Chuyện nhỏ, chuyện lớn

Lời ngỏ

Người viết với tư cách là người kế thừa lập gia phả cho một dòng họ; không nhận xét, không tự hào về việc làm của thế hệ trước; cố gắng kể lại sự thật khách quan, trung thực, như nén hương kính khấn ông bà, tổ tiên.

Viết sử không phải là quyền duy nhất của thế lực nào, công bố sự thật của từng dòng tộc cũng là góp phần sáng tỏ lịch sử.

Một dòng họ suốt 6 thế hệ liên tục sống trong chế độ người cộng sản nắm quyền, chưa bao giờ nhận được trưng cầu ý dân và phúc quyết Hiến pháp; cho nên không có chuyện nhân dân chọn “đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Hệ quả mọi vấn đề là ở chỗ này.

Do Thanh Nhan

Trong một đám giỗ cổ truyền ở nông thôn miền Trung Việt Nam; đủ thành phần: già trẻ lớn bé, làm việc trong - ngoài nhà nước, đương chức - nghỉ hưu, có đảng - không đảng, … những câu chuyện mà mọi người nói với nhau cuối cùng cũng quay về xã hội hiện tại.

I. CHUYỆN NHỎ

- Khách 1. (đang bị đền bù vì mở đường): tôi làm ăn ở xa, chưa bao giờ được ký vào biên bản kiểm kê tài sản, đất đai mà Huyện đã ban hành quyết định đền bù và thu hồi đất là sao?

Chủ nhà (1): chuyện nhỏ!

- Khách 2. (làm việc cho tập đoàn công nghệ của Mỹ đầu tư ở VN, vừa tham gia biểu tình ngày 10/6/2018): Tôi tham gia biểu tình với một tấm lòng yêu nước, mục đích cho ĐBQH thấy người dân không đồng thuận với Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng; nhưng tại sao lại bị chụp cho cái tội là do các thế lực phản động kích động, biểu tình để nhận tiền?

Chủ nhà: chuyện nhỏ !

- Khách 3. (mới nghỉ hưu): tôi rất tin tưởng Tổng Bí thư trong công cuộc phòng chống tham nhũng khi nghe ông nói "Không có vùng cấm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng", nhưng vừa rồi lại nghe nói "Kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm". Là sao?

Chủ nhà: chuyện nhỏ!

- Khách 4. (dân địa phương): nghe đâu ông Bí thư xã nhiệm kỳ trước có nhiều sai phạm về đất đai, quy hoạch, … đến mức bị khai trừ đảng; nhưng vẫn hạ cánh an toàn sau khi kiếm được không ít!

Chủ nhà: chuyện nhỏ!

- Khách n. … ?

Chủ nhà: chuyện nhỏ !

II. CHUYỆN LỚN

Khách hỏi chủ nhà: tại sao tất cả đều là chuyện nhỏ, vậy chuyện gì là chuyện lớn ?

Chủ nhà:

1. Các vị có biết,

- Chính tại nơi đây đã phát tiếng trống đầu tiên báo lệnh tổng khởi nghĩa năm 1945 (Hình 1 & Hình 2) của một Tổng.

- Chính tại Từ Đường này, sau ngày thống nhất đất nước 1975, ông Phạm Văn Đồng về thăm quê đã đến đây đốt nhang tưởng niệm những người đã khuất (Hình 3);

Hình 1. Google map

Hình 2. Tư liệu đảng bộ địa phương

Hình 3. Từ đường hiện nay

2. Các vị có biết (2),

Người mà chúng ta cúng giỗ ngày hôm nay đã hiến tài sản và xương máu gia đình cho “Sự nghiệp đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc” ngay từ trước khi đảng Cộng sản Đông dương ra đời.

- Ông Đỗ Dung làm Chủ tịch Ủy ban hành chính của xã ngay nhiệm kỳ đầu tiên sau năm 1945 (Hình 4);

- Con trai thứ hai là ông Đỗ Ban, tham gia “hội kín” từ trước năm 1930, chết trong nhà tù của Pháp; được công nhận là liệt sĩ (Hình 5) và đặt tên cho chi bộ đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của xã (Hình 6).

- Con trai thứ bảy là ông Đỗ Xuân Sơn, tham gia đảng Cộng sản Đông Dương, qua Lào từ 1942, đến năm 1945 về địa phương làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa tổng Qui Đức, Chủ nhiệm Việt Minh Tổng Qui (Hình 7 & 8).

- … và nhiều con cháu khác nữa (3)

Hình 4. Tư liệu đảng bộ địa phương

Hình 5. Bằng Tổ quốc ghi công ông Đỗ Ban

Hình 6. Chi bộ Đỗ Ban - Tư liệu đảng bộ địa phương

Hình 7. Tư liệu đảng bộ địa phương

Hình 8. Tư liệu đảng bộ địa phương

3. Các vị có biết,

Kể từ đời ông Đỗ Dung đến nay liên tục 6 thế hệ, con cháu của Ông sống trên mọi miền đất nước, gồm nhiều thành phần trong xã hội; nhưng chưa có ai và chưa khi nào nhận được một lần trưng cầu ý dân và phúc quyết Hiến pháp theo đúng quy trình lập Hiến của một quốc gia độc lập, dân chủ; để: chọn người lãnh đạo mình ? (4)

Vâng, thưa các vị,

Chuyện lớn chính là ở chỗ: người dân không được quyền chọn lựa người lãnh đạo quốc gia. Dòng họ này là một minh chứng cho điều đó, mặc dù ít nhiều cũng có góp phần sinh ra chế độ hiện thời.

Chuyện lớn hơn nữa chính ở chỗ: dù cho không được trưng cầu ý dân và phúc quyết Hiến pháp lần nào, nhưng vẫn “Hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp”; trong khi trước đó, lúc ông Hồ Chí Minh còn sống đã hai lần ban hành Hiến pháp năm 1946, 1959 đều không có nội dung này.

Bà con ạ, khi “chuyện lớn” giải quyết xong thì tất yếu các “chuyện nhỏ” không còn.

PS.

(1). Chủ nhà chính là tác giả bài viết này.

(2). Tư liệu viết bài từ gia phả của dòng họ và lịch sử đảng bộ địa phương.

(3). Tôi không tự hào, mà cũng không hổ thẹn cho thế hệ Ông Cha trong giai đoạn này là đã cố gắng hết sức để giảm thiểu đổ máu do thanh trừng phe phái đối lập, thù hận cá nhân và cải cách ruộng đất.

(4). Tham khảo:

- Trưng cầu ý dân về Hiến pháp? (https://baomoi.com/trung-cau-y-dan-ve-hien-phap/c/10150250.epi)

- Trưng cầu ý dân ở Việt Nam (http://www.anhsangluat.com/trung-cau-y-dan-o-viet-nam/)

D.T.N.

Tác giả gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn