Người Công giáo Việt Nam: ghét Trung Quốc lẫn Cộng sản

Bennett Murray

Ánh Liên lược dịch

Người Công giáo chỉ chiếm 7% dân số Việt Nam, nhưng đóng một vai trò lớn trong phong trào bất đồng chính kiến của đất nước. Đổi lại, họ nói, các nhà thờ bị phá hủy, các linh mục bị bắt và tôn giáo bị bôi nhọ.

Trong một trang phục trắng, Cha Anton Le Ngọc Thanh từng bị bắt giữ 10 lần, bị cấm xuất cảnh, và năm ngoái, ông từng bị bôi nhọ vì tổ chức một buổi vinh danh các cựu chiến binh miền Nam Việt Nam.

Cha Anton Thanh cho hay, là người Công giáo trong một quốc gia cộng sản, họ chịu nhiều sự tổn thương.

‘[Ở Việt Nam hay Trung Quốc] người Công giáo phải đối mặt với sự đàn áp giống nhau: nhà thờ bị phá hủy, linh mục và mục sư bị bắt, nhiều câu chuyện được viết ra để bôi nhọ người Công giáo’, ông nói.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjr0zO3kRL4BHFZ2YQH5r6rLLu4Ab1uyV7N0bpmijQOtzJrbLCqdZIQdSx8JKpE34UaOOFCiU280fDkQEXVPrrK4pse80u7J7hyphenhypheniZ0wtEd9a05C8Iipbx67A8HbARKeyHkVhZXrtk0mcgw/s640/1.-AP-Vietnam-photo.jpg

Người Công giáo đang hiệp thông với gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn

Luật tôn giáo mới của Việt Nam có phải là một màn che cho sự đàn áp chính trị không?

Là một người Công giáo hoạt động chính trị, Cha Anton có vẻ cô đơn. Nhưng người Công giáo dù chỉ chiếm 7% dân số Việt Nam, họ đóng một vai trò rất lớn trong phong trào bất đồng chính kiến của đất nước.

Một số người Công giáo nổi bật bị bắt giam hoặc trục xuất trong thời gian này như bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được gọi là Mẹ Nấm, ông Nguyễn Văn Đài, người sáng lập Hội Anh em Dân chủ - người đã lưu vong tại Đức sau khi bị kết tội.

Lê Đình Lương, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và là một tín đồ Công giáo tỉnh Nghệ An, bị kết án 20 năm tù và 05 năm quản chế với tội danh ‘lật đổ chính quyền nhân dân’.

Người Công giáo đóng vai trò nổi bật trong các cuộc biểu tình, kêu gọi bồi thường cho ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố nước thải Formosa, hệ quả - các cuộc tấn công nhắm vào họ trở nên phổ biến, theo con dâu của ông Lương, bà Nguyễn Thị Xoan, người lên án các cuộc tấn công vào những nơi thờ phượng Công giáo.

‘Họ thâm nhập vào các nhà thờ, phá hủy bức tượng của Thiên Chúa và Đức Trinh nữ Maria, họ xúc phạm người Công giáo bằng cách phá hủy những gì là thiêng liêng của chúng tôi’, bà nói.

Vào tháng Sáu, người Công giáo cũng tham gia vào các cuộc biểu tình chống lại dự luật Đặc khu kinh tế, dự luật mà nhiều người Việt Nam lo ngại sẽ cho Trung Quốc một chỗ đứng trên lãnh thổ của mình.

Các cuộc biểu tình, Nhà nước Việt Nam coi là bất hợp pháp, kết cục là bị trấn áp - nhưng dự luật cũng đã bị hoãn.

Sự bất mãn bắt nguồn từ một điều khoản, trong một số trường hợp, cho phép các công ty nước ngoài được thuê 99 năm trong các đặc khu kinh tế. Nhưng đối với nhiều người ở Việt Nam, điều khoản 99 năm có vẻ khó chịu hơn cả trường hợp 99 năm mà Anh từng thuê Hồng Kông trước đây, và trong khi luật không đề cập cụ thể đến Trung Quốc, nhưng người dân tin rằng người hàng xóm lớn phương bắc sẽ tận dụng tốt các điều này.

Tiếp tục thúc đẩy ngọn lửa biểu tình là xu hướng chống Trung Quốc trong tâm thức người Việt Nam. Ở một đất nước nơi mọi thành phố đều có tên những nhân vật từng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, thì lo ngại về tham vọng khu vực của Bắc Kinh là không thể phủ nhận, và người Công giáo cũng không phải là ngoại lệ.

Thật vậy, các nhà bất đồng chính kiến Công giáo của Việt Nam có một thái độ khinh thị đặc biệt đối với Trung Quốc, quốc gia có sự kiểm soát và đàn áp tôn giáo ở mức độ khủng khiếp hơn nhiều.

‘Người Công giáo biết cộng sản là vô thần và họ làm những việc vì lợi ích riêng của họ chứ không phải lợi ích của người dân’, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 36 tuổi, sống ở ngoại thành Sài Gòn, là một trong số hàng ngàn người đã xuống đường vào tháng Sáu cho biết.

Nguyễn Ngọc, 36 tuổi, chia sẻ: ‘Hầu như người Việt Nam ghét cộng sản Trung Quốc, nhưng tôi không ghét người Trung Quốc, tôi thông cảm với họ’, Ngọc nói thêm. ‘Tôi biết rằng các linh mục Công giáo ở Trung Quốc cũng đang cố gắng rất nhiều để tồn tại với những lời hứa hẹn từ Chính quyền Bắc Kinh [về tự do tôn giáo]’.

Thái độ của họ dường như mâu thuẫn với quan điểm chính thống cho rằng, mối quan hệ giữa nhà thờ và ĐCS là mật thiết.

Không giống như ở Trung Quốc, nơi mà hiệp hội Công giáo hợp pháp duy nhất từ chối thẩm quyền của Vatican, Chính phủ Việt Nam cho phép Hội Thánh được hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh. Trong khi đó, Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo của Việt Nam, được Quốc hội thông qua năm 2016, bảo đảm quyền của người dân thực hành các tín ngưỡng được Chính phủ công nhận, miễn là các tổ chức tôn giáo báo cáo hoạt động của họ với Chính phủ.

Mặc dù vậy, theo Phil Robertson, phụ trách khu vực châu Á thuộc tổ chức Human Rights Watch cho biết: ‘Những gì mà nhà cầm quyền ở Hà Nội không thích là phong trào có tổ chức với sự ủng hộ của một tổ chức, cộng với nguồn lực và khả năng huy động mọi người’, ông nói. ‘Giáo hội Công giáo ở Việt Nam có cả hai thứ đó’.

B.M.

Nguồn: SCMP

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn