The Australian Bà Hillary Clinton nói: Hành động của Trung Quốc là thử nghiệm

Greg Sheridan – Foreign Editor

09-11-2010

image

 

goại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố rằng một loạt hành động hiếu chiến của Trung Quốc gần đây được vạch ra là nhằm mục đích thử nghiệm các quốc gia khác.

Các hành động này bao gồm tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Đông và yêu cầu Hoa Kỳ không gửi một tàu sân bay đến các cuộc diễn tập quân sự gần Nam Hàn.

Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho báo The Australian hôm qua, bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ đã xác định, cùng với các nước khác, bảo đảm rằng Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế. Bà cũng tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ về quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương là tối thượng.

Lời phát biểu của bà Clinton đưa ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates, nói rằng Hoa Kỳ dự định ở lại Afghanistan lâu dài, phát huy ảnh hưởng đến đất nước này một thời gian dài trước khi quân chiến đấu rời khỏi đất nước.

Bà Clinton và ông Gates đưa ra bình luận trên trong chuyến thăm ba ngày tới Melbourne tại các cuộc hội đàm Bộ trưởng thường niên với những người đồng nhiệm của Úc, Kevin Rudd và Stephen Smith.

Hôm qua, bà Clinton được hỏi về tuyên bố toàn bộ chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, phản ứng giận dữ của Trung Quốc với Nhật Bản qua việc bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc, người đã đâm vào tàu hải quân Nhật, việc Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ không gửi một tàu sân bay để tập trận ở Hoàng Hải gần Nam Hàn và một loạt các hành động hiếu chiến khác của Bắc Kinh.

Bà Ngoại trưởng trả lời: Chúng tôi nghĩ rằng đó là một phần trong quá trình thử nghiệm mà các nước đi qua”.

Đầu năm nay, bà Clinton đã nhận sự phản ứng giận dữ của Bắc Kinh khi bà phản đối tuyên bố trên biển Đông của Trung Quốc, mà hầu hết các vùng biển này rất xa Trung Quốc, tiếp giáp với các nước Đông Nam Á và thường được Hoa Kỳ và nhiều nước khác sử dụng trong giao thương quốc tế.

Bà Clinton đã nhắc lại phản đối mạnh mẽ của bà về cách Trung Quốc theo đuổi các tuyên bố chủ quyền.

Khi người Trung Quốc lần đầu tiên nói với chúng tôi tại một cuộc họp (ở Trung Quốc) về Đối thoại Kinh tế và Chiến lược rằng, họ xem biển Đông là lợi ích cốt lõi, ngay lập tức tôi trả lời rằng: ‘Chúng tôi không đồng ý điều đó’.”

Qua việc nâng vấn đề lên thành lợi ích cốt lõi, Trung Quốc đã đưa nó lên mức ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng, mà Trung Quốc cho biết họ sẽ đi đến chiến tranh. Điều này đã cảnh báo các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Vì vậy, họ (người Trung Quốc) nhận được cảnh báo rằng, nếu họ đang trong quá trình mở rộng những nỗ lực để tuyên bố và kiểm soát, phương hại đến luật pháp quốc tế, tự do hàng hải, an ninh hàng hải, và những tuyên bố của các nước láng giềng, thì đó là một vấn đề cần quan tâm”, bà Clinton nói.

“Vì vậy, chúng tôi đã làm việc với rất nhiều nước ASEAN, những nước đang bị ảnh hưởng trực tiếp và 12 nước chúng tôi đã nêu lên tại diễn đàn khu vực ASEAN hồi tháng Bảy để nói rõ ràng rằng các vấn đề như vậy phải được giải quyết theo các quy định của luật pháp”.

Sự kiện này được nhiều người xem như là Washington nhìn chăm chăm vào hành vi hiếu chiến của Bắc Kinh.

Bà Clinton nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có cách tiếp cận cân bằng với Trung Quốc.

Tôi nghĩ rằng anh phải liên tục nói rõ ràng rằng, về phía Hoa Kỳ, chúng tôi hỗ trợ sự tăng trưởng hòa bình và thành công về mặt kinh tế của Trung Quốc, nhưng làm như vậy chúng tôi hy vọng Trung Quốc là một thành viên của cộng đồng quốc tế có trách nhiệm, có các hành động phù hợp với quy mô và tầm vóc của họ và các quy tắc”, bà nói.

Bà Clinton tin rằng các hành động của chính Trung Quốc có thể buộc các nước khác có hành động ngăn ngừa. Trước đó, chính phủ Nhật Bản nói rằng Bắc Kinh ra lệnh cấm tạm thời việc xuất khẩu kim loại hiếm, nguyên tố quan trọng đối với nhiều sản phẩm công nghệ cao, sau một cuộc đụng độ trên biển.

Trung Quốc tuyên bố rằng họ không can thiệp vào việc giao hàng hoặc tiếp tục xuất khẩu đất hiếm”, bà Clinton nói.

"Có hay không động cơ của họ như họ mô tả, hoặc là người Nhật lo sợ, thực tế là họ (Bắc Kinh) kiểm soát phần lớn nguồn cung cấp này. Điều đó không lành mạnh.

“Thực tế, hành động của Trung Quốc là một lời cảnh tỉnh đối với các nước còn lại trên thế giới”.

Bây giờ, bà cho biết, Nhật Bản, Việt Nam, Mỹ và Úc đã xem xét việc tìm kiếm nguồn thay thế các loại đất hiếm.

“Tôi nghĩ đó là kết quả tốt về thông điệp mà họ đã cố gắng gửi đến Nhật Bản”, bà Clinton nói.

Bà Clinton cũng cam kết Hoa Kỳ sẽ duy trì các nguồn lực quân sự ở Thái Bình Dương để có thể tiếp tục thực hiện vai trò cân bằng an ninh, vai trò này đã trở thành trọng tâm cho sự ổn định khu vực trong 65 năm qua.

Vai trò của chúng tôi trong việc ổn định, mang lại hòa bình và ổn định có thể sẽ không giống chính xác như đã làm trong 60 năm qua vì những đe dọa đã biến hóa và nhu cầu đã thay đổi, nhưng chúng tôi sẽ ở đây và chúng tôi sẽ hoạt động”, bà nói.

Cam kết của bà đã được ông Gates lặp lại, ông đã phủ nhận việc hạn chế ngân sách làm hạn chế sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

Ông Gates đang dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi phí ở Lầu Năm Góc, được thiết kế để giảm chi phí ngân sách quốc phòng, mà chi phí này chỉ tăng từ từ. Việc cắt giảm này không nhằm cắt giảm khả năng quân sự của Mỹ.

“Khi tôi xem xét cắt giảm chi phí chung, chúng tôi có thể xem xét việc cung cấp thêm tàu và máy bay và khu vực này sẽ là nơi thụ hưởng điều này”, ông Gates nói.

Ngọc Thu dịch từ Theaustralian

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn