Xin nhắn ông Nguyễn Mạnh Hùng

Nguyễn Ngọc Chu

Gửi ông Thiếu tướng Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Khi ông là ông chủ của Viettel, có điều kiện và cơ hội để móc túi hàng triệu, triệu thuê bao trên cả nước, có tiền để "bài binh bố trận", cướp đất của dân Đồng Tâm... thì tôi dẫu ghê tởm và khinh bỉ, song vẫn coi ông là người có tài, nhờ phước báo từ kiếp trước nên ông mới được như vậy. Mọi chuyện nhân quả tính sau, bởi đó là phước báo ở kiếp này của ông. Nhưng là phước báo của hạng con buôn, thì dẫu có lạm dụng... cũng chỉ đáng ghê tởm và khinh bỉ mà thôi. Nếu biết sám hối, thì kiếp sau vẫn còn may ra được đầu thai làm nghiệp người, dù là khố rách áo ôm, thì vẫn còn là một phần ngàn tia hy vọng đối với những người tham si bất chấp nỗi khổ của đồng loại như ông.

Nay ông từ con buôn chuyển sang làm quan to (Bộ trưởng), ông đã vượt quá phước báo của đời trước, bỏ qua cả tam thế, bất chấp lương tri của cả người, trời... mà vênh mặt ngôn ra một câu tột đỉnh vô học và ngạo mạn, phản lại thời đại, chống lại tiến hóa: "đói khát là một lợi thế"... Trong thời buổi cùng tột mị dân và dối trá này, thì khẩu nghiệp ấy của ông đã trực chỉ nghiệp súc sinh rồi đó.

Cho nên ông rất cần phải đọc kĩ những lời dạy của Tiến sĩ Nguyen Ngoc Chu giành cho ông sau đây, nếu ông và đời sau còn tí chút phước báo, hãy đọc kĩ những dòng này.

Phạm Lưu Vũ

Vài năm gần đây, chúng ta đã rợn người với phát biểu của các chức sắc Việt Nam (cấp từ ĐBQH, tỉnh, và Bộ trưởng cho đến tứ trụ). Các phát biểu đó không đơn lẻ mà hàng tá. Đơn cử, ớn lạnh như phát biểu của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: ‘Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc’.

Sáng nay lại càng thêm rợn người khi nghe ông Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng: ‘Đói khát là một lợi thế’ (‘Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: ‘Đói khát là một lợi thế’, VnExpress, 3/12/2018).

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, dường như là người có thực học, nên được mọi người đặt kỳ vọng hơn các Bộ trưởng tiền nhiệm. Nhưng càng ngày nghe ông phát biểu, thì niềm hy vọng vào ông tiến dần về số không.

Đói khát là tai họa. Không bao giờ là lợi thế.

Những kẻ càng giàu có thì càng say tiền. Sự tăng tiến của cải của xã hội là do quy luật phát triển chứ không phải nhờ vào ‘đói khát’.

Nói cho vui, nếu ‘đói khát’ mà là ‘lợi thế’, thì xin những người đủ ăn, sung túc và giàu có hãy làm từ thiện tất cả của cải tài sản, biến mình thành ‘đói khát’ để mà có được lợi thế.

Hay ông Nguyễn Mạnh Hùng liên tưởng đến kế sách của Tôn Tử ‘Đặt mình vào tử địa’ để tìm ra cửa sống. Kế sách đó thời nay không ai dại dột mà dùng.

Theo VnExpress trích dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Hùng:

‘Việt Nam có khát vọng hưng thịnh quốc gia, sánh vai cường quốc năm châu vào năm 2045. Chúng ta cần có niềm tin rằng sau 100 năm độc lập, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập đầu người trên 20.000 USD và không bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình’.

Thì xin nhắc ông Nguyễn Mạnh Hùng rằng, nếu vào năm 2045 mà Việt nam có thu nhập bình quân đầu người là 20 000 USD thì lúc đó thu nhập bình quân đầu người của thế giới không nằm ở 20 000 USD.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì khoảng cách GDP/người của Việt Nam ngày càng xa so với thế giới. Nếu như năm 1990 khoảng cách GDP/người của Việt Nam so với thế giới là 4.000 USD thì năm 2015 khoảng cách này đã tăng lên gấp đôi là 8000 USD. Năm 2015 trong khi GDP/người của Việt Nam tăng lên 2.109 USD thì GDP/người của thế giới đã tăng vượt lên trên mức 10.000 USD.

Hãy nhớ cho, Việt Nam có thể cải thiện vị trí của mình so với các nước phía cuối. Nhưng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam càng ngày sẽ càng tụt xa so với thu nhập bình quân đầu người của các nước dẫn đầu.

Ông Hùng là Bộ trưởng Bộ TTTT, thường xuyên nhắc đến ‘Cách mạng 4.0’ và đi tắt đón đầu. Cũng VnEeprss ngày 3/12/2018 dẫn lời ông Hùng: ‘Cuộc cách mạng số đang chuyển thế giới vật lý thành thế giới ảo và làm cho xã hội chúng ta sáng tạo hơn’.

Thì thưa với ông Hùng rằng, Internet không phải là thế giới ảo. Mọi thứ không ngoài vật chất.

Nhưng quan trọng hơn tất cả là muốn nhắn ông điều sau đây.

Chìa khóa phát triển của Việt Nam không nằm ở ‘Cách mạng 4.0’ mà các chức sắc Việt Nam thường xuyên nói. Chìa khóa của Việt Nam là Thể chế.

Chừng nào không Cách mạng Thể chế thì Việt Nam còn mãi tụt hậu. Không có ‘Công ngiệp 4.0, 5.0, 6.0’… nào có thể cứu vãn được Việt Nam thoát khỏi tụt hậu so với các nước tiên phong.

N.N.C.

Nguồn: FB Nguyễn Ngọc Chu

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn