người ta tìm thấy chất phóng xạ uranium 238 ở mức cao gấp 3 lần độ phóng xạ trung bình của vỏ trái đất (40 bq/kg), và chất thorium 232 ở mức cao hơn 4 lần so với độ phóng xạ trung bình của vỏ trái đất.

Đánh giá về kết quả này, ông Bruno Chareyron, Trưởng phòng thí nghiệm của Criirad cho biết: «Độ nhiễm phóng xạ ở vùng này còn thấp, thế nhưng cần nên tiến hành đánh giá xem mẫu phân tích có đủ tính đại diện không, và xem người dân vùng lân cận và công nhân trong nhà máy bị phơi nhiễm đến mức độ nào». Đặc biệt đối với công nhân nhà máy, ông này đề nghị «nên xác định lượng tích tụ khí hiếm phóng xạ Radon (sản phẩm phân rã của uranium và thorium) trong khuôn viên nhà máy và khu trữ bùn đỏ".

Xử lý bùn đỏ ở Úc

Nguyễn Đức Hiệp

image

 

iện nay ở Úc có bảy nhà máy luyện alumina, trong đó bốn nhà máy ở tiểu bang Tây Úc (Western Australia), hai nhà máy ở tiểu bang Queensland và một nhà máy ở Northern Territory (Bắc Úc). Tất cả các nhà máy trên nằm gần bờ biển, có cảng thuận tiện để chuyên chở.

Từ năm 1985, các nhà máy luyện alumina ở Úc đã chuyển từ xử lý chất thải bùn đỏ theo công nghệ ướt qua công nghệ khô. Duy nhất Nhà máy QAL (Queensland Alumina Ltd) nằm cạnh biển ở Gladstone, được xây từ năm 1967 là còn công nghệ ướt. Tuy vậy, sau khi xử lý ướt, nước biển được dùng để trung hòa chất kiềm (sodium hydroxide) trong đất bùn thải, sau đó bùn được làm đặc lại trước khi thải ra hồ chứa.

Bụi đỏ từ luyện quặng bô-xít, ác mộng có thực

Thanh Vân (theo AP)

clip_image001

 

Bụi đỏ che phủ làng mạc, nhà cửa ở thị trấn Point Comfort, bên bờ vịnh Lavaca - Ảnh: AP.

 

(VNR500) - Bùn đỏ phải cần vỡ đê bao hồ chứa mới thực sự gây thảm họa, còn bụi đỏ thì chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng bay tứ tán, đe dọa tới sức khỏe của con người.

Bài viết dưới đây của hãng tin AP ghi nhận về những gì đang diễn ra ở thị trấn Point Comfort, gần vịnh Lavaca (Texax, Mỹ) cho chúng ta thấy một thảm họa khác từ phương pháp thải khô khi luyện quặng bô-xít.

Mỗi khi có một cơn gió ào qua thị trấn ven biển ở bang Texas này, những lớp bụi cáu đỏ thải ra từ một nhà máy sản xuất alumina gần đó lại tạo thành một cơn bão mù mịt những bụi là bụi, phủ kín các bãi cỏ, xe cộ và đèn đường.

Bụi đỏ, cùng với những hồ chứa bùn đỏ giáp vịnh Lavaca, là những lời nhắc nhở rằng thị trấn Point Comfort và nhà máy sản xuất alumina Alcoa ở đây chẳng hề xa xôi là mấy so với Hungary, nơi vừa xảy ra thảm họa vỡ hồ chứa bùn đỏ hồi đầu tháng này, tạo thành một cơn lũ độc hại tràn xuống các làng mạc lân cận và giết chết ít nhất 9 nhân mạng.

Nhiều người nói rằng, thảm họa ở Hungary khó có thể xảy ra ở nơi này. Nhưng, 3 nhà máy luyện alumina của Mỹ, 2 ở Texas và một ở bang Louisiana, cũng có những lo lắng ô nhiễm của riêng họ.

Chính phủ là ai?

Nguyễn Quang A

image

 

áo chí đưa tin, các phiên thảo luận ở tổ ngày 22-10-2010 của các đại biểu Quốc hội thực sự nóng: có thể Vinashin nợ tới 120.000 tỷ đồng chứ không phải 86.000 tỷ đồng và các vấn đề nóng khác.

Có lẽ biết chắc chắn sẽ có nhiều đại biểu đòi xem xét trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan và cá nhân, nên nhiều bộ đã tìm cách thoái thác trách nhiệm.

Có ông Bộ trưởng còn dẫn ngay cái Nghị định (có lẽ do chính Bộ ông chắp bút soạn thảo) quy định về chức năng, nhiệm vụ của bộ ông là chỉ có “chức năng tham mưu cho Chính phủ” lĩnh vực này lĩnh vực nọ. Báo còn nói, ông cũng than “Chính phủ đã quyết thế nào thì chúng tôi cũng phải theo thế chứ!

Bauxite và Vinashin

clip_image002

 

Nhà máy Chế biến bauxite Tân Rai đang được xây dựng ở Tây Nguyên - Ảnh: Lê Quang Nhật.

 

Nguyễn Vạn Phú

(TBKTSG) - Giữa hai dự án bauxite ở Tây Nguyên và Vinashin có điểm gì chung?

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta thử xem thông lệ quốc tế (và phần nào cũng đã được thể hiện trong dự thảo Luật Khoáng sản sửa đổi của Việt Nam) thường ứng xử như thế nào với nguồn khoáng sản của đất nước. Giả sử phát hiện ở một vùng đất có trữ lượng bauxite dồi dào, Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu thăm dò, việc thăm dò có thể gắn với quyền lợi khai thác sau này. Sau khi thăm dò, biết trữ lượng xong, Nhà nước sẽ cân nhắc coi có nên cho khai thác không với những yếu tố đặt lên bàn cân như môi trường, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội... Nếu quyết định khai thác, Nhà nước cũng sẽ tổ chức đấu thầu với đề bài là những yếu tố này, trong đó có thể bù đắp hiệu quả tài chính thấp bằng ưu đãi thuế nếu muốn phát triển vùng đất đó hay ấn định phần nộp cho Nhà nước cao nếu việc khai thác dễ dàng. Doanh nghiệp nào thỏa mãn tốt nhất những yêu cầu đặt ra sẽ trúng thầu và được quyền khai thác. Lúc đó, các cơ quan của Nhà nước sẽ đóng vai trò giám sát xem doanh nghiệp có tuân thủ cam kết, như cơ quan môi trường phải theo dõi chặt việc tuân thủ bảo vệ môi trường, ngăn ngừa thảm họa.

Việt Nam lại làm khác và yếu tố tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là một doanh nghiệp nhà nước, lại là một tập đoàn kinh tế, đóng vai trò rất lớn trong chuyện làm khác này. Trong quyết định mới nhất chuyển TKV thành công ty TNHH một thành viên, Thủ tướng Chính phủ (và các bộ theo ủy quyền của Chính phủ) thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn này hay nói cách khác Thủ tướng Chính phủ là “ông chủ” trực tiếp của TKV và các bộ trưởng là “ông chủ” trong một số trường hợp. Trong một cơ chế như vậy, lúc kinh doanh, gặp trục trặc gì TKV sẽ được làm việc trực tiếp với Thủ tướng, liệu các bộ có còn đóng được vai trò cơ quan quản lý nhà nước một cách bình thường không? Các bộ khi đóng vai ông chủ có còn khách quan với doanh nghiệp “của mình” không? Vì thế không lạ gì khi ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, lại đi khẳng định giùm chủ đầu tư hồ chứa bùn đỏ ở các dự án khai thác bauxite là bảo đảm an toàn.

“Đảng không nên quyết tất cả”

clip_image003

 

ĐB Nguyễn Văn Thuận: Ta lại muốn tìm con đường riêng... Ảnh: Lê Anh Dũng

 

"Đảng lãnh đạo nhưng phải theo nguyên tắc để Quốc hội, Chính phủ bàn, sau đó nghe cả mặt phải, trái rồi ra quyết định. Còn nếu cứ Đảng làm thay thì các thiết chế khác thành hình thức thôi".

Quốc hội đã dành 1 ngày họp tổ hôm qua (28/10) để góp ý vào dự thảo các văn kiện trình ĐH Đảng XI.

ĐB Nguyễn Văn Thuận (ĐBQH tỉnh Quảng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật):

Sao lại rụt rè "thí điểm" kết nạp DN tư nhân vào Đảng?

Để góp ý cho cương lĩnh, chiến lược và văn kiện chuẩn bị cho ĐH Đảng XI, tôi thấy vẫn có sự "lệch" giữa lý luận, nhận thức và thực tiễn.

Tại ĐH Đảng VI, khi Đảng ta quyết định tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, như thế ta đã thay đổi chủ nghĩa Mác, bởi chủ nghĩa Mác nói chế độ XHCN là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chỉ tư hữu về chế độ tiêu dùng. Khi chỉ có một thành phần kinh tế thì đương nhiên trên thượng tầng kiến trúc chỉ có một đảng, vì chỉ có một lợi ích.

Đồng chí B nói về âm mưu chống Việt Nam của bè lũ phản động Trung Quốc

Bùi Xuân Bách dịch

image

 

ời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”. Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốn Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao. Christopher E. Goscha hiện đang giảng dạy môn Lịch sử tại American University và Trường Quốc tế ở Paris. Ông là đồng Giám đốc Nhóm nghiên cứu Việt Nam đương đại, Trường Khoa học Chính trị, Paris. Gần đây ông có tác phẩm đã in “Mậu dịch vùng biên giới Việt Nam với Hoa Nam thời đầu chiến tranh” (Asian Survey, 2000) và đã trình luận án về đề tài Bối cảnh châu Á của cuộc chiến Pháp-Việt tại Trường Cao đẳng thực hành, thuộc Đại học Sorbonne.

Tin… tức

(1) Việt Nam lên kế hoạch sang năm xuất khẩu alumina 越南计划明年出口氧化铝

clip_image001

http://www.cnal.com

• 2010-10-08 15:33:38

• 来源:中铝网

• 我要评论

http://news.cnal.com/enterprise/2010/10-08/1286523353197449.shtml

中铝网cnal.com综合外电消息10月08日报道(编译/Josie) 据路透社消息,越南计划明年3月开始出口氧化铝。

Lam Dong铝土矿项目管理委员会一成员透漏,Vinacomin矿业公司向Tan Rai alumina公司投资46000万美元。

Tan Rai alumina公司将在明年2月份开始运营,3月份开始出口氧化铝。

An toàn hồ chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên từ bài học Hungary

PGS. TS. Nghiêm Hữu Hạnh

clip_image002

Hình 1. Tháng 6 năm 2010 xuất hiện 1 vết rò nhỏ ở hạ lưu đập

clip_image004

Hình 2. Tháng 10 năm 2010: điểm rò đã phát triển. Bùn đã chảy ngầm từ thượng lưu xuống hạ lưu qua nền đập. Đập bị nứt ngang và dọc.

clip_image005

Hình 3, Đường ống trên đỉnh đập bị kéo căng về phía bên phải. Trụ đỡ đường ống bị đứt, đường ống bị vỡ. Bùn đỏ tràn ra mặt đập.

clip_image007

Hình 4. Đập bị kéo căng và đứt vỡ ở góc nối của hai cạnh

Tranh luận trực tuyến trên VietNamNet: Xét toàn diện, bô-xít không có lợi cho phát triển của Tây Nguyên

clip_image001

 

Nhà văn Nguyên Ngọc (ảnh L.A.D)

 

(VNR500) - "Trên cái nhìn tổng thể, tôi cho là làm bô-xít hiện nay không có lợi gì cho sự phát triển của Tây Nguyên" - nhà văn Nguyên Ngọc nêu ý kiến tại buổi tranh luận trực tuyến.

Xin mời độc giả theo dõi toàn bộ nội dung buổi tranh luận trực tuyến về dự án bô-xít, diễn ra lúc 14h chiều 27/10.

- Nhà báo Phạm Huyền: Xin kính chào quý khán giả và độc giả. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VNR500), báo VietNamNet xin mời độc giả theo dõi tranh luận trực tuyến "Nên tiếp tục hay dừng dự án bô-xít Tây Nguyên".

Sau thảm họa bùn đỏ tại Hungary, dự án bô-xít ở Tây Nguyên do Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư một lần nữa lại trở thành điểm nóng trong dư luận khi mới đây, ngày 9/10, hơn 1.500 trí thức, các nhà khoa học cả nước đã lại một nữa cùng ký thư kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ khẩn thiết yêu cầu dừng ngay dự án này.

Ai đánh mất lòng tin

Nguyễn Quang A

image Lòng tin của người dân vào chính phủ là một nhân tố hết sức quan trọng trong phát triển đất nước. Người dân là người đánh giá và đưa ra phán xét về chất lượng của mối quan hệ gữa họ và chính phủ. Họ đánh giá chủ yếu trên cơ sở: công việc thực của chính phủ liên quan đến họ (thí dụ, lạm phát đụng trực tiếp đến mọi người); và thông tin về những công việc khác của chính phủ (như thông tin về Vinashin hay bauxite, chẳng hạn).

Ngày xưa người ta thường dùng báo chí do chính phủ kiểm soát để đưa thông tin (thường là ca ngợi) về công việc của chính phủ và thông tin đôi khi không trung thực. Nhưng người dân khó kiểm chứng, nên có khi lòng tin của họ là mù quáng.

Nay có nhiều kênh thông tin hơn, thông tin có thể truyền đi một cách rộng rãi và dễ dàng hơn, người dân dễ kiểm chứng hơn. Thông tin tô hồng hay không chính xác có thể hủy hoại lòng tin của người dân vào chính phủ, có thể làm chính phủ mất uy tín trầm trọng. Chính vì thế cách tốt nhất để giữ lòng tin, giữ tín nhiệm là cung cấp thông tin trung thực, chính xác và kịp thời.

Cần bỏ phiếu tín nhiệm Bộ trưởng Công thương

Bùi Hoàng Tám

image Tháng 4/2009, trannhuong.com đã đăng tải bài này của Nhà thơ Bùi Hoàng Tám. Đúng một năm rưỡi sau, bài báo vẫn còn nguyên tính thời sự. Xin trân trọng đăng tải lại.

Theo đánh giá của một số người, từ ngày ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng Bộ Công thương, nhiều hoạt động của Bộ này hết sức kém hiệu quả. Với vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước, đáng lẽ Bộ phải đề xuất với Chính phủ những chiến lược hợp lý để giúp cho việc thông thương cũng như sự phát triển của ngành công nghiệp nước nhà trong sự nghiệp CNH - HĐH. Tuy nhiên, Bộ Công thương đã không là tốt được việc đó. Thậm chí, không ít lần lãnh đạo Bộ còn tìm cách trốn tránh, chối bỏ trách nhiệm mà điển hình là vụ xuất khẩu gạo. Trong khi Bộ trưởng NN&PTNT dũng cảm nhận sai sót trước hàng triệu nông dân thì Bộ Công thương chỉ nhận... một phần trách nhiệm và đổ lỗi cho các bộ ngành khác.

Đặc biệt là trong những phát ngôn của Bộ khiến dư luận kinh ngạc và bất bình vì cách nói năng hồ đồ, quy chụp và nói thẳng là ít văn hóa. Xin được chứng minh bằng hai ví dụ. Thứ nhất, được biết trong một cuộc họp với báo chí, một vị lãnh đạo Bộ Công thương đã yêu cầu… thu thẻ nhà báo của một  một PV. Xin không bàn đến đúng sai của sự việc mà chỉ nói riêng hành động này đã thấy lãnh đạo Bộ hết sức hồ đồ vì thu hay không thu thẻ nhà báo là quyền của Bộ Thông tin & Truyền thông (thẻ đó do Bộ TT&TT cấp). Ngay cả Ban Tuyên giáo TW cũng không có chức năng làm việc này. Đó là “làm sai chức năng” mà dân gian gọi là “lấn sân”.

"Không tùy tiện đình chỉ dự án bauxite"

clip_image003  

TS Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

 

Chưa bao giờ có một cuộc vận động nào sôi nổi, cuốn hút sự quan tâm của người dân Việt, bất kể là trong hay ngoài nước, như Kiến nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Càng ngày càng có nhiều người lên tiếng ủng hộ Kiến nghị, trong đó có cả những nhà chính trị nổi tiếng như Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Tuy nhiên, trở lực vẫn sừng sững. Ý kiến sau đây của TS Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho thấy trở lực đó là có thật, ngay trong Quốc hội – một cơ quan dân cử.

Bauxite Việt Nam

Vấn đề boxit: Tại sao tới tận bây giờ mới ầm ĩ?

Xuồng Tam Bản

clip_image002

Gần đây hay nói chính xác hơn là từ lúc sự cố tràn bùn đỏ trong ngành công nghiệp khai thác boxit ở Hung-ga-ri làm cả thế giới chấn động thì sự án boxit Tây Nguyên ở Việt Nam mới được nhắc tời nhiều đến như vậy.

Trước đó, nhưng tiếng nói phản biện của các nhà trí thức trong đó có lá thư của GS Ngô Bảo Châu gửi quốc hội VN, 3 bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Bộ Chính trị với nội dung yêu cầu xem xét lại dự án khai thác boxit đều rơi vào thinh lặng. Báo chí và truyền thông trong nước từ lúc dự án boxit Tây Nguyên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký và tiến hành cũng tuyệt nhiên im bặt, không đăng bất kỳ bài báo nào về vấn đề này nữa và xem như chuyện hiển nhiên, đã rồi.

Thử lật lại trường hợp NẾU NHƯ không có sự cố tràn bùn đỏ ở Hung-ga-ri, nếu như không có bản kiến nghị của trang boxitvn.net và danh sách quy tụ hàng nghìn chữ ký yêu cầu dừng dự án boxit thì liệu vấn đề khai thác boxit ở Tây Nguyên có lại một lần nữa được đặt lên bàn cân để so đo lợi hại hay không? Tôi còn nhớ một bài phỏng vấn của GS Ngô Bảo Châu và BBC: "những chuyện như khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nếu làm sai thì không sửa được” [1]. Như vậy, quả thật không ngoa khi cho rằng: sự cố tràn bùn đỏ ở Hung-ga-ri là một ân huệ cho tương lai của Việt Nam.

Đã xảy ra vỡ hồ chứa chất thải khoáng sản

Thảo Nguyễn

clip_image002

Khai khoáng là vấn đề đang được dư luận quan tâm. (ảnh minh hoạ)

 

SGTT.VN - "Ngay tại Thái Nguyên cũng đã xảy ra sự cố sụt lún tại một số khu vực khai thác khoáng sản, hay một số nơi đã xảy ra tình trạng vỡ hồ đập chứa chất thải khai thác khoáng sản”, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cảnh báo tại phiên thảo luận về dự thảo Luật khoáng sản (sửa đổi) phiên họp chiều 27.10.

Nhiều đại biểu cũng cho rằng trong khi các doanh nghiệp thu lợi lớn, người dân địa phương có khoáng sản khai thác lại phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, do mất đất, mất việc làm, môi trường bị xâm hại, hạ tầng bị xuống cấp… Đại biểu Lưu Thị Chi Lan đề nghị, quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác nên tách thành chương riêng, để đảm bảo lợi ích nhà nhà nước – doanh nghiệp – người dân được hài hòa nhất. Bởi các quy định liên quan đến nội dung này trong dự thảo luật còn sơ sài, chưa quy định về trách nhiệm của các bên liên quan như cơ quan quản lý, doanh nghiệp, về mức đền bù, ký quỹ phục hồi, cải tạo môi trường, trong khi khai thác khoáng sản luôn đi liền với những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, để lại hậu quả lâu dài.

“Không chỉ thiệt thòi do mất đất, mất việc, bị ảnh hưởng trực tiếp do nguồn nước, môi trường ô nhiễm…, cả người dân dân và chính quyền nơi có khoáng sản còn chịu nhiều áp lực về quản lý xã hội, dân sinh do một lượng lao động lớn đổ dồn về đây. Do vậy, dự án luật phải quan tâm đến vấn đề này, điều chỉnh bằng các quy định cụ thể”, đại biểu Lan đề nghị.

Vinashin – điển hình của lỗ hổng hệ thống

clip_image002

Ông Vũ Viết Ngoạn.

 

SGTT.VN - Hoạt động kém hiệu quả của một số tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), điển hình là Vinashin, có lỗ hổng cá biệt, có lỗ hổng hệ thống và cho thấy, việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động các tập đoàn, tổng công ty còn hạn chế yếu kém. Phó chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế Quốc hội Vũ Viết Ngoạn trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp Thị bên hành lang Quốc hội hôm qua (26.10).

Theo ông, vụ Vinashin có thể coi một dấu hiệu đổ vỡ mang tính dây chuyền về quản trị doanh nghiệp nhà nước?

Có dây chuyền hay không dây chuyền phụ thuộc vào thái độ của chính chúng ta trong giải quyết, xử lý vấn đề. Nếu chúng ta thấy đó là một trường hợp điển hình cần tập trung, quyết liệt khắc phục những yếu kém mang tính hệ thống thì có thể hạn chế được những hậu quả tương tự xảy ra, còn nếu chúng ta bàng quan, thờ ơ thì ngược lại.

Như vậy, việc tiếp tục giao khối doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế có sai lầm?

Tôi cho rằng đây là một quan điểm mà chúng ta phải đánh giá đầy đủ kể cả những mặt được, chưa được. Vấn đề quan trọng là chúng ta đặt các DNNN ở vị trí nào trong việc sử dụng các nguồn lực của quốc gia, để nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất. Chủ trương của Đảng, các chương trình hành động của Chính phủ đều đã thể hiện rất rõ là phải tăng cường cổ phần hoá, giảm bớt DNNN nắm giữ, chi phối vốn. Tuy nhiên, lộ trình đó nhanh hay chậm như thế nào thì chúng ta còn nhiều quan điểm chưa đồng nhất. Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta phải đúc kết kinh nghiệm qua quá trình triển khai thực tiễn, tránh tình trạng một số ý kiến quá cực tả hoặc quá cực hữu, thì đều không có lợi cho sự phát triển của quốc gia, đất nước.

Tập đoàn kinh tế nhà nước - cần một cái nhìn thực chất

Kỳ I: Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước & Vài sự thực

Nguyễn Quang A

 

clip_image001

Sự đổ vỡ (thực chất là phá sản) của Vinashin  đã quá đủ của một lời cảnh báo

LTS. Thực chất hoạt động, vai trò và sức mạnh của các tập đoàn kinh tế nhà nước ra sao? Đó là một trong những câu hỏi đang nóng trong dư luận những ngày này. Các tập đoàn kinh tế nhà nước của chúng ta được thành lập khi chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý tương ứng và hoạt động không hiệu quả - Đó là cảnh báo được đưa ra từ hơn bốn năm nay của các chuyên gia kinh tế.

Những con số thống kê

image

 

ột bạn đọc gửi đến cho Bauxite Việt Nam bảng thống kê một số từ ngữ trong Báo cáo chính trị của các Đại hội Đảng, từ Đại hội IV đến Đại hội XI. Người ta hay bảo: “Con số biết nói”. Thì xin anh chị “đọc” xem những con số ấy nói gì.

Bauxite Việt Nam

An ninh Biển Đông và giải pháp thực tế

Leszek Buszynski

image

 

ề cập về các thách thức an ninh đối với khu vực Biển Đông và giải pháp thực tế cho tranh chấp tại khu vực này, giáo sư Leszek Buszynski, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế, Trường đại học quốc tế Nhật Bản, cập nhật bài tham luận tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Hà Nội tháng 11/2009 và đăng tại tạp chí “Nam Today” (Ấn Độ) như sau.

Vùng Biển Đông, trong đó có quần đảo Spratly, Việt Nam gọi là Trường Sa, Trung Quốc gọi là Nam Sa, quần đảo Paracel, tiếng Việt Nam gọi là Hoàng Sa, tiếng Trung Quốc gọi là Tây Sa và Macclesfield Bank được biết với tên gọi quần đảo Trung Sa. Thống kê chính xác số lượng các đảo ở khu vực này rất khó vì khó xác định giữa các đảo, đảo san hô vòng và đá ngầm, trong đó nhiều đảo chỉ được nhìn thấy khi thuỷ triều xuống thấp. Có số liệu thống kê cho rằng tổng số đảo là 190, trong khi có thống kê lên tới 400 đảo đá, đá ngầm và đảo, thậm chí trong thống kê khác lên tới 650.

ĐƠN KHỞI KIỆN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG VỀ HÀNH VI BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH CẤM CÔNG DÂN KHIẾU NẠI TẬP THỂ TRÁI HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------------------------------------------

Hà Nội ngày 21/10/2010

ĐƠN KHỞI KIỆN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG

VỀ HÀNH VI BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH CẤM CÔNG DÂN

KHIẾU NẠI TẬP THỂ TRÁI HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

NGƯỜI KHỞI KIỆN: Cù Huy Hà Vũ, công dân Việt Nam, Tiến sĩ Luật,

24 Điện Biên Phủ - Hà Nội.

NGƯỜI BỊ KIỆN: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

1 Hoàng Hoa Thám – Hà Nội

NỘI DUNG

Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo (Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình), ngày 11/9/2010, tôi đã gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng Đơn khiếu nại về hành vi của Thủ tướng ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ cấm công dân khiếu nại tập thể trái Hiến pháp và Pháp luật như trình bày sau đây.

"Dự án bô-xít: Thà không vận hành còn hơn"

Phạm Huyền (thực hiện)

clip_image001

 

Ông Nguyễn Văn Ban, Nguyên Trưởng ban dự án Nhôm, Tổng công ty Khoáng sản (ảnh: Phạm Huyền)

 

(VNR500) - “Nếu bây giờ làm thì sang năm, hồ bùn đỏ cũng không vỡ ngay đâu. Nhưng có thể một ngày nào đó, con cháu chúng ta sẽ lĩnh đủ”, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban dự án Nhôm, Tổng công ty Khoáng sản, bày tỏ về dự án bô-xít Tây Nguyên.

- Thưa ông, trước kiến nghị dừng dự án bô-xít Tây Nguyên của các nhân sĩ, lãnh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV), Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên môi trường đã khẳng định về tính hiệu quả dự án và độ an toàn của hồ chứa bùn. Ông có suy nghĩ thế nào về các câu trả lời đó?

- Ông Nguyễn Văn Ban: Tôi nghĩ rằng, các nhân sĩ, trí thức có ý kiến nên dừng dự án bô-xít, đó là một điều băn khoăn bức bối trong giới trí thức, khoa học, lo cho vận mệnh đất nước vào thời điểm quan trọng này.

Họ trăn trở những dự án như thế này không biết có mang lại được kinh tế hay không, nếu có là bao nhiêu nhưng mà rủi ro xảy ra thì thiệt hại vô cùng lớn. Băn khoăn ấy là đúng.

Trước sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary, tôi thấy lãnh đạo TKV, Bộ Công Thương lo lắng và rất quan tâm đến.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang nói hay Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên nói, hay bất cứ ai ở TKV phát biểu, thì người dân sẽ đều ghi nhận các cam kết ấy.

Đôi lời với ông Lê Dương Quang

Dân Thường

image Tôi không có chuyên môn gì về bauxite nhưng những điều ông Lê Dương Quang quả là lẩm cẩm và có quá nhiều mâu thuẫn, vào đầu lại còn lên giọng trịch thượng.

Thứ nhất, ông nói: “Rất tiếc là đơn kiến nghị này chỉ được gửi cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ mà không gửi tới Bộ Công Thương, TKV”. Thật buồn cười. Những người kiến nghị đã chứng tỏ họ sáng suốt, ít ra là hơn ông. Khai thác bauxite là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Làm hay không là do Đảng và Chính phủ quyết định, Bộ Công thương chỉ được phép làm theo chỉ đạo chứ đâu có được tự tung tự tác. Vì vậy kiến nghị phải gửi cho những người chỉ đạo. Gửi cho ông làm gì! Ông cứ ngồi chờ đấy. Khi nào Đảng và Chính phủ gọi, ông hãy báo cáo.

Thứ hai, ông nói: “Bởi khi dự án đưa vào sử dụng càng sớm thì càng phát huy được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Nếu sớm đưa vào sử dụng chúng ta có sản phẩm xuất khẩu, thu hẹp được nhập siêu, phát triển đời sống của đồng bào”. Ông quên rằng để làm dự án này toàn dân đã phải chi hết bao nhiêu tiền. Cứ cho là năm 2011 có được sản phẩm để bán. Thu được bao nhiêu chưa biết nhưng vốn bỏ ra cả đống, lại còn phải mua thêm xăng dầu phục vụ cho việc vận chuyển và bao nhiêu thứ khác nữa. Vậy thu hẹp nhập siêu bao nhiêu? Còn phát triển đời sống đồng bào? Chính Bộ ông cũng tính toán phải 50-70 năm thậm chí hơn nữa mới có lãi. Vậy thì ông phải nói lại là “đồng bào thế hệ này tạm chịu khổ để 2-3 đời sau may ra có chút lãi từ bauxite mang lại”. Có lẽ chỉ có mang vàng đi bán mới có quyền nói thu tiền nhanh.

Dự toán khai thác bauxite của TKV quá rủi ro

Mai Hà (thực hiện)

clip_image001Trái với khẳng định của Tập đoàn Than khoáng sản VN (TKV) rằng các dự án bauxite có hiệu quả kinh tế cao, trả lời PV Thanh Niên hôm qua, không chỉ các nhà khoa học mà ngay người của TKV cũng nhìn nhận có nhiều rủi ro về giá alumin [nhôm oxit].

Dừng dự án Nhân Cơ bây giờ thiệt hại ít nhất

Đó là nhận định của TS Nguyễn Văn Ban (ảnh), nguyên Trưởng ban Nhôm TKV.

Ông Ban nói: Tôi và nhóm các chuyên gia thuộc Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật (VUSTA) trước đây đã 3 lần có công văn yêu cầu TKV cung cấp các số liệu gốc để tính hiệu quả kinh tế dự án, nhưng TKV không cung cấp chính thức. Còn nếu nhìn bài tính kinh tế dựa trên những số liệu của TKV mà chúng tôi có được, rủi ro dự án rất cao, đặc biệt dự án Nhân Cơ. Tổng mức đầu tư các dự án thay đổi liên tục, phần lớn đều vượt dự toán (dự án Tân Rai tổng mức đầu tư từng thay đổi: 628 triệu USD, báo cáo tại Văn phòng T.Ư Đảng lại tăng lên 714 triệu USD, và khi VUSTA vào xem xét tại chỗ, BQL dự án Tân Rai cung cấp số liệu lại là 800 triệu USD).

“Tôi hoài nghi hiệu quả kinh tế dự án bô xít”

 

clip_image001

 

Chuyên gia Phạm Chi Lan. Ảnh: N.M.

 

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, chủ đầu tư đã bỏ qua những con số quan trọng để chứng minh dự án khả thi. TKV đã không tính đến đường vận tải tốn kém cả trăm triệu đôla.

Sau khi tổ hợp bô xít nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) và dự án Nhân Cơ (Đăk Nông) lần lượt được khởi công, tôi và nhiều nhân sĩ tri thức cả nước đã lo ngại về hiệu quả cũng như nguy cơ môi trường mà dự án có thể gây ra. Sự cố hồ bùn đỏ ở Hungary mới đây lại là một luận cứ rõ ràng dấy lên mối lo ngại mà trước đây chúng tôi từng đưa ra.

Chính vì thế, một lần nữa, tôi và các nhân sĩ lại gửi đơn kiến nghị đến các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội dù tôi biết, đặt lại vấn đề dừng triển khai khi dự án đang thi công sẽ khó hơn rất nhiều so với trước kia. Thế nhưng chúng ta cần có dũng khí quyết định dừng lại đúng lúc.

Trước đây, Hungary và Liên Xô đã thẳng thắn khuyên Việt Nam chưa nên khai thác bô xít vì tác động môi trường rất lớn. Hungary là một trong những nước tiên tiến, trình độ cao hơn Việt Nam mà sự cố vẫn xảy ra. Chúng ta liệu có dám tự tin mình hơn Hungary không?

Cách đây 20 năm, việc khai thác dầu khí để xuất khẩu khi đất nước còn nghèo có thể thông cảm được. Thế nhưng bài học về bán tài nguyên thô với giá rẻ để rồi nhập lại chính tài nguyên đó với giá đắt hơn rất nhiều vẫn còn đó. Khi nhà máy Dung Quất bắt đầu vận hành cũng là lúc nguồn dầu mỏ đang dần cạn kiệt. Việt Nam đã phải lo tìm kiếm nguồn dầu từ bên ngoài với giá đắt hơn rất nhiều so với thời điểm chúng ta xuất khẩu. Than cũng là câu chuyện tương tự. Chúng ta đã và đang xuất khẩu than đi nhiều nơi để rồi than rơi vào tình trạng thiếu thốn.

Bộ Công Thương và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) khẳng định dự án có hiệu quả cao, nhưng tôi nghi ngờ điều đó. Hãy nhìn lại mà xem, có dự án nào khi đề xuất xin làm, chủ đầu tư không nói đến "hiệu quả cao", nhất là các dự án của tập đoàn, tổng công ty nhà nước? Phải chăng chúng ta chưa thuộc lòng bài học khai thác tài nguyên từ dầu mỏ, khí đốt đến than và một số khoáng sản khác?

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn