Cơn sốt Obama và Tâm thức Người Việt

Nguyễn Quang Dy

Cuối cùng thì Tổng thống Barack Obama đã đến thăm Việt Nam (23-25/5/2016), sau khi kế hoạch thăm bị hoãn vào cuối năm ngoái. Tuy việc hoãn gây “hồi hộp” (suspense), nhưng điều đáng mừng là chuyến thăm đã thành công hơn cả mong đợi. Thay vì “Muộn còn hơn không” (better late than never), Obama nói ông “dành điều hay nhất cho sau cùng” (Save the best for the last). Nhưng có người lại nói, “điều hay nhất vẫn còn chưa đến” (the best is yet to come). Như một vở bi hài kịch, chuyến thăm muộn màng càng hấp dẫn và đầy kịch tính, với một chút bất ngờ và bí ẩn, đã làm sống lại “Cơn sốt Obama” (Obamania), và làm bộc lộ tâm thức phức tạp của người Việt, với những dư chấn và ẩn số cần tiếp tục giải mã.

Cơn sốt “Obamania”

Nếu cho điểm, chắc Barack Obama sẽ được điểm cao (ngang với Bill Clinton). Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, vì cả hai Tổng thống Mỹ đều có tài hùng biện và năng lực truyền thông, lại có đội ngũ cố vấn và trợ lý tài giỏi phục vụ. Lần này đi cùng Obama còn có một nhân vật nổi tiếng của CNN là Anthony Bourdain, dẫn chương trình “Những miền đất lạ” (Parts Unknown). Chương trình “Parts Unknown” đã trở thành một điểm nhấn ẩn dụ cho chuyến thăm Việt Nam của Obama. Có lẽ sự kiện “Bún chả Thượng đỉnh” là một thành công bất ngờ của Nhà trắng (và CNN) bên cạnh tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí đầy kịch tính. Đúng là người Mỹ thực dụng, kết hợp một công đôi việc, “vẹn cả đôi đường”.

Sự kiện “Obama ăn Bún chả” trên phố Lê Văn Hưu còn hấp dẫn hơn sự kiện gia đình Clinton mua sắm trên phố Hàng Gai (năm 2000). Hình ảnh Tổng thống Obama giản dị, thân mật, dễ gần, đã tạo ra cơn sốt “Obamania”. Bên cạnh tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí vào thời điểm “nhạy cảm” tại Biển Đông trong hai tháng tới (như TNS McCain đã cảnh báo), Obama nổi bật lên như một ngôi sao truyền thông trong chương trình “Parts Unknown” (mà CNN sắp tới sẽ phát). Đối với Việt Nam, hình ảnh đúp đắt hàng của Obama gắn liền với hai vấn đề “nhạy cảm” là “Cam Ranh và Nhân quyền”, vừa là điều kiện vừa là hệ quả của bỏ cấm vận vũ khí. Điều đáng nói là luật chơi “đổi nhân quyền lấy vũ khí” đã thay đổi (vì hết tác dụng).

Bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam là bước khởi đầu (prelude) để đột phá (breakthrough) cho quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, góp phần tái cân bằng lực lượng tại Biển Đông. Người Mỹ không bao giờ bỏ mục tiêu nhân quyền, nhưng lúc này chắc họ cần ưu tiên mục tiêu chiến lược trước. Có thể nói đây là sách lược “lùi một bước để tiến hai bước”, nhằm khuyến khích Hà Nội “tham dự tích cực” (constructive engagement) với hai đòn bẩy chính là TPP và hợp tác quốc phòng theo tầm nhìn chung, để từng bước “thoát Trung”.

Tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam luôn phụ thuộc vào tiến bộ về “thoát Trung”. Nếu không “thoát Trung” thì những tiến bộ nhỏ giọt về nhân quyền, như thả một vàì tù chính trị để đánh đổi lấy một cái gì đó sẽ chỉ như trò chơi “mèo vờn chuột”, để đối phó tình huống chứ không thể bền vững. Vì vậy, muốn đổi mới cơ bản và bền vững, thái độ đối với vấn đề nhân quyền và dân chủ phải dựa trên xây dựng lòng tin chiến lược và hợp tác chiến lược. Xét theo tinh thần đó thì quyết định bỏ cấm vận vũ khí của Obama có ý nghĩa chiến lược.

Tâm thức bất an

Khác với thái độ vui vẻ, giản dị, thân thiện, đầy tự tin của Obama, thái độ của lãnh đạo Việt Nam hầu như lạnh lùng, vô cảm, đầy căng thẳng như đang lo lắng về điều gì đó bất an. Đây không phải chỉ là sự khác biệt về dân trí và văn hóa ứng xử, mà còn do tâm thức và não trạng của họ lúc này. Hình như có điều gì đó bất an đang diễn ra đằng sau hậu trường, mà hầu hết khán giả không biết rõ. Nếu có, chắc chắn phải liên quan đến ông bạn “láng giềng lạ”. Tuy Hà Nội rất muốn Washington bỏ cấm vận vũ khí, nhưng lại sợ Bắc Kinh nổi giận phản ứng, nên có lẽ Mỹ-Việt buộc phải phối hợp diễn một cách miễn cưỡng.

Có mấy hiện tượng bất thường dễ thấy:

Thứ nhất, an ninh Mỹ có nhiều dấu hiệu đề phòng đặc biệt, còn hơn cả đối phó với nguy cơ khủng bố của IS. Ngày giờ đến thăm “chính thức”của Obama không được ấn định trước (như đón các nguyên thủ khác) mà thay đổi liên tục (chỉ có “dự kiến”). Giờ hạ cánh của Air Force One được giữ bí mật tuyệt đối, đến phút chót mới thông báo (sớm hơn 2 giờ so với “dự kiến”), đến vào lúc gần nửa đêm một cách bí ẩn. Thủ tục đón tiếp tại sân bay rất sơ sài, chẳng có lãnh đạo nào trên cấp thứ trưởng ra đón. Công tác đảm bảo an ninh tại khách sạn cũng như những nơi đoàn đến được bố trí vô cùng chặt chẽ. Phải chăng họ biết có vấn đề gì đó mà chúng ta không biết? Hoặc là để tránh làm “phật lòng” ông bạn “láng giềng lạ”, hoặc là có nguy cơ về an ninh nên phải đề phòng tối đa, để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Thứ hai, lễ tân cũng có nhiều điểm bất thường. Mặc dù Obama thăm Việt nam “chính thức”, nhưng thủ tục lễ tân sơ sài khác hẳn với lễ đón “sang trọng” khi CTN Trương Tấn Sang và TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Washington. Không có 21 phát đại bác chào mừng (như đón các nguyên thủ khác). Obama không đọc diễn văn tại Quốc hội (như Tập Cận Bình). Tại sao lại phải quá cẩn thận như vậy, mặc dù Obama là nguyên thủ của siêu cường đứng đầu thế giới mà Việt Nam đang tranh thủ? Có điều gì đó không logic. Tuy nhiên, phía Mỹ không “phật lòng” mà còn hợp tác “chiều” Việt nam, như để phối hợp đối phó với một vấn đề gì đó rất nhạy cảm liên quan đến ông bạn “láng giềng lạ”.

Thứ ba, thái độ các bên cũng rất bất thường. Trước và trong khi Obama thăm Việt Nam, thái độ Trung Quốc tỏ ra khá mềm mỏng, “vui mừng” trước chuyến thăm của Obama. Nhưng sau khi Obama “đơn phương” tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí, thì thái độ Trung Quốc thay đổi hẳn, phản ứng ra mặt. Trong khi đó, thái độ của lãnh đạo Việt Nam khi đón Obama không những sơ sài mà còn tỏ ra lạnh lùng như miễn cưỡng, thậm chí hơi lo lắng và căng thẳng (không biết là thật hay diễn). Phải chăng phía Việt Nam lo ngại phía Trung Quốc sẽ nổi giận trả đũa, nên phải làm như mọi chuyện là do phía Mỹ “đơn phương” bày đặt ra, chứ không phải do phía Việt Nam chủ động muốn thế. Tóm lại Là “vừa đ… vừa run”.

Thứ tư, vấn đề nhân quyền cũng khá phản cảm. Trong chương trình, Obama sẽ gặp đại diện các nhóm nhân quyền và xã hội dân sự. Nhưng kết quả chí có 6 người đến dự (trong tổng số 15 người được mời). Hầu hết những người không đến được là do an ninh ngăn cản bằng nhiều cách. Trong khi báo chí mạng và truyền thông xã hội lên cơn sốt “Obamania”, thì báo chí nhà nước đưa tin sơ sài, thậm chí cố ý dịch sai lạc nội dung và cắt xén hẳn một số đoạn “nhạy cảm” nói về nhân quyền trong diễn văn của Tổng thống Obama. Đây là một cách ứng xử lạc hậu và thiếu văn hóa, không chuyên nghiệp và gây phản cảm. Trong thời đại Internet với truyền thông trực tuyến kỹ thuật số, thì cách “kiểm duyệt” thô thiển đó không thể bưng bít được thông tin và không thể đánh lừa được ai, mà còn phản tác dụng.

Thứ năm, thái độ người dân đón Barack Obama cũng phấn khích như đón Bill Clinton trước đây. Một phần là do tác phong giản dị, thân mật và gần gũi của Obama đã cuốn hút họ (do truyền thông và quan hệ công chúng làm tốt). Mặt khác, do tâm lý sính ngoại và thích Mỹ của đa số người Việt. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Pew, có 78% người Việt thích Mỹ, cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Người Việt ngày càng thất vọng và mất lòng tin vào thể chế trong nước, nên lại càng có tâm lý dựa vào nước ngoài (cả kinh tế lẫn chính trị). Trước đây trong chiến tranh, người Miền Nam đã dựa vào Mỹ, người Miền Bắc dựa vào Trung Quốc hoặc Liên Xô (với tư duy “đã có Liên Xô lo”). Nay người Việt lại muốn dựa vào Mỹ (thay cho dựa vào Trung Quốc). Tuy Obama tỏ ra rất thân thiện, nhưng không muốn can thiệp vào nội bộ Việt Nam, mà khuyến khích người Việt tự lực tự cường.

Đã đến lúc người Việt phải hòa giải với nhau, để chung tay chấn hưng đất nước. Nếu “không chịu phát triển”, cứ phân hóa và cực đoan, ném đá và đấu tố lẫn nhau về những cái không đáng, thì người Việt khó có thể hội nhập, và chắc Mỹ cũng đành chịu.

Khẩn cấp: Mayday!

Đối với Mỹ, trong giai đoạn “hậu Obama” (từ 2017), khi Tổng thống mới có thể là bà Hillary Clinton (có nhiều khả năng) hoặc ông Donald Trump, thì câu chuyện TPP và vấn đề Biển Đông chưa biết kết cục sẽ ra sao. Hầu hết người Châu Á (trừ Trung Quốc) đều mong bà Hillary thắng cử, mặc dù mức độ cam kết của bà ấy đối với TPP và xoay trục không còn như trước. Nhưng Donald Trump mà thắng cử thì có thể là thảm họa. Hãy tận dụng tối đa thời gian còn lại của chính quyền Obama, để tạo ra dòng chảy đối tác chiến lược.

Đối với Việt nam, Mỹ đã bỏ cấm vận Vũ khí, nên cánh cửa hợp tác quốc phòng đã rộng mở, quả bóng đang trong sân Việt Nam. Ngoài TPP (là chuyện đã rồi) còn hai vấn đề chưa ngã ngũ mà Việt Nam phải sớm khẳng định hướng hợp tác với Mỹ là vấn đề nhân quyền và quy chế sử dụng căn cứ Cam Ranh. Đó là hai vấn đề then chốt nhất, còn Việt Nam định mua vũ khí gì, định tham gia huấn luyện và tập trận thế nào, là vấn đề kỹ thuật cụ thể. Triển khai quan hệ đối tác chiến lược (trên thực tế) nhanh hay chậm, nông hay sâu, chủ yếu là do phía Việt Nam. Chính Obama đã nhấn mạnh yếu tố nội lực là quan trọng nhất.

Tháng Năm đánh dấu hai bước ngoặt mới: Một là Obama sang thăm Việt Nam, với việc bỏ cấm vận vũ khí làm thay đổi cuộc chơi. Hai là, nay Obama đã đi rồi thì Chính phủ mới phải công bố kết luận về thảm họa môi trường tại Vũng Áng. Đây là vấn đề cấp bách, không nên kéo dài thêm nữa. Vì nó liên quan đến môi trường sống và quyền sống của con người, nên rất nhạy cảm, có thể làm đảo lộn chính trị và xã hội. Nay Mỹ và Việt Nam có thể hợp tác để khắc phục hậu quả (cũng như tại đồng bằng sông Mekong).

Tháng năm hoa phượng nở đỏ rực các tuyến đường, nhưng “Hà Nội hè này vắng tiếng ve kêu!” như một dấu hiệu bất thường về thay đổi khí hậu. Tại sao loài ve sầu bé nhỏ đã sống sót qua nhiều triệu năm trên mặt đất cũng đang lặng lẽ ra đi? Nếu cá chết, chim chết, nay ve sầu cũng ra đi thì làm sao con người có thể tồn tại?

30/5/2016

N.Q.D.

Nguồn: http://www.viet-studies.info/kinhte/NQuangDy_ConSotObama.htm

Obamania and Vietnamese State of Mind

Nguyen Quang Dy

Finally, President Barack Obama has visited Vietnam (May 23-25, 2016), after his plan was postponed late last year. While the delay has caused some “suspense” the good news is that his visit has been more successful than expected. Instead of saying “better late than never”, Obama said he has “saved the best for the last”. But someone else argued, “The best is yet to come”. As a melodrama, the late visit has turned out to be attractive and dramatic, with some nice surprises and mysteries, reviving “Obamania” and exposing the Vietnamese complex state of mind, with aftershocks and unknown facts to be deciphered.

“Obamania”

If Barack Obama was to be graded, he would get an A (like Bill Clinton). That is no surprise as the two American Presidents are eloquent as great communicators, even advised and assisted by a team of qualified experts. Travelling with Obama on this trip was Anthony Bourdain, a CNN celebrity who hosts the show “Parts Unknown”. Now, “Parts Unknown” has become a symbolic trademark for Obama’s celebrated trip to Vietnam. Perhaps, the “Bún chả Summit” is an instant success for the Whitehouse and CNN coproduction, apart from the dramatic announcement of the Arms Embargo lifting. Americans are known to be pragmatic, now “shooting two birds” with a single arrow, so to speak.

The show of “Obama eating Bún chả” in Lê Văn Hưu street is even more attractive than the show of the Clinton family shopping in Hàng Gai street (November 2000). The cool image of President Obama as a humble, friendly, and adorable guy has revived “Obamania” in Vietnam. Apart from the announcement of the Arms Embargo lifting at a “critical” time in the South China Sea in the next couple of months (as senator John McCain has warned), Obama has emerged, not as a lame duck, but a shining star of communication in the show “Parts Unknown” (to be aired by CNN in the next few months). For the Vietnamese, the celebrated double image of Obama as a top diplomat and a popular communicator is closely associated with the two sensitive issues of Cam Ranh base and Human rights, both as conditions and consequences of the lifting of the Arms Ban. What is worth noting is that the rule for the game of “arms for human rights” swapping has changed (as it is outdated).

So the lifting of the Arms Ban is indeed the prelude and a breakthrough in the emerging strategic partnership between the two countries, contributing to the rebalance of forces in the South China Sea. The Americans would never give up the goal of human rights, but right now they seem to have prioritized the strategic goal. In a way, this can be called “one step backward for two steps forward” in statecraft to encourage Hà Nội to join the game of “constructive engagement” with the two key leverages of TPP and defense cooperation for the common vision, in order for Vietnam to step by step “exit China’s orbit”.

Progress in human rights record in Vietnam is always associated with and dependent on the progress in “exiting China”. Without “exiting China’s orbit”, the slow improvements in human rights, such as releasing one or two political prisoners at a time in exchange for something else would end up as a game of “cat and mouse chase”, in dealing with a particular issue without sustainable progress. For fundamental and sustainable change, the attitude for human rights and democratization must be based upon strategic confidence building and strategic cooperation. In this sense, Obama’s decision to lift the Arms Ban is a strategic move.

Insecure state of mind

Different to Obama’s positive, confident and friendly attitude, Vietnamese leaders displayed an almost cold, insensitive and tense attitude as if they were worried about something insecure. This is not just a gap of conventional wisdom or behavior, but also reflecting an insecure state of mind and mindset right now. There seemed to be something going on behind the scene that the public was unaware of. It must be something to do with our “giant neighbor”. While Hanoi leaders badly wanted Washington to lift the Arms Ban, they were afraid of provoking Bejing’s anger and reaction. So, both sides were forced to play a reluctant game.

There were some unusual and noticeable signs:

Firstly, the Americans were so careful about security that the operation was treated even with higher precautions than with the IS threat. The date and time of Obama’s “official” visit were not decided in advance (like other heads of state’s visit) but kept changing all the time (as “expected”). The landing time of Air Force One was kept secret until the last moment (when it was announced “2 hours earlier than expected”), arriving just before midnight. The reception protocol at the airport was very poor, without anyone higher than a deputy foreign minister to welcome the US President. Maximum security precautions were taken at the hotel as well as at the sites he would visit. Did they know about something we did not know? Either both sides tried not to antagonize our “giant neighbor” or tried to deal with a major security threat with maximum security measures for protection, or both.

Secondly, the protocols were also unusual. Though Obama’s visit to Vietnam was “official”, the protocols were very poor compared with “pompous” treatment accorded President Trương Tấn Sang and Party Chief Nguyễn Phú Trọng when they visited Washington. There was no 21 Gun Salute (to welcome a head of state). Obama did not deliver his keynote speech in Parliament (as Xi Jinping did). Why was Obama treated with humble courtesy when he is the head of state of the leading superpower that Vietnam badly needed? There is something illogical. However, the Americans did not mind, yet came along as a partner to “please” Vietnam, in a game to deal with a sensitive problem concerning the giant neighbor.

Thirdly, the attitude of the parties involved was also unusual. Prior to and during Obama’s visit, China’s attitude appeared mild, even expressing “pleasure” at Obama’s visit. But right after Obama “unilaterally” announced the lifting of the Arms Ban their attitude changed completely, to open opposition. Meanwhile, the attitude of Vietnamese leaders during the reception of Obama was not only poor in protocol but also seemed to be cold and reluctant and even worried (either for real or not). It seems Hanoi leaders were so concerned that Bejing might be angered to take actions that they tried to show that Washington “unilaterally” did it without Hanoi’s willingness. In other words, they were “pissing while trembling”.

Fourthly, the issue of human rights was also in trouble. In the program, Obama was scheduled to meet with human right and civil society activists. But, only 6 people attended (out of 15 people invited). Most of them failed to come as they were harassed and prevented by the security. As social media and the blogosphere were hit by “Obamania”, the mainstream press reported the story but with bizarre censorship, even misrepresenting and omitting “sensitive” parts of Obama’s celebrated speech (concerning human rights). This is an outdated and uncivilized behavior, reflecting unprofessional and insensitive practice. In the era of the Internet and online media, this form of crude “self-censorship” would fail to block the flow of information and idea and fool no one, yet be counterproductive, as a result.

Fifthly, the mood of people welcoming Barack Obama was as excited as they welcomed Bill Clinton earlier. It was partly due to Obama’s humble, friendly and attractive demeanor, keeping them captivated by good communication and public relation exercises. And it was partly due to the Vietnamese craze for things foreign, especially American. According to a Pew research finding, 78% of Vietnamese prefer America, a much higher rate than other Asian groups. Now, as most Vietnamese are frustrated and losing confidence in the system, they would turn to the outside world for help (in both economic and political terms). During the Vietnam War, the South Vietnamese relied on the Americans while the North Vietnamese relied on the Chinese or the Russians (with a “free-rider” mindset). Now, the Vietnamese again seek American support (instead of Chinese). While Obama was friendly, he would be reluctant to intervene in Vietnam and he would encourage the Vietnamese to stand on their feet.

It is time for the Vietnamese to reconcile with each other and join hands to rebuild their nation. If the Vietnamese “refuse to develop”, continuing to polarize and be extremist, attacking and accusing each other of something trivial (while ignoring the vital few), they would fail to integrate with the rest of the world, and there’s nothing the US can do.

Urgency: Mayday!

To the US, in the “post-Obama” period (after January 2017), when President Hillary Clinton (more likely) or President Donald Trump, will be in power, the saga of TPP and South China Sea may be in “Parts Unknown”. Most Asians (except the Chinese) expected Hillary Clinton to win, though her commitment to TPP and Asia Pivot might not be the same. But a Donald Trump victory, however, may spell a disaster. Let us try to create the flow of a strategic partnership by maximizing the use of the remaining time of the Obama Administration.

To Vietnam, Obama’s decision to lift the US Arms Ban has opened up the door to defense cooperation, and now the ball is in Hanoi’s court. Apart from TPP (as a done deal) two other issues as unfinished business that the Vietnamese must make up their mind in cooperation with the US, are the human rights and the status of Cam Ranh base. These are critical issues, while the purchase of arms and the participation in military training or exercises are technical issues. The speed and depth of “de facto” strategic partnership now depend on Vietnam. Obama himself has indicated the need of inner strength as the key factor.

May this year marks two new turning points: First, Obama’s visit to Vietnam with the lifting of the Arms Ban is a game changer. Second, now that Obama’s visit is over, the new government should announce the findings and conclusion of the environmental disaster in Vung Ang. This urgent issue should not be dragged on any longer. As it hurt our environment and our right to live, it would destabilize politics and society. This is where the US and Vietnam can cooperate to deal with the impact (like in the Me Kong lowland).

In May, the flame flowers blossom all along the streets, yet Hanoi without the familiar cicada sound in summer indicates something unusual in climate change. Why the pretty cicada which survived millions of years on earth are now quietly gone? If the fish and the birds are dead and now the cicada are gone, how can we survive?

N.Q.D. May 30, 2016

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn