Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ Phần 7 - Cục trưởng Cục Hàng hải

(Phụ lục 1: Đi tìm sự bao che; Phụ lục 2: Đâu rồi sự trung thực)

David Tran Hieu

David.tranhieu@mail.co.uk

Phần 7 của Chuyên đề “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ” – đã đề cập tới việc ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải khai hồ sơ lý lịch và kê khai, sử dụng Bằng cấp không đúng quy định, không trung thực.

Ngay sau khi bài viết trên được đăng, có rất nhiều ý kiến, bình luận gởi tới tòa soạn và trực tiếp tới Tác giả, đề nghị tiếp tục cung cấp bài viết về một số nhân vật cộm cán liên quan tới Tư lệnh Đinh La Thăng. Và một số báo tại Việt Nam, nhất là trang chuyên sâu về giáo dục, đào tạo như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, sau đó đã đăng một loạt bài về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sang với bao sự bất tường, bất minh của Tư lệnh Đinh La Thăng, cùng chất vấn của Nghị sĩ Quốc hội, ý kiến của một số luật sư hoặc bình luận của cựu quan chức cấp cao…

Trong khi đang tập hợp tư liệu cho Phần 8 với một nhân vật quan trọng khác, tác giả tiếp tục nhận được tư liệu liên quan tới ông Cục trưởng Hàng hải này, vì vậy đã quyết định viết tiếp Phụ lục cho phần 7 của Chuyên đề này.

Tác giả

Phụ luc 1: Đi tìm sự bao che

Ngay sau khi mạng truyền thông chính thống tại Việt Nam đưa tin về Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải… kê khai, sử dụng bằng cấp không trung thực, Sang và quan thầy của mình hẳn đã khẩn trương đi tìm sự bao che, dung túng…

clip_image002clip_image004

clip_image006clip_image008

Mạng truyền thông hiện tại đăng tin về Cục trưởng Hàng hải không trung thực trong kê khai bằng cấp

Quen với những việc như vậy rồi, nên Nguyễn Xuân Sang với sự dìu dắt của quan thầy (sẽ nói tới ở phần sau của Chuyên đề “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”) đã và đang chạy đôn chạy đáo, hòng bịt các lỗ hổng về thông tin, về pháp lý…

Nơi họ nhắm tới, trước mắt là Vụ Tổ chức - Cán bộ của Bộ Giao thông Vận tải, để biến báo cách giải trình việc bổ nhiệm thiếu tiêu chuẩn, sai quy định…; và rồi cũng nhằm đến tìm cách xử lý hồ sơ, lý lịch ở những phần đã bị vạch lỗi. Vì vậy khi kiểm tra, rà soát hồ sơ lý lịch thì cũng có thể phần nào nội dung đã bị tráo, thay đổi hoặc sửa… nhất là phần kê khai về Tiến sĩ Hàng hải, và trình độ ngoại ngữ… như đã nêu ở trên.

Họ, bao gồm Nguyễn Xuân Sang và một số vị đã lấy bằng dỏm tại cơ sở đào tạo từ xa của Nga này, đang tìm cách “lobby” Bộ Giáo dục - Đào tạo, mong rằng có thể thay đổi được nội dung xác nhận tính hợp pháp của cơ sở đào tạo (Viện NIIAE) hay không!

Họ cũng tìm đến Bộ Nội vụ, để hòng tìm kiếm sự ủng hộ về trình tự thủ tục, quy trình bổ nhiệm, để tìm cách vận dụng giải thích cho cái gọi là “tiêu chuẩn bổ nhiệm” hay thế nào là “ngạch chuyên viên chính…”

Nguyễn Xuân Sang và quan thầy đang tìm cách tiếp cận một số vị có chức có quyền trong công tác thanh kiểm tra sắp tới, đặc biệt là một số “bố già”, một số vị đồng hương (Thái Bình) đang tại vị…, đặc biệt là ở các Ban / ngành của Đảng hay Nghị sỹ Quốc hội…

Người mang bằng dỏm, người kê khai hồ sơ không trung thực Nguyễn Xuân Sang hẳn còn rất lo ngại báo chí, truyền thông… đưa tin này rộng hơn, nên sẽ không tiếc gì, sẵn sàng tìm cách “chi mạnh” mong bịt các thông tin trên báo chí, truyền hình…

Liệu vào tình trạng này Tư lệnh Đinh La Thăng có ra tay giúp sản phẩm Nguyễn Xuân Sang của mình không?! Trước đây Đinh Tư lệnh thét ra lửa, “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” thì khác, nay bản thân Đinh Tư lệnh đã rất mỏi mệt vì những đệ tử như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Ninh Văn Quỳnh, Vũ Đình Duy... đang và sẽ vào vòng lao lý…, thế nên “ốc còn chẳng mang nổi mình ốc”, lấy đâu ra sức mà… “mang cọc cho rêu” !

Phụ luc 2: Đâu rồi sự trung thực

Khi nhận các tư liệu liên quan từ Việt Nam để hình thành Phần 7 về ông Nguyễn Xuân Sang, tác giả chú ý tới một đoạn trong thư e-mail của người gởi, như sau: ”… tôi không quan tâm tới các quan chức làm việc thế nào, nhưng tôi cần ở họ sự trung thực và lòng tự trọng!”.

Tác giả rất kính trọng sự khảng khái của người gởi thư và tư liệu, mà tác giả không biết mặt, nên mượn cái hàm ý trong thư đó, đặt tên cho Phụ lục này.

Tác giả nhớ lại, mới ít ngày trước đây thôi, ngày 01/11 vừa qua ông Michael Fallon, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Quốc đã quyết định từ chức, chỉ một ngày sau khi ông lên tiếng xin lỗi vì đã đặt tay lên đầu gối của nữ phóng viên Julia Hartley-Brewer trong một bữa tiệc tối hồi năm 2002, tức là 15 năm trước!

Ở Anh Quốc, và có lẽ ở đâu cũng vậy, sự trung thực của của con người, đặc biệt là chính trị gia, được coi trọng hàng đầu. Bộ trưởng Michael có thể không nhớ 15 năm trước ông đã vô tình hay cố ý đặt tay lên đầu gối (chỉ là đầu gối thôi) của nữ phóng viên nọ, nhưng một khi sự việc đã là sự thật, dù quá khứ đã lâu, thì hành động từ chức của Bộ trưởng Michael lại được dân chúng đánh giá về nhân cách ở một góc độ khác, đó là lời khen về sự trung thực và lòng tự trọng!

Quay trở về vụ Cục trưởng Hàng hải Nguyễn Xuân Sang, chúng ta cùng xem sự trung thực của ông ta đến đâu!

Lý lịch của ông Sang kê khai có học vị Tiến sĩ Hàng hải, trong khi Viện Khoa học, nghiên cứu và thực nghiệm Điện tử, ô tô và thiết bị điện (CHLB Nga, http://niiae.ru/) – nơi cấp bằng cho Sang hoàn toàn không đào tạo ngành nghề hàng hải. Như trước đây đã phân tích, đây rõ ràng là sự man trá hồ sơ, nhằm đánh bóng hình ảnh mình có một tấm bằng chuyên sâu về hàng hải, thuận lợi cho việc xét duyệt hồ sơ lên chức thêm quyền sau này, đây là một sự trục lợi có tính toán…!

clip_image010

Lý lịch của Nguyễn Xuân Sang kê khai bằng“Tiến sĩ Hàng hải” và ngoại ngữ Anh văn tương đương trình độ C

Tìm hiểu kỹ hơn, các trường nằm trong chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, tính đến tháng 3/2017 chỉ có hai trường của Nga là Trường ĐH Kỹ thuật St.Petebua, đào tạo Cử nhân Tin học, kỹ thuật tính toán và Trường ĐH Công nghệ quốc gia MATI, đào tạo Cử nhân Công nghệ thông tin, tuy vậy cả hai trường này đã chấm dứt hoạt động.

Ngoài ra, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện cũng liên kết với hai trường, trong đó có một trường của Đài Loan và trường kia của Cộng hòa Áo, hoàn toàn không có đối tác liên kết với Viện hoặc Trường của CHLB Nga.

clip_image012

Danh sách các trường liên kết đào tạo với nước ngoài không có tên Viện Khoa học, Nghiên cứu và Thực nghiệm Điện tử, Ô-tô và Thiết bị điện (CHCB Nga)

Về Cơ sở đào tạo từ xa, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ duy nhất Trường Đại học Nam Colombia, Hoa Kỳ (theo thông báo kết luận 40/TB-BGDĐT ngày 11/2/2011 của Bộ GD-ĐT) là có chương trình được Bộ này công nhận.

Như vậy, Viện Khoa học, Nghiên cứu và Thực nghiệm Điện tử, Ô-tô và Thiết bị điện ̣NIIAE (CHCB Nga) mà Nguyễn Xuân Sang khai trong hồ sơ lý lịch hoàn toàn không có trong danh sách liên kết đào tạo, theo quy định của Bộ GD-ĐT, chương trình của cơ sở này không được công nhận, vì vậy bằng của Nguyễn Xuân Sang không được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thừa nhận.

Nguyễn Xuân Sang là một cán bộ cấp cao của nhà nước, đương nhiên biết rất rõ quy định này. Nhưng Sang vẫn khai vào hồ sơ và sử dụng bằng Tiến sĩ vừa không được công nhận (bằng không có giá trị), lại vừa khai man “Tiến sĩ Hàng hải” là không trung thực, vi phạm điều 13 trong Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam về những điều đảng viên không được làm (Điều 13 - Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực…)

Về chứng chỉ ngoại ngữ “Anh văn tương đương trình độ C” mà Nguyễn Xuân Sang khai, trong thực tế hồ sơ chỉ có chứng chỉ tiếng Anh chương trình B; đơn giản không thể nào B là giống hay tương đương với C được, việc tuy nhỏ, vì trình độ tiếng Anh của công chức Việt Nam hiện chưa yêu cầu bắt buộc theo tiêu chí quốc tế IELTS hay TOEFL…, nhưng thể hiện 02 sự không trung thực ngay trong một trang lý lịch của Sang!

clip_image014

Hồ sơ lý lịch đảngviên, công chứccủa Nguyễn Xuân Sang kê khai ngoại ngữ “Anh văn tương đương trình độ C”, trong thực tế chỉ đạt chương trình B

Việc trục lợi từ tấm bằng “Tiến sĩ nước ngoài cấp”, như đã thông tin từ bài đăng trước, năm 2014 Nguyễn Xuân Sang dự thi Công chức, thi trượt nên không được Bộ Nội vụ xếp ngach Chuyên viên chính; năm 2015 được bổ nhiệm Cục trưởng (tuy không đạt tiêu chuẩn là phải được xếp ngach Chuyên viên chính theo Quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký), năm 2016 đi thi lại mới đạt Chuyên viên chính và mới được xếp ngạch 2017…, nhưng cả hai kỳ thi Chuyên viên chính này, Nguyễn Xuân Sang đã được miễn môn thi ngoại ngữ, với lý do có bằng Tiến sĩ của nước ngoài cấp…!

clip_image016

Kỳ thi Chuyên viên chính năm 2014 của Nguyễn Xuân Sang, có mục Điểm thi ngoại ngữ:“miễn thi”, được hưởng lợi do khai có “Bằng Tiến sĩ đào tạo tại nước ngoài”

Nguyễn Xuân Sang không học ở nước ngoài, mà là hình thức ngồi tại Việt Nam, học từ xa, tiếng Nga hoàn toàn không biết, tiếng Anh bập bõm trình độ B, vậy nhưng lợi dụng tấm bằng (dỏm) được Viện NIIAE của Nga cấp đó mà khai miễn môn thi Ngoại ngữ nhằm hưởng lợi. Lỗi này do cơ quan xét duyệt hồ sơ bị qua mắt khi xét cho Sang miễn thi ngoại ngữ, nhưng dư luận cho rằng chính là do Nguyễn Xuân Sang chủ động khai không đúng sự thật, về việc đủ tiêu chí để được miễn ngoại ngữ, như vậy rõ ràng là khai man nhằm trục lợi cá nhân.

Nguyễn Xuân Sang, sự trung thực đã không có, thì lòng tự trọng tìm đâu ra! Hãy nhìn vào trường hợp tác giả ví dụ ở trên, mới thấy Sir Michael Fallon, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Quốc tuy đã từ chức (vì cái sự chẳng đâu vào đâu mà chắc nhiều vị cãi biến cãi bay), song lòng tự trọng và sự trung thực của ông Michael đáng được trân trọng, đáng được Nguyễn Xuân Sang suy ngẫm, mà học tập biết bao !

D.T.H.

Tác giả gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn