Ý kiến trao đổi xung quanh cuốn sách của Hoàng Tuấn Công

Các bộ từ điển liên quan đến tiếng Việt của nhà giáo Nguyễn Lân, kể từ khi ra đời, đã gây nên nhiều phản ứng khác nhau trong dư luận. Một vài thập niên trước, hai công trình phê bình công phu nhất là của Huệ Thiên (An Chi) trên tạp chí Văn, 2000, và Lê Mạnh Chiến, trên Thế giới mới, Nghiên cứu và phát triển Văn hóa Nghệ An, 2004-2005. Nhưng phải nói, cho đến khi cuốn Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu 600 trang, của Hoàng Tuấn Công ra mắt (NXB Hội Nhà văn, 2017) thì mới gây được một sự quan tâm rộng rãi, của không chỉ giới chuyên môn mà còn rất nhiều người trong xã hội, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.

Trên mạng Bauxite Việt Nam đã từng công bố 2 bài ngắn của PGS ngôn ngữ học Hoàng Dũng. Lần này, nhân cuộc thảo luận sôi nổi lan sang các trang mạng dân sự, chúng tôi xin đăng tiếp 5 bài dưới đây, đều xoay quanh chủ đề nhận thức đúng sai trong cách lý giải từ ngữ và tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt trong từ điển của Nguyễn Lân. Để bạn đọc hình dung vấn đề có ý nghĩa quan thiết đến đời sống ngôn ngữ, thậm chí từ ngôn ngữ dẫn đến cả những bức xúc trong cuộc sinh hoạt/giao tiếp hàng ngày của chúng ta như thế nào, chúng tôi không ngại đưa thêm một số ý kiến ngắn có tính chất điểm xuyết vào các cuộc tranh luận, dù rằng đôi khi đó chỉ là những lời lẽ “trữ tình ngoại đề” và không tránh khỏi có đôi chút sỗ sàng.

Mong bạn đọc hết sức lượng thứ.

Bauxite Việt Nam

1. CUỐN SÁCH “BẮT LỖI” NHÀ GIÁO NGUYỄN LÂN CŨNG MẮC NHIỀU SAI SÓT

Thanh Hằng

Nhờ sách của Hoàng Tuấn Công mà bây giờ người ta mới tranh luận đúng sai. trước kia thì các vị không thèm để ý đến người phê bình, mà chỉ tán tụng cụ Nguyễn Lân, tái bản sách cụ Nguyễn Lân để trục lợi, mặc kệ hàng nghìn lỗi sai của cụ.

Đoàn Lê Giang

Viện Ngôn ngữ nước mềnh từng có một Viện trưởng giỏi nhể! khen cho cô Thanh Hằng chọn đúng tủ dựa để viết bài phản bác Hoàng Tuấn Công. Mời quý vị đọc bài của Hoàng Tuấn Công và bài của Thanh Hằng (tiện thể, đọc thêm cả lời bình của Đỗ Ngọc Thống nữa) để biết Giáo sư nước ta giỏi đến cỡ nào

La Khắc Hòa

Hôm kia sau khi đọc bài của HTC phần 1, tôi có gọi cho một GS ngôn ngữ học phàn nàn sao anh Tồn lại làm"trọng tài" dở thế. GS này vừa cười vừa nói:

Việc ấy mà hỏi anh Tồn

Thanh Hằng thà hỏi cái l. con trâu

Tôi đùa lại: nhưng cái ấy của con trâu còn được việc là đẻ ra con nghé đấy.

Đỗ Ngọc Thống

Gặp con cụ nguyễn Lân

Sáng nay trong lúc giải lao tại Hội thảo về chương trình môn Khoa học ở nhà trường phổ thông, tình cờ tôi gặp GS Nguyễn Lân Dũng. Tôi chào ông và ông nở một nụ cười. Không rõ ông có biết tôi là người viết Lời bạt cho cuốn sách của Hoàng Tuấn Công hay không, nhưng vừa được dăm ba câu xã giao, ông đã bắt ngay vào chuyện ấy.

- Này, có một tay ở Thanh Hóa, còn trẻ lắm ông ạ; nó viết cả một cuốn sách dày đánh ông cụ tôi. Nó chửi thậm tệ quá, bất nhẫn với ông cụ quá.

Tôi cười và nói: - Em đọc rồi. Viết thế thì có gì mà anh bảo chửi thậm tệ. Cắt lời tôi, ông hỏi: ông có biết tay ấy không? Nó con cái nhà ai và làm gì vậy?

Tôi bảo: - HTC là con ông Hoàng Tuấn Phổ, học tổng hợp sử; cũng là con nhà nòi về chữ nghĩa đấy. GS Nguyễn Lân Dũng cười và nói có vẻ xuống giọng: “Cụ tôi viết lúc 90 tuổi rồi và cụ cũng đã nói sách có thể thiếu sót, xin được chỉ giáo”.

Tôi nói luôn: - Thì đúng là do cụ kêu gọi chỉ giáo, góp ý nên HTC mới trao đổi lại chứ sao nữa.

- Nhưng ông cụ tôi mất rồi, ai cãi lại được những chỗ HTC nói sai. Lặng đi một lúc ông tiếp: - Sao chẳng thấy ai trao đi đổi lại với tay Công này nhỉ?

- Lo gì anh, giấy trắng mực đen còn đó, đến cụ Nguyễn Lân sai mà còn có HTC phê bình, “cãi lại”, huống chi là nếu HTC sai. Người ta sợ gì HTC mà không phê phán hả anh?

- Nhưng tôi vẫn thấy nói như vậy là nhẫn tâm với ông cụ tôi, khi soạn sách ấy cụ đã 90 rồi - ông vẫn tỉ tê nhắc lại thế.

- Anh ạ, cần phân biệt 2 chuyện: thái độ ứng xử với cụ Nguyễn Lân và khoa học. Cần trân trọng những gì cụ đã làm, nhưng đã là khoa học thì 90 hay 100 tuổi nếu sai thì vẫn là sai, vẫn phải trao đổi, phê bình, góp ý. Là nhà khoa học, anh phải ủng hộ điều đó chứ.

- Tôi ủng hộ, rất khoát là tôi ủng hộ rồi - Ông nhắc lại hai lần và cười. Nhưng tôi để ý đó là một nụ cười buồn.

Về phần mình, tôi cứ băn khoăn, ông nói thế nhưng trong trường hợp này ông có thật sự ủng hộ không?

Đỗ Ngọc Thống

Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu của Hoàng Tuấn Công (NXB Hội Nhà văn) đang thu hút sự quan tâm của dư luận, khi được giới thiệu là đã tìm ra hàng ngàn lỗi trong cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân.

Một số ý kiến giới thiệu cuốn sách như “hiện tượng của học thuật nước nhà”, đồng thời, phê phán các NXB đã in và tái bản cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân.

Tuy nhiên, có thực sự cuốn từ điển của GS. Lân mắc quá nhiều lỗi như Hoàng Tuấn Công phê bình không? Bởi  nhiều người đã phát hiện ra cuốn sách của Hoàng Tuấn Công có nhiều sai sót khi “bắt lỗi” nhầm – những sai sót không nên có. Mà, nếu không được chỉ ra, những sai sót đó sẽ mặc nhiên được chấp nhận thì rất nguy hại.

clip_image002[6]

Xin được đưa ra một vài ví dụ:

Khi bàn về câu “Áo rách vẫn giữ lấy tràng”, tác giả Hoàng Tuấn Công cho rằng, GS. Nguyễn Lân giải thích “Tràng là cái vạt trước của áo dài” là sai, mà “tràng” là cái cổ áo chứ không phải vạt trước của áo dài. Nghĩa là, dù áo rách thế nào, cũng phải giữ lấy bộ phận quan trọng nhất của cái áo là cổ áo”.

Nhà văn Ngô Văn Phú – người đã dịch số lượng lớn thơ Đường và văn xuôi Trung Quốc, trong đó có Tể tướng Lưu Gù, cho biết, GS. Nguyễn Lân đã không sai. “Lĩnh” mới là cổ áo, còn “tràng” là vạt chiếc áo dài. Trong Từ điển Hán Nôm trên thivien.net cũng giải nghĩa “lĩnh là cổ áo”, không thấy có mối liên quan nào giữa “lĩnh” với “tràng”!

Nhà thơ Đỗ Trung Lai, người đã dịch hàng trăm bài thơ Đường, cũng cho hay: Tràng là vạt trước của áo dài.

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học do Hoàng Phê chủ biên (tái bản 1992 và 2003) cũng định nghĩa: “Tràng: Vạt trước của áo dài”. Ví dụ: “Níu lấy tràng áo mẹ”.

GS. Nguyễn Đức Tồn – nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, cho biết: "Tràng là vạt phía trước của chiếc áo dài, có vai trò quan trọng cả về thẩm mỹ và chức năng che những bộ phận quan trọng nhất của người mặc nên mới có câu 'Áo rách vẫn giữ lấy tràng'. Còn cổ áo không liên quan gì ở đây".

Như vậy, cho đến nay, chưa thấy từ điển nào định nghĩa “tràng” là cổ áo như Hoàng Tuấn Công giải thích.

Bàn về thành ngữ: “Chó già, gà non”, Hoàng Tuấn Công cho rằng, GS. Nguyễn Lân giải thích “thịt chó già không tanh, thịt gà non mới mềm” là sai, vì theo anh “câu này không có ý khen 2 món ăn đều ngon như cách hiểu của GS. Nguyễn Lân, mà là 2 thứ không ngon. Thịt chó già thì dai nhách, còn gà non thì chỉ để nấu cháo”.

Dẫn chứng về “cầy tơ” tức chó tơ là ngon, nhưng lại không thấy tác giả Công đưa ra ví dụ nào về gà già mà ngon cả! Sau đó, tác giả viết: “gà ngon phải là gà mái tơ trưởng thành, có trứng và nhảy ổ đẻ, chưa đẻ hay đang đẻ”.

Về cách định nghĩa “gà mái tơ” là gà “đang đẻ”, thì theo Từ điển tiếng Việt, “tơ” nghĩa là “động vật (thực vật) còn non, mới vừa lớn lên như gà mái tơ, trâu tơ, trai tơ, gái tơ, v.v…” Gà đang đẻ liệu có còn là gà mái tơ?

clip_image003[6]

Hoàng Tuấn Công cho rằng, câu “chó già, gà non” là dị bản rút gọn của “Chó thiến già, gà thiến non”, nói về kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất chứ không phải lựa chọn món ăn ngon!” Các nhà văn Hà Phạm Phú, Ngô Văn Phú và Văn Chinh đều cho rằng “Chó già, gà non” là thành ngữ nói về ẩm thực. Việc Hoàng Tuấn Công áp đặt thêm vào từ “thiến”, thành câu “Chó thiến già, gà thiến non” thật khó thuyết phục!

Theo GS. Nguyễn Đức Tồn, “Chó già, gà non” là câu khá mơ hồ nếu tách khỏi ngữ cảnh. Nếu nói về ích lợi thì có thể hiểu là nên chọn chó già vì có kinh nghiệm trông giữ nhà, còn gà non để nuôi sẽ thu hoạch tốt hơn. Nếu nói về ẩm thực, chó già (nhưng không phải là già “khú đế”) sẽ dai, có độ ngậy và ngon; gà tơ ăn mới ngon. Như vậy, tùy theo ngữ cảnh mà vận dụng.

Trong câu “rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn”, GS. Nguyễn Lân đưa ra 2 quan điểm: “thức ăn hiếm, nàng dâu tốt dành cho mẹ chồng. Song cũng có người cắt nghĩa trái lại cho rằng, rau muống tháng 9 cứng, nàng dâu chẳng ưa mẹ chồng dọn cho mẹ chồng ăn”. Hoàng Tuấn Công đồng ý với lý giải thứ 2 của GS. Lân và loại trừ cách hiểu thứ nhất, đồng thời cho rằng “GS. Nguyễn Lân lại lựa chọn cách hiểu sai (thứ nhất) là chính, còn cách hiểu đúng (thứ 2) chỉ là tham khảo”.

GS. Nguyễn Đức Tồn lý giải, không phải lúc nào rau muống khan hiếm cũng là rau già và trong câu có từ “nhịn” hàm ý sự kính nhường, nên có thể hiểu theo cách 1. Nhưng dân gian hay nghĩ quan hệ mẹ chồng nàng dâu thường xung khắc, thì từ “nhịn” sẽ mang sắc thái giễu cợt nên có thể hiểu theo cách 2. Do đó có thể chấp nhận cả hai cách hiểu, tùy theo cảm nhận.

Cũng theo GS. Tồn, GS. Lân không sai khi nêu cả 2 quan điểm và cũng không khẳng định câu nào là chính, mà chỉ nêu câu mang tính tích cực trước.

Bàn về danh từ “Vịt xiêm” mà GS. Nguyễn Lân cho là “Giống vịt to, người ta nói nhập từ Thái Lan. (Ví dụ) Trong sân nhà có đôi vịt xiêm rất lớn", Hoàng Tuấn Công nêu quan điểm: “Vịt là vịt mà ngan là ngan, sao biến hai con thành một được? "Vịt xiêm" là cách gọi tên con ngan của người miền Nam. Từ điển Bách khoa nông nghiệp: "Ngan (tên khác: vịt xiêm) loài thủy cầm có mỏ như mỏ vịt nhưng to hơn”.

Ở đây, Hoàng Tuấn Công đã tự mâu thuẫn với mình khi khẳng định “sao biến hai con thành một được”, nhưng ví dụ của anh thì lại chứng minh ngan và vịt xiêm là một! Còn GS. Nguyễn Đức Tồn cho rằng GS. Nguyễn Lân đúng, bởi vịt xiêm có gốc từ Thái Lan (từng gọi là Xiêm). Người miền Bắc gọi con vịt gốc Thái Lan là ngan, còn người miền Nam gọi là vịt xiêm – cách gọi theo nguồn trong tiếng Việt.

GS. Nguyễn Lân giải thích câu “Chim trời cá nước” là “Nói người ở nay đây mai đó, khó lòng gặp được”, nhưng Hoàng Tuấn Công cho rằng “còn thiếu nghĩa: của ở đời, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai”.

GS. Nguyễn Đức Tồn cho hay, ông chưa nghe thấy nghĩa “của ở đời, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai” cho câu này bao giờ, mà “Chim trời cá nước” nói về con người tự do, nay đây mai đó, ngược với “Cá chậu chim lồng” chỉ sự tù túng, bị giam cầm.

Danh từ “Nội các” được GS. Nguyễn Lân giải thích là “Hội đồng Chính phủ của một số nước, gồm thủ tướng và các bộ trưởng”, nhưng Hoàng Tuấn Công cho rằng phải chọn theo nghĩa 2 của từ điển Thiều Chửu là “tên bộ quan-nội các gọi tắt là các” và Trần Văn Chánh là “Nội các (nói tắt): tổ các, nội các, tổ chức nội các”. TS. Lã Trọng Long - nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hải Phòng không đồng tình với lập luận này và cho rằng, “Nội các” theo giải thích đó là nói về cơ quan có tên Nội các, xếp hàng thứ 6 trong triều đình nhà Nguyễn. Ngày nay, “nội các” chỉ được hiểu theo nghĩa là “Hội đồng Chính phủ ở một số nước bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng”. “Nếu giải thích như Hoàng Tuấn Công sẽ làm người đọc hiểu nhầm “nội các” là một quan nhỏ trong triều đình nhà Nguyễn” – TS. Lã Trọng Long nhấn mạnh.

Từ “lâm bồn” được GS. Nguyễn Lân giải thích: “Lâm: đương lúc, bồn: cái chậu”. Hoàng Tuấn Công cho rằng GS. Nguyễn Lân sai và “lâm bồn” là
thai nhi đã ra đến vùng bồn xoang/xoang chậu (của sản phụ). Danh từ “bồn xoang” theo Hán điển là xoang chậu phía trong của khung xương chậu.

TS. Lã Trọng Long cho rằng để giải thích từ “lâm bồn” một loại từ ngữ rất cổ chưa xong, Hoàng Tuấn Công lại đưa thêm các từ bồn xoang, khung xương chậu, khiến người đọc càng không hiểu. Cuốn Tân Hoa tự điển của Trung Quốc xuất bản năm 1971 giải thích: “Lâm bồn: chỉ việc phụ nữ có chửa sinh con”. Cách giải thích này giống GS. Nguyễn Lân giảng, rất gọn ghẽ, dễ hiểu. Hoàng Tuấn Công hay viện dẫn Hán điển dài dòng, có khi chỉ thêm rườm rà, rắc rối khó hiểu. Trong khi GS. Nguyễn Lân chuộng sự giản dị, gọn ghẽ trong giải thích.

Trên đây chỉ là một vài, chưa phải tất cả, sai sót trong cuốn Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu.

Nhà văn Ngô Văn Phú cho biết, thời điểm cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân ra đời, vốn từ tiếng Việt chưa phong phú như bây giờ, Việt Nam cũng chưa giao lưu quốc tế rộng như hiện nay. Vì thế, sai sót hay cách hiểu nghĩa khác với hôm nay là bình thường. Còn theo GS. Nguyễn Đức Tồn, bản thân thành ngữ, tục ngữ cho phép nhiều cách hiểu, nên không dễ có sự thống nhất.

Nhưng khi có khác biệt quan điểm với GS. Nguyễn Lân, Hoàng Tuấn Công luôn khẳng định GS. Lân “sai”, hay “không đúng”, “nhầm lẫn” dù chính anh viết:“Cùng một thành ngữ, tục ngữ, nhưng có nhiều cách hiểu, đưa ra nhiều cách giải thích là chuyện bình thường, thậm chí là rất cần thiết nếu như những cách hiểu ấy có lý!”

Vì thế, vài ý kiến cho rằng cần thu hồi Từ điển của GS. Nguyễn Lân là quá vội vàng, dù khẳng định nó chuẩn rồi cũng không nên. Cũng như đinh ninh rằng Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu của Hoàng Tuấn Công là đúng cả thì càng nguy hại, dù cuốn sách cũng có những đóng góp nhất định trong bối cảnh tiếng Việt đang sinh sôi nảy nở như hiện giờ.

Để kết luận về hai cuốn sách của hai tác giả trên, phải có những bàn luận và đánh giá nghiêm túc. Nếu từ điển của GS. Nguyễn Lân sai sót nhiều, cần bổ sung và sửa chữa, như Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học đã phải “Sửa chữa và bổ sung Từ điển tiếng Việt” chỉ sau 10 năm xuất bản. Bên cạnh đó, cần phải chỉ ra những chỗ đúng, sai trong cuốn sách của Hoàng Tuấn Công để đảm bảo công bằng cho người đọc.

T.H.

Nguồn: http://infonet.vn/cuon-sach-bat-loi-nha-giao-nguyen-lan-cung-mac-nhieu-sai-sot-post235843.info

2. VỀ BÀI “CUỐN SÁCH ‘BẮT LỖI’ NHÀ GIÁO NGUYỄN LÂN CŨNG MẮC NHIỀU SAI SÓT” CỦA THANH HẰNG (PHẦN I)

Hoàng Tuấn Công

Dốt mà hay cãi -1

Đọc xong bài trả lời của Hoàng Tuấn Công, tôi không trách tác giả Thanh Hằng mà trách Giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn

Thôi thì "tràng" bị đánh lừa bởi một số từ điển dở hơi, và đặc biệt, bị hiểu là cái vạt áo để che b. [các chữ tắt đều do BVN] đàn bà thì còn có thể tha thứ khi cái đầu ông giáo sư chỉ nghĩ đến cái b. phụ nữ. Nhưng câu "chó già, gà non" mà nghĩ đến ẩm thực được thì bái phục sát đất cho tâm hồn ăn uống của ngài giáo sư răng chắc!

Giáo sư sai thì kẻ học trò viện dẫn thầy mình ra để tranh luận bị sai theo là phải!

Trong bài này, xin góp với Hoàng Tuấn Công một ý: "Tlàng" không phải là âm cổ của "tràng". Bản thân "tràng" đã là âm cổ của cổ áo. Từ điển Việt - Bồ - La dùng chữ Latin phiên âm cho tiếng Việt theo cách phát âm của mấy ông Tây học tiếng Việt nên có rất nhiều phụ âm như thế. Chẳng hạn "ch" thành "ci", "tr" thành "tl", "bl"... (chúng = ciúm; trăng = tlăng, blăng...). Các nguyên âm chính, âm cuối cũng bị đọc méo đi, như "i" thành "ê", "ô" thành "o", "m" thành "n", "ng" thành "m" (linh hồn = lênh hồn; linh nghiệm = lênh nghiện; chúng tôi = ciúm toi...). Nó cũng giống như báo Nhân dân phiên âm tiếng Tây cho người Việt không biết tiếng Tây đọc và cứ ngỡ như người Tây cũng phát âm như người Việt.

Giới ngữ âm học lịch sử đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi dựa vào cuốn từ điển này khẳng định như đinh đóng cột rằng, tiếng Việt từ thế kỉ thứ 16 trở về trước có phụ âm kép (!?). Gần đây có người còn moi trong từ điển ấy ra để làm chứng về nhiều từ phát âm giống tiếng địa phương Quảng Nam hay Bình Định nữa mới kinh!

Chu Mộng Long

clip_image005[9]

Hai cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân. Ảnh: HTC

Ngày 1/9/2017, báo điện tử INFONET (Bộ Thông tin và Truyền thông) đăng bài Cuốn sách ‘bắt lỗi’ giáo sư Nguyễn Lân mắc nhiều sai sót của Thanh Hằng. Dựa vào ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học, Thanh Hằng cho rằng, tác giả Từ điển tiếng Việt của GS.Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu, đã “mắc nhiều sai sót”.

Ban đầu, chúng tôi chọn cách im lặng thay câu trả lời, bởi bài viết của Thanh Hằng đã không đảm bảo những nguyên tắc tối thiểu trong tranh luận học thuật (chúng tôi sẽ nói rõ ở đoạn cuối của phần II bài viết). Tuy nhiên, vì không muốn phụ lòng độc giả đã gửi link bài viết của Thanh Hằng và đề nghị phản hồi (*), nên chúng tôi xin có đôi lời thưa lại như sau:

1. Trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, mục “áo rách vẫn giữ lấy tràng”, GS. Nguyễn Lân chú giải “Tràng: cái vạt trước của áo dài”. Chúng tôi không đồng ý, và cho rằng: “Chính xác: “tràng” trong câu tục ngữ này là cái cổ áo chứ không phải vạt trước của áo dài. Nghĩa là, dù áo rách thế nào, cũng phải giữ lấy bộ phận quan trọng nhất của cái áo là cổ áo.

Tác giả bài báo Thanh Hằng khẳng định, “tràng” là “vạt áo”, chứ không có nghĩa nào là “cổ áo”, và dẫn chứng:

Nhà văn Ngô Văn Phú – người đã dịch số lượng lớn thơ Đường và văn xuôi Trung Quốc, trong đó có Tể tướng Lưu Gù, cho biết, GS. Nguyễn Lân đã không sai. “Lĩnh” mới là cổ áo, còn “tràng” là vạt chiếc áo dài. Trong Từ điển Hán Nôm trên thivien.net cũng giải nghĩa “lĩnh là cổ áo”, không thấy có mối liên quan nào giữa “lĩnh” với “tràng”!

Nhà thơ Đỗ Trung Lai, người đã dịch hàng trăm bài thơ Đường, cũng cho hay: Tràng là vạt trước của áo dài.

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên (tái bản 1992 và 2003) cũng định nghĩa: “Tràng: Vạt trước của áo dài”. Ví dụ: “Níu lấy tràng áo mẹ”.

Từ những “bằng chứng” trên đây, Thanh Hằng đi đến kết luận: “Như vậy, cho đến nay, chưa thấy từ điển nào định nghĩa “tràng” là cổ áo như Hoàng Tuấn Công giải thích”.

Theo chúng tôi, thành tích “đã dịch số lượng lớn thơ Đường và văn xuôi Trung Quốc” của Nhà văn Ngô Văn Phú, hay “đã dịch hàng trăm bài thơ Đường” của Nhà thơ Đỗ Trung Lai (mà Thanh Hằng giới thiệu), hoàn toàn không phải là luận cứ khoa học cho kết luận “tràng” chỉ có một nghĩa duy nhất là “vạt trước của áo dài”. Và ngay cả khi có tới hai cuốn từ điển giảng “tràng” là “vạt trước của áo dài”, cũng không có nghĩa tất cả các cuốn từ điển còn lại, đều chỉ ghi nhận có vậy.  

Sau đây là một số minh chứng của chúng tôi:

- “Từ điển Annam - Lusitan - Latinh” (Dictionanrium Annamiticum - Lusitanum - Latinum (thường gọi là “Từ điển Việt - Bồ - La”) do A.de Rhodes biên soạn, xuất bản tại Roma (năm 1651; Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính phiên dịch - NXB Khoa học xã hội, 1991), giải nghĩa: “TLÀNG ÁO: Phần trên chiếc áo che cổ”, (“tlàng” là âm cổ của “tràng”, như chính A.de Rhodes ghi nhận trong các trường hợp khác: “TLÀNG HỘT: tràng hột, chuỗi hột”; “TLÀNG HOA: tràng hoa”… HTC).

- Đại Nam quấc âm tự vị (1896), Huỳnh Tịnh Paulus Của ghi nhận: Lãnh : Tràng; (…) Áo viên lãnh: Áo cổ tròn, áo cổ trịt” (“lãnh” 領 chính là âm khác của “lĩnh” 領 Hán tự nghĩa là cái cổ áo (như chính Nhà văn Ngô Văn Phú đã thừa nhận).

- “Việt Nam tự điển” (1931) Hội Khai Trí Tiến Đức giảng: “領 - lĩnh. Tràng áo (không dùng một mình). Lĩnh tụ 領 袖 tràng áo và tay áo. Chỉ dùng nghĩa bóng để nói người đứng đầu một đảng-phái: Lĩnh-tụ đảng xã hội”.

- “Việt ngữ tinh nghĩa từ điển (1950) Long Điền Nguyễn Văn Minh giải thíchlãnh”  tràng áo, như “lãnh tụ” là “tràng áo và ống tay áo, chỉ dùng với nghĩa bóng nói người đứng đầu một đảng phái”.

- “Tam thiên tự” (1969), soạn giả Đoàn Trung Còn thích nghĩa: “Y 衣 - Áo; Lãnh 領 - Tràng”.

- Trong “Ngũ thiên tự” (bản Hán - Việt - Pháp), Đoàn Trung Còn chú rõ hơn: “領 - lãnh (lĩnh) - tràng (cổ áo) - Col”.

Như vậy, không phải “cho đến nay, chưa thấy từ điển nào định nghĩa “tràng” là cổ áo”, mà ngược lại (và ít nhất) từ 366 năm trước, Từ điển Việt - Bồ -La đã ghi nhận “tràng” là “cổ áo”; cũng không phải chỉ có một, mà (ít nhất đến thời điểm này) có tới 6 cuốn từ điển ghi nhận và giải nghĩa “tràng” là “cổ áo”. Thậm chí, chưa cần tới trình độ “dịch hàng trăm bài thơ Đường”, mà chỉ cần đọc qua một lượt sách Tam thiên tự (Ba ngàn chữ Hán, dùng cho lớp đồng ấu) đã có thể biết, “tràng” (cổ áo) trong tiếng Việt, chính là “lĩnh” 領 trong Hán ngữ.

Theo đây, chúng tôi đâu dám làm một việc tày trời là tự bịa ra cho “tràng” một nghĩa không hề có trong tiếng Việt.

2. Về câu “Áo rách vẫn giữ lấy tràng” (đúng ra là “Áo rách PHẢI giữ lấy tràng”, đồng nghĩa: “Giấy rách phải giữ lấy lề”HTC), GS. Nguyễn Đức Tồn cho rằng: "Tràng là vạt phía trước của chiếc áo dài, có vai trò quan trọng cả về thẩm mỹ và chức năng che những bộ phận quan trọng nhất của người mặc nên mới có câu 'Áo rách vẫn giữ lấy tràng'. Còn cổ áo không liên quan gì ở đây".

Thực ra, “tràng” (đầy đủ là “tràng vạt”), cũng có một nghĩa là “vạt trước của áo dài” [trong câu “Lệ-ai chan-chứa hơn người, Giang châu Tư-mã đượm tràng áo xanh” (Tỳ-bà-hành)]. Tuy nhiên, “tràng” trong câu “Áo rách phải giữ lấy tràng” (Áo dù rách ở đâu, nhưng phải giữ cho cái cổ áo được lành lặn); hay “Áo cứ tràng, làng cứ xã” (Áo cứ cổ áo mà cầm; làng cứ lý trưởng mà nắm) lại có nghĩa là “cổ áo”, chứ không phải “vạt áo”.

Tại sao vậy?

Về kết cấu, cổ áo là bộ phận mấu chốt, căn bản nhất của cái áo. Bởi vậy, để cầm nắm cho gọn gàng, giũ cho chiếc áo phẳng phiu, người ta đều phải cầm lấy cổ áo (thế nên “lĩnh tụ” 領袖 [lĩnh = cổ áo; tụ = tay áo] được dùng để chỉ nghĩa người đứng đầu một phong trào, một đảng phái là vậy. Về vấn đề này, chúng tôi đã có bài khảo cứu đăng trên báo Người lao động và Blog Tuấn Công Thư phòng 6/2017).

Cổ áo (và vai áo) là phần dễ rách nhất của chiếc áo (do cọ xát, thấm mồ hôi nhiều). Về mặt thẩm mỹ, cổ áo là bộ phận gắn liền với khuôn mặt, trực tiếp tôn vẻ đẹp của khuôn mặt. Điểm nhìn chủ yếu khi giao tiếp, là khuôn mặt, với cái nhìn từ ngực áo trở lên cổ áo, chứ không phải là phần vạt áo. Bởi vậy, một cái áo bị rách cổ, hỏng cổ, coi như bỏ đi, vì nếu mặc, sự rách rưới đó sẽ đập ngay vào mắt người đối diện. Thậm chí, cổ áo tuy lành, nhưng người mặc để xộc xệch, nửa gấp vào trong, nửa lận ra ngoài, sẽ bị coi là ăn mặc luộm thuộm, thiếu tề chỉnh, rất khó coi. Thế nên, áo rách chỗ nào thì rách, đừng để rách cổ. Áo rách cổ, hỏng cổ, kể như không còn là chiếc áo nữa. Nghĩa bóng là dù trong hoàn cảnh nào, sa sút, nghèo khó đến đâu, cũng phải giữ được nề nếp, gia phong, những giá trị cơ bản trong đạo làm người. Thế nên Dân gian còn nói: “Áo rách phải giữ lấy tràng / Đủ đóng đủ góp với làng thì thôi” (Áo dù rách ở đâu, cũng phải giữ được cái cổ áo cho lành lặn; cũng như gia cảnh dù nghèo hèn đến mấy, cũng phải tham gia, đóng góp đầy đủ với công việc chung của làng).

Có thể lấy thêm một ví dụ sinh động về tầm quan trọng của chiếc cổ áo. Với người Mường, các cô con gái thường may sẵn rất nhiều váy áo để dành đến khi lấy chồng. Tuy nhiên, lúc sắp đi làm dâu, thì áo mới được viền cổ, váy mới được tra cạp. Áo chưa làm cổ, coi như chưa thành áo; váy chưa tra cạp, coi như chưa thành váy (dẫu có lúc “bí”, muốn lấy ra mặc, cũng không mặc được). Bởi vậy, thành ngữ Mường “Ào lúa đà t’ra coỏc” (Áo lụa đã viền cổ) chỉ những người con gái đã đi lấy chồng, đã đem những chiếc áo quý, để dành lâu nay ra viền (may, tra) hoàn chỉnh cổ áo để sử dụng. (xem Thành ngữ Mường – Cao Sơn Hải – NXB Văn hoá thông tin, 2013).

Trong khi đó, vạt áo là bộ phận không bao giờ bị rách trước cổ và vai (vì vạt áo không chịu sự cọ xát khi vận động, cũng không bị thấm mồ hôi mặn). Bởi vậy, nếu áo đã rách vai, rách cổ, thì dẫu không cần “GIỮ”, vạt áo vẫn lành lặn như thường. Mặt khác, xét về phương diện thẩm mỹ và kết cấu, thì vạt áo không phải là điểm nhấn quan trọng nhất của chiếc áo, càng không phải bộ phận mấu chốt của áo. GS Nguyễn Đức Tồn cho rằng vạt áo có “chức năng che những bộ phận quan trọng nhất của người mặc” là thiếu cơ sở. Vì vạt áo chỉ phủ ở phần ngoài từ cạp quần trở xuống. Theo đó, chức năng che “bộ phận quan trọng nhất của người mặc” chính là cái quần, chứ không phải vạt áo (trừ trường hợp người mặc áo cởi truồng).

Tục ngữ cũng có câu “Áo dài chớ ngại quần thưa”. Trong trường hợp đặc biệt này, toàn bộ phần dưới của chiếc áo dài (chứ không phải mình “tràng” = vạt trước áo dài) sẽ che bớt cái sự “hở hang”, do khiếm khuyết của cái quần thưa, quần rách tạo ra. Dĩ nhiên, lúc này câu tục ngữ phải là “Quần rách (hoặc quần thưa), phải giữ lấy tràng”, chứ không phải “Áo rách phải giữ lấy tràng” nữa.

3. Thanh Hằng viết: “Bàn về thành ngữ: “Chó già, gà non”, Hoàng Tuấn Công cho rằng, GS. Nguyễn Lân giải thích “thịt chó già không tanh, thịt gà non mới mềm” là sai, vì theo anh “câu này không có ý khen 2 món ăn đều ngon như cách hiểu của GS. Nguyễn Lân, mà là 2 thứ không ngon. Thịt chó già thì dai nhách, còn gà non thì chỉ để nấu cháo”.

Ở mục này, Thanh Hằng đã trích dẫn không trung thực. Nguyên văn, chúng tôi viết: “Câu này không có ý khen hai món ăn đều ngon như cách hiểu của GS Nguyễn Lân. Ngược lại, chó già, gà non đều là hai thứ không ngon. Chỉ cần xem các quán thịt chó trương tấm biển Cầy tơ bảy món cũng đủ hiểu. Cầy tơ chính là thịt con chó tơ. Thịt chó già dai nhách, ăn làm sao ngon được? Còn gà non chỉ phù hợp để nấu cháo”.

Theo đó, Thanh Hằng đã tự ý chỉnh sửa từ ngữ, nội dung đoạn trích (được đưa vào ngoặc kép), đồng thời bỏ hẳn đi hai câu rất quan trọng trong lập luận của chúng tôi. Nghĩa là để phản biện ý cho rằng, “chó già” mới ngon, chúng tôi đã dẫn chứng lời chào mời hấp dẫn của các nhà hàng Cầy tơ bảy món. Đây là cứ liệu rất quan trọng, vì nó cho thấy kinh nghiệm ẩm thực này đã được số đông thừa nhận; thịt “chó già” không bao giờ được ưa chuộng. Có nghĩa, nếu GS Nguyễn Lân đúng, thì tất cả các nhà hàng thịt chó phải đổi tấm biển “Cầy tơ bảy món”, thành “Chó già bảy món” mới phải. Tuy nhiên, khi trích dẫn, Thanh Hằng đã bỏ ý này đi, khiến lý lẽ của chúng tôi thiếu sức thuyết phục.

Câu “Ngược lại, chó già, gà non đều là hai thứ không ngon” của chúng tôi, bị Thanh Hằng diễn đạt lại thành “MÀ LÀ 2 thứ không ngon”. Tiếp đến, hai câu “Thịt chó già dai nhách, ăn làm sao ngon được? Còn gà non chỉ PHÙ HỢP để nấu cháo”, của chúng tôi, bị Thanh Hằng sửa thành “Thịt chó già THÌ dai nhách, còn gà non THÌ chỉ để nấu cháo”. Chúng tôi đâu có viết “MÀ LÀ”, đâu có dùng hai chữ “THÌ” trong cùng một câu, lủng củng như Thanh Hằng trích dẫn? Mấy chữ “CHỈ PHÙ HỢP” cẩn trọng của chúng tôi, qua ngòi bút của Thanh Hằng, bỗng trở thành “chỉ để”. Mặt khác, "Chó già, gà non" chúng tôi xếp vào loại "tục ngữ", chứ không phải "thành ngữ", như Thanh Hằng viết.

4. Thanh Hằng viết: “Các nhà văn Hà Phạm Phú, Ngô Văn Phú và Văn Chinh đều cho rằng “Chó già, gà non” là thành ngữ nói về ẩm thực. Việc Hoàng Tuấn Công áp đặt thêm vào từ “thiến”, thành câu “Chó thiến già, gà thiến non” thật khó thuyết phục!”

Thực ra, “Hoàng Tuấn Công” đâu dám tự tiện “áp đặt thêm” cho câu tục ngữ dân gian “từ thiến”! Bằng cứ, nếu các vị chịu khó gõ câu tục ngữ “Chó thiến già, gà thiến non” vào google, thì sẽ ra hàng loạt kết quả trùng khớp văn bản tục ngữ và nghĩa mà chúng tôi đã giải thích. Ngoài ra, “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010) cũng thu thập dị bản “Chó già, gà non”, sau đó hướng dẫn độc giả xem cách giải thích dị bản đồng nghĩa “Chó hoạn già, gà hoạn non: chó thì nên hoạn khi đã già; gà thì nên hoạn khi còn non (mới mong khỏi bị lại giống)”.

5. Thanh Hằng viết: “Theo GS. Nguyễn Đức Tồn, “Chó già, gà non” là câu khá mơ hồ nếu tách khỏi ngữ cảnh. Nếu nói về ích lợi thì có thể hiểu là nên chọn chó già vì có kinh nghiệm trông giữ nhà, còn gà non để nuôi sẽ thu hoạch tốt hơn. Nếu nói về ẩm thực, chó già (nhưng không phải là già “khú đế”) sẽ dai, có độ ngậy và ngon; gà tơ ăn mới ngon. Như vậy, tùy theo ngữ cảnh mà vận dụng”.

Tuy nhiên, “Chó già, gà non” chỉ “mơ hồ” đối với người không hiểu kinh nghiệm sản xuất của nông dân, chứ không hề mơ hồ đối với chính người nông dân, hoặc với những ai đã từng am hiểu thực tế.

Đối với chó, thông thường người ta chỉ thiến khi nó đã ở độ tuổi thành thục (đã biết giao phối tốt). Vì theo kinh nghiệm dân gian, lúc này, bộ phận tinh hoàn và mào tinh hoàn của chó đã phát triển đầy đủ, rõ ràng, dễ bóc gọn, lấy hết. Trong khi, nếu chó thiến non, lúc này tinh hoàn chưa phát triển đầy đủ, mào tinh hoàn (còn gọi "tinh hoàn phụ") chưa có (vì nó phát triển chậm hơn tinh hoàn). Thế nên, dẫu bóc được tinh hoàn non rồi (điều này rất khó), thì mào tinh hoàn (sẽ hình thành sau này), vẫn kích thích tính hăng và ham muốn giao phối của con chó đực (cho dù chó không còn khả năng truyền giống). Bởi vậy, với chó thì phải “thiến già” mới tốt.

Với gà, dân gian thường thiến non (cụ thể lúc mào gà bắt đầu có màu đỏ tía, cất tiếng gáy te te, muốn “đạp mái”). Lúc này, “dái gà” đã hình thành đầy đủ, nhưng hệ thống mạch máu và các dây chằng chưa nhiều; khoảng cách từ vết mổ đến vị trí “trứng dái” hãy còn đủ ngắn để với ngón tay đến mà moi nó ra một cách trọn vẹn, ít gây đau và mất máu cho gà.

Ngược lại, nếu để gà già rồi mới thiến, lúc này các tổ chức như dây chằng, mạch máu ở cuống “dái gà” đã phát triển, rất dai và chắc. Gà già (đã to lớn), nên khoảng cách từ vết mổ đến buồng “trứng dái” cũng đã xa, ngón tay với vào rất khó chạm đến nơi (khi thiến gà, người ta thực hiện theo phương pháp “nội soi”, tức thò ngón tay vào moi “dái gà” bên trong, chứ không thực hiện “mổ phanh” bên ngoài như thiến chó).

Bởi vậy, nếu thiến gà già (“trứng dái” to, cuống dai), khi “cấu” được hai hòn “dái gà” ra, thì hay bị sứt, bị sót. Thậm chí có những con gà thiến già, bị chảy máu trong nhiều, bỏ ăn, rồi chết. Trong khi đối với chó, kể cả những con chó đã “đi đực” nhiều năm, lang thang khắp làng trên xóm dưới, người ta sợ mất, mới đem thiến, vẫn rất an toàn.

Mặt khác, đối với gà, nếu xác định không để làm giống, thì người ta phải thiến sớm để vỗ béo, chứ không ai để gà già, đi đạp mái khắp xóm, rồi mới thiến. Với những con trống già loại thải, thì người ta thịt luôn, chứ không ai còn đem thiến để vỗ béo nữa.

“Chó già, gà non” (“Chó thiến già, gà thiến non”) là vậy.

Do đã thuộc “nằm lòng”  ý nghĩa câu tục ngữ, nên dân gian tạo ra dị bản rút gọn, chỉ còn mang tính quy ước “Chó già, gà non”, thay vì “Chó thiến già, gà thiến non”. Giống như câu “Khôn chi khôn trẻ, khoẻ chi khoẻ già”, được rút gọn thành “Khôn trẻ, khoẻ già”. Những câu này chỉ “mơ hồ” đối với người không hiểu mà thôi!

Tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất được đúc kết từ thực tế sản xuất của nhân dân. Bởi vậy, để hiểu được nó, phải dùng chính kinh nghiệm thực tế ấy để soi sáng, chứ không thể ngồi mà đoán già, đoán non được. Theo đó, chính cách gán cho tục ngữ “Chó già, gà non” một số nghĩa như: “nên chọn chó già vì có kinh nghiệm trông giữ nhà, còn gà non để nuôi sẽ thu hoạch tốt hơn”; hay “nói về ẩm thực, chó già (nhưng không phải là già “khú đế”) sẽ dai, có độ ngậy và ngon” của GS Nguyễn Đức Tồn mới là “mơ hồ”.

Vì sao vậy?

Vì trông giữ nhà là bản năng của con chó nhà. Hễ thấy người lạ, từ chó con đến chó lớn, chó tơ đến chó già đều sủa vang; vừa sủa vừa xông vào cắn dữ dội, “đẩy lùi” sự “xâm nhập” của kẻ lạ mặt. Bởi vậy, đâu cần phải đợi đến lúc già, con chó mới “tích luỹ” được “kinh nghiệm trông giữ nhà”? Mặt khác, giống “chó ta” đa phần đều chỉ luyến chủ, quen nhà, khi được chủ nuôi từ nhỏ. Không ai đi chọn mua con chó già nhà khác về để nuôi giữ nhà, với mục đich khai thác "kinh nghiệm trông giữ nhà" của nó, như cách tưởng tượng của GS Nguyễn Đức Tồn.

Với nuôi gà cũng tuỳ. Nếu ấp nuôi từ gà con lên, sẽ giảm tiền mua giống, nhưng tỉ lệ hao hụt đầu con lớn (vì gia súc, gia cầm non dễ chết); trong khi nếu mua loại gà nhỡ, hay đã mọc đuôi tôm về nuôi, thì tỉ lệ chết sẽ ít, nhưng tiền đầu tư giống lại cao. Bởi vậy, không có căn cứ để nói “gà non để nuôi sẽ thu hoạch tốt hơn”.

Tóm lại, nếu quý vị đem câu tục ngữ “Chó già, gà non” (“Chó thiến già, gà thiến non”) một kinh nghiệm thiến chó, thiến gà để áp dụng cho “văn hoá ẩm thực”, chúng tôi không  phản đối. Vì đó là sở thích ăn uống riêng của quý vị. Nhưng nếu nói rằng, dân gian đã truyền dạy kinh nghiệm ăn uống như vậy, thì trước sau chúng tôi vẫn bảo lưu ý kiến: dân gian không dại dột như thế. Những món khoái khẩu từ ngàn đời mà dân gian đã tổng kết, chính là “Cầy tơ bảy món”, “Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà nhảy ổ đẻ”. Còn “Chó già, gà non” đơn giản chỉ là kinh nghiệm lựa chọn thời điểm thiến chó, thiến gà mà thôi!

9/2017

H.T.C.

(*) Bài viết “CUỐN SÁCH ‘BẮT LỖI” GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN MẮC NHIỀU SAI SÓT” của Thanh Hằng vốn trước đó đã được gửi cho GS Nguyễn Lân Dũng; GS Nguyễn Lân Dũng gửi cho nhiều người; nhiều người lại “chuyển tiếp” cho chúng tôi. Sau khi bài chính thức đăng trên INFONET, và trang cá nhân của Thanh Hằng (FB Hằng Thanh), bạn đọc lại tiếp tục dẫn link bài đề nghị chúng tôi có phản hồi. Bởi vậy, chúng tôi có bài viết này, mục đích thưa lại cho rõ.

Nguồn: http://tuancongthuphong.blogspot.com/2017/09/ve-bai-cuon-sach-bat-loi-giao-su-nguyen.html?spref=fb

3. VỀ BÀI “CUỐN SÁCH ‘BẮT LỖI’ NHÀ GIÁO NGUYỄN LÂN CŨNG MẮC NHIỀU SAI SÓT” CỦA THANH HẰNG (PHẦN II)

Rất thuyết phục, uyên bác, lịch lãm, cẩn trọng, thông minh, sắc sảo và đáo để. Không biết mấy người phản biện Hoàng Tuấn Công có biết nghĩa của cụm từ "Mó dái ngựa" không nhỉ?

Đỗ Minh Tuấn

Dốt mà hay cãi - 2

Cô nàng Thanh Hằng điển hình cho loại học sinh dốt của nền giáo dục nhồi sọ, chỉ biết ăn theo nói leo, nhưng lại tỏ ra hiểu biết để phản biện cho oai.

Lấy ý kiến ông giáo sư này bà tiến sĩ nọ ra làm chỗ chống lưng để múa mồm. Rất tiếc là mấy cái lưng như GS. Nguyễn Đức Tồn, TS. Lã Trọng Long, nhà văn nhà veo Ngô Văn Phú lại chỉ là cái lưng không có cái đầu. Tóm lại là lưng ba ông chụm lại nối thêm cái đầu Thanh Hằng nên càng nói ra càng lộ sự dốt mà hay cãi. Không chỉ cãi mà còn xuyên tạc, chụp mũ!

Thành ngữ, tục ngữ là sản phẩm của dân gian. Không hiểu thì về học hỏi dân gian. Những giáo sư, tiến sĩ, nhà văn như ông Tồn, ông Long, ông Phú chỉ biết sách vở mà lại là sách vở của Nguyễn Lân nên dốt là phải.

Bố tôi ít học, nhưng tôi còn nhớ đời lời của bố tôi dạy tôi lúc còn nhỏ. Đó là lúc tôi để sẩy mất con chim, tôi ngồi tiếc và khóc, bố tôi an ủi: Thôi, chim trời cá nước, tiếc làm gì con! Nghĩa nằm ở đó, ông Tồn chỉ biết từ điển của Nguyễn Lân nên "chưa nghe thấy" là tự thú mình dốt chứ không phải tôi mắng!

Thanh Hằng dẫn lời GS. Nguyễn Đức Tồn: “GS. Nguyễn Lân đúng, bởi vịt xiêm có gốc từ Thái Lan (từng gọi là Xiêm). Người miền Bắc gọi con vịt gốc Thái Lan là ngan, còn người miền Nam gọi là vịt xiêm – cách gọi theo nguồn trong tiếng Việt”. Tôi lạy sống ông Tồn ba lạy, rằng vịt xiêm gốc Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ chứ gốc Thái Lan hồi nào? Chẳng lẽ ông không đọc được sách động vật học hay sao mà dựa vào cái vỏ từ "xiêm" để khẳng định gốc Thái Lan?

Thanh Hằng viết ngu như thế này mà cũng viết được: “Nhà văn Ngô Văn Phú cho biết, thời điểm cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân ra đời, vốn từ tiếng Việt chưa phong phú như bây giờ, Việt Nam cũng chưa giao lưu quốc tế rộng như hiện nay. Vì thế, sai sót hay cách hiểu nghĩa khác với hôm nay là bình thường”. Thành ngữ, tục ngữ dân gian là của dân gian, do dân gian sử dụng, nghĩa của chúng có thể biến đổi trong quá trình sử dụng, nhưng sự biến đổi ấy liên quan gì đến vốn từ tiếng Việt và giao lưu quốc tế?

Nói về sản phẩm của dân gian mà thoát ly khỏi thực tiễn sống động của dân gian, lấy cách hiểu của người chỉ biết sách vở áp đặt vào đó thì không sai mới là chuyện lạ. Bài của Thanh Hằng chứng minh bệnh dốt có khả năng lây lan từ thầy sang trò và trở thành dốt có hệ thống! Bệnh này rất khó chữa vì kẻ dốt hay cãi cùn và có thói quen xuyên tạc, chụp mũ chứ không chịu học hỏi.

Chu Mộng Long

clip_image007[9]

Hoàng Tuấn Công

6. GS Nguyễn Lân giảng: “rau muống tháng Chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn (Tháng Chín thì rau muống tàn lụi, rất hiếm). Có ý nói: Thức ăn hiếm, nàng dâu tốt dành cho mẹ chồng. Song cũng có người cắt nghĩa trái lại, cho rằng: Rau muống tháng Chín cứng, nàng dâu chẳng ưa mẹ chồng dọn cho mẹ chồng ăn” [1].

Chúng tôi đã đưa ra ý kiến “Có thể loại trừ cách lý giải thứ nhất, lựa chọn cách thứ hai”, bởi cách hiểu thứ nhất không có cơ sở thực tế. Vì “rau muống tháng Chín” không ngon, mà cũng chẳng lành (đây cũng là đặc điểm của nhiều loại rau quả “trái tiết” khác). Từ xa xưa, dân gian ý thức rất rõ điều đó, nên rau quả trái mùa không bao giờ được ưa chuộng, thậm chí bị coi là độc [2].

Bởi vậy, trong sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu”, chúng tôi đã phân tích: “rau muống là rau mùa hè, ưa nước mát (mùa hè nắng nóng, mưa rào xen kẽ, có lượng đạm trời dồi dào, rau muống mới tươi non, ngon ngọt). Tháng Chín trời trở lạnh, bắt đầu mùa khô hanh, rau muống già có hoa, ăn vừa cứng vừa chát, hiếm mà không quý”.

Mùa nào thức ấy, rau muống đã “tàn lụi” theo mùa, dẫu có sót lại ít cọng rau già,  ăn không thể ngon được! Trong khi, chính GS. Nguyễn Lân cũng thừa nhận “tháng Chín thì rau muống tàn lụi, rất hiếm”.

Thế nên, chúng tôi đưa ra quan điểm: “Cùng một thành ngữ, tục ngữ nhưng có nhiều cách hiểu, đưa ra nhiều cách giải thích là chuyện bình thường, thậm chí là rất cần thiết, nếu như những cách hiểu ấy có lý. Tuy nhiên, với cách hiểu sai thì không nên đưa vào xem như một cách hiểu tồn tại song song. Ví dụ trường hợp câu tục ngữ đang xét, bằng kiến văn, người biên soạn có thể định hướng cho bạn đọc loại trừ cách hiểu sai. Tuy nhiên, GS Nguyễn Lân lại lựa chọn cách hiểu sai (thứ nhất) là chính, còn cách hiểu đúng (thứ hai) chỉ là tham khảo”. [lưu ý, nhiều cách hiểu, nhưng phải là cách hiểu có lý].

Tuy nhiên, Thanh Hằng dẫn lời GS. Nguyễn Đức Tồn, cho rằng “không phải lúc nào rau muống khan hiếm cũng là rau già”. Nhưng GS Nguyễn Đức Tồn cần lưu ý, thời điểm cụ thể dân gian nói đến là “rau muống tháng Chín”, đâu phải “lúc nào” chung chung?

Theo đây, để bác bỏ quan điểm của chúng tôi, GS Nguyễn Đức Tồn phải chứng minh được rằng, “rau muống tháng Chín” vừa khan hiếm vừa ngon, thậm chí ngon hơn mọi thời điểm khác trong năm, nên nàng dâu hiền mới nhịn thèm để nhường cho mẹ chồng ăn (theo như cách hiểu của GS Nguyễn Lân mà GS Nguyễn Đức Tồn đánh giá là “tích cực”).

Mặt khác, dù trong thực tế vẫn có những mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp, nhưng phản ánh tình cảm yêu thương chân thật giữa mẹ chồng nàng dâu, chưa bao giờ trở thành chủ đề trong thành ngữ, tục ngữ. Ngược lại, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn hiện lên trong thành ngữ, tục ngữ như là sự “xung đột” dai dẳng “truyền kiếp”, tới mức thành bản chất: Thật thà cũng thể lái trâu / yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng; Mẹ chồng không ai nói tốt nàng dâu / nàng dâu đâu có nói tốt cho mẹ chồng; Mẹ chồng nàng dâu, chủ nhà người ở ưa nhau bao giờ; Bố chồng là lông con phượng / mẹ chồng là tượng mới tô / nàng dâu là bồ nghe chửi; Bố chồng là lông lợn hạch / mẹ chồng là đách lợn lang / nàng dâu mới về là bà hoàng hậu; Dâu vô nhà, mụ gia ra ngõ; Muốn nói không làm mẹ chồng mà nói; Bắt chấy cho mẹ chồng, thấy bồ nông dưới bể…

Tóm lại, khi giải nghĩa câu “rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn”, mà lấy cách hiểu “thức ăn hiếm, nàng dâu tốt dành cho mẹ chồng” làm cách hiểu chính thức như GS. Nguyễn Lân là hoàn toàn thiếu cơ sở.

7. Mục từ “vịt xiêm” GS Nguyễn Lân giảng: “vịt xiêm dt GIỐNG VỊT TO, người ta nói nhập từ Thái Lan. Trong sân nhà có đôi vịt xiêm rất lớn” (HTC nhấn mạnh).

Chúng tôi cho rằng, cách giảng của GS Nguyễn Lân, biến hai con (vịt và ngan) thành một như vậy không đúng, vì “vịt xiêm” là cách gọi tên con ngan của người miền Nam”, chứ không phải nó chính là “con vịt”, nhưng là “giống vịt to”, và “nhập từ Thái Lan” (Xiêm), nên được gọi là “vịt xiêm”. Cũng như con “ngan pháp” mà giải nghĩa là “GIỐNG VỊT TO, nhập từ Pháp”, thì làm sao chấp nhận được.

Thế nhưng, Thanh Hằng lại cho rằng: “Ở đây, Hoàng Tuấn Công đã tự mâu thuẫn với mình khi khẳng định “sao biến hai con thành một được”, nhưng ví dụ của anh thì lại chứng minh ngan và vịt xiêm là một”!

Theo đây, Thanh Hằng đã không đọc kỹ những gì chúng tôi viết, hoặc đọc mà không hiểu vấn đề. Vì chúng tôi không đồng ý với cách giảng “GIỐNG VỊT TO” nhập từ Thái Lan, thì gọi là vịt xiêm (ngan); chúng tôi đâu có phản đối cách hiểu con ngan chính là con “vịt xiêm”?

Để “bác bỏ” chúng tôi ở mục “vịt xiêm”, Thanh Hằng tiếp tục dẫn lời GS. Nguyễn Đức Tồn, cho rằng “GS. Nguyễn Lân đúng, bởi vịt xiêm có gốc từ Thái Lan (từng gọi là Xiêm). Người miền Bắc gọi con vịt gốc Thái Lan là ngan, còn người miền Nam gọi là vịt xiêm – cách gọi theo nguồn trong tiếng Việt”. Theo đây, GS Nguyễn Đức Tồn cũng không hề đọc những gì chúng tôi trao đổi trong mục “vịt xiêm”, nên mới giảng giải như vậy.

Đáng chú ý, trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, mục “vịt xiêm”, GS Nguyễn Lân giảng là “GIỐNG VỊT TO, người ta nói nhập từ Thái Lan”; nhưng ở mục “ngan”, GS Nguyễn Lân lại giải thích: “ngan • dt. (động) Loài chim thuộc loại (sic) vịt, đầu có mào, thịt đỏ <> Mua con ngan về làm phở”.

Như vậy, nếu như ở mục “vịt xiêm”, soạn giả đã đồng nghĩa “GIỐNG VỊT TO” với con “NGAN” (“vịt xiêm”), thì khi so sánh cách giải nghĩa giữa “vịt xiêm” với “ngan”, bạn đọc lại thấy, dường như “ngan” với “vịt xiêm” là hai con khác nhau (vì cách mô tả, nhận diện khác nhau).

Trong khi đó, Từ điển Vietlex giải nghĩa “vịt xiêm” và “ngan” như sau: “vịt xiêm d [ph] xem ngan”; mục “ngan” giải thích:  “ngan • d. chim nuôi CÙNG HỌ với vịt, nhưng lớn hơn, đầu có mào thịt đỏ”. (“[ph] là viết tắt “phương ngữ” của Từ điển Vietlex).

Như vậy, chỉ qua mục “vịt xiêm” và “ngan”, so sánh với Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học Vietlex, bạn đọc đã thấy GS Nguyễn Lân thiếu hẳn kiến thức cần thiết về từ điển học (đơn giản như là các sắp xếp, giải nghĩa những từ đồng nghĩa).

8. GS.Nguyễn Lân giảng: “chim trời cá nước ng Nói người ở nay đây mai đó, khó lòng gặp được: Anh ấy có tính lãng du, chim trời cá nước, biết đâu mà tìm”.

Chúng tôi cho rằng “thiếu nghĩa: của ở đời, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai”.

Tuy nhiên, Thanh Hằng dẫn lời GS. Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “ông chưa nghe thấy nghĩa “của ở đời, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai” cho câu này bao giờ, mà “Chim trời cá nước” nói về con người tự do, nay đây mai đó, ngược với “Cá chậu chim lồng” chỉ sự tù túng, bị giam cầm”.

Dĩ nhiên, GS. Nguyễn Đức Tồn “chưa nghe thấy”, không có nghĩa là thực tế không có thêm cách hiểu ấy. Chúng tôi xin đưa nhanh hai ví dụ chứng minh:

- “Từ điển Việt Nam phổ thông” (Đào Văn Tập – Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn, 1951) thu thập và giải nghia thành ngữ “chim trời cá nước [chim giời cá nước] • Chim ở trên trời và cá ở dưới nước. • ngb. Của ở đời, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai”.

- “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương sách đã dẫn) thu thập câu “Chim trời cá nước, ai được thì ăn”. Tục ngữ thể hiện đầy đủ ý dân gian muốn nhắn gửi, mà ở dạng thành ngữ “chim trời cá nước” mới chỉ là cách nói mập mờ, “nước đôi: “Chim trời cá nước, ai được thì ăn • Chim trên trời cũng như cá dưới nước ấy mà (đâu phải của riêng ai mà cứ đòi giữ lấy, bởi thế) ai giỏi thì cứ việc bắt lấy mà ăn”.

Chim trời, cá nước”, hoặc “Chim trời, cá nước, ai được thì ăn” thường được dùng trong một số tình huống, như:

- Câu trả lời đối với ai đó ngăn cản việc bắt bẫy cá nước, chim trời, muông thú vô chủ (ví dụ: “Chim trời cá nước, ông lấy quyền gì mà ngăn cấm tôi?”)

- Lời tự nhủ, hoặc khuyến khích ai đó, thấy chim trời, cá nước, nhưng còn e ngại, không dám săn bắt (ví dụ: “Ôi dào, sợ gì, chim trời cá nước, ai được thì ăn, mình có ăn cắp, ăn trộm của ai đâu mà sợ!”)

Thế nên, trong “Hương rừng Cà Mau”, Nhà văn Sơn Nam mới viết: “Đằng này rắn ri voi thuộc loại chim trời cá nước, ai bắt được nấy hưởng, khỏi đóng thuế cho sở kiểm lâm” [tập 1, tr.298]; hay, trong “Đất rừng Phương Nam”, Đoàn Giỏi viết: “Bộ họ nuôi nó sao, chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn chứ”. [tr.227] (dẫn theo “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam trong hành chức”-Đỗ Thị Kim Liên chủ biên NXB Khoa học xã hội, 2015).

Mặt khác, chính “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam trong hành chức”, đã ghi nhận một trong số nhiều nghĩa của “chim trời cá nước” là: “không thuộc quyền quản lý hoặc tài sản của ai cả”.

Theo đây, chúng tôi đâu có bịa thêm nghĩa cho thành ngữ “chim trời cá nước”, thưa GS Nguyễn Đức Tồn?

9. Thanh Hằng viết: “Danh từ “Nội các” được GS. Nguyễn Lân giải thích là “Hội đồng Chính phủ của một số nước, gồm thủ tướng và các bộ trưởng”, nhưng Hoàng Tuấn Công \ cho rằng phải chọn theo nghĩa 2 của từ điển Thiều Chửu là “tên bộ quan-nội các gọi tắt là các” và Trần Văn Chánh là “Nội các (nói tắt): tổ các, nội các, tổ chức nội các”.

Sau đó, Thanh Hằng dẫn ý kiến “không đồng tình” của “TS. Lã Trọng Long – nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hải Phòng”.

Tuy nhiên, xin lưu ý Thanh Hằng và TS. Lã Trọng Long, ở mục “nội các” chúng tôi hoàn toàn không có ý kiến gì về phần giải nghĩa từ vựng. Chúng tôi chỉ nói phần giải nghĩa yếu tố Hán Việt “các” 閣 (trong từ “nội các” 內閣). Cụ thể, chúng tôi viết: “Dù cùng có tự hình là 閣, nhưng “các” 閣 trong “nội các” 內閣, lại là “tên bộ quan”, chứ không phải “lầu gác” (như GS Nguyễn Lân giảng).

Thế nhưng, TS. Lã Trọng Long lại bàn sang chuyện giải nghĩa từ vựng “nội các” và nhận xét: “Nếu giải thích như Hoàng Tuấn Công sẽ làm người đọc hiểu nhầm “nội các” là một quan nhỏ trong triều đình nhà Nguyễn”.

Tương tự như ở mục “lâm bồn”, chúng tôi chỉ bàn đến nghĩa của 2 yếu tố Hán Việt “lâm” 臨, và “bồn” 盆 (trong “lâm bồn” 臨盆), hoàn toàn không nói gì đến nghĩa từ vựng của “lâm bồn” mà GS Nguyễn Lân giảng. Không lẽ cả TS. Lã Trọng Long và Thanh Hằng đều không làm được điều tối thiểu là đọc kỹ xem chúng tôi viết những gì, để “trao đổi” lại cho đúng vấn đề cần trao đổi?

10. Thanh Hằng viết: “Nhà văn Ngô Văn Phú cho biết, thời điểm cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân ra đời, vốn từ tiếng Việt chưa phong phú như bây giờ, Việt Nam cũng chưa giao lưu quốc tế rộng như hiện nay. Vì thế, sai sót hay cách hiểu nghĩa khác với hôm nay là bình thường”.

Chúng tôi không rõ, Nhà văn Ngô Văn Phú nói “thời điểm cuốn từ điển GS. Nguyễn Lân ra đời” là thời điểm nào? Không lẽ chỉ mới từ năm 2000 đến nay, mà tiếng Việt đã có sự thay đổi đến mức khiến cho những từ ngữ mà GS Nguyễn Lân giảng vốn đúng, nay trở nên sai như vậy sao? Nhà văn Ngô Văn Phú có thế lấy một vài ví dụ về những từ, ngữ, thành ngữ, tục ngữ, vào thời điểm năm 1989, hay năm 2000 (khi GS Nguyễn Lân biên soạn và xuất bản sách) được người Việt hiểu theo một nghĩa, đến nay lại hiểu theo nghĩa khác, được chăng?

Mặt khác, trong sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu”, chúng tôi đâu có phê phán GS. Nguyễn Lân về việc “vốn từ tiếng Việt chưa phong phú”, cũng không hề có ý đòi hỏi tác giả từ điển phải cập nhật những từ mới sinh ra trong quá trình Việt Nam “giao lưu quốc tế” gần đây.

Hơn nữa, “vốn từ tiếng Việt”, hay “giao lưu quốc tế” đâu ảnh hưởng gì đến việc GS Nguyễn Lân giải thích sai hàng loạt từ, ngữ, thành ngữ, tục ngữ? Phải chăng ý Nhà văn Ngô Văn Phú, vì “vốn từ tiếng Việt chưa phong phú”, “chưa giao lưu quốc tế rộng”, nên khiến GS. Nguyễn Lân khó diễn đạt, giải nghĩa từ ngữ?

Về nguyên tắc tối thiếu trong trao đổi, tranh luận học thuật, theo chúng tôi, bản thân người viết cần phải có nền kiến thức cần thiết, để đưa ra những sở cứ, lập luận của CHÍNH MÌNH (và CỦA MÌNH LÀ CHÍNH), chứ KHÔNG THỂ DỰA HOÀN TOÀN vào sự “trợ giúp”, “hỏi ý kiến” người khác, đặt hết niềm tin vào sự tư vấn kiến thức của người khác.

Bản thân những người ‘trợ giúp” đã thiếu cẩn trọng, đưa ra nhận xét, kết luận đầy cảm tính, chủ quan; đến người được “trợ giúp” lại cũng không đủ khả năng thẩm định đúng sai. Trường hợp, Hằng Thanh xác định, mình chỉ là người làm báo, phỏng vấn ý kiến các chuyên gia một cách khách quan, mục đích truyền tải thông tin tới bạn đọc, hãy để các chuyên gia tự chịu trách nhiệm về những phát ngôn của mình. Thế nhưng Thanh Hằng không dừng ở chỗ cần dừng, mà dựa hoàn toàn vào những nhận xét ấy, rồi tự mình đưa ra kết luận “Cuốn sách ‘bắt lỗi’ nhà giáo Nguyễn Lân cũng mắc nhiều sai sót”, hay khẳng định đầy tự tin “Trên đây chỉ là một vài, chưa phải tất cả, sai sót trong cuốn “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu”.

Khi tranh luận, đã trích dẫn ý kiến của người khác, thì dù ngắn hay dài, cũng phải đảm bảo trung thực. Tuy nhiên, tác giả Thanh Hằng đã tự ý chính sửa, thêm bớt, diễn đạt lại ý tứ của chúng tôi theo hướng có lợi cho mình. Đây chính là điều tối kỵ trong tranh luận học thuật.

Cuối cùng (nhưng là quan trọng nhất), để đưa ra góp ý, tranh luận, thì điều tối thiểu là bản thân người viết phải đọc kỹ xem người ta viết gì, sai gì, sau đó tra cứu tài liệu để trao đổi. Tuy nhiên, trong số 7 điều mà Thanh Hằng và các vị giáo sư, tiến sĩ cho là chúng tôi “sai sót”, thì  4 điều chúng tôi hoàn toàn không sai (như đã chứng minh trong phần I bài viết); 3 điều còn lại (“vịt xiêm”; “nội các”; “lâm bồn”) là do Thanh Hằng và các vị nhầm lẫn, tức chúng tôi viết một đường, các vị lại trao đổi một nẻo; theo kiểu “Ông nói gà, bà nói vịt”, “Vậu phuối gẳn nà hây loà kha cáy” (Người ta đang nói chuyện bờ ruộng, mình lại nói chuyện vụt chân con gà) [3].

5/9/2017

H.T.C.

Chú thích:

[1] - Nếu độc giả cần tra cứu, tìm hiểu câu “rau muống tháng Chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn”, với cách giảng nước đôi của GS Nguyễn Lân, thì độc giả sẽ không biết sai đúng ra sao, nên tin theo cách hiểu nào.

[2] - Sách Luận ngữ dành hẳn một chương (“Hương đảng”) ghi chép về thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, cách đây hàng ngàn năm của Khổng Tử như sau: “…Đồ nấu chẳng vừa: chưa chín hay là rục quá, thì ngài chẳng ăn. Và ngài CHẲNG ĐỂ VÀO MIỆNG NHỮNG VẬT TRÁI MÙA…”.

Dịch giả Đoàn Trung Còn chú giải: “… Đồ nấu chưa chín, nếu ăn vào thì sình ruột; còn nấu rục quá thì mất chất bổ, ăn chẳng ngon. VẬT TRÁI THỜI TIẾT, ĂN VÀO HAY SINH BỆNH…

[3] - Từ điển thành ngữ, tục ngữ Tày (Triều Ân-Hoàng Quyết-NXB Văn hoá dân tộc, 1996)

Nguồn: http://tuancongthuphong.blogspot.com/2017/09/ve-bai-cuon-sach-bat-loi-giao-su-nguyen_5.html?spref=fb

4. LỜI CẢNH CÁO CÁC NHÀ HỌC PHIỆT

Đoàn Lê Giang

Bài này đăng Tuổi trẻ cuối tuần (10.9.2017), FB Nguyễn Thanh Lợi có chụp đưa lên. Tôi thấy bản chụp khó đọc, hơn nữa TTCN cẩn thận quá, biên tập rất kỹ, bên cạnh những chỗ chỉnh sửa hợp lý thì đã bỏ đi nhiều chỗ có vẻ đụng chạm, thành ra ý tưởng của người viết không được liền mạch. Tôi xin đưa lại bản word ở đây cho mọi người dễ đọc, bản này vẫn còn nguyên những đoạn diễn giải, lập luận, đọc nó người ta có thể thấy bài viết có vẻ liền mạch, dễ hiểu hơn. Tôi không thuộc phe nào, tôi không có ý riêng gì ở đây, tôi chỉ muốn đời sống học thuật lành mạnh, đúng sai rõ ràng, dân chủ, công khai. Trong khoa học không chấp nhận thái độ "cha chú", "danh gia vọng tộc", hay "học phiệt" như cách nói của Phan Khôi.

Đoàn Lê Giang

clip_image009[9]

Giáo sư Nguyễn Lân là một tên tuổi lớn trong làng chữ nghĩa, nhất là về phương diện từ điển. Đọc lý lịch của ông, thấy những nơi ông từng học, từng làm việc, ai cũng phải kiêng nể: tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (đồng môn với các Giáo sư Đặng Thai Mai, Hoàng Ngọc Phách, Ca Văn Thỉnh…), từng giảng dạy văn sử ở Trường Thăng Long, Chu Văn An (Hà Nội), Quốc học (Huế), từng học ở khu học xá Quảng Tây, Trung Quốc, từng dạy Đại học Sư phạm Hà Nội từ ngày đầu thành lập, từng được phong là Nhà giáo nhân dân…

Sai sót đã được chỉ ra từ lâu

Các công trình để lại của ông cũng thật đáng nể: nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ từ 1941, tham gia biên soạn cuốn từ điển tiếng Việt nổi tiếng nhất ở miền Bắc trước 1975: Từ điển tiếng Việt do GS Văn Tân chủ biên (1967), nhất là ông là tác giả của hàng chục cuốn từ điển nổi tiếng: Muốn đúng chính tả (1949), Từ điển chính tả phổ thông (1963, viết chung), Từ điển từ và ngữ Hán - Việt (1989), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (1989), Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)… Các công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt của ông được Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2001.

Thế nhưng ngay từ khi từ điển của Nguyễn Lân ra đời không lâu thì đã có phản ứng của giới học thuật. Trên tạp chí Văn ở TP Hồ Chí Minh, số 6, tháng 9 và số 8, tháng 11 năm 2000, Huệ Thiên trong bài viết Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, mới chỉ “đọc lướt’’ các vần A, B, C (chiếm 1/5 quyển sách) mà đã chỉ ra 117 mục từ sai. Tiếp đó Lê Mạnh Chiến chỉ ra 170 sai lầm trong một cuốn từ điển để đăng nhiều kỳ trên tạp chí Thế giới mới… và nhiều bài phê bình khác nữa.

Thay vì trả lời nghiêm túc và chỉnh sửa những chỗ sai, thì Giáo sư Nguyễn Lân lại phủ nhận tất cả các ý kiến của nhà nghiên cứu Huệ Thiên, cho nó là sai lệch và từ nào cũng mắc sai lầm cả, mà không chỉ ra sai lầm chỗ nào. Đối với bài viết của Lê Mạnh Chiến cũng vậy, những người thuộc “phe” cụ đã có những tác động ngoài học thuật: khiến cho tạp chí Thế giới mới đã đăng được 6 kỳ (từ số 582 ra ngày 26/4/2004 đến số 587 ra ngày 31/5/2004), mới nói được 67/170 lỗi thì bị dừng lại. Sau đó Lê Mạnh Chiến đã phải đăng bài ở tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Thừa Thiên-Huế) với tiêu đề Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt. Bài viết được tạp chí Văn hóa Nghệ An số 56 (tháng 01/2005) đã đăng lại sau đó.

Mặc dầu đã có một số người vạch ra chỗ sai một cách cụ thể với số lượng rất lớn như thế, nhưng các nhà xuất bản vẫn liên tục in ra với số lượng lớn: Từ điển từ và ngữ Hán Việt được NXB. TP. Hồ Chí Minh in năm 1989, tái bản 1999; NXB. Từ điển Bách khoa in lại, 2002; NXB. Văn học tái bản 2003, 2007; Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, xuất bản lần đầu năm 1989, NXB. Khoa học xã hội tái bản năm 1993; riêng NXB. Văn học, năm 2003 tái bản lần thứ nhất, sau đó liên tục các năm 2014, 2015, 2016, 2017 tái bản tổng cộng đến gần 10.000 cuốn; Từ điển từ và ngữ Việt Nam NXB. Tổng hợp TP.HCM xuất bản lần đầu năm 2000, tái bản 2006; Muốn đúng chính tả, Thịnh Đức xuất bản, 1949; NXB. Văn hóa Thông tin tái bản 2010, 2012…

Hoàng Tuấn Công lên tiếng

Trước tình hình ấy Hoàng Tuấn Công đã viết hàng loạt bài chỉ ra những sai sót trong các công trình từ điển của Giáo sư Nguyễn Lân đăng trên Blog Tuấn Công thư phòng và được nhà văn Nguyễn Quang Lập đưa lên Blog của mình. Vừa qua các bài viết ấy đã được biên tập, sắp xếp lại thành quyển sách Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu, NXB. Hội Nhà văn và Công ty Sách Phương Nam xuất bản quý 3 năm 2017 vừa rồi. Đọc sách của Hoàng Tuấn Công, người ta không thể tin nổi từ điển của GS Nguyễn Lân lại sai nhiều, sai rõ ràng như vậy!

Quyển sách dày 676 trang khổ 16x24 cm sửa chữa hàng ngàn lỗi trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Muốn đúng chính tả của GS. Nguyễn Lân. Với mỗi mục từ giải thích sai, Hoàng Tuấn Công đều trưng ra các cách hiểu đúng trong các từ điển uy tín khác, bằng tiếng Việt cũng như tiếng Hán hay ngoại ngữ khác, rồi biện luận nó.

Xin đưa vài ví dụ dễ thấy nhất và chỉ ở 3 mục A, B, C:

NL: Ái nam, ái nữ. Có cả hai bộ phận sinh dục ngoài của nam và nữ.

HTC: Nếu theo cách mô tả của GS Nguyễn Lân có lẽ đây là một ca sinh đôi có “cả hai bộ phận sinh dục ngoài” của một người nam và một người nữ nhưng chung một cơ thể chăng? Theo Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức “Ái nam. Tiếng gọi đàn ông hay đàn bà không đủ bộ phận sinh dục. Có khi gọi ái nam, ái nữ, cũng là người bán nam, bán nữ”. Từ điển tiếng Việt của nhóm Hoàng Phê giải nghĩa: “Ái nam, ái nữ. Có bộ phận sinh dục ngoài không giống của nam, cũng không giốngcủa nữ”. Như vậy cách “hình dung” về bộ phận sinh dục người ái nam, ái nữ của soạn giả không đúng và nghe thật đáng sợ!
NL: Anh hùng nhất khoảnh (khoảnh: thời gian ngắn) Nói người tự cho mình là hơn cả mọi người trong một thời gian: Ở bến xe có tên lưu manh tự mình cho là anh hùng nhất khoảnh.
HTC: Chữ “khoảnh” trong câu thành ngữ gốc Hán này tự dạng là (頃), có nhiều nghĩa: khoảng ruộng 100 mẫu; thoáng chốc, khoảnh khắc… Ở đây, khoảnh (nghĩa đen = khoảng rộng 100 mẫu) được hiểu là một vùng, một địa phận, khu vực (chỉ không gian) chứ không phải khoảnh khắc (chỉ thời gian) như GS lầm tưởng. Thành ngữ nói kẻ chỉ (dám) xưng hùng, xưng bá, làm mưa làm gió trong một khu vực nhất định. Cái “bến xe” mà tên lưu manh tự xưng anh hùng trong câu dẫn chứng của GS chính là“nhất khoảnh” (chỉ không gian) đấy thôi.
NL: Âm phủ (âm: chết; phủ: dinh thự) Chỗ người chết ở theo mê tín.
HTC: Sai! Ở đây “âm” là thế giới của người chết chứ không phải “chết”, “phủ” là là cõi chứ không phải “dinh thự”.
NL: Bất chắc. Không chắc nhưng có thể cũng sẽ diễn ra: Phòng khi bất chắc dụng binh (Tú-mỡ)
HTC: Người Việt chỉ nói không chắc chứ không dùng kết hợp từ: bất (không) + chắc (chắc chắn) = không chắc. Hơn nữa, soạn giả đã lẫn lộn giữa bất chắc (từ do tự GS Nguyễn Lân nghĩ ra) có nghĩa không chắc và bất trắc với nghĩa không lường được trong câu thơ của Tú Mỡ. Sai sót này xuất phát từ lỗi phát âm không phân biệt “ch”và “tr” dẫn đến lỗi chính tả, và cuối cùng là lỗi từ vựng của chính người làm từ điển.
NL: Cầm cương nảy mực (Cầm cương ngựa và nảy mực lên mặt gỗ để cưa). Điều khiển và chỉ dẫn những người dưới quyền làm theo: Trong những năm Hồ Chủ tịch cầm cương nảy mực.
HTC: Nhầm lẫn. Cầm cân chứ không phải “cầm cương”. Có lẽ GS cho rằng người cầm cương điều khiển để con ngựa rẽ theo ý muốn, còn người nảy mực nảy lên mặt gỗ để chỉ dẫn thợ mộc cứ thế làm theo? Thế nhưng người ta dùng chiếc cân để so sánh với công lý, và nảy mực tàu được ví với cách làm thẳng thắn, khách quan, không thiên, không lệch (có câu Thẳng mực tàu làm đau lòng gỗ là vậy). Hai vế của thành ngữ đều nói về sự thẳng thắn, công bằng, không thiên, không lệch, chứ không phải nói về sự dẫn đường chỉ lối. Cũng nên lưu ý soạn giả: người ta chỉ nảy mực lên mặt gỗ để xẻ (dọc) cho thẳng. Còn “cưa” (ngang) không ai nảy mực làm gì.
NL: Cử tọa (cử: cất lên; tọa: ngồi) Tất cả những người dự một buổi họp: Lời tuyên bố đó khiến cử tọa vỗ tay như pháo nổ.
HTC: Ở đây Giáo sư giảng sai nghĩa của cả hai từ “cử” và “tọa”. Cho dù đều có tự dạng là 舉, nhưng chữ “cử” trong cử tọa nghĩa là hết thảy, tất cả chứ không phải là “cất lên”. Ví như cử quốc = cả nước (Hán Việt tự điển - Thiều Chửu) Hán Việt tự điển - Trần Văn Chánh giải nghĩa chữ “cử”: “Cả, khắp, tất cả đều, mọi, hết thảy mọi người: 舉座 Tất cả những người dự họp; 舉國歡騰 Khắp nước tưng bừng”. Thứ hai, chữ “tọa” (座) đây là chỗ ngồi chứ không phải chữ “tọa” (坐) là “ngồi”.

Về chính tả, sách GS. Nguyễn Lân sai sơ đẳng quá, không hiểu nổi:

Trỗi dậy, Từ điển Nguyễn Lân dạy viết (sai) là: Chỗi dậy; Rớm máu, sai thành: Dớm máu; Quyến rũ, sai thành Quyến dũ; Sàm sỡ, sai thành: Xàm xỡ; Sặc sỡ, sai thành Xặc sỡ; Màu sẫm, sai thành Màu xẫm; Con rạ, sai thành Con dạ; Xơ cứng, sai thành Sơ cứng; Muỗi như trấu, sai thành Muỗi như chấu; Nõ điếu, sai thành Lõ điếu. v.v.

"Học phiệt" - chuyện xưa nay

Tại sao cụ sai nhiều như vậy? Theo tôi nghĩ có ít nhất 4 nguyên nhân: (1) Cụ không có mẫn cảm về ngôn ngữ nhưng vẫn làm từ điển, cụ không rành chữ Hán mà vẫn làm từ điển từ ngữ Hán - Việt. Làm từ điển tiếng Việt mà không rành chữ Hán là tử huyệt của nhiều người làm ngôn ngữ ở nước ta; (2) Thiếu cẩn trọng: thực ra thì trước và cùng thời với từ điển của Nguyễn Lân đã có không ít từ điển tiếng Việt tốt, nếu cụ cẩn trọng tra cứu, chỗ nào không rành thì chép của người ta cũng không đến nỗi sai; (3) Thiếu kỹ năng làm từ điển: thực ra làm từ điển là một ngành học, phải có hiểu biết nhất định về từ điển học mới có thể làm từ điển được; (4) Thiếu một thái độ cầu thị: khi người ta chỉ ra sai lầm của mình thì cần nghiêm túc xem xét lại, không được tự ái, cái gì sai thì nhận, cái gì đúng thì trao đổi lại cho rõ.

Thiếu những phẩm chất ấy mà vẫn làm từ điển nên mới sai như vậy. Không thể nói tôi yêu tiếng Việt nên tôi làm từ điển. Yêu, nhưng anh có đủ năng lực để yêu không? Không phải ai cứ yêu tiếng Việt rồi ngồi làm từ điển. Cũng không thể nói cụ làm từ điển lúc cụ trên 90 tuổi rồi, nên sai. Nếu đã 90 rồi thì tốt nhất các cụ nên vui hưởng tuổi già, tưới cây, chơi với cháu chắt, ai bắt các cụ ngồi làm từ điển làm gì cho khổ mình khổ người.

Để bênh vực cụ, có những quan chức trong ngành xuất bản còn nói như những người ngoại đạo hoàn toàn: “Chỉ có nhân dân mới hiệu chỉnh, còn nhà khoa học này không thể hiệu chỉnh nhà khoa học khác mà chỉ có thể trao đổi” (!) (Cục trưởng Cục xuất bản - in và phát hành Chu Văn Hòa trong trả lời phỏng vấn của VOV ngày 11-8-2017). Chúng ta đều biết nhân dân là một khái niệm trừu tượng, làm sao sửa? Trong khoa học có sai có đúng, có những cái sai chỉ những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực ấy mới hiểu được, nhưng cũng có cái sai mà người có hiểu biết ở trình độ phổ thông cũng hiểu, thậm chí có những cái sai thì học sinh cũng có thể sửa được (như trường hợp sai chính tả).

Trong khoa học hay trong đời sống cũng vậy, không ai biết hết được, sai thì sửa, không nên tự cao tự đại, tự ái: mình chỉ có đúng, không ai sửa được mình, hay mấy người kia trẻ con biết gì!

Năm 1930 trên Phụ nữ tân văn, Phan Khôi lúc bấy giờ mới hơn 40 tuổi, đã viết bài Cảnh cáo các nhà “học phiệt” nhắm tới Phạm Quỳnh, một học giả lừng danh bấy giờ, ông viết: “Học phiệt” là “Hạng người ấy ỷ có học rộng, tri thức nhiều, văn hay, trí thuật cũng khá, rồi tự coi mình như là bậc “thầy”, chẳng kể dư luận ra chi. Đã hay rằng mình giỏi, song thế nào cho khỏi sự sai lầm, vậy mà họ tự phụ quá, cứ mạt sát hết. Ừ, cái dư luận nào không chánh đáng, họ mạt sát chẳng nói làm chi; cái nầy, khi người ta công kích họ một cách chánh đáng, mà họ cũng làm thinh. Làm thinh, không phải tỏ ra là họ phục; nhưng làm thinh, tỏ ra là họ không thèm nói với, thế mới đáng ghét. Tôi dâng cho họ cái huy hiệu “học phiệt”, lấy nghĩa rằng họ có ý kế nghiệp nhau mà chuyên quyền trong học giới, cũng như bọn “quân phiệt”, đã nối nhau mà chiếm cứ đất đai và quyền chánh trị bên Tàu” (Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 62 ngày 24.7.1930).

Công trình Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu của Hoàng Tuấn Công không phải không có sai sót, không phải không ít chỗ phải bàn lại, nhưng điều đáng ghi nhận là ở thái độ khoa học sòng phẳng. Công trình này đã làm được công việc như Phan Khôi nói trước kia: cảnh cáo các nhà “học phiệt” – trong khoa học, chỉ có đúng sai, không có chỗ cho học phiệt, nhờ thế nhận thức của con người mới tiến lên.

Nếu Giáo sư Nguyễn Lân còn sống, tôi không nghĩ cụ là “học phiệt”, mà chắc cụ sẽ trả lời các phê bình. Nhưng những người bênh vực cụ không phải bằng lý lẽ mà bằng sự im lặng, hay phản bác trịch thượng, thì làm sao tránh được sự cảnh cáo kia?

Đ.L.G.
(Trường ĐH KHXH và Nhân văn - ĐHQG-HCM)
Tuổi trẻ cuối tuần ngày 10/9/2017 đã đăng sau khi biên tập lại.

Nguồn: FB Đoàn Lê Giang

5. VỀ CUỘC TRANH LUẬN SÁCH CỦA HOÀNG TUẤN CÔNG: Ý KIẾN CỦA TIẾN SĨ NGHIÊM THUÝ HẰNG

Chu Mộng Long

(Giáo sư Nguyễn Huệ Chi muốn tôi trao đổi về ý kiến của chị Nghiêm Thúy Hẳng. Đó là lí do có bài viết này. Bài viết dài trong sự cần thiết để làm rõ một đoạn văn ngắn của chị Nghiêm Thúy Hằng)

1. Xem trên trang của TS. Nghiêm Thúy Hằng, chưa thấy chị có bài trao đổi, tranh luận chính thức nào về sách của Hoàng Tuấn Công mà chỉ chia sẻ các ý kiến khác nhau. Chấp nhận tương tác đa chiều là dấu hiệu tốt của một nền học thuật lành mạnh, đáng khuyến khích.

Nhưng trong một comment trả lời ý kiến của người khác, ngoài thái độ đồng tình đầy tự hào về ý kiến của PGS.TS. Lê Đức Luận (xem stt trước của tôi – Lại thêm đứa dốt hay cãi), nguyên văn chị viết như sau: “Cụ (Nguyễn Lân – tôi chú thích) không hề “dốt” đâu anh nhé. Sai lầm có nhưng không nhiều, chủ yếu là do vấn đề dị bản, do bản chất đa nghĩa của thành ngữ, do vấn đề hỗn loạn chưa có luật ngôn ngữ văn tự, do biến đổi ngôn ngữ, do đặc trưng của tiếng Việt. Em tin sẽ vẫn còn các trí thức tiếp tục lên tiếng, người ta sẽ nói theo hiểu biết chuyên môn và lương tri, không có ai, kể cả những kẻ “dốt mà hay cãi” hoặc kẻ ăn mày ngoài đường đáng bị coi là “vứt đi” đâu anh. Phàm là làm việc gì cũng nên cẩn trọng, thấy vậy mà không phải vậy”.

Đó là chính kiến của Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng. Dù ngắn gọn, nhưng chứa nhiều nghĩa!

Tôi đồng tình với chị, như tôi đã viết ngay ở bài đầu tiên giới thiệu sách của Hoàng Tuấn Công, rằng cụ Nguyễn Lân không “dốt”. Trong thời điểm lịch sử 90% người Việt mù chữ đang học bình dân học vụ, một thầy giáo được đào tạo trong nhà trường của Pháp không thể bị xem là dốt. Nếu quả thật một thân cụ làm cả đống từ điển với cả chục ngàn mục từ, thành ngữ, tục ngữ thì cũng có thể xem là phi thường.

Nhưng phàm không lượng sức mình thì công việc tất yếu đổ vỡ. Hòn đá khổng lồ anh muốn vác lên vai sẽ đè nát chân anh hoặc đẩy anh xuống hố. PGS. Đoàn Lê Giang nói đúng: “Hồi xưa các cụ cung khiêm lắm, biết mười nói một. Cụ Lân là ca rất lạ!

2. Tôi dám chắc không có từ điển nào một cá nhân tự hoàn thành. Các từ điển dù đứng tên một cá nhân vẫn luôn có sự kế thừa, phát triển từ nhiều nguồn để đi dần đến sự hoàn chỉnh trong tính tương đối của nó. Cụ Lân lại không làm thế. Gần như các từ điển của cụ đều là sản phẩm đoán mò và suy diễn một cách chủ quan, vô căn cứ nên sai là tất yếu. Căn cứ tốt nhất là thực tiễn sống động của ngôn ngữ và đời sống văn hóa, từ sự ghi nhận của các từ điển trước đó, nhưng cụ đã không làm như người ta vẫn làm.

Về thành ngữ, tục ngữ, lẽ ra khảo sát từ cách dùng của đời sống dân gian, kể cả của tác gia văn chương bác học, thì đa số cụ lại tự cho ví dụ theo cách nghĩ của mình. Chẳng hạn, tại mục từ “Rút dây động dừng”, cụ viết “(Dừng là cốt để trát bức vách). Ý nói: Đả động đến điều gì thì ảnh hưởng đến điều khác (Có người nói nhầm là: Rút dây động rừng)”. Rõ ràng là cụ không thực tế và nói ngược. Chưa nói đúng sai, khi đa số mọi người đều nói “Rút dây động rừng” thì phải xem xét đã chứ không thể phán bừa “có người nói nhầm”, trong khi chính mình nhầm mà không biết. Cũng như thế, “Chó già, gà non”, cụ viết “Ý nói: Thịt chó già không tanh, thịt gà non mới mềm”. Chắc chắn cụ không biết thuật thiến chó thiến gà. Nhưng trước khi phán về ẩm thực, có thể cụ ăn chay, không biết thịt chó, thịt gà là gì, thì hãy đi hỏi dân nhậu trước khi phán có lẽ sẽ không đến nỗi sai. Những câu khó như “Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào”, cụ là đàn ông cụ mù mờ về cách ứng xử của nàng dâu nên nói sai, chứ đến câu: “Nhân nào quả nấy”, đứa trẻ con cũng biết đó là luật nhân quả, cụ lại phán xanh rờn: “Ý nói Con cái chịu ảnh hưởng sâu sắc của cha mẹ” thì quả là năng lực hiểu biết của cụ rất có vấn đề! Tôi không thể tưởng tượng nổi, câu “Gieo gió gặt bão” nằm trong cửa miệng của người bình dân vô học mà cụ lại có thể tưởng tượng ra “dịch một tục ngữ Pháp” của ông Tây học nào đó. Đến câu này thì đúng là cụ làm chính trị chứ không phải làm từ điển: “Giàu bán chó, khó bán con Nói lên sự bất công tệ hại của xã hội cũ”. Cái đầu chính trị làm cụ biến “ló” (lúa) thành “chó” mới tài. Những giáo sư, tiến sĩ ăn theo nói leo cụ gọi cái bản sai lệch đó thành "dị bản" mới thật là liên tài với cụ.

Một số ví dụ trên trong rất nhiều ví dụ mà Hoàng Tuấn Công đã viết là do “bản chất đa nghĩa” của thành ngữ, tục ngữ hay do sự thiếu hiểu biết rồi tự bịa ra dị bản và xuyên tạc nghĩa theo cách hiểu tùy tiện của cá nhân cụ Nguyễn Lân?
Về từ và ngữ Hán Việt, xem toàn bộ cách giải thích của cụ, có thể khẳng định chắc chắn cụ không biết chữ Hán. Chẳng hạn, mục từ “Hàn mặc”, cụ giải nghĩa: “dt (H. hàn: lạnh, nghèo khổ; mặc: mực – nghĩa đen là bút mực) Văn chương (cũ) Quen nghề hàn mặc, không chú ý đến thể dục”. Tiếp theo mục từ “Hàn nho”, cụ lại giải thích: “dt (H. hàn: ngọn bút; nho: nhà nho) Học trò nghèo” Đổi màu lữ khách, thay hình hàn nho (Tự tình khúc)". Khổ thân cụ. Chắc là cụ có tra cứu từ điển Hán - Việt, nhưng không phân biệt được Hàn (ngọn bút) với Hàn (nghèo) nên lộn tùng phèo. Mà nhiều người không phân biệt được tự hình Hán, họ vẫn có thể dựa vào kết hợp từ “hàn mặc” với “hàn nho” để đoán nghĩa của từ tố, nhưng cụ lại không làm được! Không biết cái câu “Quen nghề hàn mặc, không chú ý đến thể dục” cụ lấy ở đâu ra, có vẻ như cụ ghét chuyện bút mực như Mao ghét trí thức, cho nên mới sáng chế ra cái câu ngồ ngộ ấy? Rõ ràng, toàn bộ từ điển Nguyễn Lân chỉ là đoán mò theo âm Hán Việt, cho nên xác suất hên xui, may rủi. Mà đã xác suất thì chỉ có 25% đúng.

Về chính tả, tôi không đặt vấn đề phải lấy âm Hà Nội làm chuẩn trong khi chưa có bộ luật chính tả, nhưng ít nhất cụ phải chọn một cách phát âm phổ biến, hoặc chua rõ hai, ba cách viết nào đó. Đằng này, cụ lại lấy âm địa phương hay nói ngọng của cụ ra để khẳng định đó là chính tả mà theo giai thoại, rằng cụ từng nhìn ai viết sai chính tả là cụ như thấy xúc phạm nghiêm trọng. “Xương quai xanh” thì cụ viết là “xương quai sanh”, “sàm sỡ” thì cụ viết là “xàm xỡ”, “sóng soài” thì cụ viết là “xóng xoài”, “trỗi dậy” thì cụ viết là “chỗi dậy”, “giải thể” cụ viết là “dãi thể”, “rơm rớm” thì cụ viết là “dơm dớm”, “ru rú” thì cụ viết là “giu giú”...

Những trường hợp trên trong vô số các trường hợp tương tự trong sách Nguyễn Lân là “do vấn đề hỗn loạn chưa có luật ngôn ngữ văn tự, do biến đổi ngôn ngữ, do đặc trưng của tiếng Việt” hay do chính sự hỗn loạn bất chấp quy tắc ngôn ngữ, bất chấp quy luật biến đổi ngôn ngữ, bất chấp đặc trưng tiếng Việt của chính người làm sách?

3. Thôi thì cái thời cụ Nguyễn Lân tư duy theo cách một nhà giáo dạy bình dân học vụ, làm từ điển như cụ có thể giúp được điều gì đó cho cả triệu người mù chữ. Tất nhiên là tôi nói ở phần chữ, chứ tục ngữ, thành ngữ dân gian thì chẳng giúp gì, thậm chí còn bị người dân vô học cãi phăng, vì tục ngữ, thành ngữ là sản phẩm của họ không thể đem ra xuyên tạc được. Đáng nói là những ý kiến của những người có học hàm học vị ở thời đại phổ cập hóa đại học mà lại tiếp tục sai theo vết sai của cụ. Các ý kiến tranh luận, đúng ra là bênh vực cho cụ Nguyễn Lân lại chỉ biết dựa vào Từ điển Nguyễn Lân để chống chế, khác gì tư duy cối xay?

Có bào chữa cách gì thì lỗi đầu tiên vẫn thuộc về cụ Nguyễn Lân. Cụ đã sai dẫn đến những người sùng bái cụ sai theo. Cái sai chồng lên cái sai và không biết hối cải. Sinh thời cụ nói cụ cần sự góp ý. Nhưng nói vậy mà không phải vậy, ngay đến người uyên bác như cố Giáo sư Cao Xuân Hạo góp ý cũng bị cụ mắng cho là “vô văn hóa”. Học phiệt là một cố tật chỉ có thể lật đổ chứ không thể góp ý, bởi vì chính nó tạo ra thần tượng giả đầu độc nhiều thế hệ.

Tranh luận học thuật không có chuyện kính trên nhường dưới mà đòi hỏi sòng phẳng. Aristotle cãi nhau với thầy Plato đến mức tự tách trường riêng và người Hy Lạp chưa bao giờ xem người học trò kia là thiếu “lương tri”, chị Nghiêm Thúy Hằng ạ! Ở thời đại dân chủ, người ta còn dám cãi cả Chúa để tìm chân lí và tiến đến văn minh, huống hồ là một người trần mắt thịt như cụ Nguyễn Lân mà chị yêu cầu không được phép cãi để giữ “lương tri”.

Kẻ “dốt mà hay cãi” như GS. TS. Nguyễn Đức Tồn, PGS.TS. Lê Đức Luận,… và cả chị nữa, đúng là “không vứt đi” nhưng rất có hại. Bởi chính những người này đã đem cái sai chồng lên cái sai, biến sai thành đúng một cách trí trá gây nhiễu loạn học thuật, làm méo mó tiếng Việt. Ai cũng có cái dốt, nhưng nói như dân gian, dốt thì phải dựa cột mà nghe. Cãi cùn thì dốt lại chồng thêm dốt và không thể hy vọng có sự tiến bộ được.

Chị nên nhớ Hoàng Tuấn Công không phủ nhận sạch trơn những gì tồn tại trong Từ điển Nguyễn Lân. Nhiều chỗ Hoàng Tuấn Công chỉ đính chính và bổ túc một cách hiển ngôn. Chị nói thành ngữ vốn đa nghĩa. Tôi bổ sung thêm, không chỉ thành ngữ, bản thân các kí hiệu đã luôn tồn tại không dưới một nghĩa. Nghĩa luôn có tính dự phòng, hoặc bị trượt liên tục trên chuỗi biểu đạt (theo Lacan), hoặc phát tán với những khác biệt (theo J.Derrida). Có nghĩa là, không có kí hiệu nào cố định mà luôn vận động và chuyển nghĩa trong quá trình sử dụng. Vì thế, không có từ điển nào nói hết được nghĩa của từ hay thành ngữ, tục ngữ. Từ điển luôn có giới hạn. Nó không là tác phẩm diễn giải theo lối phân tích, bình luận. Nhưng nó phải luôn cập nhật. Tất nhiên nó phải dựa vào cái gốc để từ đó phát sinh cái khác chứ không chơi trò cắt ngọn và giải nghĩa méo mó như cụ Nguyễn Lân.

4. Tôi nói ra điều trên cũng đồng nghĩa với việc không xem Hoàng Tuấn Công là tuyệt đối như một thần tượng mới thay thế cho thần tượng cũ Nguyễn Lân mà nhiều bạn đọc đã tung hô. Trong sách của mình, với tư cách không phải là từ điển mà là “phê bình và khảo cứu”, Hoàng Tuấn Công cũng có những giới hạn nhất định. Không ít chỗ Hoàng Tuấn Công tự rơi vào bẫy của sự duy lí, thoát li hẳn cái kinh nghiệm cảm tính của dân gian. Chẳng hạn như câu: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”, anh nhất quyết hình thức đúng phải là “Đường tắt hay tối, nói dối hay cùng”, trong khi cái câu kia mới có tính thông tục hơn. Vẫn nghĩa như anh nói, nhưng dân gian chẳng chặt chẽ về từ như anh nghĩ. Dân gian cần nghĩa tổng quát hơn là chiết tự ra theo lối bác học. Chẳng hạn, “chú như cha, già như mẹ” là nói cho có vần, thuận mồm với nghĩa tổng quát là xem bề trên như bậc cha mẹ, càng chiết tự hay tách vế ra càng thấy vô lí. Câu “Tai vách mạch rừng” anh khăng khăng phải là “Tai vách mạch dừng” với cái lí “dừng ở đây là bức vách. Không phải tai vách mạch rừng”. Vì dừng là một bộ phận của vách, vách là bộ phận của ngôi nhà, nơi (theo nghĩa đen) hai người trao đổi chuyện bí mật, riêng tư… Nếu nói “Tai vách, mạch rừng” thì một là bức vách, một là cái mạch gì đó tận trên rừng thì nghe thật vô lí” [tr.21]. Rõ ràng cái bẫy duy lí tưởng chừng có lí về quan hệ giữa “vách” và “dừng” (giống như quan hệ thúng / mê mà Lê Đức Luận đã cãi Hoàng Tuấn Công) đã làm anh mắc kẹt trong cái vô lí mà anh đã phê bình cụ Nguyễn Lân ở câu “Rút dây động dừng”. Anh hỏi “dứt dây gì ở bức vách?” trong câu “Bứt dây động rừng”, trong khi người ta cũng có quyền hỏi “mạch” gì ở trong bức vách trong câu “Tai vách mạch dừng”? Anh dẫn tục ngữ Hán “Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ” mà quên tục ngữ Việt: “Rừng có mạch, vách có tai”. Hai vế tách biệt, không cần theo quan hệ “dừng là một bộ phận của vách, vách là bộ phận của ngôi nhà” mà vẫn có nghĩa. Đơn giản thế này, rừng có mạch, vách có tai, anh nói chuyện bí mật ở đâu cũng có thể bị người ta nghe được. Nhiều trường hợp tục ngữ, thành ngữ không thể chẻ hoe ra từng vế hay từng từ mà diễn nghĩa được. Tất nhiên, trong giới hạn của bài viết, tôi chỉ đưa ra vài ví dụ, việc góp ý toàn quyển sách lại cần thời gian và trong một bài viết khác. Ở đây tôi chỉ muốn chỉ cho chị Nghiêm Thúy Hằng thấy cái điều chị dạy người khác: “Phàm là làm việc gì cũng nên cẩn trọng, thấy vậy mà không phải vậy” là như tôi đã phân tích trong toàn bài chứ không phải như chị nghĩ trong đầu rằng, người ta phê cụ Nguyễn Lân là thiếu “lương tri” và không “cẩn trọng”!

C.M.L.

Nguồn: FB Chu Mộng Long

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn