Cửa kênh Quan Chánh Bố sẽ như cửa Định An trong tương lai!

KS Doãn Mạnh Dũng

Trong khoa học, khi bạn chưa biết thì đó là bài toán khó. Nhưng khi bạn đã biết thì mọi sự phức tạp sẽ trở nên quá đơn giản. Trái đất vốn tròn và chúng ta có thể nhìn thấy bóng trái đất trên mặt trăng khi trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng trên một đường thẳng. Để khẳng định trái đất tròn, loài người đã trải qua nhiều ngàn năm!

Với luồng động Định An, sự nhận thức của con người cũng vậy. Luồng Định An, phía cực đông di chuyển tịch tiến từ Bắc xuống Nam về mùa đông. Vì vậy người ta gọi là luồng động. Trong hàng hải luồng động rất nguy hiểm vì con tàu có thể bị nạn khi luồng đột ngột thay đổi. Hơn nữa loại luồng tàu như vậy không thể cải tạo để nâng độ sâu. Từ năm 1983 đến 2007 việc nạo vét hàng năm luồng Định An chỉ duy trì trong 1-2 tháng, thậm chí chưa nạo vét xong đoạn cuối thì đoạn đầu mới nạo vét đã bị lấp.

Năm 1990, nhóm Hoàng Xuân Nhuận là nhóm nghiên cứu có bài bản đầu tiên của Việt Nam và phát hiện luồng tịnh tiến về phía nam trong mùa đông. Tôi đọc được tài liệu này của nhóm Hoàng Xuân Nhuận vào năm 2006.

clip_image001

Luồng Định An di chuyển từ (1) sang (2) về mùa đông – kết quả nghiên cứu của nhóm Hoàng Xuân Nhuận (1990).

Năm 1998-1999, nhóm Haecon (Bỉ) cũng phát hiện như nhóm Hoàng Xuân Nhuận. Thời gian đầu nhóm Haecon đưa ra phương án cải tạo luồng Định An thành 5 luồng mới theo hình vẽ, nhưng cuối cùng họ đưa ra lời khuyên là dùng luồng tự nhiên Định An.

clip_image002

Luồng Định An di chuyển về phía Nam  và 5 phương án mở tuyến luồng ban đầu của Haecon (1998-1999) 

Đầu năm 1998, tôi đi khảo sát luồng Định An và đưa ra kết luận trong bài viết đăng trên báo Khoa học Phổ thông TP HCM số 782 ngày 1-5-1998 với nội dung:

“Luồng Định An phải cắt qua vùng nước xoáy mạnh giữa hai dòng chính: dòng Định An và dòng Bắc-Nam. Vùng trên là những bãi cạn lớn nhỏ, các bãi cạn nhỏ sẽ di động và đó là nguồn cung ứng sa bồi đẩy vào luồng sau khi nạo vét.”

“Nhờ phía bắc luồng Trần Đề có dòng Định An tác động mạnh vào dòng ven Bắc - Nam nên cửa Trần Đề chịu tác động của hải lưu Bắc-Nam rất ít so với cửa Định An.”

“Phía Nam luồng Trần Đề có một vài bãi cạn nhỏ. Vì dòng ven Nam-Bắc yếu nên sự bồi lấp từ hướng Nam là chậm”.

“Luồng Trần Đề có những yếu tố ổn định hơn luồng Định An. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng sử dụng luồng Trần Đề thay luồng Định An.”

clip_image003

Bài báo Khoa học Phổ thông ngày 1/5/1998

Tại sao có dòng ven Bắc Nam và dòng ven Nam Bắc?

Do chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Cực Bắc của trái đất, nên có dòng ven chảy ngầm từ Bắc xuống Nam và dòng ven tầng mặt từ Nam lên Bắc. Vì trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng đáy Bắc –Nam tác động vào bờ Biển Đông Việt Nam còn dòng ven tầng mặt Nam-Bắc tác động rất ít vào bờ biển Đông. Dòng tầng đáy Bắc Nam tác động vào bờ Biển Đông Việt Nam có nguồn gốc xuất phát rất gần cực Bắc, vì vậy nó có năng lượng rất lớn và là động lực chính sắp xếp sa bồi ở bờ Biển Đông Việt Nam. Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc tạo ra dòng ven tầng mặt và dòng ven này cộng hưởng với dòng tầng đáy Bắc Nam nên động lực dòng ven Bắc Nam cực đại vào mùa đông. Chính dòng ven Bắc Nam đã tạo nên dãy đê bằng cát và bao bọc để hình thành vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh. Đê biển bằng cát tại vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh là hiện tượng đặc biệt về tự nhiên hiếm có trên thế giới.

Mùa lũ chính vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 dương lịch. Thời gian này bắt đầu có gió mùa Đông Bắc. Do địa hình vùng Trà Vinh, luồng Định An bị dòng ven Bắc Nam đẩy tịch tiến về phía Nam trong mùa đông. Đó là nguyên nhân động của luồng Định An. Nếu chúng ta thừa nhận cách giải thích trên, khi lượng nước qua kênh Quan Chánh Bố cao thì hiện tượng tại cửa Định An sẽ xuất hiện tại cửa kênh Quan Chánh Bố. Đó là lý do để tôi tin rằng cửa kênh Quan Chánh Bố sẽ như cửa Định An trong tương lai.

clip_image004

Kênh Quan Chánh Bố có cửa nằm ngay phía bắc cửa Định An.

Ngày 23 /10/2006 lúc 1430h tại 16 Tú Xương, Q3, TP HCM, khi tiếp KS Doãn Mạnh Dũng và Đại tá - TS Đoàn Văn Quảng, ông Võ Văn Kiệt đã ba lần nói: "Tôi đến kênh Quan Chánh Bố để nghiên cứu thủy lợi chứ không tìm đường ra biển". Tác giả xin khẳng định điều này và mong rằng đừng đưa ông Võ Văn Kiệt vào danh sách những người mắc sai lầm trong Dự án kênh Quan Chánh Bố!

Tại sao các chuyên gia các nước đều thất bại trong việc tìm ra nguyên nhân động của luồng Định An?

Bờ biển châu Âu nằm ở bờ đông của đại dương còn bờ biển Việt Nam nằm ở phía tây của đại dương. Trái đất quay từ Tây sang Đông nên năng lượng nhận của hai bờ biển khác nhau. Nên đem kinh nghiệm của châu Âu vào Định An là thất bại.

Bờ biển Canada nằm gần Bắc cực, còn bờ biển Nam bộ nằm gần Xích đạo. Sự chênh lệnh nhiệt giữa bờ biển Canada với Bắc cực là khác nhau giữa bờ biển Nam bộ và Bắc cực. Hơn nữa bờ biển Nam bộ gần Xích đạo nên lực quán tính Coriolic tác động vào bờ biển Nam Bộ mạnh hơn nhiều khi tác động vào bờ biển phía đông của Canada. Vì vậy sử dụng kinh nghiệm của Nhật, Trung Quốc, Canada vào bờ biển Nam bộ là thất bại. Còn Singapore nằm trong vùng quá gần Xích đạo nên không có hiện tượng như bờ biển Nam Bộ. Ngay cả kinh nghiệm ở vùng bờ biển Mississippi cũng không áp dụng cho bờ biển Nam bộ vì bán đảo Florida đã che chắn toàn bộ năng lượng lớn từ cực Bắc vào bờ biển của vịnh Mexico.

Trong toán mô phỏng năng lượng sóng, gió… thường người ta đơn giản đi nhiều các tham số. Nhưng với một vùng bờ biển xa lạ và đặc biệt như ở Nam bộ - Việt Nam, khi thiếu các tham số cần thiết thì mọi mô hình trở nên vô nghĩa. Khi thiết kế đê chắn sóng cho cảng Dung Quất dài 1,6 km – con đê biển dài nhất Đông Nam Á – người ta quên rằng bão ở Bắc bán cầu quay theo chiều ngược kim đồng hồ. Vì vậy sau khi bão, lũ ở Quảng Ngãi, việc nạo vét cảng Dung Quất là việc không thể không làm. Nguyên nhân là khi học “mô hình cảng tối ưu” nhưng không đọc trang sau “chỉ ở châu Âu”.

Vậy giải pháp luồng và cảng biển nào cho ĐBSCL?

Từ các quy luật tự nhiên của bờ biển Nam Bộ, tôi tin rằng mình đã tìm ra giải pháp mới làm kho tàng, cảng có thể tiếp nhận tàu 3 vạn tấn cho ĐBSCL cùng với vùng nước cho tàu 15 vạn tấn để các tàu sông ra vào trung chuyển than ở cửa Trần Đê – tỉnh Sóc Trăng. Chúng tôi đang tìm đối tác để thực hiện mục tiêu trên và mong rằng Bản quyền trí tuệ sẽ được bảo vệ một cách công bằng và minh bạch.

D. M. D.

Nguồn: kinhtebien.vn

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn