Một bản kiến nghị bị bỏ quên (*)

Lê Bảo Sơn

Suốt mấy ngày qua, dư luận xôn xao về chuyến công du Trung Quốc của ông Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn.

Không rõ ông “phái viên đặc biệt của Việt Nam” đã nói điều gì với Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân và Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc mà sau đó, Tân Hoa xã đã phát đi một bản tin trong đó nhấn mạnh:

“Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố về chủ quyền không thể tranh cãi của mình tại các hòn đảo trên Biển Hoa Nam [Biển Đông] và những vùng biển xung quanh các hòn đảo này.

Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên Biển Hoa Nam [Biển Đông] như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai.

Chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung Quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970, khi các nước bao gồm Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền từng phần ở đây” [1] .

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc viện dẫn bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nếu đọc bản tin “Sự công nhận của quốc tế đối với chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Nam Sa [Trường Sa]” do Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố vào cuối năm 2000, chúng ta thấy họ đã dẫn chứng văn kiện này [2].

Điều kỳ lạ là thái độ lẩn tránh của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong khi phía Trung Quốc nhiều lần dẫn chứng bức công hàm này để chứng minh chủ quyền của họ tại Biển Đông thì các nhà lãnh đạo của nước ta lại luôn tránh né, không giải thích, cũng không muốn nhắc đến văn kiện này. Một trong những người hiếm hoi bình luận về ý nghĩa của bức công hàm là ông Lưu Văn Lợi - cựu Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam (1978-1989). Nhưng ông này phát biểu với đài BBC vào năm 2008 - 9 năm sau khi về hưu, nên không thể được coi là quan điểm chính thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam [3].

Gần 3 năm trước đây, vào tháng 9 năm 2008, một số cựu chiến binh đã có sáng kiến gửi một Bản kiến nghị lên các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đề nghị xóa bỏ tính chất pháp lý của bản công hàm Phạm Văn Đồng.

Nhưng Bản kiến nghị này đã bị các giới chức có thẩm quyền lờ đi, không giải quyết, dẫn đến tình trạng ngày nay, nhà cầm quyền Trung Quốc lại tiếp tục viện dẫn “công hàm Phạm Văn Đồng” như một chứng cứ pháp lý quan trọng để đòi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Khi tìm lại được Bản kiến nghị này, người viết cảm thấy cần thiết phải công bố lại để nhân dân ta được biết, đồng thời nhân chuyện này đặt ra một số câu hỏi:

1) Tại sao một bức công hàm mà theo nhiều nhà nghiên cứu, không có giá trị pháp lý, lại được Trung Quốc viện dẫn liên tục, còn phía Việt Nam lại tránh né, không muốn bàn đến, cũng không dám công khai bác bỏ về mặt pháp lý? Phải chăng đằng sau bức công hàm này còn có những điều mờ ám nào khác khiến nhà cầm quyền Trung Quốc có cớ để bắt chẹt, buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam phải nhượng bộ hết lần này đến lần khác?

2) Trong số những người ký tên vào Bản kiến nghị này, đã có một số người bị Đảng và Nhà nước trừng phạt bằng cách bắt giam, kêu án tù, hay sách nhiễu bằng nhiều hình thức khác. Những hành động trừng phạt đó phải chăng nhằm để bịt miệng dư luận, không cho thảo luận về bức công hàm này? Những hành động đó phục vụ cho lợi ích của dân tộc Việt Nam hay nhằm để phục vụ cho chính sách bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc?

3) Trong số 4 vị có thẩm quyền được nêu trong danh sách “kính gửi” của Bản kiến nghị, hai vị đã về hưu hay chuẩn bị về hưu (Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết), chỉ còn lại hai vị tiếp tục ở lại trong Bộ Chính trị (Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng). Liệu hai vị còn lại và các vị sắp thay thế vào các chức vụ quan trọng đó có đủ can đảm để hủy bỏ công hàm Phạm Văn Đồng hay lại tiếp tục chính sách “bịt miệng nhân dân, đi đêm với bá quyền” như trước đây?

Cũng cần lưu ý là bản kiến nghị này mặc dù đã được phổ biến rộng rãi trên Internet, mới sau vài năm đã trở thành tư liệu hiếm. Bản văn được công bố kèm theo đây là một bản được lưu trên trang X-café VN, dẫn nguồn từ trang Đối thoại. Nhưng tình hình thực tế hiện nay là cả hai trang này đều bị hackers đánh phá ác liệt nên phải thường xuyên thay đổi địa chỉ. Thiết nghĩ trong tương lai, việc bảo tồn và công bố các tài liệu yêu nước cần được quan tâm nhiều hơn nữa, để giúp cho các thế hệ trẻ hiện nay và mai sau có thể hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc ta chống lại chính sách bành trướng hung bạo và quỷ quyệt của kẻ láng giềng phương Bắc.

1.7.2011

L.B.S.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Tài liệu tham khảo:

[1] Trung Quốc thúc giục sự đồng thuận với Việt Nam trên vấn đề Biển Hoa Nam, Xin Hua (Tân Hoa xã) English.news.cn 2011-06-28:

anhbasam.wordpress.com

[2] International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands, Ministry of Foreign Affairs of  the People's Republic of China, 17-11-2000:

http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19232.htm

[3] 'TQ xuyên tạc cử chỉ hữu nghị' , BBC, 18-9-2008:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080917_luuvanloi_inv.shtml

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

(*) KIẾN NGHỊ HỦY BỎ

CÔNG HÀM 14 THÁNG 9 NĂM 1958

CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG

Kính gửi:

Ông Nông Đức Mạnh

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Triết

Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ông Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ông Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Quốc hội Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Thưa các ông

Từ nhiều năm nay, Chính phủ ta đã khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy phía chính quyền Trung Quốc đã không những không tôn trọng điều khẳng định của Chính phủ ta mà còn liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của ta:

Tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 5 năm 1988, Trung Quốc đã xâm chiếm nhiều đảo ở Trường Sa.

Tháng 11 năm 2007, Trung Quốc đã cho thiết lập huyện Tam Sa để trực tiếp quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lúc hai quần đảo này còn trong vòng tranh chấp giữa ta và chính quyền Trung Quốc.

Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc đã cảnh báo và yêu cầu tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ rút khỏi hợp đồng khai thác mỏ dầu với chính phủ ta. Trước đó, vào tháng 6 năm 2007, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng đã phản đối và yêu cầu ngưng hợp đồng giữa Chính phủ ta với tập đoàn dầu khí BP của Anh nhằm nghiên cứu dầu khí gần khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khiến cho tập đoàn BP đã phải tạm ngưng kế hoạch xúc tiến.

Mới đây, trong khi chuẩn bị Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, nhà cầm quyền Trung Quốc đã vẽ lại bản đồ Trung Quốc trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta. Giữa tháng 8 năm 2008, hải quân Trung Quốc trang bị dàn hỏa tiễn tối tân xâm nhập vào khu vực lãnh hải của Việt Nam.

Những hành động nói trên cho thấy là nhà cầm quyền Trung Quốc coi thường công luận và tiếp tục xâm phạm hải đảo của Việt Nam, trong khi Chính phủ ta chỉ lên tiếng phản đối một cách quá dè dặt. Một trong những văn bản bị Trung Quốc lợi dụng để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 xác nhận rằng: "Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc". (Bản Tuyên bố của Trung Quốc khẳng định hải phận 12 hải lý của họ, trong đó bao gồm chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Sau này, chính phủ ta có giải thích về lý do ra đời của Công hàm vào năm 1958 là hoàn toàn mang tính ngoại giao không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc không đếm xỉa gì đến giải thích này.

Nhiều thế hệ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ giang sơn tổ quốc. Chúng ta trong thế hệ này không những tiếp tục bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của cha ông để lại mà còn phải can đảm sửa sai những lầm lẫn của quá khứ để không tiếp tục trao gánh nặng lại cho thế hệ tương lai. Những sai lầm của ta xuất phát từ niềm tin trong sáng vào họ khi cùng họ đấu tranh cho một ý thức hệ mà ta tưởng là lý tưởng. Nay chính họ đã phản bội lại tất cả và ngày càng biểu lộ dã tâm xâm lăng đất nước ta, bởi vậy, ta không thể không có thái độ dứt khóat và hành động mạnh mẽ để đáp trả đích đáng dã tâm của đối phương.

Ngày 14 tháng 9 năm nay là vừa tròn nửa thế kỷ đã trôi qua đối với bản công hàm do cá nhân thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký mà không thông qua Quốc hội, không trưng cầu ý kiến toàn dân. Bởi vậy, nhân dịp này chúng tôi khẩn thiết đề nghị Nhà nước ta chính thức tuyên bố hủy bỏ Công hàm mà cá nhân thủ tường Phạm văn Đồng đã ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 gửi cá nhân thủ tướng Chu Ân Lai.

Chúng tôi hoàn toàn tin rằng đây là sở nguyện của toàn dân Việt Nam và làm được như vậy mới có thể chuộc lỗi cùng Tổ quốc và Nhân dân, từ đó sẽ cứu vãn được lòng tin.

Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 2008

Những người ký tên kiến nghị:

(Đến ngày 4/9/2008)

Cựu chiến binh (theo thứ tự tên gọi)

clip_image002

Nhân dân Việt Nam (theo thứ tự tên gọi)

clip_image004

PETITION TO NULLIFY

THE SEPTEMBER 14 - 1958 COMMUNIQUÉ

BY FORMER PRIME MINISTER PHAM VAN DONG

Respectfully sent to:

Mr. Nong Duc Manh

Secretary General / Communist Party of Vietnam

Mr. Nguyen Minh Triet

President / Socialist Republic of Vietnam

Mr. Nguyen Tan Dung

Prime Minister / Government of Socialist Republic of Vietnam

Mr. Nguyen Phu Trong

Chairman / National Assembly of Socialist Republic of Vietnam

Gentlemen,

For years, our government has declared Hoang Sa and Truong Sa belong to Vietnam. However, in reality the government of China not only disregards those declarations but also repeatedly violates our sovereignty:

- January 1974, China invaded the Hoang Sa archipelago.

- May 1988, China invaded many islands of the Truong Sa archipelago.

- November 2007, China established the Administrative District of Tam Sa to directly control the archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa despite the fact that these islands were still in dispute between the two governments.

- July 2008, China pressured the US-based petroleum company, Exxon Mobil, to withdraw from a drilling contract with our government. A month before that, the Chinese government also prevented the UK-based company, British Petroleum, from signing with our government the contract to explore the areas close to Hoang Sa and Truong Sa.

- Recently, while preparing for the 2008 Beijing Olympic, the Chinese authorities redrew the map of China to include the two archipelagos Hoang Sa and Truong Sa.

- Mid-August 2008, Chinese Navy equipped with sophisticated missile systems entered the territorial waters of Vietnam without permission.

Those deliberate actions clearly show the Chinese government's disregard of the world opinions and its intention to take possession of the archipelagos of Vietnam. Our government, however, has protested with too much hesitation. Among the documents used by China to claim its ownership over Hoang Sa and Truong Sa is the communiqué sent by Prime Minister Pham Van Dong to his counterpart, Chu An Lai, on September 14, 1958, confirming that: "The Government of the Democratic Republic of Vietnam acknowledge and agree with the September 4, 1958 Proclamation of the Government of the People's Republic of China over its territorial waters." (That proclamation declared China's 12-mile maritime border which included archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa). In recent years, our government explained that the said 1958 communiqué was issued only for diplomatic purposes and bore no effect on Vietnam's sovereignty over these islands. China, however, pays no attention to that explanation.

Many generations of Vietnamese have bravely defended the nation's territories. We, members of the current generation, have the obligation not only to continue the defense of our land and sea but also to courageously correct mistakes of the past. We cannot delegate the burdens to future generations. The blunders came from our misplaced trust in the Chinese government while both sides were fighting for the same ideology. Today, they have betrayed us all and revealed their intention to infringe on our sovereignty more and more clearly. We, therefore, have no choice but respond unequivocally and adequately to those evil intentions.

September 14, 2008 marks half a century since the issuance of the so-called Pham Van Dong's communiqué which was not passed by the National Assembly nor the people of Vietnam. We, therefore, urgently call on the Government to officially announce the nullification of the communiqué sent by Prime Minister Pham Van Dong, as an individual, on September 14, 1958 to Chu An Lai.

We wholeheartedly believe this is the wish to the people of Vietnam. Upon accomplishing this task, you could receive the forgiveness and trust of the Nation.

Hanoi, September 2, 2008.

Signatures

(As of September 4, 2008)

Veterans (in alphabet order of given names)

clip_image006

People of Vietnam (in alphabet order of given names)

clip_image008

Nguồn: doi-thoai.com

cafevn.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn