Một cách tiếp cận mới trong xây dựng thể chế dân chủ

Nguyễn Vũ Bình

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết của một người từng có những trải nghiệm rất hiếm hoi: làm việc gần 10 năm tại Tạp chí Cộng sản, cơ quan lí luận và chính trị hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam; bị bắt ngày 25-9-2002, tới ngày 31-12-2003 thì bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia vì tội làm gián điệp; hai lần được tổ chức Quan sát nhân quyền trao giải Hellman-Hammett dành cho những văn sĩ dũng cảm đương đầu với sự đàn áp về chính trị; là hội viên danh dự của 4 tổ chức văn bút quốc tế…

Bauxite Việt Nam

Mặc dù vậy vào ngày 5 tháng 5 năm 2004, tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội vẫn quyết định giữ nguyên bản án. Tại cuối phiên kháng án thất bại của mình, Nguyễn Vũ Bình tuyên bố: "Đối với tôi, tự do hay là chết", rồi lập tức bắt đầu một cuộc tuyệt thực. Sau 14 ngày, ông mới đồng ý chấm dứt cuộc tuyệt thực sau khi Tòa án Tối cao đồng ý xét lại vụ án. Sau cuộc tuyệt thực, Ông đã bị sụt giảm 14 kg trọng lượng và di chứng để lại là bệnh đường ruột.

Nguyễn Vũ Bình hai lần được tổ chức Quan sát Nhân quyền trao giải Hellman-Hammett 2002, 2007 một giải thưởng hàng năm dành cho những văn sĩ dũng cảm đương đầu với các đàn áp chính trị.

Nguyễn Vũ Bình là Hội viên danh dự của bốn tổ chức Văn Bút Quốc tế: Văn Bút Hoa Kỳ, Văn Bút Ca-na-da, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, Văn Bút Sydnye.

Vào ngày 9 tháng 6 năm 2007, ông được nhà cầm quyền thả tự do từ nhà tù Ba Sao ở tỉnh Nam Hà.

Thưa các bạn quan tâm tới vấn đề dân chủ và xây dựng thể chế dân chủ!

Chúng tôi xin được trình bày ba vấn đề, hay ba câu hỏi là nguyên nhân và cảm hứng để chúng tôi nghiên cứu và tìm ra cách tiếp cận mới trong xây dựng thể chế dân chủ.

Câu hỏi 1: Tại sao trên thế giới có khoảng 150 quốc gia có thể chế dân chủ mà chỉ có chưa đầy 30 quốc gia (bao gồm Mỹ, Tây Âu, Nhật, Úc và mới đây là Đài Loan, Hàn Quốc...) là người dân thực sự được tự do. Còn lại, hơn 120 quốc gia cũng có thể chế dân chủ, ví dụ Mexico, Thái Lan, Nga, Indonesia... người dân lại không có được tự do? Những nước này thường chỉ được gọi là có dân chủ trong tuyển cử.

Câu hỏi 2: Khi các chế độ độc tài sụp đổ, ví dụ Ai Cập, Tunisia, nếu có một cuộc khảo sát với người dân ở các quốc gia này rằng tự do là gì, nhân quyền bao gồm những quyền gì, như thế nào, dân chủ là gì... thì có bao nhiêu phần trăm người dân biết, hiểu được những khái niệm đó? Vậy mà tất cả các nhà chính trị học đều nói rằng người dân là chủ thể tham gia xây dựng nên thể chế dân chủ để bảo đảm tự do và lợi ích của chính người dân?! Như vậy, có sự lệch pha trong nhận thức của người dân và việc tham gia xây dựng thể chế dân chủ, việc xây dựng thể chế dân chủ có thực sự bảo đảm tự do và lợi ích của người dân hay không?

Câu hỏi 3: Trên thế giới hiện nay đã có định nghĩa, khái niệm chung, thống nhất về dân chủ hay chưa? Nếu có thì đó là định nghĩa nào?

Theo chúng tôi được biết, hiện trên thế giới chưa có khái niệm, định nghĩa chung, thống nhất về dân chủ. Có tài liệu nói rằng tính đến những năm 60 của thế kỉ XX, đã có trên 500 định nghĩa về dân chủ. Từ những năm đó tới nay, tức là hơn 50 năm sau, thì có thêm bao nhiêu định nghĩa nữa về dân chủ? Tại sao lại như vậy? Nếu không có định nghĩa chung, khái niệm thống nhất thì liệu có phải chưa có sự thống nhất về bản chất của dân chủ hay không?

Suy tư về câu hỏi thứ nhất, chúng ta buộc phải công nhận thể chế dân chủ hiện hành trên thế giới có khuyết tật chung. Phải có khuyết tật chung mới dẫn tới tình trạng ba phần tư số quốc gia cũng có thể chế dân chủ mà người dân lại chưa được tự do. Kết hợp với câu hỏi thứ ba, tức là thế giới chưa xác định được định nghĩa, khái niệm chung, thống nhất về dân chủ, dẫn tới kết luận rằng thế giới chưa tìm ra được bản chất thực sự của dân chủ. Điều này có nghĩa là trong rất nhiều định chế của thể chế dân chủ, chúng ta chưa tìm ra được định chế dân chủ cốt lõi, thể hiện bản chất của dân chủ, hay chưa tìm ra được định chế dân chủ cốt lõi bảo đảm được tự do của con người. Chỉ khi xác định được định chế dân chủ cốt lõi, bảo đảm được tự do của con người và xây dựng thể chế dân chủ xoay quanh định chế dân chủ cốt lõi thì mới bảo đảm được tự do của con người.

Trên mạch logic đó, chúng tôi đã nghiên cứu và tìm ra được định nghĩa, khái niệm dân chủ thể hiện được bản chất của dân chủ. Chúng tôi đi từ khái niệm chung nhất về dân chủ, được nhiều người công nhận nhất: dân chủ là phương thức tổ chức xã hội bảo đảm cao nhất tự do của con người. Vấn đề cần xác định trong định nghĩa này: tự do là gì? Và chúng tôi đã xác định: "Tự do là các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi một cá nhân". Như vậy, chúng ta cần có, cần xây dựng được một định chế cốt lõi mà ở đó mỗi cá nhân có thể, có khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mình. Đó chính là định chế Tòa án nhân quyền ở tất cả các cấp. Chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra Dự án xây dựng thể chế dân chủ xoay quanh định chế cốt lõi tòa án nhân quyền để bảo đảm tự do của con người.

Liên quan câu hỏi thứ hai, chúng tôi xác định cần trang bị đầy đủ kiến thức cho toàn thể nhân dân về tự do, dân chủ, nhân quyền để người dân có đầy đủ nhận thức tham gia xây dựng thể chế dân chủ. Chỉ có những con người có đủ kiến thức về các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền mới có thể tham gia xây dựng nên thể chế dân chủ bảo đảm tự do và quyền lợi của mình. Toàn bộ vấn đề này nằm trong mục các bước đi và cách thức xây dựng thể chế dân chủ của dự án.

Dự án của những người Việt Nam, đất nước chưa bao giờ có tự do, dân chủ, lại bàn về những vấn đề thế giới đã đi qua hàng trăm năm không khỏi gây ra những hoài nghi, thắc mắc. Cộng thêm việc dự án được nghiên cứu và trình bày theo lối tư duy Á Đông sẽ làm cho nhiều người cảm thấy khó đọc và tiếp cận. Nhưng chúng tôi tin rằng những người trăn trở với các câu hỏi được nêu ở đầu bài viết sẽ vượt qua được những trở ngại rất nhỏ này.

Trân trọng mời quý vị tham khảo Dự án xây dựng thể chế dân chủ và các tài liệu liên quan trên trang nghiencuutheche.com của chúng tôi.

Hà Nội, ngày 16-10-2017

N.V.B

A new approach in construction democratic institutions

Ladies and gentlemen, you are interested in democracy and building democracy!

We would like to present three issues, or three questions that are the cause and inspiration for us to study and find new approaches to building democracy.

Question 1: Why is there about 150 countries in the world that can be democratic, with less than 30 countries (including the United States, Western Europe, Japan, Australia and more recently Taiwan, South Korea). .) people are really free. The rest, more than 120 countries also have democracy, eg Mexico, Thailand, Russia, In donesia ... people are not free? These countries are often called democratically in the elections.

Question 2: When dictatorships collapse, eg Egypt, Tunisia ... if there is a survey with people in these countries: what is freedom, human rights include what rights? how? What is democracy? ... How many percent of people know, understand the concepts? Yet, all political scientists and politicians say that the people are involved in building democracy to guarantee the freedom and the interests of the people themselves. So there is a phase difference in people's perceptions and participation in the building of democracy, the building of democracy that truly guarantees the freedom and the interests of the people?

Question 3: Is there a common definition or concept of democracy in the world today? If yes, which definition?

As far as we know, today in the world there is no concept, the general definition, unity of democracy. There is literature that, as of the 1960s, there were over 500 definitions of democracy. From those years to the present, that is more than 50 years later, how many more definitions of democracy? Why, if there is no common definition, the concept of unification is whether there is no agreement about the nature of democracy?

Reflecting on the first question, we are forced to recognize the existing democratic institutions in the world with common disabilities. There must be a new general disability that leads to a situation where three-quarters of democracies are not democratic. Combined with the third question, that the world has not defined the definition, the general concept, unity of democracy ... leads to the conclusion that the world has not found the true nature of democracy. . This means that, in many institutions of democracy, we have yet to find a core democratic institution that demonstrates the nature of democracy or has not found a core democratic institution. secure human freedom. Only by identifying the core democratic institutions guaranteeing human freedom and building democratic institutions around the core democratic institutions guarantee human freedom.

On that logic, we have studied and found the definition, the concept of democracy, which demonstrates the essence of democracy. We go from the most common notion of democracy, most widely recognized: democracy is the highest social organization of human freedom. What should be defined in this definition, what is freedom? And we have determined that "freedom is human rights and the ability to protect one's own human rights." As such, we need to have a core institution in place where every individual can, with the capacity to protect his or her human rights. That is the institution of the HUMAN RIGHTS BOARD at all levels. We have researched and launched a project to build a democratic institution around the core of the Human Rights Court, to ensure human freedoms.

In relation to the second question, we identify that people should have the full knowledge of freedom, democracy and human rights, so that people are fully aware of their participation in civil society. master. Only people who have enough knowledge of the issues of freedom, democracy and human rights can participate in building a democracy that guarantees their freedom and rights. The whole issue is in the steps and ways of building the democracy of the project.

The project of Vietnamese people, the country has never been free and democratic, discusses the problems of the world have gone through hundreds of years, causing doubt. Adding to the fact that the project is being studied and presented in Asian mindset will make many people feel difficult to read and approach. But we believe that those who are concerned with the questions raised at the beginning of the article will overcome these very small obstacles.

Please feel free to refer to the Democracy Building Project and related materials on our website.

Hanoi, October 16, 2017

N.V.B

(Tác giả gửi BVN)

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn