Hàng ngàn người biểu tình chống Trung Quốc ở Shibuya

clip_image002 Người dân Nhật Bản tức giận trước sự xâm lược lãnh thổ của Trung Quốc và phản ứng nhu nhược của chính phủ Nhật đã tràn ra đường phố Shibuya biểu tình phản đối.

Các bức ảnh chụp cuộc biểu tình diễn ra trên đường phố Shibuya cũng như các cuộc biểu tình tương tự diễn ra ở nửa tá thành phố khác.

Người tổ chức các cuộc biểu tình này là tướng Toshio Tamogami – cựu Tư lệnh không quân Nhật Bản – bị sa thải vì những quan điểm diều hâu của ông về tội ác chiến tranh của Nhật và ủng hộ việc Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân như là một bảo đảm chống lại sự thống trị của Trung Quốc. Ông cũng là người đứng đầu tổ chức "Ganbare Nippon!" – ủy ban biểu tình – một tổ chức chính trị bảo thủ mới được thành lập để tổ chức các cuộc biểu tình như vậy.

 

clip_image004

clip_image006

clip_image008

clip_image010

clip_image012

clip_image014

clip_image016

clip_image018

Tại các cuộc biểu tình, Tamogami khẳng định mục tiêu của Trung Quốc không chỉ nhằm giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku, mà còn muốn thôn tính trọn vẹn Okinawa (thực sự gần đây các học giả nổi tiếng Trung Quốc đã đưa ra giả thuyết cho rằng Okinawa thuộc về Trung Quốc). Không có gì ngạc nhiên khi ông ủng hộ một biện pháp phòng vệ quân sự mạnh mẽ hơn để đối mặt với mối đe dọa này.

clip_image020

clip_image022

Có nhiều tranh cãi xung quanh số lượng người tham gia biểu tình, mặc dù các ước tính của quốc tế xem ra hợp lý hơn với khoảng từ 2.000-3.000 người. Các nhà quan sát cho rằng các phương tiện truyền thông có thể đã dựa vào các số liệu không đúng sự thật và sử dụng những ảnh chụp phù hợp với dụng ý của mình, do đó, dường như không thể biết chính xác số người biểu tình là bao nhiêu.

Có một thực tế đáng chú ý là hầu như hệ thống thông tin đại chúng trong nước của Nhật Bản đã hoàn toàn “bỏ qua” các cuộc biểu tình. Tất cả hình ảnh và thông tin đều do các phương tiện truyền thông quốc tế hoặc chính những người tham gia các cuộc biểu tình chuyển tải. Trong khi đó, cho đến giờ, chỉ có dòng thông tin "chính thống" bằng Nhật ngữ của hãng thông tán Pháp AFP là được công bố.

Tuy nhiên, Internet đã tràn lan tin tức và hình ảnh, cùng với các phương tiện truyền thông xã hội khác và các trang web của các nhà tổ chức biểu tình, tất cả đã góp phần nâng cao nhận thức về các cuộc biểu tình.

Sự hiện diện của những lá cờ mặt trời đỏ và sự tham gia của tướng Tamogami có lẽ đủ để bảo đảm rằng báo chí Nhật Bản đã hành xử không cao thượng.

Các phương tiện truyền thông đại chúng đã “rủ nhau” im lặng khi dấu nhẹm tất cả các tin tức liên quan đến các cuộc biểu tình. Tuy nhiên, truyền hình truyền thống và các tờ báo ngày càng không còn phù hợp với thế hệ trẻ Nhật Bản, chúng không còn đóng vai trò là phương tiện để phổ biến sự đối lập với giới chính trị gia yếu nhược của Nhật Bản.

Trong khi đó đảng Dân chủ vẫn còn đang do dự về việc liệu có nên công bố đoạn băng video về sự cố va chạm trên biển Hoa Đông vừa qua hay không khi họ không muốn "kích động" Trung Quốc hay người dân nước này thêm nữa. Trung Quốc cho đến lúc này vẫn còn tạm giữ 1 trong 4 "điệp viên" của Nhật Bản như là một món “bảo hiểm”, chuyện trả tự do cho người này tùy thuộc vào sự tính toán thời gian phù hợp mà chỉ có những người cả tin nhất mới có thể nghĩ đến sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Một chính sách quyết đoán hơn đối với Trung Quốc dường như có khả năng phải đợi cho đến khi xuất hiện cuộc chạy đua “10 ăn 1” không thể tránh khỏi của chính phủ trong cuộc bầu cử tới.

Quốc Ngọc dịch

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

Ghi chú của BVN: Khó tưởng tượng phóng sự rất nghiêm chỉnh trên đây lại đăng trên một trang mạng khiêu dâm của Nhật Bản. Đủ thấy tình cảm chống Trung Quốc đã dâng cao như thế nào trên đất nước Mặt Trời Mọc.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn