Biểu tình buộc chính quyền Trung Quốc bỏ dự án

Cùng là hai nước chung một ý thức hệ, lại có mối quan hệ môi hở răng lạnh từ thuở mới nuôi cấy mô hình xã hội chủ nghĩa trên mảnh đất phương Đông, ta không lạ khi đàn anh Trung Quốc ngon ngọt trao cho đàn em Việt Nam bảo bối "4 tốt và 16 chữ vàng". Không chỉ thế, nhiều ngón hiểm lâu nay ông anh đã ra sức tập huấn cho ông em, giúp dày dạn thêm kinh nghiệm (hoặc ông em tự lấy tấm gương ông anh ra để học theo cho sát) như cung cách đối phó với dân oan mất đất, đàn áp người biểu tình... thậm chí đến những chuyện nhỏ như trong một hội trường hay tòa án, khi muốn làm cho người nghe không nghe được diễn giả nói những điều bất lợi thì có ngay "phép thần" khiến micrô lịm tiếng (phương pháp này không chỉ truyền cho Việt Nam chúng ta mà còn chia sẻ với cả ông em họ Khiêu bên láng giềng, giúp ông đưa ra thi thố trong một hội nghị ASEAN cách đây vài năm, làm nhiều Bộ trưởng Ngoại giao các nước kinh ngạc).

Ấy thế mà điều cũng lạ, chỉ trong 24 giờ, vì môi trường sống của mình bị đe dọa đến một mất một còn, hàng nghìn người dân Quảng Đông đã vùng lên biểu tình chống lại dự án xây một nhà máy hạt nhân của Nhà nước Trung Quốc tại đây, và kết quả là cái chính quyền Đại Hán sắt máu kia đã phải lui bước: Dự án được quyết đinh hủy bỏ nhanh chóng. Thế mới đáng mặt là kẻ độc tài hạng siêu chứ, đâu phải lèm nhèm, chuyện gì cũng áp đảo dân bằng được theo duy nhất chỉ một cung cách Thiên an Môn.

Trở lại với Việt Nam, không biết trên phương diện này, các vị đang cầm chịch đất nước chúng ta, người anh em lâu nay vẫn tuyên bố công khai kiên trì theo đuổi mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa cố là nhịp bước sánh vai với ông anh trên tất cả mọi mặt, có rút ra được một bài học kinh nghiệm gì đó về cách lắng nghe lòng dân, để tìm một phương án tốt nhất cho người dân Việt Nam trên mảnh đất Ninh Thuận sắp phải chứng kiến những nhà máy điện hạt nhân mọc lên vì đồng vốn ODA cũng như kỹ thuật của Nhật Bản và Nga hào phóng rót vào, mà hầu hết giới khoa học đều cho rằng lợi bất cập hại hay không?

Bauxite Việt Nam

Chính quyền Trung Quốc đã hủy bỏ kế hoạch xây dựng một nhà máy chế biến uranium chỉ 24 giờ sau khi có hàng trăm người dân xuống đường biểu tình phản đối dự án.

clip_image001

Cuộc biểu tình buộc chính quyền phải đóng cửa dự án xây nhà máy uranium

Dự án trị giá 37 tỷ nhân dân tệ (4 tỷ bảng Anh), gần thành phố Giang Môn ở miền Nam, dự kiến cung cấp nhiên liệu và đáp ứng đủ cho khoảng một nửa nhu cầu về năng lượng nguyên tử của Trung Quốc.

Đây là một phần của nỗ lực quốc gia nhằm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào than đá và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch.

Cuộc biểu tình được tổ chức trực tuyến và được các thành viên gọi là một “cuộc đi dạo.”

Nhưng sự kiện đã tập hợp gần 1.000 người dân xuống đường trên các đường phố của Giang Môn, cách Hong Kong chỉ 100 km.

clip_image002

Những người biểu tình đối đầu với cảnh sát đội mũ bảo hiểm chống bạo động.

Họ hô vang các khẩu hiệu và mang nhiều biểu ngữ khác nhau, từ "Chống hạt nhân" cho đến "Chúng tôi muốn trẻ em, không phải là nguyên tử".

Cuộc biểu tình nổ ra sau một đợt lấy ‎ý kiến của công chúng về dự án được quy định kéo dài 10 ngày, sau sự kiện hôm 4/7, chính quyền phát hành một báo cáo đánh giá rủi ro dự án.

Động thái hiệu quả

"Chính quyền nhân dân thành phố quyết định tôn trọng ý kiến của công chúng và sẽ không xem xét dự án khu công nghiệp nữa"

Tuyên bố của chính quyền

Những người biểu tình nói chính quyền không cho người dân đủ thời gian để dân kịp bàn luận về các ưu, nhược điểm của một dự án có quy mô lớn.

Trong vòng 24 giờ kể từ khi cuộc biểu tình nổ ra trên đường phố, chính quyền địa phương đưa ra tuyên bố chỉ có một dòng về quyết định từ bỏ dự án.

"Chính quyền nhân dân thành phố quyết định tôn trọng ý kiến của công chúng và sẽ không xem xét dự án khu công nghiệp nữa", tuyên bố nói.

Theo phóng viên Jon Sudworth của BBC bình luận từ Seoul có vẻ như mong muốn ổn định và trật tự đã thắng thế so với các lý do khác về kinh tế.

Các cuộc biểu tình của công chúng có thể bị hạn chế nghiêm trọng ở Trung Quốc, nhưng khi có thể diễn ra, như trong sự kiện này, thì biểu tình phản đối của người dân đã tỏ ra hiệu quả, phóng viên cho hay thêm.

Tuy nhiên, một số người biểu tình ở Giang Môn quan ngại rằng dự án nhà máy uranium có thể chỉ bị trì hoãn tạm thời chứ không phải là bị hủy bỏ hoàn toàn, vĩnh viễn.

Vấn đề môi trường đang trở thành một trọng tâm ngày càng gia tăng trong quan ngại và lo lắng của công chúng cũng như của giới bất đồng chính kiến.

Đầu năm nay, một cựu quan chức cao cấp của đảng cộng sản nói với các phóng viên rằng ô nhiễm môi trường đã thay thế tranh chấp đất đai và đang trở thành nguyên nhân chính cho tình trạng bất ổn xã hội sâu sắc ở Trung Quốc.

Nguồn: bbc.co.uk

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn