“Bình ngô đại cáo” của một nhóm người Việt và Philippines gửi tới Thượng nghị sĩ John McCain

Khải Huyền, cộng tác viên Dân Luận, chuyển ngữ
THƯ NGỎ
Tới Thượng Nghị Sĩ John McCain, Tiểu bang Arizona, Cộng Hòa, Chủ Tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, Quốc Hội Mỹ
Ngày 24 tháng 4 năm 2015
Ngài John McCain kính mến,
Chúng tôi là một nhóm người Phi Luật Tân và Việt Nam hằng quan tâm đến tình hình Biển Đông, và tin rằng đã đến lúc người dân bình thường tại Đông Nam Á phải nói lên tiếng nói phản đối sự lấn chiếm của Trung Quốc hiện nay tại quần đảo Trường Sa tại vùng biển được gọi là “Nam Hải”, mà người Việt Nam gọi là Biển Đông và người Phi Luật Tây gọi là Biển Tây Phi.
Những hình ảnh do vệ tinh chụp được đã chứng minh rằng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đã vi phạm ”Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông”, gọi tắt là DOC 2002, đe dọa các nước nằm trong vùng biển này, gây thiệt hại cho môi trường thiên nhiên đại dương, và hạn chế con đường tự do hàng hải của mọi nước. Những tội ác này được thực hiện bởi chính Trung Quốc, một trong 5 nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

  1. Bối cảnh lịch sử
Thời Chiến Tranh Lạnh, Trung Quốc được hưởng lợi từ chính sách ngăn chặn làn sóng đỏ của người Mỹ nhằm vây hãm cô lập sự lớn mạnh sức mạnh kinh tế và quân sự của Sô Viết. Nhờ phần lớn chính sách này, Trung Quốc hiện nay đã trở thành một quốc gia giàu nhất, mạnh nhất tại Á châu, nhưng quốc gia này cũng chưa bao giờ có hảo tâm với các lân bang và thường được nhìn không thiện cảm là một “đại ca” trong vùng. Chúng tôi biết tình trạng này từ các bài học lịch sử: Mông Cổ, Ngô Duy Nhĩ, Tây Tạng, Yunnam, Việt Nam và Ấn Độ đã nhiều lần bị Trung quốc xâm lăng trên đất liền, trong khi Nhật Bản, Việt Nam, Phi Luật Tân và Mã Lai từng bị Trung quốc xâm lược biển và hải đảo.
Trong những thập niên gần đây, là quốc gia mạnh nhất trong vùng về quân sự, Trung quốc đã liên tục tìm mọi cách áp đặt chủ quyền lãnh hải tại các vùng biển của các nước láng giềng yếu kém hơn.
– Tháng Giêng 1974, Trung quốc đã dùng sức mạnh để chiếm một phần lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và giết 74 lính hải quân Việt Nam.
– Tháng Ba 1988, Trung quốc tấn công và thảm sát 74 bộ đội và kỹ sự Việt Nam không võ trang tại bãi dâu Johnson South Reef. (Đảo Gạc Ma).
– Năm 1995, Trung quốc tấn công ngư phủ Phi Luật Tân tại bãi đá ngầm san hô Mischief Reef.
– Năm 2002, Khối ASEAN và Trung quốc đã đồng ý một giải pháp hòa bình khi ký vào bản “Tuyên bố ứng xử các bên ở biển Đông” (DOC 2002). Theo bản ứng xử này, tất cả các quốc gia ký tên đồng ý “Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải được xử lý những khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng.”
– Tháng 12 năm 2007, Trung quốc vi phạm trắng trợn bản Tuyên Bố ứng xử khi thiết lập thành phố “Tam Sa”, tên hành chánh Trung Quốc dặt cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giải đất Macclesfield và vài đảo nhỏ khác mà Trung quốc tuyên bố chủ quyền.
– Kể từ đầu năm 2014, qua việc xây dựng bồi đắp “những đảo nhân tạo” và các căn cứ quân sự mới trên bảy bãi san hô tại quần đảo Trường Sa và một vài địa vật (feature) tại quần đảo Hoàng Sa, Trung quốc đã vi phạm DOC2002 một lần nữa. Những hành động này, cùng với lời tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (Air Defense Identification Zone) bao phủ hầu hết biển Đông, đã áp đặt một đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình và ổn định trong vùng.
– Tháng Năm 2014, công ty dầu khí quốc gia ngoài khơi của Trung quốc (China Offshore Oil Corporation) đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến vùng đất không tranh chấp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, gần sát với quần đảo đang tranh chấp là Hoàng Sa.
  1. Tình hình hiện nay
Những hình ảnh mà vệ tinh chụp được hồi Tháng Ba 2015 cho thấy Trung Quốc không có dấu hiệu ngưng các hoạt động bồi lấp và xây dựng trong vùng hải đảo này.
– Bãi Đá Ngầm Chữ Thập, nằm cách xa duyên hải Trung quốc hơn 1,000 cây số, hiện đang được xây dựng như “một căn cứ kết hợp không quân / hải quân lớn hơn bất cứ bãi đá hay hải đảo nào khác tại quần đảo Trường Sa”, và căn cứ này sẽ “giảm thiểu thời gian đáng kể để không quân và hải quân Trung Quốc đi tới eo biển Malacca trong trường hợp con đường hàng hải huyết mạch thông thương này bị phong tỏa.”
– Những cấu trúc đã và đang được xây dựng trên các bãi đá ngầm Johnson South, Hughes, Gaven và Cuarteron trong đó có những bức tường kiên cố ngăn biển, các bến tàu và cái được cho là những tòa tháp radar và các ổ trụ đặt súng.
– Nạo vét và bồi đắp đất đang được xúc tiến tại các địa điểm ở hai bãi đá ngầm Subi và Eldad.
  1. Đe dọa quân sự
Những căn cứ quân sự mới trên các đảo này sẽ làm cho Trung Quốc dễ dàng có hành động quân sự chống các thành viên các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như các nước khác thường xuyên sử dụng con đường hàng hải chạy qua vùng biển này.
Một lá thư đề ngày 19 tháng 3 năm 2015 của các Thượng Nghị Sĩ John McCain, Jack Reed và Bob Corker gửi Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry và Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đã cảnh báo:
“Những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng võ lực, đe dọa hay ép buộc đang đe dọa nền hòa bình và ổn định mà mọi quốc gia trong vùng Thái Bình Dương đang được hưởng. Các hoạt động bồi lấp và xây cất của Trung Quốc trên nhiều hải đảo tại quần đảo Trường Sa, và các tiềm năng về các mặt chỉ huy và kiểm soát, giám sát theo dõi, và những khả năng quân sự mà họ có được từ những địa vật mới này, đang là một thách thức trực diện không những cho quyền lợi nước Mỹ và trong vùng mà còn cho toàn thể cộng đồng quốc tế nữa.”
  1. Đe dọa môi trường
Những hoạt động của Trung Quốc không những tạo nên bất ổn khắp vùng mà còn gây thiệt hại to lớn cho hệ sinh thái địa phương. Giáo sư Richard Dodge, thuộc Trung Tâm Hải Dương Học Đại Học Nova Southeastern University đã giải thích rằng, đem xi măng và đất bồi đổ vào những bãi ngầm san hô sinh sống để tạo nên những đảo nhân tạo là đã gây ra “sự hủy diệt hoàn toàn” các bãi ngầm và các khu liên hệ các sinh vật sinh sống tự nhiên.
“Các bãi rặng san hô đó có giá trị toàn cầu và địa phương vô cùng to lớn, về mặt đa dạng sự sống và hệ sinh thái mà các bãi san hô tạo nên, và đồng thời cả về mặt giá trị dịch vụ mà chúng cung cấp như thực phẩm, di sản văn hóa, ngăn ngừa sự xói mòn, giải trí, du lịch và môi trường sống cho vô sô các sinh vật khác.”
  1. Những khuyến cáo và đề nghị
Chúng tôi tin rằng thời điểm đã đến đế chúng tôi nói lên tiếng nói chống lại những hành động thô bạo và hiếu chiến của Trung Quốc. Chúng tôi ủng hộ bất cứ sáng kiến nào đem lại sức mạnh hòa bình đa quốc gia có khả năng kềm hãm Trung Quốc phải ngưng cải tạo và xây cất bất cứ loại hạ tầng cơ sở nào trong vùng biển này. Để cho dân chúng Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn có thể được hưởng lợi từ mối trật tự quốc tế đa phương sống theo pháp trị và tiếp tục sống trong môi trường lành mạnh, chúng tôi khuyến nghị những điểm sau đây:
(i) Chúng tôi ủng hộ những sáng kiến được đặt ra trong lá thư nêu trên của các Thượng Nghị Sĩ Mỹ McCain, Reed và Corker khuyến cáo Hoa Kỳ phải nghiên cứu đề ra những biện pháp ngăn chặn những hoạt động chiếm đóng biển và hải đảo của Trung quốc.
(ii) Bằng bất cứ và mọi phương tiện, Trung Quốc phải bị khuất phục để ngưng ngay những hoạt động chiếm đóng biển và hải đảo, tháo gỡ và giải tỏa các căn cứ đã thiết lập và rút khỏi các đảo đã chiếm đóng một cách phi pháp. Để đạt mục tiêu tối hậu này, chúng tôi khẩn cầu chính phủ Hoa Kỳ hãy đứng ra lập một mặt trận đoàn kết quốc tế với sự tham gia của Nhật, Phi Luật Tân, Việt Nam, Ấn Độ và Úc, để ngăn ngừa Trung Quốc không được tiếp tục các chính sách hiếu chiến bành trướng có thể dễ dàng dẫn tới một Thế Chiến, trong đó mức độ chết chóc diễn ra có thể sẽ là đại thảm họa cho nhân loại.
(iii) Trong những cuộc thảo luận về tranh chấp hiện nay, những từ “đảo đang tranh chấp” phải được thay thế bằng những từ “những đảo đã bị Trung quốc xâm chiến” vì Trung quốc không giờ sở hữu những đảo này.
Vài ngàn năm qua, Con Đường Hàng Hải qua biển Đông đã đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của nhiều nước Đông Nam Á. Biển Đông vẫn còn là của mọi quốc gia đang sử dụng nó và chúng tôi phải đấu tranh bảo vệ nó chống lại bất cứ một quốc gia nào đơn phương tìm áp đặt kiểm soát vùng biển này bằng những phương tiện phi pháp. Sự chú ý khẩn cấp của ngài tới vấn đề này sẽ có trọng lượng đáng kể, và chúng tôi hy vọng nó sẽ là một bước quan trọng trong tiến trình bảo đảm hòa bình và tự do hàng hải tại Biển Đông Nam Á.
Trân trọng kính chào Ngài.
Người dân Phi Luật Tân trong và ngoài nước:
Rodel Rodis, Luật sư, San Francisco, Chủ tịch Hội Đồng Toàn Cầu Người Phi Hải Ngoại.
Arturo C. Boquiren, Giáo sư Đại Học UP Baguio, Phi Luật Tân.
Dale Jose Roseo C. Gozar, Kiến Trúc Sư và Kỹ Sư Xây Dựng, Queson City
Elvie Getaruelas, Pasol Alcoy Cebu, Nhà Văn
Vincent Manzano, Nhân viên An Ninh, Manila
Nherieda Cardona, dạy kèm tại gia, Hồng Kông
Noralyn Lozada, OFW, Khalidiya Abu Dhabi, Tiểu Vương Quốc Ả Rập
Nestor Delos Reyes, Chuyên gia cơ khí đầu máy Diesel, George Town, Grand Cayman, quần đảo Cayman.
Raquel Razon-Amyouni, nữ thương gia, Makati City
Adonis Michael Ozoa, Y tá, Dumaguete City
Jonathan Balaos, Nghệ Sĩ Đa Truyền Thông, Mandaluyong City
Jacinto V. Rubillar V, Nông dân, Davao City
Raymund Morales Bongalosa, Doanh nhân/ Buôn Khoáng Sản, Quezon City
Suzette Jurilla, Y Tá Đăng Bộ, Kỹ nghệ gia Y tá, Davao City, Phi Luật Tân
Richard Mel P Caplis, Sinh Viên Đại Học Philippines Buguio
Ilocos Sur. Roger D. Posada, Thạc sĩ, Cựu Viện Trưởng đại học UP Diliman, Khoa Trưởng Sáng Lập Trường Cao Đẳng Khoa Học UP Diliman, Khoa trưởng Đại Học Liên Minh Phục Vụ Y Tế Arellano University, Quezon City
Patrick Arellano, Kỹ sư Tin Học IT, Makati City
Ramon Arellano, Phân Tích Gia Nông Nghiệp, Makati City
Marlene Espejo, Luận lý gia, Holland Drive Singapore
Rizal Victoria, Phân tích gia Ngân sách Hohenstauferallee Leimen Đức quốc
Rex A. Mendoza, Sinh viên Hình sự học, Chuyên gia Tình Báo Hàng hải, Sáng Hội Trụ Cột Công Lý Phi Luật Tân, (Hội Đồng Giám Sát Quốc gia, Giám Đốc Điều Hành và Phối Trí Viên Quốc Tế Sáng Hội Công lý), Sto. Thomas Batangas.
Ryan Padilla Sapinoso, Nhà báo độc lập hành nghề tại gia, Regina Ville Trece Martires City, Cavite
Mark Lester Javier, Customer Support at Sky Cable, Cainta Rizal
Richard Mel P. Caplis., Salamat po, Philippines
Người Việt tại Hoa Kỳ
Etienne Nguyễn, Chủ tịch Liên Đoàn Cử Tri Người Mỹ gốc Á Châu, Hội Đồng Giám Định Viên Tham Vấn Nghề Nghiệp Tiểu bang Texas.
Vĩnh Tường, Nghiên Cứu Gia, California, Hoa Kỳ
Nguyễn Ngọc Bích, Khảo Cứu gia, thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ
Nghĩa Bùi, Kỹ sư, Texas, Hoa Kỳ
Quỳnh Trương, Hồi hưu, California, Hoa Kỳ
Lê Anh Tuấn, nhà sản xuất điện ảnh, New York, Hoa Kỳ
Nguyễn Trọng Hiền, Thạc sĩ, Viện Kỹ Thuật California, Pasadena, California, Hoa Kỳ
Lê Xuân Khoa, Chủ tịch danh dự, Trung Tâm Tài Nguyên Hoạt Động Đông Nam Á, Washington DC, Hoa Kỳ
Người Việt Úc Châu
Do Ann, Kỹ sư Cơ Khí, Melbourne, Úc
Tạ Kim Tuyến, Giám Đốc Nhân Sự vụ, Sydney, Úc
Nguyễn Đức Hiệp, Khoa Học Gia Môi Trường, Sydney, Úc
Người Việt Âu Châu
Lữ Thị Tường Uyên, chuyên gia chữa trị tâm lý xã hội, Drenthe, Hà Lan
Tô Huy Cường, kỹ Sư Tin Học, Drenthe, Hà Lan
Huỳnh Bá Hải, Ký giả, Lillehammer, Na Uy
Lê Thị Hồng Bích, công nhân, Lillehammer, Na Uy
Mạc Việt Hồng, Warsaw, Ba Lan
Nguyễn Sỹ Tuyên, Kiev, Ukraine
Nguyễn Đức Huy, Kỹ sư, Kiev, Ukraine
Nguyễn Minh Tâm, Paris, Pháp
Nguyễn Thị Từ Huy, Paris, Pháp
Phạm Xuân Yêm, Hóa học gia, Đại Học Paris 6, Pháp
Bùi Đình Đài, Paris, Pháp
Nguyễn Phương Hoa, Bussy-St-Georges, Pháp
Nguyễn Trần Phụng Vũ, Bussy-St-Georges, Pháp
Lưu Thị Tuyết Mai, Công nhân, Rennes, Pháp
Trang Phạm, La Chapelle en Serval, Pháp
Phạm Dương Đức Tùng, Serris, Pháp
Phạm Văn Thành, nhân viên cứu người mắc nạn tắm biển, Cựu tù nhân lương tâm, Condé-Sainte-Libiaire, Pháp
Nguyễn Thành Việt, Phụ Tá Kiến Trúc Sư, Shrewsbury, Vương quốc Anh
Nguyễn Cường, Praha, Cộng Hòa Tiệp
Bùi Việt Hoa, Helsinki, Phần Lan
Nguyễn Hoàng Linh, Ký giả, Budapest, Hung gia lợi
Phạm Thanh Vân, Đức quốc
Nguyễn Thượng Việt, Munich, Đức quốc
Trang Czepat, Lubeck, Đức quốc
Người Việt ở Á Châu
Lê Hải Vân, Hyogo, Nhật Bản
Trần Văn Thọ, Giáo sư, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản
Người Việt tại Canada
Trịnh Dương Liễu, Toronto, Canada
Nguyễn Đức Tường, Hóa học gia, Gatineau, Canada
Người Việt Trong Nước
Hoàng Việt, Luật Sư, Saigon, Việt Nam
Lê Đăng Doanh, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Hoàng Anh, Giáo sư, Hà Nội, Việt Nam
Thomas Nguyễn, Saigon, Việt Nam
Hùng Phạm Ngọc, Giám đốc Doanh Nghiệp, Saigon, Việt Nam
Trần Thắng, tự làm chủ, Phú Thọ, Việt Nam
Nguyễn Ngọc Thạch, Nghệ sĩ, Hà Nội Việt Nam
Nguyễn Trường Giang, Kỹ sư Tin học, Thanh Hóa, Việt Nam
Phạm Thanh Cao, tự làm chủ, Saigon, Việt Nam
Đặng Thị Hồng Lý, nhân viên ngân hàng Standard Chatered Bank, Saigon, Việt Nam
Trần Văn Học, Kỹ sư Xây Dựng, Saigon, Việt Nam
Nguyễn Huy Lực, Kỹ sư Xây Dựng, Saigon, Việt Nam
Amy Anh Nguyễn, Bác sĩ Thú y, Saigon, Việt Nam
Bùi Trần Phương, Thạc Sĩ, Saigon, Việt Nam
Nguyễn Ngọc, Nhà Văn, Hà Nội, Việt Nam
Chu Hảo, Nhà xuất Bản, Hà Nội, Việt Nam
Đào Thu Huệ, Diễn giả, Hà Nội, Việt Nam
Huỳnh Sơn Phước, Ký giả, Hội An, Việt Nam
Lê Ngọc Vang, Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Việt Nam
Marc A. Nguyễn, Giáo viên Anh Ngữ, ILA Center, Saigon, Việt Nam
***
24 April, 2015
The Honorable John McCain:
We are a group of concerned Filipinos and Vietnamese who believe that the time has come for the ordinary people of Southeast Asia to speak up against the Chinese land occupation currently in progress in the Spratly island chain of the so-called “South China Sea,” known to the Vietnamese as the East Sea and to the Filipinos as the West Philippine Sea.
Images captured by satellite prove that People’s Republic of China (PRC) has violated and continues to violate the 2002 “Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea” (DOC 2002), threatening the nations situated around this sea, damaging the natural ocean environment, and restricting the freedom of navigation of all countries. These crimes have been committed by China, a nation which is one of the five permanent members of the United Nations Security Council.
  1. Historical background
During the Cold War, China benefitted from the American policy of Containment, which attempted to isolate the growing economic and military power of the Soviet Union. Thanks largely to that policy, it is now the wealthiest and strongest country in Asia, but it has never been a good neighbor and is unworthy to be looked up to as the region’s “big brother.” We know this from the lessons of history: Mongolia, Uyghur, Tibet, Yunnan, Vietnam and India have repeatedly been invaded by China on land, while Japan, Vietnam, the Philippines, Brunei, and Malaysia have been invaded by sea.
In recent decades, being the region’s strongest military power, China has consistently sought to impose its maritime claims above those of its less powerful neighbors:
– In January 1974, China tried to take control of the largest portion of the archipelago by force, seizing the Paracels from Vietnam and killing 74 Vietnamese soldiers.
– In March 1988, China attacked and massacred 64 UNARMED Vietnamese soldiers and engineers on the Johnson South Reef.
1
– In 1995, China attacked Filipino fisherman on the Mischief Reef.
– In 2002, ASEAN and China agreed a peaceful solution by signing the “Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea” (DOC 2002) in which all parties agreed to “exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and affect peace and stability including, among others, refraining from action of inhabiting the presently uninhabited islands, reefs, shoals, cays, and other features and to handle their differences in a constructive manner.”
– In December 2007, China broke this Declaration by establishing “Sansha city,” the administrative name it has given to the Spratly and Paracel Islands, the Macclesfield Bank and several smaller islands which it claims to control.
– Since early 2014, through its construction of new “artificial islands” and military bases on seven reefs in the Spratly archipelago and several features in the Paracel archipelago, China broke DOC2002 again. These acts, along with the declaration of an “Air Defense Identification Zone” covering most of the Southeast Asia Sea, would pose a serious threat to the peace and stability of the region.
– In May 2014, the state-owned China National Offshore Oil Corporation moved its Haiyang Shiyou 981 oil platform to undisputed waters in the Exclusive Economic Zone (EEZ) of Vietnam, close to the disputed Paracel Islands.
  1. The current position
Images captured by satellite in March 2015 showed no indication that China was slowing its construction activity in this area.
– Fiery Cross Reef, located more than 1,000km from China’s coastline, is being developed as “a combined naval/air base far larger than any other in the Spratly Islands” which will “significantly reduce the time required for PLA/N aircraft and ships to reach the Malacca Straits in the event of a blockade of this major trade artery.”
– Structures being built on the Johnson South, Hughes, Gaven and Cuarteron reefs include reinforced sea walls, docking facilities, and what are believed to be radar towers and gun emplacements.
– Dredging and landfill is in progress at locations on the Subi and Eldad reefs.
  1. The military threat
2
The new military bases on these islands will make it easier for China to take military action against Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) member countries and other nations which make regular use of this key maritime area.
A letter dated 03/19/2015 from US Senators John McCain, Jack Reed and Bob Corker to Secretary of State John Kerry and Secretary of Defense Ashton Carter recently warned:
“Unilateral efforts to change the status quo through force, intimidation, or coercion threaten the peace and stability that have benefited all the nations of the Indo-Pacific region. China’s land reclamation and construction activities on multiple islands across the Spratly chain, and the potential command and control, surveillance, and military capabilities it could bring to bear from these new land features, are a direct challenge not only to the interests of the United States and the region, but to the entire international community.”
  1. The environmental threat
China’s activities not only create instability throughout the region, but also cause immense damage to the local ecosystem. Professor Richard Dodge of the Nova Southeastern University Oceanographic Center explained that the dumping of cement and landfill on live coral reefs to create artificial islands constituted “outright destruction” of the reefs and associated natural habitats.
“Coral reefs are extremely globally and locally valuable, both for the biodiversity and ecosystem they create, and also for the tremendous services they provide in terms of food supply, cultural heritage, erosion prevention, recreation, tourism, and habitat for a myriad of other organisms.”
  1. Recommendations
We believe that the time has come to speak up against China’s reckless and aggressive actions. We support any initiative for a multi-country peace force that will restrain China from implementing reclamation and the construction of any type of infrastructure in these waters. In order that the people of
3
Southeast Asia and the wider international community can benefit from a rule-based multilateral international order and continue to live in a healthy environment, we recommend the following:
(i) We support the ideas set out in the above-mentioned letter from the US Senators McCain, Reed and Corker that the United States should consider the measures to stop China’s maritime occupation activities.
(ii) China must by any and all means be persuaded to cease its maritime occupation activities, dismantle the bases it has set up and withdraw from the islands it has occupied illegally. To this end, we urge the US government to take the lead in creating an international United Front with Japan, the Philippines, Vietnam, India and Australia, in order to prevent China from continuing its aggressive expansionist policies, which could easily lead to a World War in which the scale of casualties incurred could be catastrophic for humankind.
(iii) In discussions about the current dispute, the words “disputed island” should be replaced by “islands invaded by China” because China never owned these islands.
Over several millennia, the Maritime Road has contributed to the growth and development of many Southeast Asia nations. The sea in Southeast Asia still belongs to all of the nations that use it and we must fight to protect it against any individual country which seeks to exert its control through illegal means. Your prompt attention carries considerable weight and we hope that it will be an important step in the process of securing peace and free navigation in the Southeast Asia Sea.
Yours sincerely,
Filippinos:
Rodel Rodis, lawyer, San Francisco, President Global Filipino Diaspora Council.
Arturo C. Boquiren, UP Baguio Professor, Philippines
Dale Jose Roseo C. Gozar, Building Architect/Engineer, Quezon City
Elvie Getaruelas, Pasol Alcoy Cebu, Writer Vincent Manzano, Security Guard, Manila
4
Nherieda Cardona, Personal Tutor, Hongkong
Noralyn Lozada, OFW, Khalidiya Abu Dhabi UAE
Nestor Delos Reyes, Heavy Duty Diesel Mechanic, George Town Grand Cayman, Cayman Islands
Raquel Razon-Amyouni, Businesswomam, Makati City.
Adonis Michael Ozoa, Nurse, Dumaguete City
Jonathan Balaos, Multimedia Artist, Mandaluyong City
Jacinto V. Rubillar V, Farmer, Davao City
Raymund Morales Bongalosa, Businessman/Mineral Trading, Quezon city
Suzette Jurilla, Registered Nurse/Nurse Entrepreneur, Davao City, Philippines
Richard Mel P Caplis, Student University of the Philippines Baguio, Ilocos Sur.
Roger D. Posadas PhD, Former UP Diliman Chancellor, Founding Dean Of UP Diliman College Of Science, Cluster Dean Of Allied Health Services of Arellano University, Quezon City
Patrick Arellano, IT, Makati City
Ramon Arellano, Agriculture Systems Analyst, Makati City Marlene Espejo, Logistics, Holland Drive Singapore
Rizal Victoria Budget Analyst Hohenstauferallee Leimen Germany
Rex A. Mendoza, Criminology undergradute, a Maritime Intel Agent, Phil. Pillars of Justice Asoc. Inc. (Natl board of trustee, Natl Executive Dir and Intl Coordinator) Sto. Tomas, Batangas
Ryan Padilla Sapinoso, Homebased Freelancer, Regina ville Trece Martires City, Cavite
Mark Lester Javier, Customer Support at Sky Cable, Cainta Rizal Richard Mel P. Caplis., Salamat po, Philippines
Vietnameses
Etienne Nguyen, President Federation of Asian American Voters
Texas State Board of Examiners of Professional Counselors, TX,
5
USA
Vinh Tuong, Researcher, CA, USA
Nguyen Ngọc Bich, Researcher, Washington D.C, USA
Nghia Bui, Engineer, TX, USA
Quynh Truong, Retired, CA, USA
Le Anh Tuan, Film producer, NY, USA
Nguyen Trong Hien, Ph D, California Institute of Tech. Pasadena, CA, USA
Le Xuan Khoa, President emeritus, Southeast Asia Resource Action Center, Washington, DC, USA
Do Ann, Mechanical engineer, Melbourne, Australia Ta Kim Tuyen, HR Manager, Sydney, Australia
Nguyen Duc Hiep, Environmental scientist, Sydney, Australia
Lu Thi Tuong Uyen, Psychosocial therapist, Drenthe, Netherlands To Huy Cuong, IT engineer, Drenthe, Netherlands
Huynh Ba Hai, Journalist, Lillehammer, Norway
Le thi Hong Bich, Employee, Lillehammer, Norway Mac Viet Hong, Warsaw, Poland
Nguyen Sy Tuyen, Kiev, Ukraine
Nguyen Duc Huy, Engineer, Kiev, Ukraine
Nguyen Minh Nam, Paris, France
Nguyen Thi Tu Huy, Paris, France
Pham Xuan Yem, Physicist, University Paris 6, France Bui Dinh Dai, Paris, France
6
Nguyen Phuong Hoa, Bussy-St-Georges, France Nguyen Tran Phung Vu, Bussy-St-Georges, France Huynh Bang Nhan, Bussy-St-Georges, France
Luu thi Tuyet Mai, Employee, Rennes, France Trang Pham, La Chapelle en Serval, France
Pham Duong Duc Tung, Serris, France
Pham van Thanh, Lifeguard, Former prisoner of conscience, Condé-
Sainte- Libiaire, France
Nguyen Thanh Viet, Architect assistant, Shrewsbury, United Kingdom
Nguyen Cuong, Praha, Czech Republic
Bui Viet Hoa, Helsinki, Finland
Nguyen Hoang Linh, Journalist, Budapest, Hungary
Pham Thanh Van, Germany
Nguyen Thuong Viet, Munich, Germany Trang Czepat, Lübeck, Germany
Le Hai Van, Hyogo, Japan
Tran Van Tho, Professor, Waseda University, Tokyo, Japan
Trinh Duong Lieu, Toronto, Canada
Nguyen Duc Tuong, Physicist, Gatineau, Canada
Hoang Viet, Lawyer, Saigon, Vietnam Le Dang Doanh, Ha Noi, Vietnam
7
Nguyen Hoang Anh, Professor, Hanoi, Vietnam Thomas Nguyen, Saigon, Vietnam
Hung Pham Ngoc, Business executive, Saigon, Vietnam
Tran Thang, Self-employment, Phu Tho, Vietnam
Nguyen Ngoc Thach, Artist, Hanoi, Vietnam
Nguyen Truong Giang, IT engineer, Thanh Hoa, Vietnam
Pham Thanh Cao, Self-employment, Saigon, Vietnam
Dang Thi Hong Ly, Staff in Standard Chatered bank, Saigon, Vietnam Tran Van Hoc, Civil engineer, Saigon, Vietnam
Nguyen Huy Luc, Civil engineer, Saigon, Vietnam Amy Anh Nguyen, Veterinary, Saigon, Vietnam Bui Tran Phuong, PhD, Ho Chi Minh City, Vietnam Nguyen Ngoc, Writer, Hanoi, Vietnam
Chu Hao, Publisher, Hanoi, Vietnam
Dao Thu Hue Lecturer, Hanoi, Vietnam
Huynh Son Phuoc, Journalist, Hoi An, Vietnam
Le Ngoc Vang, Former Prisoner of Conscience, Vietnam
Marc A. Nguyen, English Teacher, ILA center, Saigon, Vietnam
References
http://www.armed-services.senate.gov/letter-to-secretary-carter-and- secretary-kerry-on-chinese-maritime-strategy https://medium.com/satellite-image-analysis/china-s-new-military- installations-in-the-spratly-islands-satellite-image-update-1169bacc07f9

Nguồn bản gốc: Nguyễn Thái Học Foundation

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn