Khi đã vỡ "hồ thiên nhiên" của thủy điện

Mai Nguyễn 

clip_image003

 

Ông Nguyễn Đình Xuân

 

"Cái "hồ tự nhiên ấy" chúng ta để mất quá nhiều, dẫn đến nhiều tính toán hồ sai hết. Không có hồ đó, nước về sẽ nhanh hơn dự kiến, dẫn đến chúng ta bị động".

Ông Nguyễn Đình Xuân, Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội nói về nguyên nhân các hồ thủy điện xả lũ gây ngập lụt ở hạ lưu.

Xả lũ sao không báo với dân?

Vừa rồi, một số nhà máy thủy điện đã xả nước gây ngập lụt cho vùng hạ lưu, theo ông, nguyên nhân nằm ở đâu?

Khả năng điều tiết lũ là do sức chứa nước của hồ thủy điện. Tất cả hồ của chúng ta đều nên không điều tiết được lũ.

Còn khi mưa lớn, đầy hồ thì không thể không xả. Không xả thì nước cũng sẽ chảy tràn.

Vấn đề là làm sao cho hồ càng lâu đầy càng tốt, muốn vậy phải có chiến lược từ trước. Ví dụ, trước khi lũ về, phải để hồ ở mực nước thấp nhất có thể. Nhưng hiện nay nhiều hồ lại không có xả đáy nên không thể xả thấp hơn mức đó được.

Thứ hai, chiến lược chống lũ là khi lũ mới về còn bé thì cho chảy tự nhiên, tức là đầu và ra bằng nhau. Khi đỉnh lũ mình còn một dung tích nhất định thì tiết giảm được.

Như vậy là quy hoạch các hồ chứa thủy điện hiện nay đang có vấn đề?
Quy hoạch và thiết kế không hợp lý, vận hành có thể chưa linh hoạt, phối hợp chưa ăn ý.
Số liệu nước về phải đo đạc tính toán cẩn thận, vì khi nước thượng nguồn về còn vài tiếng, và từ khi hồ quyết định xả lũ đến khi xả vài tiếng, nước về xuôi lại mất vài tiếng nữa. Đây chính là khoảng thời gian vàng để phối hợp thông tin với nhau, thực hiện việc di tản dân cư và tài sản có giá trị, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất có thể.

Xả lũ thì không thể không xả, vậy tại sao không có kế hoạch báo trước với dân, càng sớm càng tốt, chứ không phải xả rồi mới nói với dân.

Ngoài ra, đổ tội cho lòng hồ đúng như chưa đủ. Nguyên nhân còn nằm ở thượng nguồn, tức là rừng phòng hộ đầu nguồn. Đó chính là phần mở rộng của lòng hồ, một cái hồ khác mà chúng ta phải quan tâm.

Cái "hồ tự nhiên" ấy chúng ta để mất quá nhiều, dẫn đến nhiều tính toán hồ sai hết. Không có "hồ" đó, nước về sẽ nhanh hơn dự kiến, dẫn đến chúng ta bị động.

Mưa không lịch sử nhưng lũ thì lịch sử vì khi ta tính là tính độ che phủ ấy, và tính độ che phủ cũng không chỉ là con số bao nhiêu ha mà còn là chất lượng rừng.

Quá sớm để quy trách nhiệm

Trong khi quy hoạch chưa tốt, chúng ta có nên dừng các dự án đã và đang thi công không?
Đến nay, chúng ta đã tạm dừng và điều chỉnh 100 nhà máy thủy điện ở khu vực miền Trung, trong đó nhiều nhất là Quảng Nam.

Vấn đề là ngay cả với những dự án đã làm rồi, cũng nên rà soát lại, nhất là gắn với thủy điện với thủy lợi, quyết tâm giữ vững rừng tự nhiên rừng đầu nguồn.

Theo ông, giải pháp khả thi nhất và cần làm lúc này là gì?

Cần phải có các giải pháp đồng bộ. Đầu tiên là xây dựng quy trình ứng phó linh hoạt với lũ ở các công trình thủy điện, trong đó có quan trắc, đo đạc.

Ở thượng nguồn phải phối hợp với hạ nguồn. Đặc biệt với những dòng sông có nhiều hồ chứa phải có cơ chế vận hành, không những phải có mà phải hợp lý, được kiểm nghiệm qua thời gian, thực tế.

Củng cố rừng thượng nguồn và có chiến lược lâu dài. Không phải trồng hôm nay là có ngay, mà phải vài năm sau mới thấy lợi ích. Vấn đề có độ trễ của nó.

Xem lại dòng chảy của chúng ta, các công trình hạ tầng có làm biến đổi dòng chảy hay không, cầu có biến thành cống không khi mà gỗ trôi về gỗ nút lại, cản trở dòng chảy, dẫn đến nước bị ứ lại, khiến lũ mạnh và kéo dài hơn.

Việc sửa chữa các công trình bị hư hỏng cũng phải tính vài năm sau sẽ có lũ, có nghĩa là phải xây dựng sao cho nước có thể dễ thoát đi và không phá hủy công trình hoặc xây dựng kiên cố không cho lũ phá hỏng. Còn nếu xây lại công trình đã bị lũ phá thì rất lãng phí.
Đối với người dân ở hạ nguồn, quy hoạch lại khu dân cư, các công trình khác để người dân có thể “sống chung với lũ”. Ở một số địa phương đã xây nhà cao tầng, trường xây 2 tầng, để khi có lũ thì dân đến cư trú, đồng thời chuẩn bị phương tiện đưa dân đến đấy.
Để xảy ra tình trạng ngập lụt như vừa rồi ở hạ lưu, theo ông trách nhiệm thuộc về ai?

Ông trời có trách nhiệm lớn nhất !? Tôi cho rằng hơi quá sớm để quy trách nhiệm. Đầu tiên là chúng ta phải cứu dân, khắc phục thiệt hại.

Sau đó, sẽ điều tra, báo cáo kết quả xem lẽ có thể làm gì mà đã không làm, hoặc làm nhưng không đến nơi đến chốn, hoặc việc đáng làm thì không làm. Ví dụ như: xả lũ mà không thông báo hoặc sai quy trình.

M. N.

Nguồn:

Beenet

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn