Thư giãn Chủ nhật – Về các giải thưởng “trăm hoa đua nở” thời gian gần đây trong thế giới “xã hội chủ nghĩa”

Giải văn chương trannhuong.com

1. Nét thành công rực rỡ của giải văn chương trannhuong.com

Phạm Thành

clip_image002

Văn nghệ chào mừng trước khi buổi trao giải bắt đầu. Ảnh: Chử Thu Hằng – Lê Minh Đạt

Sáng nay (28.9.2011), tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, 49 Nguyễn Du, Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải văn chương trannhương.com lần thứ nhất cho 2 tác phẩm: bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải và tiểu thuyết Thời của thánh thần của nhà văn Hoàng Minh Tường.

clip_image004

Đông đảo nhà văn nhà thơ và quan khách dự lễ. Ảnh: Chử Thu Hằng – Lê Minh Đạt

Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần gồm 6 cuốn được nhà văn Hoàng Quốc Hải viết trong nhiều năm, đã tái bản hàng chục lần với số lượng phát hành cả chục vạn bản, và hiện là cuốn sách gối đầu giường của các tướng tá Việt Nam. Tinh thần của bộ tiểu thuyết này là nêu tinh thần yêu nước, bảo vệ biên cương lãnh thổ của quân dân Đại Việt trong thời Trần với 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông với chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng, Vạn Kiếp nổi tiếng. Đây là cuốn sách luôn được in một cách hợp pháp với số lượng lớn.

clip_image006

Chủ trang mạng trannhuong.com hội ngộ cùng các nhà văn trước khi trao giải. ảnh: Hy Tuệ

Tiểu thuyết Thời của thánh thần, dày hơn 600 trang, được tác giả viết trong 4 năm, là một biên niên sử của dân tộc Việt Nam trong suốt thế kỷ XX với những bão tố của thời cuộc mà tác giả đã phải cay đắng, nát lòng thốt lên: “ Đất Việt lưng còng, dáng Mẹ / Xót xa muôn kiếp Lạc Hồng”. Tác phẩm đã được độc giả trong và ngoài nước ngưỡng mộ. Nhiều nơi còn thành lập Câu lạc bộ “Thời của thánh thần” để mạn đàm về cuốn sách; có người mua tới hơn 200 cuốn để tặng bạn bè. Sách in lần đầu 1.000 cuốn và không được phép tái bản trong hệ thống các nhà xuất bản do Nhà nước quản lý. Vì vậy, cuốn sách đã và đang tiếp tục nối bản, in lậu với số lượng lớn.

clip_image008

Nhà văn Trần Nhương mở túi gấm lấy giải ra: chỉ vỏn vẹn 1 đồng VN bằng xu có dây đeo xinh xắn. Ảnh: Hy Tuệ.

Với phương châm, lấy sự “hâm mộ” của bạn đọc làm tiêu chí để trao thưởng, hai cuốn sách này hoàn toàn nổi trội để được nhận giải.

Tại buổi trao giải, có đông đảo các bạn văn thơ, các nhà văn hóa tiểu biểu đang công tác tại Hà Nội đến dự. Trong đó có Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Văn Như Cương, đạo diễn Trần Văn Thủy, nhà văn Tạ Duy Anh, Nguyễn Khắc Trường, Phạm Viết Đào, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Thành, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Vân Long, Nguyễn Giang, Trần Quang Quý, nhà phê bình Văn học, GSTS Vũ Nho, và rất nhiều các nhà nổi tiếng khác.

clip_image010

Giải được trao tận tay nhà văn Hoàng Quốc Hải. Ảnh: Hy Tuệ

Sự thành công rực rỡ của giải thưởng văn chương trannhương.com lần thứ nhất, chính là có sự hiện diện của những nhà này và sự đúng đắn trong việc lựa chọn tác phẩm để trao giải.

P.T.

28.9.2011

2. Hôm nay 28/9, tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng văn chương trannhuong.com

Chử Thu Hằng – Lê Minh Đạt

Hàng trăm cây đại thụ văn chương của Việt Nam đã có mặt trong khuôn viên rất đẹp của Trung tâm, toàn những tên tuổi, những người – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy, khiến nhà văn Trần Nhương hết sức xúc động và bối rối, không thể giới thiệu hết các quan khách. Ông đành chỉ giới thiệu hai vị cao tuổi nhất là nhà thơ Vân Long và Giáo sư Văn Như Cương.

Theo Nhà văn Trần Nhương: “Giải thưởng Văn chương trannhuong.com” tôn vinh tác phẩm chỉ theo một tiêu chí duy nhất là sự yêu mến của bạn đọc và sức lan tỏa của tác phẩm trong công chúng. Giải thưởng không trao định kỳ, không có hội đồng bình xét, và Chủ nhiệm trang trannhuong.com tuyên bố hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Như quý vị đã biết, trannhuong.com đã đạt con số truy cập 7 triệu lượt người, là một trong những trang web chiếm được sự tin tưởng, quan tâm và yêu mến của bạn đọc.

Giải Văn chương Gôngcua của Pháp cũng chỉ có giá trị 1franc nhưng vẫn là một giải thưởng danh giá được thế giới công nhận. Còn ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên có một giải thưởng như vậy được trao. Vì vậy, giá trị của Giải thưởng văn chương trannhuong.com dù chỉ là 1 đồng bạc Việt Nam, một ngôi sao pha lê nhưng chắc chắn đó vẫn là một Giải thưởng rất nhiều nhà văn mơ ước, bởi đó chính là sự công nhận giá trị tác phẩm của đông đảo bạn văn.

Hai tác phẩm được trao giải lần này là Bão táp Triều Trần của Nhà văn Hoàng Quốc Hải. Tác phẩm đã dựng lại một thời kỳ rực rỡ của Nhà nước phong kiến Việt Nam, thời kỳ mà vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức xây nên một Vương triều hiển hách, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa. Triều đại đã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, thắp lên niềm kiêu hãnh hào khí Đông A còn chói sáng đến giờ. Tác phẩm Bão táp Triều Trần đã được tái bản 8 lần với hàng chục vạn đầu sách, riêng năm 2011 được tái bản 2 lần.

Tác phẩm Thời của thánh thần của Nhà văn Hoàng Minh Tường dù chưa tái bản lần nào, nhưng là một tác phẩm được các đầu nậu sách coi là một miếng mồi béo bở để khai thác. Số lần in lậu và số lượng tác phẩm đã lưu hành gần như không thể thống kê được. Phát biểu tại buổi lễ, Nhà văn Hoàng Minh Tường mong muốn độc giả hãy nói “Không” với các ấn phẩm in lậu, bởi ngoài sự thiệt thòi cho tác giả, nội dung sách còn bị cắt xén, thêm bớt khiến tư tưởng của tác giả gửi gắm vào tác phẩm bị sai lệch.

clip_image012

Hai nhà văn Hoàng Quốc Hải và Hoàng Minh Tường lên nhận giải. Ảnh: Chử Thu Hằng – Lê Minh Đạt

Hai Nhà văn Hoàng Quốc Hải và Hoàng Minh Tường đã vinh dự và cảm động nhận phần thưởng văn chương do website trannhuong.com trao tặng. Cả một rừng hoa và máy ảnh đã ghi lại giây phút đáng nhớ này. Rất nhiều nhà văn và độc giả nhiều thế hệ đã lên phát biểu, chia sẻ ấn tượng do hai tác phẩm mang lại cho mình.

clip_image014

Các phóng viên báo chí tác nghiệp. Ảnh: Chử Thu Hằng – Lê Minh Đạt

Ngồi bên Nhà văn Hoàng Quốc Hải trong bữa tiệc chay tại Nhà hàng của chị Như Anh – người yêu của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc trong tác phẩm Sống mãi tuổi hai mươi – tôi thấy rất nhiều người đến chào và xin phép nhà văn Hoàng Quốc Hải cho cầm tận tay, nhìn tận mắt Giải thưởng. Trang trọng mở chiếc túi gấm đỏ, nâng đồng bạc trên tay, nhà văn Hoàng Quốc Hải cảm động: “Đối với tôi, đây là một giải thưởng của tình người, vì vậy nó là vô giá”.

Tranh thủ khai thác nhà văn Trần Nhương về dự định trao giải cho những tác phẩm tiếp theo, ông chỉ cười sảng khoái. Tiếng cười ấm mà vang của ông tiễn chúng tôi về trong nắng chiều thu…

clip_image016

Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng (phu nhân nhà văn Hoàng Quốc Hải) với giải thưởng. Ảnh: Chử Thu Hằng – Lê Minh Đạt

3. Nhà văn sư tử và giải thưởng tí hon 1 đồng bạc

Đạt Ma

Cụ Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu, một danh sĩ thời Nguyễn đã từng có ý kiến “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Chúc đồng nghiệp, các nhà văn, nhà thơ hãy vững tay bút vì con người mà phục vụ… (nhà văn Hoàng Quốc Hải).

Luận anh hùng

Sáng 28/9/2011 tại Trung tâm văn hóa Hàn Quốc, 49 phố Nguyễn Du – Hà Nội đã diễn ra buổi lễ trao giải thưởng khá đặc biệt trong đời sống văn học nghệ thuật. Đó là giải thưởng trannhuong.com cho 2 nhà văn Hoàng Quốc Hải với bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần và Hoàng Minh Tường với tiểu thuyết Thời của thánh thần.

Hết sức lạ vì trong thời buổi rào rào “gạo châu củi quế” thông tin thì thời gian và địa điểm lễ trao giải thưởng lại được bí mật đến phút chót để tạo bất ngờ và độ “nóng”. Mọi chi tiết về giải thưởng thấy bảo là “to lắm” và sẽ được trao cho những tác phẩm của hai nhà văn “phân khối lớn”. Thậm chí, trước khi trao giải thưởng khoảng 1 tiếng, thông tin cũng chỉ vầy vậy, chẳng có gì khá khẩm hơn.

Hồi hộp quá khi bạn bè văn chương chỉ được rỉ tai nhau hoặc qua tin nhắn, điện thoại… cũng chẳng thấy rùm beng loan báo trên các trang mạng (ngay cả chính chủ giải trannhuong.com), ngoài một bài của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo giới thiệu vào sát giờ trao giải thưởng.

Cái lạ nữa là giải thưởng có giá trị đúng 1 đồng bạc cộng với một cúp Ngôi sao pha lê trannhuong.com mà đông đảo các văn nghệ sĩ trí thức vẫn ùn ùn kéo đến để dự và đòi phát biểu chúc mừng và ôm hôn các nhà văn đoạt giải thưởng tôn vinh có một không hai.

clip_image018

Trao đổi chuyện trò về giải thưởng. Ảnh: Chử Thu Hằng – Lê Minh Đạt

Hà Nội sau mấy ngày ảnh hưởng của bão, sáng nay nắng đẹp. Mới 8h00’ sáng đã thấy nhiều nhà văn, nhà thơ đang bắt tay, kéo áo nhau lại để đọc thơ trong khu vườn rất đẹp phía trong tòa nhà Trung tâm văn hóa Hàn Quốc.

clip_image020

Nụ cười rạng rỡ trên mặt mọi người trước một việc làm giàu ý nghĩa nhân văn. Ảnh: Hy Tuệ.

Có thể thấy được nhà văn già vẫn chưa già, họ có nhiều cách để gặp gỡ, trò chuyện, tôn vinh nhau một cách văn hóa, sang trọng, ấm áp tình bè bạn mà vẫn tinh tế và lãng mạn đến khó ngờ. Cái chưa già này còn rõ hơn ở Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII, đi mấy trăm cây số, hầu như ngày nào cũng ở trên xe ô tô, thế nhưng các nhà văn già vẫn tỏ ra sung sức không thua lớp trẻ. Đêm Văn nghệ trung thu trên tầng 10 tại Nhà khách Kim Bình (Tuyên Quang) có mặt đầy đủ các nhà văn, nhà thơ già như Định Hải, Tô Đức Chiêu, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Quần Phương, Nguyễn Xuân Khánh,… để chia vui cùng lớp trẻ và động viên “chúng tôi hoàn toàn yên tâm về hành trình của các bạn” như nhà văn Hoàng Quốc Hải trò chuyện. Nhà thơ Bằng Việt, nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa, nhà thơ Đỗ Hàn, Vũ Hồng, nhà văn Võ Thị Xuân Hà… thức đến 0h đêm để nghe các nhà văn trẻ đọc thơ, hát và trình diễn thơ, rồi cùng hòa mình bình chọn danh hiệu gương mặt nam tính, rồi gương mặt khả ái, hoa khôi của Hội nghị. Nhà thơ Văn Công Hùng đã hài hước nói rằng “chịu đựng” nhau đến giờ phút này như thế cũng là quá giỏi.

Các nhà văn già quả là có những cách chuyển động mà ngay đến cả những người viết trẻ cũng phải phục lăn và sửng sốt.

Đến dự buổi lễ trao giải thưởng có rất nhiều trí thức, văn nghệ sĩ tên tuổi. Đại diện các cơ quan thông tin truyền thông như tạp chí Nhà văn, báo Văn nghệ, báo Người cao tuổi, báo Thanh niên, quỹ hỗ trợ Văn chương và Cuộc sống, các Website: Vannghequandoi.com.vn, nguoihanoi.com.vn, micronet.vn, Lucbat.com….

Đã thấy thấp thoáng “ngài râu đẹp” – Giáo sư Văn Như Cương, đạo diễn “Hà Nội trong mắt ai” NSND Trần Văn Thủy, nhà thơ – NSND Lê Huy Quang, nhà văn Châu Diên, nhạc sỹ - thi sỹ Nguyễn Trọng Tạo, TS Phạm Thị Như Anh (Hội bảo trợ và truyền bá văn hóa truyền thống các nước ASEAN – Cửu Long), nhà văn Nguyễn Khắc Phục, Tô Đức Chiêu, Tạ Duy Anh, Minh Chuyên, Phạm Xuân Nguyên, Y Ban, Lê Hoài Nam, Phùng Văn Khai, nhà thơ Trần Ninh Hồ, Đỗ Hàn, Đặng Vương Hưng, Lê Quang Sinh, Trần Quang Quý, Vũ Từ Trang, Bùi Hoàng Tám, Nguyễn Việt Chiến, Bành Thanh Bần, dịch giả Đoàn Tử Huyến, Lê Bá Thự, Vũ Nho… và hàng trăm khách quý, độc giả yêu mến văn chương tham dự.

Tại buổi lễ, nhà thơ Vân Long cho rằng: Đây là một sự kiện văn hóa thứ hai, sau cuộc mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ra đời do bạn bè tự tổ chức tôn vinh. Giải thưởng cao nhất chính là giải thưởng của công chúng và ông khẳng định có lẽ chỉ với 1 đồng bạc mà sao thấy đồng tiền Việt Nam chưa bao giờ có giá trị như ngày hôm nay.

Đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy thì đầy ca ngợi nhưng cũng đầy suy tư: Giải thưởng trannhuong.com đó là một sáng kiến, một sự đột phá để nó mở ra rất nhiều những tiềm năng khác trong lĩnh vực văn chương và văn học nghệ thuật, nó khích lệ những tấm lòng, những trách nhiệm công dân và những người còn đang do dự. Cách hành xử này, sự hiện diện của quý vị ở đây nói lên nhiều điều, đó là chúng ta phải tìm đến giá trị đích thực của cuộc sống… Chúng ta khởi xướng lên, rồi sung sướng với nhau. Theo quy luật của trời đất anh Trần Nhương cũng đã già, chúng tôi cũng đã già, cái tôi quan tâm rồi ai sẽ là người kế tiếp những công việc thầm lặng đó. Tôi lo lắm, nhưng nhìn những gương mặt trong ngày hôm nay, tôi lại thấy tin tưởng. Tại sao chúng ta lại không tin tưởng vào tương lai bởi những tấm lòng như thế, những trái tim như thế?

Nhà văn Hoàng Quốc Hải xúc động khi phát biểu: Cảm ơn mọi người, tôi cảm thấy sâu lắng và ngọt ngào vì tình bạn, tình văn son đỏ của đồng nghiệp khắp nơi. Thấy tấm lòng của độc giả và hạnh phúc dù giải thưởng mang tính biểu tượng chỉ là 1 đồng bạc kèm cúp Ngôi sao pha lê. Cụ Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu, một danh sĩ thời Nguyễn đã từng có ý kiến “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Chúc đồng nghiệp, các nhà văn, nhà thơ hãy vững tay bút vì con người mà phục vụ.

Có một giải thưởng Goncourt ở Việt Nam?

Qua trao đổi nhanh nhà văn Trần Nhương cho biết: Giải thưởng văn chương Trannhuong.com dựa trên tiêu chí hay và được bạn đọc đón nhận. Giải này không có Hội đồng, không có bỏ phiếu, chủ yếu là tác phẩm ấy có sức sống và nhanh chóng được bạn đọc đón nhận đã tự bỏ phiếu giúp cho Trannhuongcom làm việc tôn vinh. Giải thưởng cũng không định kì 5 năm hay 3 năm mà thấy có tác phẩm hay và được bạn đọc đón nhận là trao giải. Giải không lấy tiền thưởng làm thước đo giá trị mà lấy sự yêu mến của người đọc là sự vinh quang của tác giả.

Cuối buổi trao giải, nhà văn Trần Nhương đã mời tất cả khách quý tham dự ra nhà hàng cơm chay 72, Nguyễn Du để thưởng thức với lời mời rất dễ thương “mời mọi người đi bộ 500 mét, xe cộ cứ để ở đây đã có người trông nom, chúng ta cùng ăn cơm kiểu nhà chùa nhưng không phải tiền chùa”. Tiếng cười và tiếng vỗ tay rào rào không dứt.

Chợt não thần thoáng lên, trong khi dư luận vẫn chưa hết “thôi xao” về giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh, thậm chí gia đình nhà văn anh hùng lao động Sơn Tùng còn có đơn đề nghị xin rút khỏi giải thưởng vì những chuyện bên lề đến khó tin. Người thì hậm hực vì tuyển tập dày cỡ gang tay mà không vào giải, người thì kỳ công “đẽo mắt” (chữ Thuận Nghĩa) đọc hàng trăm tác phẩm để chứng minh một số tác giả và tác phẩm đận này y phục còn chưa xứng kỳ đức.

Lạ thay việc trao giải thưởng “1 đồng bạc và cúp Ngôi sao pha lê” lần thứ nhất của trannhuong.com cho bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn – “sử quan” Hoàng Quốc Hải và tiểu thuyết Thời của thánh thần của nhà văn Hoàng Minh Tường lại được hầu hết văn giới Hà thành ủng hộ, chia sẻ và tin tưởng chúc mừng. Có người còn ví như một giải thưởng Goncourt trong văn học rất uy tín và danh giá của Pháp, dù giải thưởng của nó chỉ mang tính biểu tượng. Thế giới văn chương quả là có “lối công bằng kỳ quặc” (Chế Lan Viên).

Tôi bâng khuâng ngắm tòa nhà Trung tâm Văn Hóa Hàn Quốc (49 Nguyễn Du, Hà Nội), có tiếng chim lích chích trong cây xanh bóng lá, có bụi tre um tùm như những kỷ niệm quá vãng, phía ngoài bờ tường hoa tigon vẫn tận tụy tượng hình nở hồng dáng tim những hy vọng.

Thời gian sẽ trôi đi, phù sa sẽ ở lại. Giải thưởng lớn nhất thuộc về nhân dân lựa chọn, độc giả lựa chọn và đó cũng là vinh quang lớn nhất, bừng sáng nhất. Nhà văn Trần Nhương với sáng kiến của mình đã trồng được một cột mốc giải thưởng độc đáo trong văn học sử. Hãy tin rằng ông đã cung tiến một giọt chuông thơm vào trong ngôi đền thiêng văn chương dân tộc.

Cơ mà người Việt mình dù ở đâu, lúc nào ai chẳng có những suy nghĩ, những việc làm vì lẽ phải - vì dân tộc, phải không?

HN, phố Nguyễn Du, 12h ngày 28/9/2011

Đ.M.

4. Lão Trần Nhương rất “nếu náo”

Bùi Hoàng Tám

Mình với bác Nhương là chỗ anh em, quý và trọng nhau. Nhưng hôm nay không thể không nặng lời: Lão Trần Nhương rất nếu náo. Lão làm bỉ mặt không ít người và không ít giải thưởng thuộc lĩnh vực văn chương, nghệ thuật.

Trong khi thiên hạ nháo nhào lên, ầm ĩ lên việc người này được giải, người kia được giải trị giá cả trăm triệu bạc thì lão lẳng lặng tung ra cái giải còm trị giá 1 đồng tiền xu đựng trong… túi gấm. Trong khi thiên hạ họp lên họp xuống với đủ ban bệ, hội đồng mũ cao áo dài với chức danh chức tước nghe sởn da gà thì lão âm thầm một mình chủ khảo, một mình quyết, muốn trao cho ai thì trao, muốn tặng cho ai thì tặng. Tham lam, độc đoán, chuyên quyền đến thế là cùng. Nói như thơ bác Hữu Thỉnh thì “Một mình một mâm cơm – Ngồi bên nào cũng lệch”. Trong khi thiên hạ tặng giải có năm có tháng, có nhiệm, có kỳ, có cơ cấu tổ chức… thì bác rất chi là “ngẫu hứng”. Cứ thấy hay là tặng với phương châm “Của nhà giồng được”. Ngay việc mời mọc đến dự giải của lão cũng rất lão nông chi điền. Không họp báo họp chí, chả phong bao phong bì, lão nhấc mấy alô bảo đến đấy, đến đấy, chả bảo đến làm gì. Rồi ai đến thì đến, ai không đến thì thôi. Cuối buổi lễ trao giải cũng có nhời mời đi ăn cơm chay, lại còn đế thêm một câu rất mất lập trường: Cơm nhà chùa nhưng không phải tiền chùa!

Lão Trần Nhương rất nếu náo.  Thế mà các vị đàn anh, trí giả, bầu bạn có cỡ kéo đến đông thế. Cái lũ lèng phèng như mình thì đông như quân Nguyên.

Hai bác họ Hoàng (Hoàng Quốc Hải và Hoàng Minh Tường) được cái giải còm có 1 đồng bạc lẻ thì mặt hí ha, hí hửng hơn được giải thưởng quốc gia. Nói dại chứ nếu nó lại “biến hóa” thành giải “Gông Cua”, nhiều người từ bỏ giấc mơ giải thưởng quốc gia cả trăm triệu bạc lại “đánh đu” với cái giải này thì thật là mệt. Nó còn làm mất thế “độc quyền trao giải” mới gay chứ.

Lão Trần Nhương mặt hiền hiền, nói hi hí, cười hì hì thế mà thâm nho nhọ đít thật.

Thứ Năm 29/9/2011

B.H.T.

Nguồn cả 4 bài trên: http://trannhuong.com

Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011

1. Nhà văn Sơn Tùng xin rút khỏi giải thưởng Nhà nước

(Dân trí) - Trong khi nhiều nhạc sĩ phản ứng gay gắt khi không có tên trong giải thưởng Nhà nước thì ở mảng văn học, người vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động - nhà văn Sơn Tùng lại gửi đơn xin rút khỏi đề cử giải thưởng Nhà nước đợt này.

Ngày 18/8, gia đình nhà văn Sơn Tùng mà đại diện là vợ của nhà văn – bà Hồng Mai đã gửi đơn xin rút khỏi đề cử giải thưởng Nhà nước về văn học tới Hội Nhà văn Việt Nam, Vụ Thi đua khen thưởng của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

clip_image021

Cho đến thời điểm này, Sơn Tùng là nhà văn duy nhất được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động khi còn sống

Lý do gia đình nhà văn Sơn Tùng xin rút là vì lúc đầu hồ sơ xin xét giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng lại bị “đẩy” sang giải thưởng Nhà nước. Theo bà Hồng Mai, ngày 12/7, đại diện của Hội nhà văn Việt Nam cho gia đình biết năm nay không xét giải thưởng Hồ Chí Minh và đề nghị gia đình làm lại hồ sơ ở hạng mục Giải thưởng Nhà nước. Gia đình bà đã làm lại hồ sơ và không suy nghĩ gì.

Tuy nhiên, trên thực tế trên danh sách có tới 11 nhà văn năm nay được đề cử ở hạng mục Giải thưởng Hồ Chí Minh. Khi biết thông tin này, gia đình nhà văn Sơn Tùng rất buồn và cảm giác Hội nhà văn đã không xét duyệt một cách công bằng. Chính vì lẽ đó, gia đình nhà văn Sơn Tùng xin rút ra khỏi đề cử Giải thưởng Nhà nước.

Phía gia đình nhà văn Sơn Tùng cũng cho biết, công văn xin rút khỏi đề cử giải thưởng đã gửi lên Hội nhà văn Việt Nam và Vụ thi đua khen thưởng nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa nhận được phản hồi.

Nhà văn Sơn Tùng năm nay 82 tuổi, sức khỏe yếu nên mọi liên lạc đều thông qua vợ, bà Hồng Mai và các con. Ông sinh năm 1928 tại Diễn Châu, Nghệ An. Ông là tác giả của rất nhiều tác phẩm được đánh giá cao như: Búp Sen xanh, Bông Sen vàng, Anh thương binh tạc tượng Bác Hồ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm... Đặc biệt, tác phẩm Búp sen xanh được tái bản đến hơn 20 lần đã nói lên thành công vang dội của ông đối với công chúng yêu văn học.

Với những nỗ lực phi thường vượt lên bệnh tật để cho ra đời những tác phẩm có giá trị, nhà văn Sơn Tùng từng được ví “người anh hùng cầm bút”. Ngày 14/7 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng.

N.H.

Nguồn: dantri.com.vn

Hôm 18/8, gia đình tác giả Búp sen xanh đã nộp đơn xin rút khỏi đề cử Giải thưởng Nhà nước về lĩnh vực văn học đối với nhà văn Sơn Tùng.

Phạm Mi Ly

Anh Bùi Sơn Định, con trai tác giả chia sẻ với VnExpress.net rằng, ban đầu, gia đình làm hồ sơ đăng ký Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà văn Sơn Tùng. Nhưng hôm 12/7, họ nhận một cuộc gọi từ Hội Nhà văn Việt Nam, đề nghị chuyển hồ sơ sang Giải thưởng Nhà nước thay vì Giải thưởng Hồ Chí Minh.

clip_image022

Nhà văn Sơn Tùng (phải) và vợ, bà Hồng Mai.

Bà Hồng Mai – vợ nhà văn, người trực tiếp nhận cuộc điện thoại – khẳng định, lúc gọi điện đề nghị chuyển đổi hồ sơ, đại diện Hội Nhà văn VN có nói, năm nay không có Giải thưởng Hồ Chí Minh. Vì thế, gia đình đồng ý chuyển sang giải thưởng Nhà nước. Sau đó, khi đọc thông tin trên mạng, gia đình mới biết là năm nay vẫn có Giải thưởng Hồ Chí Minh và có 10 nhà văn được đề cử. Do đó, người thân của nhà văn đã nộp đơn xin rút khỏi Giải thưởng Nhà nước vì nhận thấy sự không rõ ràng trong thông tin về giải.

Đến nay, dù chưa nhận được phản hồi từ Hội Nhà văn về chuyện rút khỏi giải, gia đình nhà văn Sơn Tùng cho biết, đối với họ chuyện này đã kết thúc. Anh Bùi Sơn Định nói: “Coi như thời điểm này chưa phù hợp lắm với gia đình để làm hồ sơ xét giải thưởng, nên chúng tôi quyết định thôi. Đợi đến một ngày nào đó cha tôi có thể trở lại bàn viết, chính ông sẽ quyết định việc này”.

Nhà văn Sơn Tùng đang có dấu hiệu bình phục sau thời gian chống chọi với cơn bạo bệnh. Ông tỉnh táo hơn nhiều so với trước đây, có thể nói chuyện và đọc đôi chút. “Sức khỏe của cha là điều duy nhất mà gia đình tôi quan tâm lúc này”, anh Định nói.

Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng, năm nay 83 tuổi, quê ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Búp sen xanh viết về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng tái bản rất nhiều lần. Bên cạnh đó còn có Bông sen vàng, Trái tim quả đất, Mẹ về, Từ làng Sen (đồng tác giả là họa sĩ Lê Lam), Hẹn gặp lại Sài Gòn (kịch bản phim truyện).

Sơn Tùng là một nhà văn - chiến sĩ, được xếp hạng thương binh 1/4. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động hồi tháng 7.

Trong quá trình liên lạc với đại diện Hội Nhà văn VN về việc này, ông Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn – khẳng định sẽ trả lời VnExpress.net vào ngày mai (25/8).

P.M.L.

Nguồn: Vnexpress.net

2. Nhà văn Nguyên Ngọc rút khỏi Giải thưởng Hồ Chí Minh

Pham Mi Ly

Sau khi nhà văn Sơn Tùng rút khỏi Giải thưởng Nhà nước, cây bút lão thành Nguyên Ngọc cũng từ chối cơ hội nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh dù ông lọt vào danh sách đề cử từ Hội đồng cấp Bộ lên Hội đồng cấp Nhà nước.

Trao đổi với VnExpress.net về việc rút tên khỏi đề cử, tác giả Rừng xà nu chỉ nói: “Tôi không làm hồ sơ và cũng không quan tâm đến chuyện này”. Ông giải thích thêm, “đây chưa phải lúc thích hợp” để trả lời về lý do rút tên khỏi giải.

Đây không phải là lần đầu tiên nhà văn Nguyên Ngọc tỏ rõ thái độ thờ ơ với sự tôn vinh dành cho mình. Năm 2000, Nguyên Ngọc vắng mặt trong Lễ trao Huân chương Độc lập dành cho ông. Đại diện Hội Nhà văn đã phải mang Huân chương đến tận nhà của nhà văn. Ông cũng từng từ chối nhận Giải thưởng Nhà nước đợt đầu tiên. Ngoài ra, Nguyên Ngọc còn từ chối mọi hỗ trợ về vật chất cho việc sáng tác từ Hội Nhà văn.

Ông tâm sự với VnExpress.net: "Tôi là một người lao động bình thường. Tôi như một anh thợ mộc. Tôi làm ra sản phẩm, bán cho nhân dân và có thu nhập bằng sức lao động của mình. Anh thợ mộc có được ai đưa tiền cho để anh ta làm việc đâu".

clip_image023

Nhà văn Nguyên Ngọc (phải). Ảnh: Thanh Phúc.

Đại diện cho Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Nguyễn Trí Huân cho biết, Hội đề cử nhà văn Nguyên Ngọc vào Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay và đề nghị làm hồ sơ cho ông, nhà văn đã đồng ý. Sau khi hồ sơ hoàn thành và được xét duyệt qua cấp cơ sở, nhà văn lại gửi thư xin rút khỏi giải.

Ông Nguyễn Trí Huân giải thích, việc các nhà văn rút tên khi đã được đề cử là chuyện “rất bình thường” khi xét các Giải thưởng Hồ Chí Minh hay Giải Nhà nước. “Tham gia hay không tham gia, đăng ký hay không đăng ký, đó là quyền và nguyện vọng của nhà văn, Hội hoàn toàn chấp nhận và thông cảm”, ông nói.

Nhà văn Nguyên Ngọc được đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh với tập truyện Rẻo cao. Trong danh sách trình lên Hội đồng cấp Nhà nước ở lĩnh vực văn học còn có các tác giả Đỗ Chu, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Lê Lựu, Ma Văn Kháng…

Nhà văn Nguyên Ngọc, tên thật là Nguyễn Ngọc Báu, sinh năm 1932 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông là dịch giả, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn học danh tiếng và còn được coi là một chuyên gia về Tây Nguyên. Ở lĩnh vực sáng tác, Nguyên Ngọc nổi tiếng với các tác phẩm như Đất nước đứng lên, Rừng Xà Nu, Đất Quảng... Còn trong vai trò của một nhà phê bình, nghiên cứu, ông có công phát hiện và nâng đỡ những tài năng như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư...

P.M.L.

Nguồn: vnexpress.net

3. Nhạc sĩ Phạm Tuyên tự trọng, không “xin” giải

Hòa Bình

clip_image024

Gần đến ngày 2-9, thời điểm công bố Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, không khí quanh Hội Nhạc sĩ Việt Nam vẫn nóng như “chảo lửa” vì những thắc mắc xung quanh giải thưởng chuyên ngành âm nhạc.

Nhạc sĩ của rất nhiều ca khúc nổi danh

Chiều ngày 22/8, tại Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đại diện lãnh đạo và Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã trả lời những thắc mắc về câu chuyện giải thưởng. Tuy nhiên, không có đủ thời gian để trả lời về mọi vấn đề xung quanh giải thưởng mà báo giới chủ yếu trở đi trở lại với trường hợp mới nhất và hiện đang nóng nhất: đề xuất đặc cách tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Về trường hợp của nhạc sĩ Phạm Tuyên, đây không phải là lần đầu tiên có đề xuất về việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Văn Dung cho biết, từ hồi năm 1995, khi nhạc sĩ Trọng Bằng còn đương chức Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, thì nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Văn Dung cho rằng nếu hỏi ông có thích nhạc Phạm Tuyên hay không thì ông trả lời thật lòng là không thích nhưng để xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì ông khẳng định là rất xứng đáng. Bởi vì xét tặng Giải thưởng không thể căn cứ vào cảm tính của mỗi người là thích hay không mà là xét cả các cụm công trình và quá trình sáng tác, lao động nghệ thuật. Phải xét đến việc nhạc sĩ Phạm Tuyên đã cống hiến được những gì cho âm nhạc nước nhà.

Vậy thì, vì sao nhạc sĩ Phạm Tuyên không những trượt đợt xét duyệt năm 1995 mà cái tên nhạc sĩ “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” lại một lần nữa gây sóng gió Hội Nhạc sĩ?

Mớ bòng bong không thể gỡ

Đại diện lãnh đạo Hội Nhạc sĩ Việt Nam – nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi – cho rằng dẫu Hội Nhạc sĩ có nhận được đơn đề nghị của Hội Âm nhạc Hà Nội về việc đặc cách xét Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Phạm Tuyên thì Hội đồng âm nhạc cấp cơ sở cũng không thể can thiệp gì vì: Thứ nhất là bản thân cái đơn này đã vượt cấp, đồng kính gửi lên các Hội đồng cấp Bộ, cấp Nhà nước; hai là Hội đồng cơ sở buộc phải làm theo quy định, nghĩa là xét trên hồ sơ chứ không thể xét trên đơn đề nghị. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã không gửi hồ sơ xin xét duyệt, thì không có cớ gì để Hội đồng chuyên ngành cấp cơ sở Hội Nhạc sĩ đứng ra xét riêng trường hợp của ông, trong khi số hội viên trên 80 tuổi ở Hội Nhạc sĩ không ít, và nhiều người trong số đó cũng từng đoạt Giải thưởng Nhà nước.

Hơn nữa, yếu tố chính khiến nhạc sĩ Phạm Tuyên trượt đợt xét duyệt năm 2005 là vì theo quy định thì ông phải có những cụm sáng tác khác và có chất lượng hơn hẳn, vượt lên trên các tác phẩm đã đem đến Giải thưởng Nhà nước đã trao cho ông năm 2001.

Nhiều nhà báo không đồng tình với kiến giải trên của nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi. Với lý luận nhạc sĩ Phạm Tuyên năm nay đã 82 tuổi, cống hiến cho âm nhạc Việt Nam của ông thì ai cũng đã nhìn thấy rõ, hơn nữa, Hội Âm nhạc Hà Nội đã đứng ra ba lần bốn lượt làm công văn, đơn từ gửi lên các cấp đề nghị xét đặc cách cho nhạc sĩ Phạm Tuyên, thì lẽ ra, với trách nhiệm quan tâm và bảo vệ quyền lợi hội viên, Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng phải lên tiếng về trường hợp này. Nếu không tặng thưởng cho nhạc sĩ Phạm Tuyên giai đoạn này thì còn chờ đến bao giờ? Chẳng lẽ lại đợi đến khi ông mất đi rồi mới truy tặng?

Bỏ ngay tư tưởng xin – cho giải thưởng

Hội Nhạc sĩ bảo vệ lý luận rằng Hội không đời nào lại lờ đi quyền lợi của hội viên, Hội cũng mong muốn mỗi kỳ xét duyệt đều có hội viên đoạt Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh chứ không ai lại mong đứt đoạn, nhưng vì cái lý do cơ bản ban đầu là nhạc sĩ Phạm Tuyên đã không muốn gửi hồ sơ xin xét giải, cho nên mọi tranh cãi sau đó cũng là bế tắc.

Với tình trạng hiện tại là Hội Âm nhạc Hà Nội đã đệ đơn xin đặc cách cho nhạc sĩ Phạm Tuyên, thì quyền xem xét không còn nằm ở Hội đồng chuyên ngành cấp cơ sở nữa mà là quyền đề nghị từ Bộ trưởng bộ VH TT DL gửi lên Chủ tịch nước xét duyệt.

Nhạc sĩ Cát Vận thẳng thắn cho rằng mớ bòng bong lùng nhùng trong câu chuyện giải thưởng này chính là cơ chế xin - cho hiện đã gây rất nhiều bức xúc. Theo ông, vì phải làm đơn xin xét duyệt cho nên những nhạc sĩ có lòng tự trọng sẽ kiên quyết không làm. Ở đây, có thể hiểu vì sao nhạc sĩ Phạm Tuyên lại không chịu làm đơn và gửi hồ sơ, bởi vì ông đã trượt xét duyệt một lần, và ông cũng thừa biết nhiều nghệ sĩ khác đã năm lần bảy lượt đệ đơn, hoàn thiện hồ sơ rồi lại nén bẽ bàng, cố gắng coi mọi chuyện là bình thường, cho dù không đoạt giải. Nhiều nghệ sĩ đã lên các phương tiện truyền thông để “thề” rằng sẽ không bao giờ làm hồ sơ “xin giải” nữa.

Chuyện nhạc sĩ Phạm Tuyên có đủ tác phẩm âm nhạc để tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh hay không thì phụ thuộc vào thẩm định của các Hội đồng đánh giá chuyên ngành âm nhạc. Nhưng đã quá nhiều những lình xình và dường như vẫn còn chưa đến hồi chấm dứt mà ngày càng phát lộ thêm những bức xúc mới cho thấy sự bất cập kinh khủng của cách xét giải thưởng hiện nay, cho dù là những giải thưởng quan trọng hàng đầu cả nước.

Đã là giải thưởng tặng cho tính chất cống hiến và xét đến cả đời làm nghệ thuật, tại sao không có cơ chế phù hợp được thẩm định bởi một hay nhiều hội đồng chuyên ngành có uy tín để xét tặng, vinh danh tới các nghệ sĩ chứ không phải là kiểu đệ đơn “xin giải” gây bức xúc, náo loạn làng văn nghệ như hiện thời?

H.B.

clip_image026

clip_image027

clip_image029

Nguồn: baomoi.com

4. Nhiều nhạc sĩ thất vọng về đề cử Giải thưởng Nhà nước

Nguyễn Hằng

(Dân trí) - “Hơn 300 tác phẩm mà họ chỉ nghe và đọc trong hơn 2 ngày đã xong. Hội đồng xét duyệt đã làm việc không minh bạch, tôi thực sự phẫn nộ”, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai lên tiếng về cách làm của Hội đồng xét duyệt cấp cơ sở trong lĩnh vực âm nhạc.

Khởi đầu những tranh cãi xung quanh giải thưởng uy tín này là sự kiện 5 nhạc sĩ lão thành: nhạc sĩ Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Thế Song, Lê Việt Hòa đã cùng gửi đơn kiến nghị lên Hội nhạc sĩ Việt Nam, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vì cho rằng việc xét duyệt trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về âm nhạc năm 2011 không đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và dân chủ.

clip_image030

Từ trái qua phải: Nhạc sĩ Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, nhà soạn nhạc Tạ Tường và NS Thế Song. Ảnh: Lê Thoa.

Theo nhạc sĩ Đoàn Bổng, cuối năm 2010 ông và 4 nhạc sĩ trên nhận được thông báo làm hồ sơ xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước cùng với 63 người khác.  Mỗi nhạc sĩ phải nộp bốn bộ hồ sơ với các tác phẩm của mình, trong đó có kèm theo đĩa CD, VCD và DVD. Hội đồng xét duyệt gồm các nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu, Ca Lê Thuần, Trần Long Ẩn, Chu Minh, Đôn Truyền, Phạm Ngọc Khôi và GS TSKH Tô Ngọc Thanh.

Đúng ngày 1/1/2011, 5 nhạc sĩ nhận được thông báo không lọt vào danh sách cuối cùng vì không đủ 3/4 số phiếu.  Ngày 6/1, họ đồng loạt làm đơn kiến nghị gửi lên Hội nhạc sĩ, nhưng quá nửa tháng vẫn không thấy hồi âm. Các nhạc sĩ quyết định gửi tiếp đơn khiếu nại lên văn phòng Bộ, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thanh tra, Vụ Thi đua khen thưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Bốn tháng sau,  Hội Nhạc sĩ đã triệu tập cuộc họp để đại diện Hội đồng xét duyệt và các nhạc sĩ đối thoại. Các nhạc sĩ cho rằng, Hội đồng thẩm định làm việc chưa khách quan, chưa xem xét đầy đủ hồ sơ của người dự giải. Điển hình là bộ hồ sơ của nhạc sĩ Đoàn Bổng và Quang Hợp còn nguyên niêm phong. Có nghĩa là bộ hồ sơ chưa hề được Hội đồng xét duyệt “sờ” tới.

“Trong cuộc gặp mặt, bốn lần tôi yêu cầu đưa ra biên bản buổi thẩm định 68 nhạc sĩ nhưng đều không được đáp ứng”, nhạc sĩ Đoàn Bổng cho hay.

Trong đơn kiến nghị gửi Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ngày 22/2, nhạc sĩ Thế Xong cũng nêu: “68 nhạc sĩ với hơn 300 tác phẩm sáng tác trong hồ sơ, nếu nghe hết cũng phải mất 100 tiếng đồng hồ. Như vậy, muốn xét duyệt phải mất hai tuần mới xong, nhưng trên thực tế, Hội đồng xét duyệt chỉ làm việc trong hai ngày rưỡi đã có kết quả để chọn ra 28 người”. Nhạc sĩ Đinh Quang Hợp khi trao đổi với báo giới cũng tỏ ý thắc mắc rằng tại sao khi có kết quả, Hội nhạc sĩ không công khai thông báo tên người đủ tiêu chuẩn và chưa đủ tiêu chuẩn xét duyệt?

clip_image031

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Ảnh: S.T.

Trước thắc mắc của các nhạc sĩ, Thành viên Hội đồng xét duyệt – nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cho biết nguyên tắc làm việc của Hội đồng là xét những tác phẩm hay. Còn nhạc sĩ có tác phẩm chất lượng chưa cao hoặc không nổi tiếng, hoặc chỉ 1-2 tác phẩm cũng khó được xét. Ông nói, kết quả cuối cùng phụ thuộc vào số phiếu của Hội đồng xét duyệt chứ không phụ thuộc vào cá nhân nào. Ông cũng khẳng định Hội đồng nghệ thuật đã làm việc công tâm và khách quan.

Trước kiến nghị của các nhạc sĩ, Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ông Hải Anh cho biết kết quả cuối cùng còn phải chờ cuộc họp chính thức. Hiện tại, ông không thể đưa ra bình luận gì.

Được biết, trong số 28 người được đề cử, có các tác giả: Doãn Tiến, Thanh Anh, Lê Lan, Lê Tịnh, Thập Nhất, Vĩnh Lai, Nguyễn Chính, Cát Vận…

Ngay sau khi có thông tin 5 nhạc sĩ Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Thế Song, Lê Việt Hòa đã cùng gửi đơn kiến nghị lên Hội nhạc sĩ Việt Nam, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các nhạc sĩ Văn Thành Nho, Trương Tuyết Mai, Phan Long, Triều Dâng… đồng loạt làm đơn kiến nghị tiếp. Nhạc sĩ Văn Thành Nho và Trương Tuyết Mai đã thổ lộ sự bức xúc với Dân trí:

Nhạc sĩ Văn Thành Nho: “Tôi thực sự thất vọng!”

Đây là lần thứ hai, tôi tham gia Giải thưởng Nhà nước và đây là lần thứ hai tôi bị loại. Tôi khẳng định, mình không buồn vì bị loại. Tôi chỉ thất vọng vì cách làm việc không minh bạch. Phải có tới hơn chục người không có tác phẩm nào được công chúng biết đến.

Tôi nghĩ bất cứ ai đoạt giải thưởng này là niềm vinh hạnh. Và người đoạt giải thưởng phải xứng đáng, tác phẩm được công chúng biết đến và yêu mến. Nhưng thực tế thật đáng buồn và chua xót. Rất nhiều nhạc sĩ có cống hiến bị gạt ra ngoài… Đây không phải lần đầu tôi biết về những tai tiếng của Hội Nhạc sĩ. Tôi nghĩ đã đến lúc Hội nhạc sĩ phải nhìn lại, nếu đã làm sau thì phải sửa.

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai: “Đây là sự bê bối của Hội Nhạc sĩ”

Tôi đã gửi đơn kiến nghị lên Vụ thi đua khen thưởng của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cách đây mấy ngày và sáng nay, tôi vừa gửi tiếp lên Chánh Thanh tra Bộ. Từ trước, tôi vốn là người ít quan tâm đến những chuyện như thế này. Tôi đã biết một số ì xèo trong những năm trước đây, biết là có sạn nhưng vẫn lờ đi đến khi biết được danh sách 28 người được đề cử Giải thưởng Nhà nước.

Tôi nghĩ đây là một bê bối của và tôi thực sự phẫn nộ khi được đọc thông tin mà 5 nhạc sĩ ngoài Hà Nội đưa ra. Hội đồng xét duyệt đã làm việc không minh bạch. Hơn 300 tác phẩm của 68 nhạc sĩ mà họ chỉ nghe và đọc trong hơn hai ngày đã xong? Tôi mới biết, có những nhạc sĩ đi lấy lại hồ sơ, tài liệu sau khi có thông tin bị loại đã sững sờ khi hồ sơ còn nguyên dấu niêm phong.

N.H.

Nguồn: dantri.com.vn

5. Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh: Gỡ vẫn rối

(Thứ Sáu, 09/09/2011 - 8:56 AM)

Kim Thoa

clip_image032

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao danh hiệu Anh hùng lao động cho

nhà văn Sơn Tùng.  Ảnh: TTXVN

Chưa bao giờ việc trao Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn học- nghệ thuật lại có nhiều ý kiến trái chiều đến thế.

Bắt đầu là đơn kiến nghị của năm nhạc sĩ về “cung cách” làm việc của Hội đồng thẩm định cấp cơ sở, rồi hai nhà biên kịch Phan Huyền Thư và Phan Thanh Tú “không nhất trí” khi đạo diễn Nguyễn Thước “lẳng lặng” mang tác phẩm tập thể xin xét duyệt giải thưởng. Gia đình nhà văn Sơn Tùng làm đơn để nhà văn rút khỏi danh sách ứng viên của Giải

thưởng Nhà nước với lý do: nguyện vọng ban đầu của gia đình là đăng ký xét Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà văn chứ không phải Giải thưởng Nhà nước... Nhưng điều làm dư luận bức xúc nhất là việc nhạc sĩ Phạm Tuyên “bị tuột” khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh chỉ vì thủ tục hành chính…

Là người Việt Nam ai cũng biết bài hát "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đó là một trong những bài hát cộng đồng được nhiều người hát nhất tại Việt Nam. Không những thế, ông còn là tác giả của hàng chục ca khúc ca ngợi Đảng và cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc như: “Đảng đã cho ta mùa xuân”, “Chiếc gậy Trường Sơn”, “Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng”,... cùng nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành ca khúc truyền thống như: “Tiến lên đoàn viên”, “Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”, “Đêm pháo hoa”, “Cô và mẹ”,... Về nguyên nhân, ông Nguyễn Hải Anh, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng của Bộ VH,TT&DL lí giải: "Bộ có nhận được công văn của Hội nhạc sĩ Hà Nội đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Phạm Tuyên. Công văn này không được coi là hồ sơ xin xét giải thưởng và không đúng thủ tục". Còn Nhạc sĩ Phạm Tuyên thì cho rằng: “Những thủ tục hành chính rắc rối của việc xét tặng giải thưởng không còn hợp thời nữa. Đã đến lúc Hội đồng xét duyệt các cấp nên chú ý tìm hiểu tình hình thực tế để từ đó ghi nhận sự đóng góp của các tác phẩm nghệ thuật. Cá nhân tôi sẽ không bao giờ làm đơn để xin giải thưởng. Những tác phẩm nghệ thuật đã có công chúng và thời gian làm công tác thẩm định. Sức sống của nó trong đời sống chính là thước đo để tặng giải thưởng, chứ không phải là lá đơn xin”.

Dưới sức ép của dư luận, chiều 23-8, Hội Nhạc sĩ Việt Nam gửi công văn lên Bộ VH,TT&DL đề nghị Hội đồng cấp Bộ và cấp Nhà nước xét công lao nhạc sĩ Phạm Tuyên để có phần thưởng xứng đáng với những cống hiến của ông cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Chiều 26-8, Bộ VH,TT&DL tổ chức cuộc họp liên ngành do Thứ trưởng Lê Khánh Hải chủ trì và đi đến kết luận: Nhạc sĩ Phạm Tuyên xứng đáng được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật, đồng ý đưa danh sách tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Tuyên vào diện xét Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay. Bộ cũng yêu cầu Hội Nhạc sĩ triển khai các thủ tục, hướng dẫn nhạc sĩ Phạm Tuyên lập hồ sơ đăng ký tác phẩm đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; tổ chức họp Hội đồng cấp cơ sở để xét hồ sơ của nhạc sĩ theo đúng quy định và báo cáo kết quả lên Bộ trước ngày 15-9. Trao đổi về trường hợp nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khẳng định: Nhạc sĩ Phạm Tuyên xứng đáng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh bởi những đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc cách mạng, song khúc mắc trong việc làm hồ sơ khiến mọi chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát của Hội. "Một số báo nói chúng tôi đứng ngoài, chúng tôi sai và bây giờ tìm cách sửa sai là không đúng. Điều đó, khiến những người làm công tác văn học nghệ thuật như chúng tôi rất buồn".

Không “ồn ào” như Hội Nhạc sĩ, Hội Điện ảnh… trong đợt xét trao Giải thưởng Nhà nước, Giải

 

Nhà văn Nguyên Ngọc: “Trao giải thưởng phải là ngưỡng mộ lên mà trao…”

Tính đến nay có đến bốn người tuyên bố từ chối cơ hội Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. Phóng viên báo Người cao tuổi phỏng vấn nhanh Nhà văn Nguyên Ngọc, một trong bốn người nói trên, về vấn đề này...

PV: - Xin Nhà văn cho biết vì sao ông lại từ chối cơ hội Giải thưởng Hồ Chí Minh, phần thưởng cao quý nhất dành cho các cá nhân, tập thể có những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật mà Nhà nước dự kiến sẽ trao cho ông trong đợt tới?

Nhà văn Nguyên Ngọc: - Làm văn học, tôi vốn không quan tâm nhiều đến các giải thưởng. Ưu tư chủ yếu của người viết thường ở chỗ khác và nên ở chỗ khác. Còn cách làm giải thưởng như Nhà nước ta đang làm thì từ đầu tôi đã  không đồng tình. Bắt người ta phải đi xin thì mới cho. Đấy là lối ban xuống, ban cho người xin. Tôi nghĩ người có lòng tự trọng không bao giờ chịu làm điều đó. Từ nay nên tuyệt đối chấm dứt. Trao giải thưởng phải là ngưỡng mộ lên mà trao, người trao đứng thấp hơn người được trao. Ở giải thưởng của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, chúng tôi luôn nói: Chính người nhận giải làm vinh dự cho giải, chứ không phải ngược lại. Một giải thưởng trao theo lối xin cho, ban xuống, tự nó từ đầu đã hạ thấp giải.

Chính cách làm như vừa qua đã khiến cho các giải trở nên nhếch nhác và đó là thêm một lí do để tôi không muốn nhận.

PV: - Nhưng đây là giải vô cùng cao quý tôn kính của chúng ta?

Nhà văn Nguyên Ngọc: - Trước hết xin đừng đồng nhất giải thưởng mang tên Hồ Chí Minh với những giá trị của Người. Cách nghĩ đó rất dễ dẫn đến cái ta gọi là “Chụp mũ về tư tưởng”, vốn không nên chút nào.

PV: - Nhân đây xin được hỏi vì sao ông lại tham gia mở Trường Đại học Phan Châu Trinh?

Nhà văn Nguyên Ngọc: - Tôi tham gia làm Trường Đại học Phan Châu Trinh vì lí do đơn giản. Theo tôi hiện nay, không gì quan trọng hơn giáo dục. Nghĩ kỹ mà xem, mọi vấn đề của xã hội ta hiện nay, rốt cuộc, vừa cấp thiết, vừa lâu dài, đều phải giải quyết bằng giáo dục. Không có cách nào khác nữa để phục hưng dân tộc.

PV: - Cảm ơn Nhà văn!

Trần Ngọc Kha (Thực hiện)

thưởng Hồ Chí Minh lần này, Hội Nhà văn cũng có những vấn đề khiến mọi người phải suy nghĩ. Các nhà văn Nguyễn Khoa Điềm, Nguyên Ngọc, Sơn Tùng và Sơn Nam xin rút khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Cho dù vì những lý do khác nhau, nhưng việc từ chối cơ hội nhận giải thưởng cũng là một cách để thể hiện chính kiến. Còn trong số 56 ứng viên của Giải thưởng Nhà nước, có những nhà văn, thực sự xứng đáng, thậm chí xứng đáng được tôn vinh sớm hơn như Sơn Nam, Sơn Tùng, Hữu Loan. Nhưng cũng có những cái tên khá lạ, cả với những người trong giới. Về điều này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn cho rằng: “Đó có thể là những người được đưa lên từ Hội đồng nghệ thuật cấp cơ sở và qua được sự xét duyệt của Hội đồng cấp tỉnh. Việc họ và sáng tác của họ dù không mấy quen thuộc với độc giả cả nước vẫn lọt vào danh sách đề cử là điều dễ hiểu”.

Sự tồn tại của những hội đồng cơ sở thiếu thống nhất về quy mô và chất lượng ứng viên như thế liệu có bảo đảm được sự công bằng giữa các nhà văn? Trong khi đó, danh sách ứng viên ở cả Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước lại thiếu vắng những tên tuổi góp phần làm nên “sắc màu” nền văn học Việt Nam đương đại, thiếu những tác phẩm "có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân" như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân... cùng những đứa con tinh thần của họ. Nguyên nhân đầu tiên là họ không vượt qua được cửa ải tiên quyết: làm hồ sơ đăng ký đề nghị tặng giải thưởng cho tác phẩm của chính mình. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp gọi đó là "cái luật rất dở, với giới văn chương lại càng dở". Còn nhà văn Dạ Ngân nhận xét, đây là cách làm "phi văn hóa của một giải thưởng tôn vinh các giá trị văn hóa".

Thừa nhận đây là một điều bất cập của giải thưởng, một thành viên Hội đồng cấp Bộ đưa ra cách lý giải riêng rằng, có thể những người đề ra quy định như vậy là họ muốn tránh tình trạng người được trao giải, vì lý do nào đó, lại từ chối giải thưởng. Mặt khác, đối tượng xét duyệt của Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước đều là "tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình" chứ không phải là các tác giả. Trong khi đó, Thông tư quy định chi tiết về tiêu chuẩn xét tặng lại ghi rõ: "Tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước thì không được kết hợp với tác phẩm, công trình khác để đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh". Điều này tiếp tục làm nảy sinh nghịch lý: chất lượng của các tác phẩm, công trình đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh thường không bằng các tác phẩm đề cử Giải thưởng Nhà nước, dù Giải thưởng Hồ Chí Minh ở tầm cao hơn Giải thưởng Nhà nước. Bởi thông thường, khi đã có lưng vốn kha khá, các văn nghệ sĩ sẽ nhắm đến giải Nhà nước trước, sẽ gom hết những "tác phẩm xuất sắc, có giá trị cao" để bảo đảm trúng giải, chứ không ai tính toán đến việc "để dành" cho Giải thưởng Hồ Chí Minh. Đó là chưa kể, luật còn quy định, tác phẩm, công trình được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh phải công bố ít nhất 5 năm trước thời điểm nộp hồ sơ… Nhìn vào đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay, có thể nhận ra những tác giả xứng đáng như Nguyên Ngọc, cố nhà thơ Phạm Tiến Duật nhưng những tác phẩm đưa ra không phải xuất sắc nhất trong sự nghiệp của họ cũng như so với các tác phẩm họ đã được nhận Giải thưởng Nhà nước.

Như vậy, một trong những nguyên nhân gây nên sự “phản ứng” của một số văn nghệ sĩ trong việc xét tặng Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự bất cập trong quy chế xét giải thưởng. Cần có sự thay đổi từ “gốc”, nếu không càng gỡ sẽ càng rối.

K.T.

Nguồn: nguoicaotuoi.org.vn

Trung Quốc rút lại hàng vạn giải thưởng

1. TQ xóa bớt hàng vạn giải thưởng

Cập nhật: 10:15 GMT - thứ hai, 26 tháng 9, 2011

clip_image033

Nhà nước Trung Quốc muốn kiểm soát nạn trao giải kiếm lời

Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh giảm bớt số danh hiệu, giải thưởng trên cả nước và cấm các ban tổ chức sự kiện công cộng không được trao giải 'quốc gia' hoặc có chữ 'Trung Quốc'.

Chừng 97% các loại giải thưởng, mà hiện gồm 148 nghìn giải được các cơ quan, tổ chức xã hội ở Trung Quốc trao hàng năm.

Nay, Ban Thanh tra Trung ương Đảng ra lệnh con số này "chỉ còn 4218" giải chính thức được Nhà nước công nhận.

Nạn trao nhiều giải bị Đảng cầm quyền ở Trung Quốc cho là lỗ hổng để kiếm lợi, theo chính Tân Hoa xã, cơ quan truyền thông của chính quyền.

BBC Tiếng Trung ở London cho hay con số trên 4.000 giải thưởng và danh hiệu các loại như thế vẫn còn rất nhiều.

Một số danh hiệu như 'Bà mẹ anh hùng' hay 'Trụ cột của nền Cộng hòa' bị phê phán là một cách lạm dụng từ ngữ, chưa kể còn là hình thức kiếm tiền.

Các hội đoàn ở Trung Quốc cũng bị cấm trong trao giải bừa bãi hoặc đặt thêm ra các giải hàng năm không có trong danh mục quốc gia.

Lý do là nhiều hội đoàn đã tự lập ra giải và trao cho những người họ muốn giữ quan hệ tốt, đi kèm với các khoản tiền mặt.

Ngoài ra, con số các huân huy chương, giải thưởng cùng hàng được trao cũng quá nhiều.

Chẳng hạn, tỉnh Vân Nam dự kiến trao danh hiệu Hiếu Tinh (ngôi sao chữ Hiếu) cho một trăm người.

Cũng có trường hợp hội đoàn tự trao cho lãnh đạo của mình danh hiệu, giải thưởng kèm tiền.

Chẳng hạn, giải 'Trụ cột của nền Cộng hòa' bị phê là được Liên hiệp hội các dự án ái quốc của Trung Quốc trao với khoản tiền trên 9.800 nhân dân tệ, bằng khoảng 1.500 đôla Mỹ.

Từ tháng 10 năm 2010, Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ Trung Quốc đã lập ra một cơ quan đánh giá các loại danh hiệu, giải thưởng nhằm ngăn chặn nạn kiếm lời bằng giải thưởng.

Nay lệnh của Ban Thanh tra Trung ương Đảng có mục tiêu nhấn mạnh lại nhu cầu kiểm soát nạn trao giải mà một số bình luận gia tin là một phần đến từ bệnh háo danh ở Trung Quốc nhưng nay biến tướng thành cả chuyện kiếm lời.

Nguồn: bbc.co.uk

2. TQ xóa giải Khổng Tử sau một năm?

Cập nhật: 10:19 GMT - thứ sáu, 30 tháng 9, 2011

clip_image034

Năm nay Trung Quốc làm lễ sinh nhật Khổng Tử rầm rộ

Giải thưởng do một tổ chức thuộc Bộ Văn hóa Trung Quốc được lập ra năm 2010 nhằm chống lại giải Nobel cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba có thể bị xóa dù một số nhân vật đã được chọn để trao.

Trong làn sóng dọn bớt hàng vạn huân huy chương, danh hiệu và giải thưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, giải mang tên Khổng Phu Tử, triết gia Trung Quốc Cổ đại (551 - 479 TCN), nay có nguy cơ bị bỏ.

Hiện báo chí Trung Quốc đang tìm cách xác minh các tin khác nhau về số phận của giải thưởng này.

Có báo như trang Global Times thì nói giải này đã bị xóa vì không nhận được giấy phép, có báo thì cho rằng Ban tổ chức nghe nói sẽ tiếp tục trao giải vào tháng 12.

Số phận của giải thưởng đáng ra phải rất danh giá, do Ủy ban Giải thưởng Hòa bình Khổng Tử thuộc Hội Nghệ thuật địa phương Trung Quốc đặt ra, ngay từ đầu đã không may mắn.

Lễ trao giải đầu tiên, công bố vào ngày 9 tháng 12/2010, một ngày trước khi Na Uy trao Nobel Hòa bình vắng mặt cho ông Lưu Hiểu Ba, một tù nhân lương tâm tại Trung Quốc, đã gây sự bất ngờ với người được giải.

Bản thân cựu Phó tổng thống Đài Loan, ông Liên Chiến, người được trao giải Khổng Tử lần I, đã nói ông không hề biết và cũng không có ý định sang Trung Quốc nhận giải.

Cuối cùng, ban tổ chức phải trao khiếm diện cho ông qua một em thiếu niên.

Giải Khổng Tử cho ông Putin?

Năm nay, các nhân vật được chọn trao giải Khổng Tử có Thủ tướng Vladimir Putin, người từng làm sĩ quan KGB của Liên Xô cũ.

Ngoài ra còn có Tổng thống Nam Phi, ông Jacob Zuma, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel và một số nhân vật khác.

Nhưng cho đến ngày 29/9, báo chí Trung Quốc đưa tin văn phòng của Ban tổ chức giải Khổng Tử vẫn ngạc nhiên chưa rõ có phải giải thưởng của họ có thể đã bị xóa.

clip_image035

Giải Hòa Bình Khổng Tử ngay từ đầu đã gặp nhiều vấn đề

Hội này cho hay họ chỉ biết tin từ Ban phụ trách trong Hội nói họ không được cấp giấy phép để tổ chức lễ trao giải.

Nếu vẫn được giữ, lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào ngày 9/12 năm nay.

Báo chí Trung Quốc cho hay Ban Thanh tra Trung ương Đảng gần đây ra lệnh xóa hàng vạn giải thưởng, giảm từ con số 148 nghìn 400 xuống 4218 trong cả nước.

Nhiều giải bị cho là lạm dụng danh hiệu để kiếm tiền hoặc chứng tỏ cách làm việc thiếu chuyên nghiệp.

Trong tuần này, tại Trung Quốc và Đài Loan đều có các lễ lớn đánh dấu ngày sinh của Khổng Tử.

Lễ tại Bắc Kinh và quê Khổng Tử ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông được nhà nước Trung Quốc tổ chức rất rầm rộ.

Còn tại Đài Trung, Đài Loan, Tổng thống đảo quốc, ông Mã Anh Cửu đã cùng các quan khách và một số học giả từ cả Hàn Quốc và Nhật làm lễ hôm 28/9.

Tuy nhiên, các nhà quan sát chỉ ra rằng mục đích đề cao Khổng Tử và Nho giáo ở hai nơi là khác nhau.

Tại Trung Quốc, Đảng Cộng sản nhấn mạnh đến góc độ của Nho giáo về sự trung thành với quân vương và chế độ.

Còn tại Đài Loan, như phát biểu của Tổng thống Mã Anh Cửu hôm thứ Tư trên trang Facebook, mạng xã hội bị cấm tại Trung Quốc, nhắc lại Khổng giáo là để nêu cao vai trò giáo dục thanh thiếu niên.

Nguồn: bbc.co.uk

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn