Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau:

Kỹ nghệ năng lượng hạt nhân trong ngõ cụt

Với sự hiểu biết của thế giới về tình trạng lâm vào ngõ cụt của kỹ nghệ hạt nhân, về sự bất lực và tắc trách của Chính phủ Nga ngay cả đối với dân tộc mình, quyết định giao cho công ty Rosatom xây nhà máy ĐHN tại Ninh Thuận là một quyết định giết người.

Các ông Trương tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng, các ông đang lấy quyền của Chủ tịch nước, Tổng bí thư đảng cộng sản, Thủ tướng CP, để đưa đất nước và dân tộc Việt Nam vào cõi chết. Các ông hãy dừng lại! Thục Quyên.

Thưa bạn Thục Quyên! Thực tế việc phản biện Dự án bauxite Tây Nguyên nổi cộm mà chúng tôi kiên trì theo đuổi 4 năm nay, cũng như đã theo đuổi phản biện nhiều vụ việc nổi cộm khác – mà vụ việc nào cũng chứng tỏ những kẻ bày ra dự án này dự án nọ đều là một lũ ăn hại đái nát không hơn không kém, chỉ biết nói leo lẻo và ra oai (kiểu Lê Dương Quang), rồi đếm tiền là giỏi – đã cho mọi người thấy: tai của tất cả các vị lãnh đạo ở Việt Nam hình như đều điếc đặc. Gào đến vỡ họng thì cũng có vẻ nghễnh ngãng lắng nghe, lắng nghe và ban xuống những lời “cân nhắc” cho phải phép, ấy thế nhưng để rồi... đâu lại vào đấy. Bất kỳ chuyện gì cũng như vậy cả (cứ xem chuyện sửa Hiến pháp thì đủ rõ). Rồi đến khi vỡ tổ như Vinashin, Vinalines... thì “51 năm theo đảng làm theo lệnh đảng”, thế là xong. Dân có chết bao nhiêu: mặc xác chúng. Đất nước có lụn bại đến cùng tận: mặc kệ bay. Bởi vì trong đầu các vị, giấc mơ XHCN luôn luôn ám ảnh suốt đêm ngày. Mà XHCN là gì? Là hãy chịu khổ chịu nhục cho người khác đem công sức, tài sản, kể cả tính mạng của mình ra phung phí, làm vật thí nghiệm hết đời này đến đời kia, chờ cho đến đời chút chít nào chưa biết sẽ được lên thiên đường ngay giữa cõi trần. XHCN còn là... – xin đưa ra một lời dự báo – một số đông phải tự hủy mình đi cho một số ít được nếm mùi hạnh phúc. Đây chính là “chủ nghĩa nhân đạo cộng sản” hoặc “chủ nghĩa xã hội” theo kiểu Tàu Cộng, cái bọn đang thực hành học thuyết Malthus (1766 - 1834) trắng trợn bậc nhất trong thời đại ngày nay, đến mức chúng ngấm ngầm chấp nhận cho các công ty nhà nước đưa tràn lan hóa chất vào thực phẩm cũng như đủ loại hàng hóa khác nhau, cốt để giảm bớt 1 tỷ 4 dân Trung Quốc xuống 1/3 hoặc một nửa, bởi dù Nhà nước cộng sản Trung Cộng có cố gắng bao nhiêu thì của cải cả nước làm ra vẫn cứ theo cấp số cộng, đâu có thể đáp ứng nổi với sự sản sinh con người theo cấp số nhân.

Cho nên, dù một nhà máy ĐHN Ninh Thuận ký với Nga có xảy ra nguy cơ khủng khiếp sau vài chục năm, làm chết bao nhiêu triệu người, làm môi trường Việt Nam tuyệt diệt trong hàng nghìn năm, thì cũng cứ phải làm, đâu có ảnh hưởng gì tới trách nhiệm, lương tâm... các vị đang “chăn dân” trên những chiếc ghế quyền lực uy nghi hiện tại. Đến lúc ấy họ đã xuống lỗ từ lâu lắm, còn con cháu họ thì đã ôm túi vàng rủng rỉnh sang sinh cơ lập nghiệp ở các nước Âu Mỹ, và chỉ còn biết mình là người Âu Mỹ. Đó mới chính là CNXH mà bọn “thái tử” ấy đang ôm ấp. Hãy cứ đợi mà xem.

Bauxite Việt Nam

Thục Quyên 

Năng lượng hạt nhân thời "hậu Chernobyl và hậu Fukushima"

Kinh tế An toàn tới nay là hai mặt của vấn đề trong tranh luận về sử dụng năng lượng hạt nhân.

Nhưng 27 năm sau Chernobyl, mọi việc đã rõ: nền y khoa thế giới không ngừng nghiêm trọng cảnh báo về những tác hại không tránh được cho môi trường và sức khoẻ con người, cũng như sự bất lực của y khoa khi tai nạn xảy tới. Trong khi lợi điểm kinh tế cũng đã được chứng minh chỉ là một nhầm lẫn trong cách tính, đã vô tình hay cố ý bỏ quên phí tổn tháo gỡ các nhà máy sau quá trình sử dụng, và nhất là phí tổn quản lý chất thải (1).

Di sản đầy hiểm họa của các nhà máy điện hạt nhân tại các nước Âu Mỹ

Tối ngày 21/05/2013 đài truyền hình ARTE đã cùng lúc chiếu một phim tài liệu dài 68 phút của Bernard Nicolas tại Pháp và Đức về bài toán chưa có đáp số của ngành năng lượng hạt nhân dưới tựa đề "Vấn đề tháo gỡ những nhà máy ĐHN qua sử dụng: với giá nào?"

Bốn mươi  năm trước, những người xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đã không nghĩ tới việc quy định trong kế hoạch của họ chương trình tháo gỡ các lò phản ứng một ngày nào đó  khi chúng đã quá cũ và trở thành quá nguy hiểm. Ngày nay, như những nhà phù-thủy-tập-sự đứng ngơ ngẩn trước con quái vật không còn trong vòng kiểm soát của mình, nhiều quốc gia đang phải trực diện với khó khăn vượt bực này như Mỹ, Đức, và đặc biệt là Pháp, vì phần lớn  nhu cầu năng lượng của Pháp đã dựa vào năng lượng hạt nhân.

Chín nhà máy ĐHN của Pháp đã đạt đến cuối nhiệm kỳ hoạt động và những nhà máy lỗi thời này cần được tháo gỡ. Công ty EDF (Électricité de France) đang cố gắng xoa dịu những lo lắng của dân chúng quanh vùng và tuyên bố nắm vững quá trình ngưng họat động cũng như tháo gỡ các nhà máy. Nhưng thực tế lại là chuyện khác: Những sự cố kỹ thuật nối tiếp nhau, và người dân những vùng bị ảnh hưởng luôn sống trong mối lo sợ liên tục bị nhiễm xạ.

Một sự thật toàn thế giới không ai dám phủ nhận là cho đến ngày nay, không có nơi lưu trữ thực sự an toàn cho chất thải phóng xạ, mà một phần sẽ là mối nguy hiểm thường trực kéo dài hơn nhiều trăm ngàn năm nữa.

Từ hơn 20 năm nay, công ty EDF đã không ngừng chịu chi phí rất cao để tìm cách tháo dỡ nhà máy ĐHN tại Brennilis (Anh quốc). Trong khi đó tại các tiểu bang Maine và Vermont, Mỹ vẫn chưa có giải pháp thích đáng cho câu hỏi về lưu trữ chất thải phóng xạ cao độ. Cộng hòa Liên bang Đức tưởng đã thành công tháo gỡ an toàn nhà máy Lubmin ở tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern (Đông Đức cũ) nhưng Bernard Nicolas tiết lộ trong nghiên cứu điều tra của ông rằng hiện tại, chưa có ai nắm vững các kỹ thuật phức tạp trong tiến trình ngưng hoạt động hạt nhân và lưu trữ chất thải. Và tại cả 3 quốc gia với dân trí và nền dân chủ cao này, các hội bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người đang theo dõi và sẵn sàng lên tiếng kết án chính phủ và các công ty kỹ nghệ năng lượng nếu họ dùng thủ đoạn hoặc che giấu hoặc mua chuộc người dân thiếu hiểu biết chuyên môn để được sự im tiếng.

Cuốn phim kết thúc với một nhận định là loài người sẽ phải giải quyết những vấn đề này, để những lò phản ứng sau quá trình sử dụng không tiếp tục là một mối nguy hiểm, có thể còn nguy hiểm hơn cả những nhà máy đang hoạt động,

vì đang suy sụp theo thời gian.

Tiếp theo phim là cuộc phỏng vấn bà Corinne Lepage, một luật sư Pháp chuyên về Luật Môi trường hiện là Nghị sỹ Quốc hội Âu châu, và ông Wolfram König, Chủ tịch Văn phòng Liên bang Bảo đảm an toàn bức xạ Cộng hoà Liên bang Đức (Präsident des Bundesamtes für Strahlenschutz).

Trả lời nhà báo Emilie Aubry của đài ARTE, ông König đã kể lại những cố gắng và tổn phí nhiều chục tỷ từ 40 năm nay tại Đức mà vẫn đưa đến thất bại trong việc thành lập nơi lưu trữ dài hạn chất thải phóng xạ. Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức đã chọn lựa giải pháp không giấu giếm sự thật để cùng toàn dân chung sức tìm một giải pháp tránh hiểm họa cho cả những thế hệ tiếp nối. Và đã can đảm

quyết định dứt khoát với ĐHN để tối thiểu không làm tăng lượng chất thải, đồng thời phát triển nền kỹ nghệ những năng lượng tái tạo.

Tiếp lời ông, bà Lepage xác nhận tình trạng bi thảm hơn nhiều của nước Pháp với 58 lò phản ứng. Nước Pháp không những không có phương tiện kỹ thuật mà cũng không biết lấy đâu ra từ 100 tới 150 tỷ Euros để cáng đáng chương trình tháo gỡ những lò qua sử dụng. Và thêm nữa, sau đó làm gì với những "núi" chất thải phóng xạ kia? Trong tình trạng hiện nay, bà Lepage mong ước Chính phủ Pháp chọn giải pháp  không trốn tránh sự thật, hành xử có trách nhiệm như Chính phủ Đức, và dốc lòng tạo dựng một nền kỹ nghệ  xử lý an toàn chất thải phóng xạ. Nếu thành công, không những tránh được để lại một di sản đầy hiểm họa, nền kỹ nghệ mới này sẽ tạo cho nước Pháp một nền kinh tế giàu mạnh. Cũng như Đức, Pháp cần thúc đẩy gấp sự tiến triển của những ngành năng lượng tái tạo để giải quyết nhu cầu.

Liên bang Nga lớn tiếng đảm bảo an toàn ĐHN cho Việt Nam

Trong cuộc gặp gỡ ngày 14/5/2013 ở Moscow, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đưa vào Thông cáo chung kết thúc chuyến thăm của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam ở nước Nga lời cam kết xây nhà máy ĐHN an toàn nhất cho VN, nhắc lại lời rao hàng đầy hứa hẹn của ông Sergey A. Boyarkin, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước của Nga (ROSATOM) (2).

Cùng thời điểm Thủ tướng Dũng đến thăm Nga thì ngày 11/02/2013 có một cuộc họp tại Slavutich (Ukraine) về nguy cơ sụp đổ những trần bê tông của những nhà chứa lò phản ứng trong 3 đơn vị không bị tai nạn tại nhà máy Chernobyl (nhưng cùng bị đóng cửa sau thảm họa tại đơn vị 4) . Chỉ một ngày sau, "một sự kết hợp nhiều yếu tố tiêu cực" đã gây sụp đổ một phần tường và mái nhà tại chính đơn vị 4.

Các lò phản ứng tại Chernobyl được đưa vào sử dụng tháng 12 năm 1983. Nếu không xảy thảm họa năm 1986, hạn định sử dụng những lò này là 30 năm và sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2013. Cùng trong một khoảng thời gian, Chernobyl và Ignalina là hai nhà máy ĐHN Liên Xô cho  xây ngoài lãnh thổ Nga, tại Lithuania. Năm 2004 và 2009, những lò phản ứng loại RBMK-1500 tại hai nhà máy này đã phải ngưng họat động để đáp ứng điều kiện cho việc gia nhập của Lithuania vào Liên minh châu Âu.

Nhưng theo  tác giả Andrei Ozharovsky của tổ chức Bellona (3), trong lãnh thổ Nga còn ba nhà máy chạy tổng cộng là 11 lò RBMK-1000, loại sử dụng tại Chernobyl, với tuổi tương tự hoặc lớn hơn và vẫn còn họat động (7 trong số 11 lò này đã được cấp giấy phép tiếp tục hoạt động sau khi quá hạn sử dụng 30 năm). Đó là nhà máy Leningrad, gần St Petersburg ở vùng Tây Bắc, và các nhà máy Kursk và Smolensk ở phía Tây. Ngoài lò số 3 tại Smolensk và lò số 4 tại Kursk, các lò phản ứng còn lại đều lớn tuổi hơn lò số 4 đã phát nổ tại Chernobyl.

Những suy sụp mới xảy ra tại nhà máy Chernobyl cho thấy các nhà máy cùng thời đang suy tàn và có thể sụp đổ, gây ra những thảm họa hạt nhân mới. Tại sao Nga vẫn phớt lờ những lời cảnh cáo của những chuyên gia cũng như các tổ chức môi trường về vấn đề cần ngưng những lò RBMK tiếp tục họat động?

Tại sao Nga không cho thay thế những nhà máy cổ lổ sĩ  đầy bất trắc này bằng những "nhà máy hiện đại bảo đảm an toàn mà họ rao bán"  ngay trên đất nước mình mà lại bán chịu cho Việt Nam?

An toàn ĐHN tại Liên bang Nga

Cũng theo sự điều tra của A.Ozharovsky, công ty con của Rosatom, Rosenergoatom, đã không giữ kín được tin một loạt những sự cố vừa xảy ra ở 5 nhà máy điện hạt nhân trong tháng 01/20013 (4):

Máy tắt đột ngột tại các nhà máy Kola (Bắc), Rostov (Nam) và một lò phản ứng của Kalinin (Trung Nga) bị đóng bởi các hệ thống bảo vệ khẩn cấp. Đơn vị 3 của nhà máy Kursk đã bất ngờ bị ngưng hoạt động "để sửa chữa"  trong khi đơn vị duy nhất còn hoạt động tại nhà máy Beloyarsk (trong khu vực Urals) sẽ  điều hành với công suất giảm cho đến tháng Tư. Những sự cố này có ảnh hưởng không chỉ đến hiệu suất kinh tế mà có thể là tiền thân của những tai nạn nghiêm trọng hơn .

Điều nguy hiểm nhất là thái độ đàn áp thẳng tay của Chính phủ Nga đối với những cố gắng thông tin của những nhà bảo vệ môi trường

clip_image002

Vi phạm quyền được tiếp cận thông tin về môi trường đang trở thành một thực hành thường xuyên ở Nga. Hoạt động môi trường đang gánh chịu sự trả thù từ các quan chức.

http://www.bellona.org/subjects/Access_to_information 

                                                 _________________________

Với sự hiểu biết của thế giới về tình trạng lâm vào ngõ cụt của kỹ nghệ hạt nhân, về sự bất lực và tắc trách của Chính phủ Nga ngay cả đối với dân tộc mình, quyết định giao cho công ty Rosatom xây nhà máy ĐHN tại Ninh Thuận là một quyết định giết người.

Các ông Trương tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng, các ông đang lấy quyền của Chủ tịch nước, Tổng bí thư đảng cộng sản, Thủ tướng CP, để đưa đất nước và dân tộc Việt Nam vào cõi chết.

Các ông hãy dừng lại!

Thục Quyên

SAVE VIETNAM´s NATURE

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn