Trung Quốc đang đẩy khối ASEAN về phía Mỹ

Thanh Trúc, Phóng viên RFA, Bangkok

clip_image001  

Loại tàu ngầm tấn công của Trung Quốc được mang ra biểu dương nhân ngày kỷ niệm 60 năm ngày thành lập CHND Trung Hoa. Source: informationdissemination.net

 

Hội nghị thường niên EAS tức Thượng đỉnh Đông Á giữa ASEAN và các nước bạn Châu Á sẽ diễn ra tháng tới tại Bali, Indonesia, lần đầu tiên có sự tham dự của cấp lãnh đạo cao nhất nước Mỹ, Tổng thống Barack Obama.

Sự kiện này có ý nghĩa thế nào khi  mà mọi chuyện  liên quan đến  tình hình  tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và ASEAN trong thời gian qua, đều hướng sự chú ý của thế giới vào phản ứng của hai thế lực hùng mạnh Đông Tây là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Đoàn kết vì Trung Quốc

Có thể nói  một cách rõ ràng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là hai yếu tố quyết định tương lai của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Đó là nhận định của Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Châu Á  phân  khoa Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Mỹ Châu (American University),  Hoa Kỳ, giáo sư  Amitav Acharya.

Trong bài xã luận  tựa đề Thân cận với Mỹ mà không chọc giận Trung Quốc, đăng trên nhật báo Anh ngữ Bangkok Post phát hành tại Thái Lan, giáo sư Amitav Acharya nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng 11 tới ở Indonesia:

Vòng đối thoại này diễn ra trong thời điểm khá là gay cấn, khi mà những hành động dương oai diễu võ và cố ý biểu dương lực lượng quân sự hùng mạnh của Trung Quốc đã khiến quan hệ giữa ASEAN với Bắc Kinh rẽ sang một hướng khác.

Vòng đối thoại này diễn ra trong thời điểm khá là gay cấn, khi mà những hành động dương oai diễu võ và cố ý biểu dương lực lượng quân sự hùng mạnh của Trung Quốc đã khiến quan hệ giữa ASEAN với Bắc Kinh rẽ sang một hướng khác.

GS. Amitav Acharya

clip_image002

Giáo sư Amitav Acharya Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Châu Á phân khoa Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Mỹ Châu (American University), Hoa Kỳ. Source American.edu

Trước giờ, theo  giáo sư Amitav Acharya, ASEAN có vẻ yên ổn và hài lòng trong quan hệ với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc mà không cần chọn lựa nên đứng về phía nào.

Thế nhưng  từ lúc Trung Quốc khởi sự thái độ hay cung cách gọi là “hành xử nước lớn”  hai năm nay trên vùng biển Bắc Kinh gọi là Nam Trung Hoa [Biển Đông], các quốc gia ASEAN không ít thì nhiều phải tự đặt lại vấn đề về tương quan của mình với nước láng giềng khổng lồ kia. 

Hậu quả rõ nét là ASEAN đang bày tỏ thái độ thân thiện và xích lại gần với Mỹ hơn, chưa kể chủ trương của chính hành pháp Obama ở Washington là thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Châu Á cũng như can thiệp sâu hơn vào Châu Á.

Đó là lý do năm 2009, Hoa Kỳ và ASEAN ký kết hiệp ước lịch sử có tên Hữu nghị và Hợp tác  Đông Nam Á. Tiếp đó, năm 2010,  lần đầu tiên Hoa Kỳ chứng tỏ sự hiện diện tích cực của mình tại Thượng đỉnh Đông Á với sự tham dự và những lời tuyên bố hữu nghị nhưng không kém phần cương quyết từ  Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Hoa Kỳ mạnh mẽ bày tỏ lập trường dứt khoát, nhiều phần thiên về các nước thành viên ASEAN có liên hệ đến hiện tình tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa [Biển Đông].

Lập trường đó thể hiện bằng những lời chỉ trích hành động lấn lướt phô trương sức mạnh và giành giật chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], bằng việc tổ chức những cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp với Việt Nam và Philippines, tái khẳng định tư thế đồng minh Hoa Kỳ Philippines trên vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông].

Hậu quả rõ nét là ASEAN đang bày tỏ thái độ thân thiện và xích lại gần với Mỹ hơn, chưa kể chủ trương của chính hành pháp Obama ở Washington là thúc đẫy quan hệ hữu nghị với Châu Á cũng như can thiệp sâu hơn vào Châu Á.

Tháng Mười một năm nay, Tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ sẽ đến Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia, mở đầu trang sử mới cho ASEAN, Hoa Kỳ và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tổng thống Obama cũng sẽ tham dự Thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ ba diễn ra trong thời gian này.

Một câu hỏi  được chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Châu Á của American University, giáo sư Amitav Acharya, nêu ra ở đây:

Sự thân thiện mà Hoa Kỳ muốn chứng tỏ đối với ASEAN liệu có phải là câu trả lời hay giải pháp dài hạn để giải quyết thái độ nước lớn của Trung Quốc đối với tổ chức này không? Và dù như đây được coi là sự xích lại gần một khu vực chứ không riêng một nước, có nghĩa là nằm trong chính sách đối ngoại chung của Mỹ, hành động này không phải là không có cái giá của nó.

JAPAN-US-MILITARY-EXERCISE

Hàng không mẫu hạm George Washington cùng hải quân Nhật diễn tập ở Thái Bình Dương, tháng 12, 2010

Những cuộc nói chuyện gần đây giữa tôi với hai vị Ngoại trưởng  Singapore và Indonesia đã cho tôi thấy viễn ảnh của hai mối nguy chực chờ ASEAN trong tiến trình xích lại gần hơn với Hoa Kỳ.

GS. Amitav Acharya

Những cuộc nói chuyện gần đây giữa tôi với hai vị Ngoại trưởng  Singapore và Indonesia đã cho tôi thấy viễn ảnh của hai mối nguy chực chờ ASEAN trong tiến trình xích lại gần hơn với Hoa Kỳ.

Trước giờ chính phủ Singapore quan niệm, và hiện vẫn tin tưởng rằng, sự cân bằng quyền lực và ổn định trong khu vực nhất thiết cần sự yểm trợ tích cực về mặt quân sự từ phía Mỹ.

Vai trò của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á

Thế nhưng vẫn theo lời giáo sư Acharya, Ngoại trưởng Singapore là ông K Shanmugham, cho rằng vào khi hành pháp Obama đề cao chính sách gọi là thân thiện trở lại cùng Đông Nam Á, thì Washington cũng phải chứng minh được tầm quan trọng khi gắn bó với khu vực, Mỹ nên can thiệp vào Đông Nam Á bằng tinh thần trách nhiệm, bằng chủ trương rõ ràng và minh bạch. Nếu thiếu những điều kiện đó, người đứng đầu ngành ngoại giao Singapore khẳng định, đừng trách các nước trong khu vực phải tự tính toán lấy số phận của họ, nghĩa là ngã sang Trung Quốc để tìm sự yên thân.

Một mặt đồng ý với quan điểm của Ngoại trưởng Singapore rằng Hoa Kỳ giữ vai trò hệ trọng trong việc bảo vệ an ninh cho vùng Châu Á – Thái Bình Dương, măt khác Ngoại trưởng Marty Netalegawa của Indonesia cho rằng ASEAN tuyệt đối phải biết dung hòa, nghĩa là đừng tỏ vẻ cầu cạnh Mỹ quá đáng bởi điều này sẽ cũng cố thêm nỗ lực tuyên truyền chỉ trích  lâu nay từ phía Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ là một thế lực ngoại bang không thể can thiệp vào nội tình biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] được.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mua lại của Liên Xô cũ, đang neo đậu tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hôm 04/8/2011. AFP photo

Đối với Ngoại trưởng Natalegawa của Indonesia, hiện là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN, cũng là nước chủ nhà của Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN, Diễn đàn cấp vùng ASEAN, rồi Thượng đỉnh Đông Á tháng tới, biện pháp  giải quyết căng thẳng không nằm trong việc mời gọi Hoa Kỳ giúp cân bằng thế lực quân sự với Trung Quốc mà là tìm cách phát triển cùng nới rộng mối quan hệ với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc.

Mỹ nên can thiệp vào Đông Nam Á bằng tinh thần trách nhiệm, bằng chủ trương rõ ràng và minh bạch. Nếu thiếu những điều kiện đó, người đứng đầu ngành ngoại giao Singapore khẳng định, đừng trách các nước trong khu vực phải tự tính toán lấy số phận của họ, nghĩa là ngã sang Trung Quốc để tìm sự yên thân.

ông K Shanmugham

Theo giáo sư Amitav Acharya, đó là những nguyên tắc trọng yếu hầu duy trì tư thế mà Indonesia gọi là trạng thái quân bình hữu hiệu giữa các cường quốc thế giới tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trạng thái quân bình hữu hiệu này, giáo sư Acharya phân tích, không hề là sự quân bình lực lượng theo qui ước hay cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc, mà đúng ra là một khung hành động để giữ ASEAN ở vị  trí trung gian, chỉ ASEAN và duy nhất ASEAN có thể hoàn tất vai trò trung lập này vì tổ chức đứng giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Hàn, Bắc Hàn, Australia và New Zealand ở mạn Đông cũng như Ấn Độ ở mạn Tây.

Chính vì lẽ đó, giáo sư Acharya nói tiếp, Hoa Kỳ cần nghe ngóng thật cẩn trọng bởi đang có sự suy nghĩ khác nhau về vai trò của Mỹ trong việc bắt tay với ASEAN, cũng như  đang có những quan điểm khác biệt giữa các thành viên chủ chốt của ASEAN về phương cách ứng xử của Hoa Kỳ  trong khu vực:

Xích lại gần Mỹ ở xa mà không chọc giận người bạn láng giềng Trung Quốc ở gần là một thử thách lớn của cả khối ASEAN.

GS.Amitav Acharya

Hoa Kỳ sẽ nhân Thượng đỉnh Đông Á để nêu vấn đề căng thẳng đang tăng gia giữa ASEAN với Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc, vốn không muốn những vấn đề tế nhị như an ninh vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] bị đưa ra mổ xẻ tại Thượng đỉnh Đông Á tháng tới, sẽ mạnh mẽ lên tiếng chống lại động thái này.

Trái lại điều Trung Quốc mong muốn không có gì khác với quan điểm của họ trước nay là thảo luận song phương với từng quốc gia để giải quyết mâu thuẫn.

Tóm lại, giáo sư Amitav Acharya khẳng định, tại cuộc họp Đông Á cấp cao ở Bali tháng tới, cả Indonesia và Singapore đều không muốn Hoa Kỳ hướng nội dung vào vấn đề an ninh khu vực liên quan đến Trung Quốc, điều ASEAN cần trong tiến trình thân thiện trở lại với Đông Nam Á mà Hoa Kỳ đưa ra là nới rộng lịch trình thảo luận sang các vấn đề kinh tế và thương mại chứ không chỉ vấn đề chính trị và an ninh. 

Để kết luận, giảng sư Amitav Acharya thuộc khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Mỹ Châu, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Châu Á của đại học này, khuyến cáo ASEAN cũng cần phải thận trọng khi tìm kiếm hậu thuẫn của Hoa Kỳ đến mức độ nào.

Theo ông, xích lại gần Mỹ ở xa mà không chọc giận người bạn láng giềng Trung Quốc ở gần là một thử thách lớn của cả khối ASEAN.

T.T.

Nguồn: rfa.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn