Những ẩn số xung quanh TPP

Lê Diễn Đức

“Theo nguyên tắc của TPP, hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi phải sản xuất bằng nguyên liệu của nước mình hoặc nhập từ các nước thành viên. Mặt hàng chiến lược dệt may của Việt Nam xuất qua Mỹ sử dụng nguyên liệu nhập chủ yếu từ Trung Quốc (khoảng 70%). Việt Nam khó lòng thực hiện được điều khoản này ngay lập tức mà có thể xin trì hoãn 3-5 năm. Thời gian này đủ để Trung Quốc có thể chuyển sản xuất nguyên liệu qua Việt Nam.

Mặt khác yêu cầu trong TPP về lao động chính là tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Công nhân cơ sở có quyền tự do thành lập công đoàn; các công đoàn cơ sở có quyền tự do liên kết hay không liên kết; cán bộ quản lý doanh nghiệp không được quyền tham gia vào ban chấp hành công đoàn; công đoàn cơ sở được độc lập trong hoạt động nội bộ và quản lý tài sản... Đây là vấn đề rất khó khăn đối với chế độ độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là một cơ quan mà nhân viên ăn lương ngân sách, phục vụ cho mục đích của đảng.

Tôi không nghĩ Việt Nam sẽ chấp nhận điều khoản này trước mắt nhưng để kết thúc đàm phán, Mỹ sẽ đồng ý cho trì hoãn một thời gian, cũng 3-5 năm. Để tìm cách đối phó, nhà cầm quyền sẽ có những mánh lới cho thành lập các công đoàn cấp nhà máy, sau đó liên kết vào một tổ chức chung mà họ sẽ nắm giữ quyền chỉ đạo.

Những đòi hỏi khác về dân chủ nhân quyền của phía Mỹ tuy không còn quan trọng trong quan hệ song phương, nhưng chắc chằn vẫn được đề cập tới. Việt Nam vốn có truyền thống lươn lẹo và nuốt lời. Những cam kết của họ khi ký kết Hiệp ước Thương mại song phương Việt- Mỹ (BTA), và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về cải thiện tự do tôn giáo, đã không được thực hiện như họ cam kết”.

Hạ viện Mỹ thông qua đạo luật TPA, gọi tắt là quyền đàm phán nhanh, và Tổng thống Barack Obama đã ký đạo luật này trong ngày 30 tháng 6 năm 2015, nhưng vẫn chưa kết thúc các thỏa thuận của TPP (Hiệp ước Đối tác thương mại chiến lược xuyên Thái Bình Dương) với 11 nước khác.

11 nước tham gia đàm phán TPP gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Đạo luật TPA được Quốc hội Mỹ tách ra riêng biệt để thông qua, với số phiếu 218-204 (28 phiếu của Đảng Dân chủ). Trong tháng 5 tuy với tỉ lệ tương đương 219-211, nhưng TPA đã bị bác bỏ vì nằm chung trong gói cùng với Dự luật Hỗ trợ điều chỉnh thương mại (TAA) của Đảng Dân chủ.

Dự luật Hỗ trợ điều chỉnh thương mại, hay TAA, sẽ hết hạn vào cuối tháng 9, là chương trình giúp người lao động mất công ăn việc làm do các hiệp định thương mại tự do mà Mỹ đã hoặc sắp ký kết, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ đang thúc đẩy.

Mặc dù các nhà lãnh đạo ở cả Hạ viện và Thượng viện cam kết sẽ tìm ra thỏa thuận chung cho TAA, nhưng Đảng Dân chủ thiểu số vẫn bị chơi trò đánh cược vì biết rằng Đảng Cộng hòa vốn không hỗ trợ TAA. Trước đó, trong gói đi kèm TPA, TAA bị bác bỏ với số phiếu 302 chống và 126 thuận.

Phần lớn dân biểu Quốc hội phản đối TAA với lý do TAA không hỗ trợ người lao động Mỹ đúng mức và đề xuất cắt giảm 700 triệu USD trong khoản ngân sách 2,6 tỷ đô la Mỹ tiền bảo hiểm y tế dành cho người cao tuổi (Medicare) để hỗ trợ cho chương trình của TAA.

Như vậy, sau gần 10 năm đàm phán, một hiệp ước thương mại với khoảng 28 ngàn tỷ của các nước thành viên, tương đương 40% GDP toàn cầu, sẽ ra đời.

TPP sẽ có khoảng 30 chương với một loạt điều khoản về thương mại, đầu tư, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ...

Các đảng viên của Dân chủ, vốn có mối liên hệ thân thiết với các nghiệp đoàn, phản đối TPP vì cho rằng các hiệp định thương mại tự do sẽ làm công nhân nước Mỹ mất việc làm, TPP chỉ giúp các tập đoàn và những kẻ giàu có giàu thêm, trong khi tổn thất chính là công nhân và người thu nhập thấp. Đảng Cộng hòa ngược lại vẫn giữ truyền thống của mình là ủng hộ các hiệp định thương mại tự do.

Theo các nhà binh luận Mỹ, sau khi đàm phán kết thúc sẽ cần nhiều tháng để hiệp định TPP có thể trình ra Quốc hội, vì vậy Chính phủ Barack Obama phải kết thúc đàm phán sớm trong tháng 6 hoặc tháng 7, nếu muốn Quốc hội phê duyệt trước cuối năm nay, để vào đầu năm 2016 cỗ xe TPP bắt đầu lăn bánh.

Cột mốc kết thúc đàm phán TPP vào cuối tháng 7 đã không thực hiện được, và như vậy TPP có thể sẽ bị đình trệ và kéo dài tới tận năm 2017 sau khi Washington hoàn tất cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.


Việt Nam-Mỹ và TPP

Việt Nam là nước kém phát triển nhất và là nước có nền kinh tế duy nhất được gọi là “thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Khi thuế được miễn vào các thị trường chủ chốt Mỹ, Nhật được giảm với các mặt hàng như gạo (hiện tại chịu mức 33.5%), dệt may (hiện 7.3%), sữa (hiện 22.35), thủy sản (hiện 0.3% với thủy sản sống, 4.7% thủy sản chế biến) và hàng chế tạo đơn giản, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này so với bất kỳ quốc gia nào hiện đang tham gia cuộc đàm phán.

Ngoài ra, một khảo sát dư luận Việt Nam gần đây do Pew thực hiện cho thấy dân chúng Việt Nam nhìn nhận về TPP thuận lợi hơn so với người dân ở bất kỳ quốc gia nào khác đang đàm phán TPP, thuận lợi hơn nhiều so với người Mỹ khi nhìn nhận về TPP.

Trong Thông cáo chung nhân chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ mục tiêu này, “Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể TPP toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới tuyên bố của ILO năm 1998 về nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc”.

Ngày 21 tháng 7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS, Thượng nghị sĩ John McCain cho rằng, trước mắt Mỹ khó có thể ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng về lâu dài Mỹ có TPP. TPP “mạnh hơn 10 hàng không mẫu hạm,” khi đàm phán thành công TPP Mỹ sẽ nâng cao đáng kể khả năng đối phó với Trung Quốc.

TPP là hiệp đinh tự do thương mại, nói như ông John McCain có nghĩa là, ngăn chặn và đối phó với Trung Quốc, Mỹ sẽ không dùng sức mạnh cứng quân sự, một điều khó xảy ra ít nhất trong một thập niên gần và gây thiệt hại cho cả đôi bên ở mức độ khôn lường.

Như vậy, trong chiến lược xoay trục của Mỹ, sức mạnh về kinh tế – quyền lực mềm của Mỹ sẽ là vũ khí đối trọng với Trung Quốc, một cường quốc mới nổi, hung hăng.

Với Việt Nam, không thể chối cãi, TPP mang lại cơ hội tốt cho sự phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ được tiếp cận với môi trường và luật bảo hộ lao động kiểu Mỹ.

Theo thống kê mới nhất của AmCham, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ tăng từ 29.6 tỷ USD năm 2013 đến 36.3 tỷ USD trong năm 2014, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 30.6 tỷ USD, tăng hơn 130 lần so với thời điểm năm 1994, vượt qua các đối thủ khác như Thái Lan, Malaysia để trở thành nước xuất khẩu số 1 vào Mỹ.

Nhờ có TPP, đến năm 2025, xuất khẩu của Việt Nam dự tính sẽ tăng thêm 25.8%, cao hơn hẳn các quốc gia khác cùng tham gia TPP.

Về đầu tư tại Việt Nam, Mỹ đứng thứ 7 với 699 dự án (tổng số vốn gần 10.7 tỷ USD, không tính các dự án đầu tư thông qua nước thứ 3).

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 43.7 tỷ USD, trong đó nhập siêu cả năm ước tính 28.9 tỷ USD. Thế nhưng, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, Việt Nam nhập siêu tới 43.8 tỷ USD vào năm 2014, tăng thêm 20 tỷ USD, chiếm tới 43% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, chứ không phải chỉ là 29% như số liệu chính thức .

Ngoài ra, tổng thầu nhiều dự án quan trọng EPC của Việt Nam nằm trong tay Trung Quốc sẽ tạo ra tình trạng nền kinh tế lệ thuộc về công nghệ, phụ tùng thay thế trong nhiều thập niên tiếp theo.

Đi qua Việt Nam được xem là con đường dễ dàng nhất với Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc với 100% vốn, nhân công, nguyên vật liệu của Trung Quốc nhưng sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam, sẽ tận dụng những lợi thế, ưu đãi về thuế suất của TPP, trong khi Việt Nam đóng vai trò xuất khẩu hộ, nhận được chút ít lợi ích từ nhân công rẻ mạt.

Theo nguyên tắc của TPP, hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi phải sản xuất bằng nguyên liệu của nước mình hoặc nhập từ các nước thành viên. Mặt hàng chiến lược dệt may của Việt Nam xuất qua Mỹ sử dụng nguyên liệu nhập chủ yếu từ Trung Quốc (khoảng 70%). Việt Nam khó lòng thực hiện được điều khoản này ngay lập tức mà có thể xin trì hoãn 3-5 năm. Thời gian này đủ để Trung Quốc có thể chuyển sản xuất nguyên liệu qua Việt Nam.

Mặt khác yêu cầu trong TPP về lao động chính là tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Công nhân cơ sở có quyền tự do thành lập công đoàn; các công đoàn cơ sở có quyền tự do liên kết hay không liên kết; cán bộ quản lý doanh nghiệp không được quyền tham gia vào ban chấp hành công đoàn; công đoàn cơ sở được độc lập trong hoạt động nội bộ và quản lý tài sản... Đây là vấn đề rất khó khăn đối với chế độ độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là một cơ quan mà nhân viên ăn lương ngân sách, phục vụ cho mục đích của đảng.

Tôi không nghĩ Việt Nam sẽ chấp nhận điều khoản này trước mắt nhưng để kết thúc đàm phán, Mỹ sẽ đồng ý cho trì hoãn một thời gian, cũng 3-5 năm. Để tìm cách đối phó, nhà cầm quyền sẽ có những mánh lới cho thành lập các công đoàn cấp nhà máy, sau đó liên kết vào một tổ chức chung mà họ sẽ nắm giữ quyền chỉ đạo.

Những đòi hỏi khác về dân chủ nhân quyền của phía Mỹ tuy không còn quan trọng trong quan hệ song phương, nhưng chắc chằn vẫn được đề cập tới. Việt Nam vốn có truyền thống lươn lẹo và nuốt lời. Những cam kết của họ khi ký kết Hiệp ước Thương mại song phương Việt- Mỹ (BTA), và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về cải thiện tự do tôn giáo, đã không được thực hiện như họ cam kết.


Kết luận

Tóm lại vì lợi ích của cả hai phía, lấy TPP đối đầu với Trung Quốc, quyền lực mềm của Mỹ mang lại hiệu quả như thế nào sẽ còn phải có nhiều thời gian nữa để xem xét.

Phía Mỹ tỏ ra nhân nhượng với Việt Nam trong đàm phán, sự nhân nhượng này có thúc đẩy tiến trình dân chủ tại Việt Nam hay không, cũng còn là ẩn số.

L.D.Đ.

Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=210873&zoneid=97#.VbqByflq2Xd

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn