BOT An Sương - An Lạc: Kỳ 2 - Nghi vấn về dấu hiệu nhóm lợi ích cần được làm rõ?

Trường Giang - Xuân Cường

(Đời sống) ---> (Tieudung.vn) - Những "lùm xùm" liên quan tới dự án BOT An Sương - An Lạc thời gian qua đã được Sở GTVT TP Hồ Chí Minh và nhà đầu tư IDICO - IDI nỗ lực làm rõ. Tuy vậy, với hàng loạt các sai phạm mà TTCP đã chỉ ra, với số tiền rất lớn, dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định của nhà nước và pháp luật hình sự, … nhưng công luận và người dân chưa thực sự tỏ tường.

IDICO - IDI là ai và tại sao yếu kém vẫn được vay vốn làm dự án?

Như Tieudung.vn đã thông tin, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho biết, dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL1A, đoạn An Sương - An Lạc được được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn số 992/CP-CN ngày 25/4/2000; chiều dài tuyến 13,68 km; tổng mức đầu tư 831.639.379.000 đồng.

Dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 31/12/2004 và bắt đầu thu phí hoàn vốn qua trạm thu phí BOT An Sương – An Lạc (trạm chính) và 05 trạm phụ từ ngày 02/1/2005 (theo Quyết định số 3636/QĐ-BGTVT ngày 29/11/2004 của Bộ GTVT). Thời gian thu phí là 145 tháng, được điều chỉnh lại căn cứ giá trị quyết toán và doanh thu thu phí thực tế, lãi vay, chi phí bảo trì công trình,…

ô tả ảnh

Trụ sở IDICO-IDI trên QL1A, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. Ảnh: IDICO-IDI.

Về nhà đầu tư, cũng năm 2000 - thời điểm dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, Tổng Công ty IDICO được thành lập, xuất phát điểm là một doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng. IDICO hiện có 22 công ty con, công ty liên kết trên toàn quốc.

Một trong những công ty con của IDICO chính là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (tên viết tắt IDICO - IDI), tiền thân là Công ty TNHH BOT An Sương - An Lạc, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 05/GP-ĐTTN do Bộ KHĐT cấp ngày 08/9/2000, là nhà đầu tư dự án BOT An Sương - An Lạc.

IDICO - IDI đóng tại khu phố 5, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, được Sở KHĐT TP Hồ Chí Minh cấp giấy phép ĐKKD và đăng ký lần đầu ngày 12/12/2007. Vốn điều lệ của IDICO-IDI là 249.492.000.000 đồng; vốn pháp định là 6.000.000.000 đồng.

Đáng chú ý, IDICO-IDI được sáng lập bởi 04 cổ đông: Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 6, Công ty CP đầu tư dầu khí IDICO, Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị IDICO, Tổng Công ty IDICO.

Nhóm cổ đông trên là những cái tên "khét tiếng" trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và BOT giao thông. Thế nên, khi kết luận 1423/KL-TTCP ngày 6/6/2017 của TTCP chỉ ra rất nhiều sai phạm, yếu kém về tài chính của chủ đầu tư, đã gây ra không ít ngỡ ngàng!

ô tả ảnh

BOT An Sương - An Lạc liên tục bị tài xế phản đối từ đầu tháng 12/2018 - Ảnh: KT&ĐT

Cụ thể, TTCP kết luận: Vốn chủ sở hữu thực tế đầu tư dự án BOT An Sương - An Lạc chỉ hơn 194,5 tỷ đồng, tương đương 25,76% tổng mức đầu tư dự án, không đủ tỷ lệ 30% theo quy định của hợp đồng vốn chủ sở hữu phải đạt, vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 77/CP ngày 18/6/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước...

Như đã nói, sáng lập nên IDICO-IDI có những cái tên "khét tiếng" về đầu tư, trong đó có BOT giao thông. Với tiềm lực như vậy, tại sao chủ đầu tư lại không đáp ứng đủ điều kiện về vốn chủ sở hữu trong dự án BOT An Sương - An Lạc để phải đi vay nhiều hơn? Cá nhân, tập thể nào đã vô tình hay hữu ý "quên" đi yếu tố "vốn chủ sở hữu" vốn thể hiện năng lực của chủ đầu tư để IDICO-IDI dù yếu kém về tài chính nhưng vẫn được vay tiền làm dự án và thu lợi?

Hàng loạt sai phạm về tài chính cần xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan

Sau khi "quên" vấn đề về vốn chủ sở hữu (khoảng gần 4,3% trong tổng mức đầu tư 831.639.379.000 đồng, lãi suất trong thời gian thu phí 12 năm sẽ lên tới trên dưới 40 tỷ đồng), Bộ GTVT và các bên liên quan tiếp tục mắc những vi phạm, sai sót nghiêm trọng.

Theo đó, TTCP qua quá trình thanh tra đã chỉ ra việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án khả thi của Bộ GTVT chưa đầy đủ, thiếu chính xác, trong đó phê duyệt tăng sai tổng mức đầu tư (chi phí dự phòng) gần 17,7 tỷ đồng. Điều này là vi phạm quy định tại Thông tư số 09/2000/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí công trình.

ô tả ảnh

Các quan khách trong một lễ khánh thành công trình của IDICO-IDI - Ảnh: Baoxaydung

Ngày 27/11/2003, Bộ GTVT và nhà đầu tư ký hợp đồng BOT thay thế hợp đồng BOT năm 2000 với thời gian thu phí là 145 tháng (tăng 31 tháng so với dự kiến ban đầu). Qua thanh tra, TTCP cho rằng, theo quy định Luật Thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ được nhà nước hoàn cho nhà đầu tư và thực tế nhà đầu tư trong năm 2005 đã được hoàn thuế VAT với số tiền gần 8,9 tỷ đồng và năm 2006 là hơn 10,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tại phụ lục của phương án tài chính trong hợp đồng BOT, hai bên thống nhất tính toán phương án hoàn vốn bao gồm cả thuế VAT hơn 19,5 tỷ đồng nói trên vào tổng vốn đầu tư dự án, dẫn đến kéo dài thời gian thu phí hoàn vốn không đúng quy định.

Nghiêm trọng hơn, theo quy định của hợp đồng, thời gian khai thác thu phí hoàn vốn được điều chỉnh khi giá trị quyết toán công trình thay đổi so với tổng mức đầu tư được duyệt thì hai bên phải tổ chức đàm phán xác định lại thời gian khai thác thu phí hoàn vốn.

ô tả ảnh

Ông Nguyễn Hữu Tín (bên phải, hiện đã bị bắt giam) khi còn là PCT UBND TP Hồ Chí Minh và ông Bùi Xuân Cường khi còn là Giám đốc Sở GTVT đã ký giấy chứng nhận đầu tư và "phụ lục hợp đồng" với IDICO - IDI - Ảnh: SGGP

Tuy nhiên, dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác thu phí hoàn vốn từ ngày 2/1/2005, tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt là hơn 755 tỷ đồng, giảm so với tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu là hơn 831,6 tỷ đồng, tỷ lệ chi phí hoạt động doanh thu, chi phí thuế VAT thay đổi nhưng UBND TP Hồ Chí Minh và nhà đầu tư không tổ chức đàm phán lại theo quy định tại Điều 8 của Hợp đồng BOT.

Việc IDICO-IDI yếu kém về tài chính ngay từ ban đầu (không đủ tỷ lệ 30% vốn chủ sở hữu phải đạt theo Nghị định 77/CP ngày 18/6/1997 của Chính phủ) vẫn được vay tiền làm dự án; bỗng dưng được đưa hơn 19,5 tỷ đồng tiền hoàn thuế VAT vào tổng vốn đầu tư; chậm đàm phán lại  khi tổng mức đầu tư dự án "thụt" khoảng 76 tỷ đồng;... đã khiến dư luận đặt nghi vấn về dấu hiệu nhóm lợi ích liên quan tới dự án BOT An Sương - An Lạc này và rất mong mỏi sự vào cuộc điều tra làm rõ của các cơ quan hữu trách.

Thậm chí, những sai phạm về tài chính trong dự án này, dấu hiệu của các tội danh mang đặc trưng của tội cố ý làm trái không phải không có cơ sở để xem xét.

T.G. – X.C.

(Kỳ tiếp: Quá trình "xé lẻ" 4 cây cầu vượt và vốn tự có của IDICO-IDI).

Nguồn: http://tieudung.vn/doi-song/bot-an-suong---an-lac:-ky-2---nghi-van-ve-dau-hieu-nhom-loi-ich-can-duoc-lam-ro-31629.html?fbclid=IwAR29DYFQMfLYDK60d2gc90o5uUuLJscrB3LIbuVSJuklVPtzFJEx99KrFNw

Bác sĩ Hoàng Công Lương bị 42 tháng tù

RFA  / 30-1-2019

Tweet

Phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương cùng với các bị cáo. Courtesy FB LS. Nguyễn Văn Quynh

Bác sĩ Hoàng Công Lương và bản án từ lỗi quy trình

Mẹ Nấm (Danlambao) - Vụ án 9 người chết trong khi đang chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình khiến dư luận quan tâm trong thời gian qua đã kết thúc với phiên sơ thẩm lần 2. Bác sĩ Hoàng Công Lương bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên án phạt 42 tháng tù giam vì tội vô ý làm chết người. Đây là bản án theo nhận định của giới chuyên môn ngành y là án oan.

Ngày 29/5/2017, 18 bệnh nhân đang điều trị lọc máu ở đơn nguyên thận nhân tạo, bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đồng loạt có biểu hiện nôn, ngứa, chóng mặt. Chín người sau đó lần lượt tử vong.

Công an đã khởi tố vụ án, nhận định nguyên nhân do nguồn nước cung cấp cho việc lọc, chạy thận nhân tạo không được bảo đảm, các thiết bị được bảo dưỡng và đưa vào hoạt động không kiểm định đúng quy trình. Bác sĩ Hoàng Công Lương (khoa Hồi sức tích cực), Trần Văn Sơn (cán bộ phòng vật tư) và Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty xử lý nước Trâm Anh) sau đó bị khởi tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vô ý làm chết người".

Tháng 5/2018 sau phiên toà xét xử sơ thẩm lần 1 kéo dài 12 ngày và 5 ngày nghị án, TAND thành phố Hòa Bình tuyên trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung.

Cơ quan điều tra có 12 tháng kể từ ngày xảy ra sự việc để đưa vụ án liên quan đến 9 mạng người ra xét xử.

Ngày 8/1/2019, TAND tỉnh Hoà Bình tiếp tục mở lại phiên sơ thẩm, lần này có thêm 4 bị cáo khác, trong đó có cựu giám đốc bệnh viện là ông Trương Quý Dương.

Sau khi bổ sung điều tra, Cơ quan điều tra CA tỉnh Hòa Bình thay đổi tội danh của bác sĩ Hoàng Công Lương từ tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" sang tội "Vô ý làm chết người".

Tại phiên toà “kết quả xét nghiệm mẫu nước” là cơ sở để VKS buộc tội bác sĩ Lương. Tuy nhiên chứng cứ này lại không được sử dụng như điều kiện bắt buộc để đưa máy chạy thận vào hoạt động.

Trách nhiệm chồng chéo, hồ sơ giấy tờ làm giả. Những lãnh đạo bệnh viện chỉ bị lôi ra khi có áp lực từ dư luận.

Và cuối cùng là bản án 42 tháng tù cho bác sĩ Lương.

Lỗi quy trình làm việc, khi cả hệ thống y tế hiện tại không có sự ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ và khoa học.

Bản án dành cho bác sĩ Lương hôm nay liệu có làm người ta thức tỉnh trong nhận định về lỗi hệ thống không thể sửa được ở Việt Nam?

Tôi e là không, khi đâu đó vẫn đọc được sự khẩn cầu công lý từ những người như ông Nguyễn Phú Trọng.

Bác sĩ Hoàng Công Lương tuyên bố sẽ kháng cáo

Những người có lương tri, những đồng nghiệp của bác sĩ Lương, tôi nghĩ đây là lúc chúng ta cần phải lên tiếng để phản đối bản án bất công này.

30.01.2010

http://danlambaovn.blogspot.com/2019/01/bac-si-hoang-cong-luong-va-ban-tu-loi.html

Bác sĩ Hoàng Công Lương bị tuyên 42 tháng tù trong vụ án chạy thận làm 9 người chết ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình với cáo buộc ‘vô ý làm chết người’.

Truyền thông trong nước loan tin cho biết bác sĩ Hoàng Công Lương là 1 trong 7 bị cáo của vụ án.

Cùng bị án 42 tháng tù như bác sĩ Hoàng Công Lương là ông Trần Văn Sơn, cựu cán bộ Phòng Vật tư Bệnh viện đa khoa Hòa Bình; nhưng ông này bị tuyên án về tội ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’.

Cũng với tội danh ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’, Ông Trương Quý Dương, nguyên giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, và ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn, cùng bị 30 tháng tù cho mỗi người.

Ông Hoàng Đình Khiếu, phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, và ông Trần Văn Thắng, nguyên trưởng phòng Vật tư Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, mỗi người bị mức án 36 tháng tù.

Trong vụ án này, người bị mức án cao nhất là ông Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty Trâm Anh, bị 54 tháng tù.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát về vụ án xảy ra vào ngày 29 tháng 5 năm 2017 khi 18 bệnh nhân được chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Chín bệnh nhân tử vong với nguyên nhân được xác định là do nguồn nước chạy thận không bảo đảm.

Bác sĩ Hoàng Công Lương lúc đó ký xác nhận vào y lệnh lọc máu cho các bệnh nhân. Tuy không phải chịu trách nhiệm về nguồn nước nhưng không kiểm tra khi biết nguồn nước để chạy thận bị can thiệp.

Ông Bùi Mạnh Quốc là người sửa chữa hệ thống lọc nước để chạy thận tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình. Ông này bị cáo buộc trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lọc nước đã cẩu thả để tồn dư hóa chất. Tiếp đó không lấy mẫu đi xét nghiệm, chưa bàn giao hệ thống cho bệnh viện.

Ông Đỗ Anh Tuấn sau khi ký hợp đồng với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã để mặc Bùi Mạnh Quốc tiến hành hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng.

Những người khác đều không làm tròn trách nhiệm dẫn đến vụ việc gây chết người.

Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/doctor-in-hemodialysis-case-gets-042-month-jail-sentence-01302019081239.html

Minh Bạch quốc tế: Trung Quốc, Việt Nam vẫn nhiều tham nhũng

RFA

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) vừa công bố chỉ số CPI xếp hạng các quốc gia/vùng lãnh thổ về tham nhũng. Theo đó, thì ông Việt Nam 2018 xếp hạng 107/180 nước, tụt 10 hạng so với năm ngoái và bằng 2016.

CPI là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới; dựa trên đánh giá, suy nghĩ của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng khu vực công của một quốc gia. Các nguồn dữ liệu của CPI đo lường các khía cạnh của tham nhũng khi sử dụng các nội dung để thu thập dữ liệu:

• Hối lộ
• Chuyển đổi mục đích sử dụng của các quỹ công
• Mức độ phổ biến của việc các cán bộ nhà nước lợi dụng vị trí để tư lợi mà không lo đối mặt với các hậu quả
• Khả năng xảy ra tham nhũng trong chính phủ và khả năng chính phủ thực thi các cơ chế liêm chính hiệu quả trong khu vực công
• Các gánh nặng và thủ tục hành chính và quan liêu dẫn tới khả năng tăng tham nhũng
• Bổ nhiệm theo năng lực hay theo mức độ thân hữu (quan hệ) trong các dịch vụ dân sự
• Truy tố và xét xử hình sự hiệu quả đối với các cán bộ nhà nước tham nhũng
• Luật pháp đầy đủ về công khai tài chính và các biện pháp phòng ngừa mâu thuẫn lợi ích đối với cán bộ nhà nước.
• Cơ chế pháp luật để bảo vệ người tố cáo tham nhũng, nhà báo, các điều tra viên khi họ tố cáo các trường hợp hối lộ và tham nhũng
• Nhà nước bị khống chế bởi các nhóm lợi ích nhỏ
• Tiếp cận thông tin về các vấn đề công của xã hội dân sự

©BBC.

Đây là kết quả khá hài hước giữa bối cảnh đốt lò của Tổng Tịch Trọng.

Lê Nguyễn Hương Trà

Báo cáo mới của tổ chức Minh bạch Quốc tế về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng toàn cầu năm 2018, đã xếp Việt Nam hạng 117, xuống 10 hạng so với năm trước.

Báo cáo mới của tổ chức Minh bạch Quốc tế về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng toàn cầu năm 2018, công bố hôm 29 tháng 1 năm 2019, đã xếp Việt Nam hạng 117, xuống 10 hạng so với năm trước.

Việt Nam được đánh giá có nỗ lực liên tục chống tham nhũng. Theo ông David Aled Williams, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Tài nguyên chống tham nhũng U4, thì Việt Nam đã ngăn chặn tham nhũng liên quan đến đầu tư nước ngoài; tuy nhiên các nhà quan sát lại bày tỏ quan ngại liệu chính phủ có đang nhắm mục tiêu vào các đối thủ chính trị hay không.

Venezuela 30-01-2019

1. Maduro sẵn sàng tổ chức bầu cử Quốc Hội trước thời hạn

2. Trung Quốc đưa Venezuela đến bờ vực hỗn loạn như thế nào

3. Venezuela và những món nợ đáng tởm

-------

1. Venezuela: Maduro sẵn sàng tổ chức bầu cử Quốc Hội trước thời hạn

Thanh Phương

Tổng thống Venezuela Maduro gặp các thành viên ngoại giao nước này trở về từ Mỹ, phủ tổng thống, Caracas, ngày 29/01/2019. Miraflores Palace/Handout via Reuters

Hôm nay, 30/01/2019, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố sẵn sàng tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn và thương lượng với phe đối lập, nhưng vẫn bác bỏ yêu cầu tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mới. Ông Maduro còn nói ông sẵn sàng thảo luận trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump trước công chúng, «ở Hoa Kỳ hay ở Venezuela, bất cứ nơi nào ông ấy muốn, với bất cứ chương trình gì».

Tổng thống Maduro đã tuyên bố như trên khi trả lời phỏng vấn hãng tin Nga RIA Novosti, vào lúc phe đối lập Venezuela chuẩn bị xuống đường lần nữa vào hôm nay để thuyết phục quân đội nước này bỏ rơi Tổng thống Maduro và công nhận Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido là nguyên thủ quốc gia Venezuela.

Hôm qua, theo yêu cầu của ông Maduro, Tòa án Tối cao Venezuela đã cấm Tổng thống tự phong Guaido rời khỏi nước «cho đến khi kết thúc điều tra», đồng thời phong tỏa các tài khoản ngân hàng của ông. Tổng thống Maduro đã hành động như vậy, mặc dù trước đó Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, ông John Bolton vừa cảnh cáo: «Những kẻ nào phá hoại nền dân chủ và tấn công vào Guaido sẽ gánh chịu những hậu quả».

Để làm suy yếu hơn nữa Tổng thống Maduro, hôm qua, Hoa Kỳ đã dọa sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Caracas. Hôm thứ Hai, Washington đã ban hành trừng phạt công ty dầu hỏa quốc gia Venezuela PDVSA, cấm công ty này làm ăn với các thực thể của Mỹ, đồng thời phong tỏa các tài sản của PDVSA ở nước ngoài. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo là Washington giao cho ông Guiado, mà họ công nhận là tổng thống Venezuela, quyền kiểm soát các tài khoản ngân hàng của nước này trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Hôm qua, Quốc hội Venezuela đã họp lại để thảo luận về một «kế hoạch cứu vãn đất nước» và bàn về khả năng tổ chức «bầu cử tự do và minh bạch».

Tại châu Âu, sáu nước (Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh Quốc, Bồ Đào Nha và Hà Lan) đã gia hạn cho Tổng thống Maduro đến Chủ nhật phải tổ chức bầu cử trước thời hạn, nếu không họ sẽ công nhận đối thủ của ông, Juan Guaido, làm tổng thống Venezuela.

Trong khi đó, Nhóm Lima, được thành lập vào năm 2017 để tìm giải pháp chính trị cho khủng hoảng Venezuela, hôm qua đã nói rõ là họ chống lại mọi can thiệp quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Maduro. Nhóm Lima nhấn mạnh như vậy bởi vì Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố "không loại trừ phương án nào" đối với Venezuela.

T.P.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190130-venezuela-maduro-san-sang-to-chuc-bau-cu-quoc-hoi-truoc-thoi-han

---------

2. Trung Quốc đưa Venezuela đến bờ vực hỗn loạn như thế nào

Trọng Thành

edia

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (T) gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 22/09/2013.REUTERS/Lintao Zhang/Pool

Tình hình tại Venezuela cuối tháng 1/2019 này đang hết sức căng thẳng. Xung đột có thể bùng nổ, giữa một bên là một tổng thống bị mất lòng dân, nhưng được quân đội và Nga, Trung Quốc ủng hộ, và bên kia là chủ tịch Quốc hội tự phong làm tổng thống, được Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây hậu thuẫn.

Vì sao một quốc gia giàu tài nguyên bậc nhất thế giới lại chìm trong lạm phát kinh hoàng, kinh tế hoàn toàn kiệt quệ, chế độ chính trị ngày càng độc đoán và bất lực, đẩy đất nước đến bờ vực rối loạn, có nguy cơ nội chiến hoặc can thiệp quân sự từ bên ngoài?

Đất nước Venezuela sở dĩ rơi vào tình trạng bên bờ hỗn loạn hiện nay một phần rất lớn là do chính sách của Trung Quốc với Caracas, từ gần 20 năm qua. Dùng dòng tín dụng lớn để khuyến khích chế độ Venezuela bám chặt lấy ảo tưởng ý thức hệ «xã hội chủ nghĩa», bám chặt lấy việc xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản như phương thức sống còn chủ yếu. Kết quả là tạo ra một tầng lớp quan chức ăn bám, tham nhũng, một bộ phận đông đảo dân chúng bị ru ngủ trong các ảo ảnh. Sau đây là phần tổng hợp thông tin từ báo chí, về vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Venezuela hiện nay.

***

Quan hệ của Trung Quốc với «chế độ xã hội chủ nghĩa Venezuela» khởi đầu ra sao?

Dầu mỏ là duyên nợ của Venezuela với Trung Quốc. Trang mạng SupChina, có trụ sở tại New York, tháng 1/2019 này, có loạt bài «The Venezuela-China relationship, explained» đáng chú ý.

Năm 1996, Venezuela thu được hơn một tỉ đô la nhờ bán dầu cho các nước châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu là cho Nhật Bản. Dầu thô của quốc gia Nam Mỹ này bắt đầu được bán sang Nhật từ năm 1988. Ngay trước khi ông Hugo Chavez đắc cử tổng thống năm 1998, tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc (NPCC) đã tìm cách đàm phán để được chính quyền lúc đó cho phép khai thác dầu ở Venezuela. Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Chavez đã tố cáo chính sách bán tài nguyên cho «các thế lực đế quốc».

Sau khi lên nắm quyền, chế độ Chavez tìm thấy ở Trung Quốc đồng minh ý thức hệ hiếm có. Tổng thống Chavez đã không thay đổi các hợp đồng đã ký của Trung Quốc với chính quyền tiền nhiệm, và thậm chí còn mở rộng hơn.

Tháng 4/2001, ông Giang Trạch Dân - lãnh đạo Trung Quốc thời đó - đã đích thân tới Venezuela, ký kết nhiều hợp đồng, mở đầu cho quan hệ gắn bó kéo dài đã hơn 17 năm trời. Năm 2004 là một bước ngoặt lớn trong quan hệ hai nước. Bắc Kinh và Caracas ký thỏa thuận cho phép mỗi bên đầu tư tại quốc gia đối tác, mà không phải nộp thuế. Caracas cũng dành cho Bắc Kinh nhiều chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, hơn hẳn với Hoa Kỳ.

Venezuela được Bắc Kinh coi là cánh cửa mở vào Nam Mỹ. Năm 2005, Trung Quốc đầu tư một tỉ đô la vào quốc gia này, hơn tất cả các nước khác trong khu vực. Vào thời điểm này, đã có khoảng 20 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Venezuela trong đủ các lĩnh vực, từ khai thác dầu mỏ, khai thác khoáng sản, đến xây dựng đường sắt, các hạ tầng giao thông khác, viễn thông, năng lượng, nông nghiệp, sản xuất dụng cụ điện tử gia dụng…

Năm 2005 cũng là năm mà tổng thống Venezuela Chavez quyết định đình chỉ quan hệ hợp tác lịch sử về quân sự với Hoa Kỳ, để xích lại gần Trung Quốc hơn. Năm 2007, thành lập Quỹ chung Trung Quốc – Venezuela. Thương mại song phương tăng cường, với tổng giá trị vượt quá 4 tỉ đô la. Quan hệ giữa Bắc Kinh và Caracas ngày càng mật thiết. Tuy nhiên cũng bắt đầu từ thời điểm đó, Venezuela trở thành quốc gia mắc nợ Trung Quốc nhiều nhất tại châu Mỹ Latinh, với khoảng 5 tỉ đô la.

Phải chăng mục tiêu chính của Trung Quốc là khai thác khoáng sản, còn các đầu tư cho phát triển khác chỉ là để mỵ dân?

Thực tế cho thấy, tình trạng tài chính và kinh tế của Venezuela ngày càng tồi tệ cùng lúc với ảnh hưởng tài chính và kinh tế của Trung Quốc tại nước này càng gia tăng. Nhìn chung, Trung Quốc không bao giờ công bố số tiền cho vay với các dự án cụ thể nào, cũng như điều kiện cấp tín dụng. Tình trạng mù mờ này là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng bùng phát.

Theo một số nhà quan sát, tín dụng của Trung Quốc cho Venezuela, với 60 tỉ đô la, chiếm khoảng 40% tổng tín dụng của nước này cho các nước Mỹ Latinh. Nhìn chung, Trung Quốc dành đến 90% đầu tư trực tiếp tại châu Mỹ Latinh cho các hoạt động khai thác khoáng sản, và tình hình cũng tương tự tại Venezuela.

Một trong các dự án đầu tư của Trung Quốc được quảng bá rầm rộ tại Venezuela là dự án xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của châu Mỹ Latinh, trị giá 7,5 tỉ đô la, do tập đoàn xây dựng đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, của Trung Quốc, China Railway Group, thực hiện. Dự án khởi sự năm 2009, đã hoàn toàn đổ bể sau đó. Năm 2015, tập đoàn Trung Quốc âm thầm rút, để lại món nợ 400 triệu đô la cho Venezuela. Cho đến gần đây, nhiều người dân vẫn tin tưởng sẽ có một ngày nào đó công ty Trung Quốc trở lại.

Tình hình tương tự với dự án phát triển các ngành công nghiệp của Venezuela. Một ví dụ tiêu biểu là công ty điện tử viễn thông Orinoquia của Venezuela, ra đời năm 2010, với 35% vốn do tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc đầu tư. Tuy nhiên, các dự án mà Hoa Vi hứa hẹn đã không bao giờ trở thành hiện thực.

Trên thực tế, trong lúc sản xuất nội địa của Venezuela không ngóc đầu lên được, thì hàng xuất khẩu từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào nước này. Nếu như năm 1998, trước khi ông Chavez lên nắm quyền, chỉ có 0,18% hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc, thì 14 năm sau, tỉ lệ này lên đến 34,9%.

Bắc Kinh cũng có một số dự án trọng điểm thành công mang tính biểu tượng với Venezuela, như phóng vệ tinh, với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Năm 2017, Caracas phóng thành công vệ tinh quan sát thứ ba lên quỹ đạo. Đây có thể là một hành động của chế độ Bắc Kinh nhằm quyền rũ chính quyền Venezuela.

Đầu năm nay, bất chấp Venezuela – quốc gia đối tác hàng đầu của Bắc Kinh tại châu lục – đang chìm sâu trong khủng hoảng, bên bờ hỗn loạn, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc tại Chilê tiếp tục có một bài phát biểu hùng hồn quảng bá cho dự án Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, coi các nước Nam Mỹ là «thành phần tự nhiên» và các đối tác không thể thiếu của dự án quốc tế khổng lồ mà Trung Quốc khởi xướng và chủ trì.

Sau khi lãnh đạo Chavez qua đời năm 2013, phải chăng Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực biến Venezuela thành một chư hầu, thúc đẩy Caracas tăng cường khai thác tài nguyên để hoàn nợ?

Trong bài viết mang tựa đề «Venezuela and China: a perfert storm / Venezuela và Trung Quốc: Một sự nhiễu loạn hoàn hảo» (1), nhà nghiên cứu Matt Ferchen, chuyên về mô hình phát triển Trung Quốc, quan hệ Bắc Kinh với các nước Mỹ Latinh nhận xét :

Ngay cả sau khi đã biết Venezuela lún sâu vào khủng hoảng gần như không có lối ra, Bắc Kinh cũng không thừa nhận thất bại, từ chối tham gia vào các nỗ lực tại khu vực nhằm giúp Venezuela tìm được lối thoát. Trung Quốc tin là các quan hệ vững chắc giữa hai chế độ cùng ý thức hệ, cùng với sự dồi dào tín dụng của các ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, sẽ giúp Venezuela tiếp tục duy trì chính sách lấy bán dầu và quặng mỏ làm trụ cột của nền kinh tế, không cần đếm xỉa đến mọi biến động thị trường và chính trị.

Các hợp tác theo kiểu bán rẻ tài nguyên, đã được khởi sự dưới thời tổng thống Chavez, được tăng cường trong thời kỳ ông Maduro lên nắm quyền, trong bối cảnh mô hình «chủ nghĩa xã hội» Venezuela có dấu hiệu phá sản hoàn toàn. Sau khi tổng thống Chavez qua đời, tổng thống Maduro đã âm thầm đàm phán với Trung Quốc và một số nước khác nhằm khai thác trên quy mô lớn nhiều loại khoáng sản quý hiểm, như vàng, coltan, boxit, sắt, kim cương tại vùng «Vòng cung Orinoco», với tổng diện tích 12% lãnh thổ Venezuela (2). Năm 2016, Trung Quốc ký được hợp đồng khai tác quặng coltan [quặng chứa niobium và tantalum – BVN chú thích], rất cần cho điện thoại di động. Năm 2016 cũng là năm mà Vòng cung Orinoco chính thức được coi là một «đặc khu kinh tế». Nơi các điều kiện kinh doanh hết sức dễ dãi, các tiêu chuẩn về lao động môi trường gần như bị bỏ qua, chưa kể đến vấn đề môi trường sống của rất nhiều cộng đồng sắc tộc sống lâu đời ở đây bị đe dọa nghiêm trọng, do các hoạt động khai khoáng.

Tháng 9/2018, Bắc Kinh tiếp tục bỏ thêm 5 tỉ đô la, để mua lại 10% cổ phần của tập đoàn dầu mỏ Nhà nước (PDVSA). Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận với chính quyền Maduro để công ty Yankuang Group khai thác vàng tại khu vực Vòng cung Orinoco nói trên.

Giai đoạn 2014 đến nay bị nhiều người vốn trung thành với Chavez coi như là thời kỳ mà chính quyền Venezuela hoàn toàn xa rời với một số tôn chỉ tốt đẹp ban đầu của cố tổng thống để chuyển hướng sang một mô hình kinh tế lệ thuộc nặng nề vào Bắc Kinh, Nga hay một số tập đoàn đa quốc gia.

Thực sự đau lòng, thưa Thủ tướng!

Quốc Ấn Mai

(Cafe đắng đầu tuần)

Tôi đã có trong tay kết quả kiểm định đồng vị phóng xạ, kết quả thôi nhiễm từ mẫu tro xỉ Vĩnh Tân đem đi làm gạch không nung. Kết quả là có đồng vị phóng xạ nhưng trong mức an toàn, thôi nhiễm cũng ở mức an toàn. Các mẫu này căn cứ vào tiêu chuẩn của Úc.

Thật là một tin vui?

Đúng mà cũng không đúng!

Vui là vì vượt qua nghĩa là có cơ sở để làm gạch từ tro xỉ để xuất khẩu. Còn buồn, là công thức vượt qua kiểm định ấy chỉ có 30% tro xỉ và bắt buộc phải kèm các phụ gia khác. Nó khác hẳn cách làm gạch 90% tro xỉ ở một số nơi từ thập niên 60 thế kỷ trước đến nay và khác hẳn việc đem tro xỉ đi san lấp 100%.

Những kết quả trên là tiền túi, là vay mượn từ bạn bè vì trách nhiệm của một công dân trước nguy cơ gây hại cho quốc gia; chứ không phải các bản báo cáo "tốt lắm" cho Thủ tướng hay trả lời Quốc hội.

Chất lượng của các viên gạch từ tro xỉ theo TCVN 12249:2018 là một trò lừa mị. Bởi nó bỏ qua rất rất nhiều các chỉ số an toàn. Và tro xỉ làm vật liệu xây dựng (và nhất là san lấp) chính là một trò lừa mị khác bởi nó bỏ qua các tiêu chí an toàn về cả thôi nhiễm lẫn phơi nhiễm cho con người chứ không chỉ đồng vị phóng xạ. Công nghệ nhiệt điện mỗi nơi mỗi khác, nguồn than đốt cũng không giống nhau, kỹ thuật vận hành đốt và trình độ của người vận hành đốt cũng khác nhau thì làm sao ra chất lượng tro xỉ giống nhau? Không giống nhau mà vẫn san lấp khắp nơi, kể cả ngay giữa trung tâm kinh tế đất nước là TP. HCM mà không có bất kỳ hình thức xử lý nào dù vì phạm các quy định hiện hành, thưa Thủ tướng!

Đã có nhiều phát ngôn muốn thay đổi Nghị định 38/2015 để đem tro xỉ đi san lấp. Cụ thể: "Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ để thống nhất giải pháp sử dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện vào công tác san lấp mặt bằng." (trích SGGP, vào ngày 5/1/2019, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức Phiên giải trình về tình hình xử lý tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than, chất thải thạch cao, xỉ lò… của các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất).

Tôi nghĩ ông Hoàng Quốc Vượng nên báo cáo cho Chính phủ và Quốc hội về việc EVN "đút túi" chi phí xử lý tro xỉ, trả lại môi trường sạch là bao nhiêu?

BOT An Sương - An Lạc: Kỳ 1 - Thu phí cầu hay thu phí đường?

Trường Giang - Xuân Cường

(Đời sống) ---> (Tieudung.vn) - "Thu phí cầu hay thu phí đường?", đó là câu hỏi mà nhiều tài xế đã chất vấn khi đi qua trạm BOT An Sương - An Lạc nhưng chưa có được câu trả lời đúng tuyệt đối trong một giao dịch mua - bán dịch vụ. Nhà đầu tư IDICO - IDI và Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã rất cầu thị và nỗ lực làm rõ. Tuy nhiên, có vẻ như vấn đề mang tính "nút thắt" của những tranh cãi liên quan tới dự án BOT này chưa được tháo gỡ một cách triệt để, văn minh, đa chiều.

Thời gian thu phí cải tạo, nâng cấp QL1A đã hết, sao 6 trạm vẫn còn đó?

Thông báo kết luận số 1423/KL-TTCP ngày 6/6/2017 của TTCP nêu rõ: Dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL1A, đoạn An Sương - An Lạc được Bộ GTVT giao cho Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng IDICO - IDI làm nhà đầu tư; chiều dài tuyến 13,7 km; thi công từ tháng 4/2001 tới quý I/2004; tổng mức đầu tư hơn 831,6 tỉ đồng, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu, 70% vốn vay ngân hàng; thời gian thu phí hoàn vốn là 114 tháng (tới tháng 1/2017).

ô tả ảnh

Giao lộ QL1A - Đường số 7 - Đường M1 không có cầu vượt nhưng vẫn thu phí.

Cũng vì các dự án BOT, ngày 17/8/2012, Báo Thanh Niên có bài "Ma trận trạm thu phí: 10 km, 5 trạm", phản ánh tình trạng TP Hồ Chí Minh bị BOT "bủa vây cửa ngõ", cụ thể:

"Trên địa bàn TP.HCM hiện có 7 trạm gồm: An Sương - An Lạc, Kinh Dương Vương, Nguyễn Văn Linh, xa lộ Hà Nội, cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Triệu 2, cầu Phú Mỹ. Tuy không dày đặc nhưng được bố trí theo kiểu bủa vây.

…Những xe nếu đã “trót lỡ” chạy vào QL1A từ hướng An Sương đi An Lạc thì phải trả tiền cho “hệ thống” trạm thu phí An Sương - An Lạc. Gọi là hệ thống vì ngoài trạm chính ở QL1A (An Lạc, quận Bình Tân) thì ngay cửa ngõ vào KCN Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh) cũng có thêm một trạm “con”, đến ngã tư Gò Mây (quận Bình Tân), dù rẽ trái vào đường Lê Trọng Tấn hay rẽ phải vào đường Nguyễn Thị Tú cũng đều trả phí vì có 2 trạm “con” án ngữ cả hai phía. Tương tự ngay đầu đường Tân Kỳ Tân Quý, giao với QL1A cũng có một trạm “con”, tất cả đều thuộc dự án An Sương - An Lạc…".

Về "hệ thống trạm thu phí" trên QL1A nêu trên, vào ngày 23/10/2012, Sở GTVT đã thông tin:

Theo Quyết định số 3510/QĐ-BGTVT ngày 21/9/2005 của Bộ GTVT, hệ thống thu phí dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn An Sương – An Lạc gồm 01 trạm thu phí chính và 05 trạm thu phí phụ để thu phí hoàn vốn cho dự án.

ô tả ảnh

Mua vé tại cabin thu phí giao lộ QL1A - Đường số 7 - đường M1

Hiện tại, Công ty IDICO đã lắp đặt 01 trạm thu phí chính (tại Km 1906+700) và 03 trạm thu phí phụ tại các nút giao: Ngã ba Bà Quẹo (Km 1907+156), Ngã tư Gò Mây (Km 1904+186), giao lộ đường số 7 (KCN Vĩnh Lộc) – đường M1 (KCN Tân Bình) và QL1A.

Việc thu phí hoàn vốn dự án BOT Cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn An Sương – An Lạc thực hiện theo nguyên tắc: Các loại xe ô tô sử dụng tuyến đường của dự án BOT An Sương – An Lạc lưu thông trên tuyến QL1A từ An Sương đến An Lạc và ngược lại sẽ phải trả tiền thu phí 01 lần, theo lộ trình như sau:

- Hướng xe lưu thông từ An Sương đến An Lạc: Thu phí tại trạm chính đặt tại Km 1906+700.

+ Rẽ phải vào KCN Vĩnh Lộc (theo đường số 7) và ngược lại: Thu phí tại cabin đường số 7.

+ Rẽ trái vào KCN Tân Bình (theo đường M1) và ngược lại: Thu phí tại cabin đường M1.

+ Rẽ phải vào Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (theo đường Nguyễn Thị Tú) và ngược lại: Thu phí tại trạm thu phí phụ Gò Mây.

+ Rẽ trái vào đường Lê Trọng Tấn và ngược lại: Thu phí tại trạm thu phí phụ Gò Mây.

- Hướng xe lưu thông từ An Lạc đến An Sương: Thu phí tại trạm thu phí chính tại Km 1906+700.

+ Rẽ phải vào đường Tân Kỳ Tân Quý và ngược lại: Thu phí tại Trạm thu phí phụ Ngã ba Bà Quẹo.

- Các phương tiện ô tô lưu thông trên tuyến BOT An Sương - An Lạc sẽ chỉ phải đóng phí 01 lần, đối với các phương tiện băng ngang qua đường (từ đường Nguyễn Thị Tú sang đường Lê Trọng Tấn và ngược lại tại trạm thu phí phụ nút giao Gò Mây, từ KCN Vĩnh Lộc sang KCN Tân Bình và ngược lại tại trạm thu phí phụ giao lộ đường số 7 – đường M1 và QL1A) mà không lưu thông trên tuyến BOT An Sương – An Lạc sẽ được thu và trả lại tiền theo phương thức vé thế chấp.

Tuy nhiên, khi thời hạn thu phí dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn An Sương - An Lạc chiều dài tuyến 13,7 km đã kết thúc từ tháng 1/2017, hệ thống trạm BOT của IDICO vẫn không bị dẹp bỏ, vẫn "bủa vây" TP Hồ Chí Minh và khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Và lý do để "kéo dài" thời gian tồn tại các trạm thu phí cũng thật bất ngờ.

Xuất hiện các phụ lục hợp đồng "đầu tư bổ sung" để kéo dài thời gian thu phí tới 2033

Sau khi các tài xế phản đối BOT An Sương - An Lạc "thu lố" từ đầu tháng 12/2018, các cơ quan chức năng và nhà đầu tư đã thông tin rộng rãi về "giai đoạn 2" của dự án.

Mới đây, báo Sài Gòn Giải Phóng đã dẫn văn bản của Sở GTVP TP Hồ Chí Minh về BOT An Sương - An Lạc. Theo đó, Sở GTVT cho biết, dự án cải tạo nâng cấp QL1A đoạn An Sương - An Lạc được đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT đã và đang thực hiện với 02 thời kỳ.

Thời kỳ 01, Bộ GTVT làm chủ đầu tư từ 2000 đến 2010.

Trong thời kỳ này, 04 nút giao Thuận Kiều, Bà Quẹo, Bà Hom và Bình Chánh đều là nút giao bằng (đồng mức) có bố trí đảo dẫn hướng, đảo phân luồng và điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu.

Đến thời kỳ 02, dự án được chuyển giao cho UBND TP Hồ Chí Minh quản lý từ 2010 đến nay.

ô tả ảnh

Cầu vượt Tỉnh lộ 10B vắt ngang qua QL1A, là đường hướng tâm giúp giao thông nội đô - Tây Sài Gòn thêm thông thoáng.

Do tuyến QL1A đoạn An Sương - An Lạc đang được nhà đầu tư khai thác, thu phí và thực hiện nghĩa vụ đảm bảo an toàn giao thông thông suốt theo Hợp đồng BOT đã ký kết với Bộ GTVT nên để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý được đồng bộ, UBND TP và Bộ GTVT kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển giao Hợp đồng BOT đã ký kết từ Bộ GTVT về UBND TP.

Sau khi QL1A đoạn An Sương - An Lạc được đầu tư mở rộng (thời kỳ 1), lưu lượng các phương tiện giao thông trên tuyến ngày càng tăng dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại các nút giao, nhất là tại các nút giao với các đường hướng tâm có nhiều phương tiện lưu thông. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cầu vượt tại các nút giao thông này là cấp thiết.

Do đó, Bộ GTVT, UBND TP và các đơn vị liên quan cho rằng cần đầu tư bổ sung các hạng mục cầu vượt vào dự án nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả và đồng bộ toàn tuyến. Xuất phát từ yêu cầu này, UBND TP và nhà đầu tư đã đàm phán, đầu tư xây dựng bổ sung vào dự án BOT An Sương - An Lạc các công trình cầu vượt tại nút giao QL1A với Tỉnh lộ 10B, Tỉnh lộ 10, Hương lộ 2, đường Lê Trọng Tấn - đường Nguyễn Thị Tú (nút giao Gò Mây). Các công trình đầu tư bổ sung đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Theo dự án được duyệt và phương án thu phí hoàn vốn đầu tư, các phương tiện xe cơ giới lưu thông trên tuyến QL1 đoạn An Sương đến An Lạc phải trả phí theo nguyên tắc trả một lần cho một lượt đi.

Việc đầu tư, quản lý và khai thác các hạng mục bổ sung (nút giao khác mức - cầu vượt) được gắn liền trong tổng thể dự án BOT An Sương - An Lạc với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông thuận lợi, an toàn và thông suốt trên QL1A (bao gồm cả nút giao) do cùng trong một mặt bằng xây dựng, quản lý, khai thác công trình BOT và không thể đặt thêm trạm thu phí riêng cho các hạng mục công trình này…

Đó là quan điểm của Sở GTVT TP Hồ Chí Minh.

Cần minh bạch thu phí cầu hay thu phí đường để "gỡ nút thắt" giao lộ QL1A - Đường số 7 - Đường M1

Liên quan tới "giai đoạn 2" dự án BOT đầu tư QL1A đoạn An Sương - An Lạc, theo thông báo của IDICO và các cơ quan chức năng, IDICO được Thủ tướng và cơ quan nhà nước cho phép đầu tư bổ sung các hạng mục: Cầu vượt nút giao Tỉnh lộ 10 và 10B (tổng mức đầu tư 704.584.000.000 đồng, hoàn thành vào 30/8/2013); Cầu vượt nút giao Hương lộ 2 (tổng mức đầu tư 407.039.000.000 đồng, hoàn thành vào 31/12/2014); Cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn (tổng mức đầu tư 511.543.000.000 đồng, hoàn thành vào 17/5/2017).

ô tả ảnh

4 cây cầu, 3 lần đầu tư ở 3 giai đoạn khác nhau nhưng được "gom" thành 1 dự án và IDICO vay tới 85% vốn

Doanh nghiệp đã đầu tư tổng cộng 1.623.166.000 đồng cho 04 cầu vượt (không phải gần 2.500 tỉ đồng như một số báo đưa - PV) để được kéo dài thời gian thu phí hoàn vốn thêm 16 năm, từ 1/2/2017 đến 31/1/2033.

Về 04 cây cầu này, các cơ quan chức năng chưa làm rõ vì sao lại cho phép nhà đầu tư IDICO "gộp" 04 cầu khác nhau, hoàn thành vào 03 khoảng thời gian cách xa nhau vào 01 "giai đoạn" để IDICO đi vay tới 85% tổng vốn đầu tư, khiến người dân thắc mắc vì sao họ phải "oằn mình" trả lãi vay, phí quản lý,… tới 2033 (!?).

Bên cạnh đó, về vị trí đặt 06 trạm thu phí cũng gây tranh cãi.

Theo Báo Lao Động, "trước nghi vấn của người dân, sao không đặt trạm thu phí ở các cây cầu vượt mới mà vẫn đặt ở vị trí cũ; mặt khác, nhiều người cho rằng họ không sử dụng cầu vượt (đi dưới mặt đường kế bên cầu) thì tại sao phải nộp phí? Sở GTVT cho rằng, việc đầu tư, quản lý, khai thác các cầu vượt bổ sung là gắn liền trong tổng thể của dự án BOT An Sương - An Lạc nên không thể tách rời. Nếu tách riêng để thu phí thì phải giải phóng mặt bằng và đặt thêm trạm thu phí, làm chi phí đầu tư tăng cao.

Các chuyên gia: ‘EVFTA vẫn cực kỳ quan trọng với VN’

  • VOA Tiếng Việt

    •  

      Trong bối cảnh EVFTA mới bị hoãn lại, mà theo lời một số nghị sĩ châu Âu thông báo qua các trang web của EU là do “trở ngại về nhân quyền” ở Việt Nam, bà Lan đưa ra lời tư vấn rằng Việt Nam nên nghiêm túc xem xét các khuyến nghị của EU ngõ hầu thúc đẩy việc phê chuẩn hiệp định.   Bà nhấn mạnh rằng Việt Nam không nên xem những vấn đề về quyền của người lao động và nhân quyền do EU đặt ra là sức ép của ngoại quốc, ngược lại, họ nên coi đó là những nhu cầu tự thân, vì lợi ích của chính đất nước.

      … Trang web của Nghị viện châu Âu hồi tháng 2/2018 dẫn kết quả một nghiên cứu đánh giá tác động của EVFTA, cho thấy Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong các nước ASEAN với mức tăng 35% về xuất khẩu, 15% về GDP và 13% về lương bổng cho người lao động, so với kịch bản không có EVFTA.

      Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu (EU28) trong năm 2017 đạt 50,46 tỷ đô la, trong đó tổng lượng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU đạt 38,27 tỷ đô la, chiếm gần 18% tổng kim 

         

    Xuất hiện nhiều lời kêu gọi hoãn EVFTA cho đến khi Việt Nam cải thiện nhân quyền

    Sau khi một số thành viên Nghị viện châu Âu hồi tuần trước thông báo việc hoãn phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA), một số nhà quan sát trong nước cho rằng không có hiệp định này cũng không “gây thay đổi gì nhiều” đối với tốc độ phát triển và độ mở của kinh tế Việt Nam.

    Tuy nhiên, hai nhà kinh tế giàu kinh nghiệm phản bác các nhận định kể trên. Chuyên gia Phạm Chi Lan và tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với VOA hôm 28/1 rằng Việt Nam vẫn rất cần EVFTA vì “các lợi ích được hưởng rất lớn” và những lợi ích đó “không chỉ là về mặt kinh tế”.

    Cuối tuần qua, một số nhà quan sát Việt Nam không muốn nêu danh tính bày tỏ quan điểm với VOA rằng đất nước này đã có độ mở cửa của nền kinh tế “quá lớn rồi, không còn dư địa nhiều để mở nữa”, vì vậy, khi hiệp định thương mại với EU bị hoãn, dẫn đến việc Việt Nam chậm “nới thêm độ mở”, điều đó cũng không phải là “quá dở”.

    Việt Nam được đánh giá “là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn trên thế giới” với tổng kim ngạch thương mại tương đương 200% [tổng sản phẩm quốc nội] GDP, theo lời phát biểu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại một diễn đàn về hợp tác kinh tế châu Á ở thành phố Bình Dương hồi cuối tháng 11/2018.

       

      Hoàn toàn không có chuyện là có hay không có [EVFTA] cũng không ảnh hưởng đến nến kinh tế Việt Nam.

      Nhà kinh tế Phạm Chi Lan

         

    Tuy nhiên, bà Phạm Chi Lan, nữ chuyên gia kinh tế 77 tuổi, đưa ra ý kiến với VOA rằng tầm quan trọng của EVFTA không chỉ giới hạn ở vấn đề độ mở kinh tế của Việt Nam. Ngược lại, bà nói rằng cần chú ý đến việc hiệp định sẽ giúp mở cửa các nước đối tác ở châu Âu cho Việt Nam, nhờ đó Việt Nam sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn để “thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường của họ, cũng như nhập khẩu các thiết bị, các công nghệ cần thiết cho sự cải thiện kinh tế của Việt Nam”.

    Bên cạnh mối lợi về mua công nghệ từ các nước EU, bà Lan lưu ý đến việc Việt Nam muốn cử người giao lưu, học hỏi từ EU để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn, một khía cạnh khác về lợi ích từ EVFTA. Bà nói thêm:

    “Việt Nam muốn trao đổi con người nhiều hơn để những người trẻ Việt Nam có điều kiện học hành và tiếp nhận những công nghệ, kỹ năng quản trị các mặt tốt hơn từ các nước này. Nên tôi cho rằng lợi ích Việt Nam được hưởng từ các nước này cũng rất lớn với Việt Nam. Hoàn toàn không có chuyện là có hay không có [EVFTA] cũng không ảnh hưởng đến nến kinh tế Việt Nam”.

    Ghi nhận Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới nếu đo bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP, nhưng tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với VOA rằng điều đó không có nghĩa rằng EVFTA không còn cần thiết với Việt Nam. Ông nêu ra những lý do Việt Nam vẫn “rất cần” hiệp định:

    “EVFTA sẽ làm cho xuất khẩu của Việt Nam hiệu quả hơn, rồi tạo công ăn việc làm, quan hệ giữa Việt Nam và EU sẽ tốt lên, và một điểm rất quan trọng là với hiệp định này, Việt Nam có thể tạo thế quân bình hay là cân bằng giữa các khối lớn với nhau trên thế giới, như Mỹ, EU, TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc…”

    Một số nghị sĩ châu Âu hôm 22/1 nói việc thông qua EVFTA bị hoãn lại

    Một nhận định khác được một số nhà quan sát đưa ra trong cuối tuần qua là trước khi có hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đã được Việt Nam phê chuẩn hổi tháng 11/2018, và hiệp định EVFTA mới bị hoãn, kinh tế Việt Nam vẫn đã tăng trưởng xấp xỉ 7%/năm, trong 4 năm gần đây, do đó, giờ đây việc hoãn EVFTA “có thể không gây ra thay đổi gì nhiều về tăng trường kinh của Việt Nam”.

       

      Muốn duy trì tăng trưởng cao, tôi nghĩ Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU là rất quan trọng.

      Tiến sĩ Nguyễn Quang A

         

    “Không nên nghĩ rằng năm ngoái được 7% thì sang năm cũng được 7%. Nếu mà nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng đến cả thế giới. Muốn duy trì tăng trưởng cao, tôi nghĩ Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU là rất quan trọng”.

    Việt Nam cần phải đạt được tỉ lệ tăng trưởng khoảng 7% trong liên tục ba thập niên tới mới có thể trở thành nền kinh tế trung bình của thế giới với GDP là 1.000 tỷ đô la, theo ông Quang A.

    Cũng nói về mục tiêu tương lai của Việt Nam, bà Phạm Chi Lan nhắc đến “khát vọng 2035”, do chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới công bố hồi năm 2016, theo đó mục tiêu được đặt ra là sau hai thập niên nữa, Việt Nam trở thành nước có “thu nhập trung bình cao”.

    Để Việt Nam đạt được khát vọng đó, nữ chuyên gia kinh tế có chung quan điểm với tiến sĩ Quang A rằng EVFTA là một thành tố “vô cùng quan trọng”, cùng với các hiệp định thương mại tự do với các đối tác khác.

    Trong bối cảnh EVFTA mới bị hoãn lại, mà theo lời một số nghị sĩ châu Âu thông báo qua các trang web của EU là do “trở ngại về nhân quyền” ở Việt Nam, bà Lan đưa ra lời tư vấn rằng Việt Nam nên nghiêm túc xem xét các khuyến nghị của EU ngõ hầu thúc đẩy việc phê chuẩn hiệp định.

    Bà nhấn mạnh rằng Việt Nam không nên xem những vấn đề về quyền của người lao động và nhân quyền do EU đặt ra là sức ép của ngoại quốc, ngược lại, họ nên coi đó là những nhu cầu tự thân, vì lợi ích của chính đất nước. Bà nói với VOA:

    “Trước hết, đây là [những vấn đề] phù hợp với lợi ích lâu dài của toàn thể người dân Việt Nam. Vì mình mà cải cách, và nó cũng mang lại những lợi ích cơ bản cho người dân của mình. Nếu đặt vấn đề như vậy, sẽ thấy những yêu cầu cải cách là yêu cầu tự thân của Việt Nam. Và Việt Nam dù có sức ép hay đòi hỏi từ bên ngoài hay không thì cũng tự mình phải cố gắng để mà làm”.

       

      Lúc đó họ [giới cầm quyền] phải tự thay đổi để cạnh tranh với những thế lực chính trị khác. Nếu đi theo con đường như thế là con đường đẹp nhất cho dân tộc, cho đất nước. Còn họ cứ cố gắng chỉ đặt quyền lợi, quyền lực của họ lên trên hết, và tìm mọi cách để trấn áp, để đàn áp thì sẽ mất cả.

      Tiến sĩ Nguyễn Quang A

         

    Từ vị trí là một nhà hoạt động vì tiến bộ, tiến sĩ Quang A, người từng điều trần trước ủy ban chuyên trách thương mại quốc tế của EU về EVFTA, cho rằng Việt Nam cần phải cải thiện nhân quyền.

    Ông nói trong ngắn hạn, điều đó không ảnh hưởng đến “ghế của các lãnh đạo”, trái lại, nếu cải thiện nhân quyền giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, tính chính đáng của chính quyền Việt Nam càng được củng cố và sẽ có lợi cho họ.

    Mỹ truy tố Huawei tội lừa đảo và đánh cắp bí mật thương mại

    29/01/2019

    Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Matt Whitaker, giữa, và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Wilbur Ross, trái, và Giám đốc FBI Christopher Wray tại sự kiện liên quan tới Huawei ở thủ đô Washington DC hôm 28/1.

    Hoa Kỳ hôm 28/1 truy tố tập đoàn Huawei của Trung Quốc cùng giám đốc tài chính và hai công ty chi nhánh tội lừa đảo ngân hàng để tránh lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, trong vụ việc gây căng thẳng quan hệ với Bắc Kinh.

    Theo Reuters, trong bản cáo trạng gồm 13 tội danh được nộp lên tòa án tại New York, Bộ Tư pháp Mỹ nói rằng Huawei đã lừa dối một ngân hàng hoạt động trên toàn cầu và chính quyền Mỹ về mối quan hệ của tập đoàn này với các công ty chi nhánh là Skycom Tech và Huawei Device USA Inc nhằm tiến hành giao dịch với Iran.

    Trong một vụ khác được nộp lên tòa ở tiểu bang Washington, Bộ Tư pháp Mỹ cũng cáo buộc hai công ty chi nhánh của Huawei với 10 tội danh, trong đó có đánh cắp bí mật thương mại, lừa đảo chuyển tiền và cản trở công lý, liên quan tới cáo buộc đánh cắp công nghệ tự động dùng thử nghiệm điện thoại thông minh của tập đoàn viễn thông T-Mobile của Mỹ. Reuters cho biết rằng Huawei không hồi đáp trước yêu cầu bình luận.

    Venezuela

    1. RFI: Hoa kỳ trừng phạt tập đoàn dầu hỏa Venezuela

    2. RFI: Được quốc tế ủng hộ, Guaido gia tăng áp lực

    3. VOA: Vì sao ông Maduro ‘không dám’ đụng tới tổng thống tự phong?

    4. BBC: Juan Guaido, người được Donald Trump công nhận, là ai?

    ***

    1. Hoa kỳ trừng phạt tập đoàn dầu hỏa Venezuela

    Tú Anh

    Ảnh tư liệu. Một tàu chở dầu tại một cảng ở Venezuela. REUTERS/Jorge Silva

    Năm ngày sau khi tuyên bố ủng hộ tổng thống Venezuela tự phong Juan Guaido, Washington phong tỏa nguồn tài chính của Caracas.

    Tập đoàn dầu hỏa quốc gia PDVSA không được phép hưởng lợi nhuận bán dầu hỏa sang Mỹ, tài sản ở nước ngoài của công ty cũng bị phong tỏa. Trong bối cảnh khủng hoảng chính trị và kinh tế nghiêm trọng, chính quyền Maduro phá giá đồng nội tệ 35% cho phù hợp với giá chợ đen.

    Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille cho biết thêm thông tin:

    «Kể từ thứ Hai, 28/01/2019, theo tỉ giá chính thức, 3200 bolivar ăn một đô la Mỹ, tức là gần tương đương với tỉ giá chợ đen. Trong những tháng gần đây, đổi tiền ở chợ đen có lợi hơn 30 lần so với tỉ giá chính thức, do việc kiểm soát hối đoái chặt chẽ được áp dụng tại Venezuela.

    Cơ chế kiểm soát tỉ giá nói trên được thiết lập năm 2003 trong thời kỳ huy hoàng của xuất khẩu dầu lửa, nhằm hạn chế người dân và các doanh nghiệp chuyển đổi sang đô la, qua đó, buộc họ phải dùng đồng bolivar nhiều hơn. Thế nhưng, do khủng hoảng kinh tế và siêu lạm phát, tất cả người dân Venezuela đều thông qua chợ đen để tống tháo đồng bolivar đang bị mất giá hàng ngày và giữ đồng đô la Mỹ có giá trị ổn định hơn.

    Do vậy, cơ chế kiểm soát, vốn bị phản đối, đã bị tháo dỡ, nhưng đã quá muộn, theo như nhận định đăng trên mạng xã hội Twitter của kinh tế gia Asdrubal Oliveros, thuộc công ty Ecoanalytica. Do tỉ lệ lạm phát khủng khiếp, 10.000.000 %, theo thẩm định của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), người dân Venezuela không còn tin tưởng vào đồng tiền quốc gia nữa. Nếu không có lòng tin, thì đồng bolivar sẽ còn tiếp tục được chuyển đổi sang đô la và lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng mạnh».

    Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190129-venezuela-hoa-ky-trung-phat-tap-doan-dau-hoa-venezuela

    ***

    2. Venezuela: Được quốc tế ủng hộ, Guaido gia tăng áp lực

    Thụy My

    Lãnh tụ đối lập, chủ tịch Quốc hội Venezuela, Juan Guaido phát biểu với những người ủng hộ tại Caracas ngày 26/01/2019. REUTERS/Carlos Garcia Rawlins

    Được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều nước trên thế giới, tổng thống Venezuela tự phong Juan Guaido hôm nay 27/01/2019 kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường, đồng thời đề nghị ân xá cho tất cả các quân nhân quay lưng với chế độ Nicolas Maduro.

    Từ hôm qua, ông Guaido đã khởi động các cuộc tham vấn nhân dân trên toàn quốc, nhằm phổ biến đường lối của đối lập trong khi toàn bộ báo chí đã bị chính quyền Nicolas Maduro khống chế. Thông tín viên RFI Benjamin Delille đã đến quảng trường Alfredo Sadell ở Caracas, nơi thủ lãnh đối lập thu thập ý kiến về luật ân xá, tường thuật:

    Trong suốt buổi sáng, các dân biểu thay nhau lên diễn đàn để giải thích về nội dung luật ân xá. Đến trưa, luật này được công chúng bỏ phiếu tượng trưng.

    Vanessa, 34 tuổi đứng vào một hàng dài người đang xếp thứ tự. Cô nói: «Chúng tôi xếp hàng để ký tên đồng ý với luật ân xá do Quốc hội thông qua». Cô đến tham gia vì sợ rằng đạo luật sẽ khoan hồng cho tất cả những tội mà một số thành viên chính phủ đã phạm trong những năm gần đây. Tuy nhiên Vanessa nhìn nhận các dân biểu đã nói rõ đối tượng của luật là những ai bị cầm tù, truy nã hoặc lưu vong vì lý do chính trị.

    Dân biểu Leonardo Regnault giải thích các nguyên tắc của luật: «Chính phủ tiếm quyền Maduro đã bỏ tù nhiều người qua việc sáng tác ra đủ loại tội phạm để gán cho họ. Sắp tới khi khôi phục nền dân chủ, các nhà tù sẽ mở cửa để kết thúc tình trạng vô nhân đạo này».

    Các cuộc tham vấn tương tự diễn ra khắp nước, và mỗi người tham gia được phát tài liệu chi tiết về luật để về phổ biến cho người thân».

    Tùy viên quân sự tại Mỹ quay lưng lại với Maduro

    Đó là ân xá đối với các nhà hoạt động chính trị, còn với quân đội, ngay từ đầu thủ lãnh đối lập đã đề nghị khoan hồng cho các quân nhân rời bỏ hàng ngũ, ngưng phục vụ chế độ Maduro. Ông Juan Guaido cho biết cũng đã gặp gỡ một số thành viên chính phủ Maduro nhằm thuyết phục tổ chức bầu cử.

    Hôm qua tùy viên quân sự của Venezuela tại Washington, đại tá José Luis Silva tuyên bố không nhìn nhận ông Nicolas Maduro là tổng thống hợp pháp, và kêu gọi «các anh em quân nhân» ủng hộ ông Juan Guaido.

    Về phía ông Maduro loan báo mở đàm phán với Hoa Kỳ để duy trì liên lạc tối thiểu giữa hai nước, sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao. Cuba và Mỹ từng giữ quan hệ loại này cho đến tháng 7/2015, khi mở lại đại sứ quán.

    Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190127-venezuela-duoc-quoc-te-ung-ho-guaido-gia-tang-ap-luc

    ***

    3. Venezuela: Vì sao ông Maduro ‘không dám’ đụng tới tổng thống tự phong?

    Ông Juan Guaido và người ủng hộ trong một cuộc biểu tình hôm 23/1

    Hơn 700 người chống đối Tổng thống Nicolas Maduro mới bị bắt giữ trong khi phe đối lập tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo có tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

    Tuy nhiên, theo AP, đáng chú ý các lực lượng an ninh nhà nước không đụng tới một nhà hoạt động chống chính phủ nổi bật, ông Juan Guaido, nhà lập pháp tự xưng là tổng thống lâm thời.

    Hãng tin Mỹ nhận định rằng việc ông Maduro tới nay vẫn chưa hạ lệnh bắt ông Guaido cho thấy sự thiếu tin tưởng trong chính lực lượng an ninh của tổng thống đang vấp phải áp lực từ nhiều phía.

    Một lý do khác đó là việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng bất kỳ một sự gây hại nào đối với nhân vật mà Mỹ coi là lãnh đạo hợp pháp của Venezuela sẽ là hành động vượt qua lằn ranh đỏ.

    Quan chức Mỹ hôm 28/1 lại lặp lại cảnh báo trên khi công bố các biện pháp từng phạt đối với công ty dầu khí nhà nước Venezuela.

    Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Bolton, nói rằng bất kỳ hành động nào đối với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, ông Guaido hay Quốc hội mà ông hiện lãnh đạo, sẽ bị coi là một “sự tấn công nghiêm trọng” và “sẽ bị đáp trả bằng phản ứng lớn”.

    Trong khi không đề cập cụ thể tới các hành động Mỹ có thể tiến hành, ông Bolton lặp lại rằng tất cả các giải pháp đối phó với cuộc khủng hoảng Venezuela vẫn trên bàn thảo luận, kể cả biện pháp quân sự, theo AP.

    Hãng tin này dẫn lời ông Jose Miguel Vivanco, Giám đốc phụ trách khu vực châu Mỹ của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng “họ sẽ không dám đụng tới ông Guaido” vì ông nhận được “sự ủng hộ lớn từ quốc tế”.

    Chính quyền của ông Maduro đã nhiều lần dọa bắt nhà lập pháp 35 tuổi, cáo buộc ông vi phạm hiến pháp và làm “con rối” trong âm mưu đảo chính của Mỹ.

    Nhưng theo AP, ông Guaido hàng ngày vẫn được tự do đi lại khắp thủ đô Caracas, tổ chức các cuộc tuần hành và thiết lập một chính quyền song song.

    Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/venezuela-vì-sao-ông-maduro-không-dám-đụng-tới-tổng-thống-tự-phong-/4763057.html

    ***

    Khi người dân Lý Sơn chỉ còn biết cầu nguyện tổ quốc linh thiêng

    Trần Tuấn


    https://scontent-sin6-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-1/c1.0.50.50a/p50x50/47480424_1856386771140896_8713315675130560512_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_ht=scontent-sin6-2.xx&oh=673de4afed203062eb233fc1e63a4ef5&oe=5CF36AAC

    KHẨN CẤP LÝ SƠN

    Tôi mong những người bạn của tôi, những đồng nghiệp ở báo Sài Gòn Tiếp Thị trước đây, những ai thấy tim nóng, máu sôi vì TQ ngang ngược bá đạo trên biển Đông quan tâm chia sẻ hiện tình này của Lý Sơn.

    Lý Sơn không chỉ là hòn đảo tiền tiêu, một hậu cứ to lớn, trực tiếp mà tiên tổ đã truyền đời để con cháu trông giữ biển Đông. Không có bất cứ một lợi ích phát triển nào của hôm nay có thể đánh đổi vị trí đó của Lý Sơn.

    Lý Sơn còn lưu giữ tầng tầng lớp lớp di sản, mà để hiểu tổ tiên, nhiều thế hệ con cháu của chúng ta còn tìm hiểu trên từng hạt cát hòn sỏi của nó.

    Mọi sự xáo trộn, xâm hại đến nguyên mẫu phải được ngăn chận và nghiêm cấm, cho đến khi chúng ta khẳng định được chúng ta hiểu biết về những điều hòn đảo này ẩn chứa.

    Những ý định vội vàng, mê muội, dù là để phát triển du lịch, cũng là một thứ giặc cướp ở Lý Sơn.

    Chanh Tam

    https://www.facebook.com/chanh.tam.33/posts/1784905078282418

    Thời điểm này năm ngoái tôi bị kẹt lại Lý Sơn 10 ngày do bão gió. Những ngày lang thang với đảo, thấm thía biết bao điều. Những bô lão, ngư dân, đình làng, giếng nước, những cây đa 400 tuổi chồm mình vươn ra đại dương...

    Xúc động với hình ảnh mọi lăng, miếu, đình làng, chùa chiền cho đến những ngôi mộ gió, đều dàn hàng ngang bên thềm sóng. Biển chính là MINH ĐƯỜNG không chỉ với riêng Lý Sơn, mà còn là MINH ĐƯỜNG của cả dân tộc này!

    Vậy mà khắp nơi, MINH ĐƯỜNG ấy đã bị bè lũ tham tàn cấu kết với quan chức, với chính quyền cướp bóc, băm nát để làm của riêng.

    Để đến một ngày, đến lượt những đình đền, lăng miếu rêu phong linh thiêng của tổ tiên trên hòn đảo thanh bình, xinh đẹp và bất khuất Lý Sơn cũng sẽ bị "đóng cũi", bị "gông xiềng" giữa những resort, những khối khách sạn, nhà ở, những chốn ăn chơi thác loạn cho những kẻ bợm bãi, đĩ điếm, thừa tiền!

    Những bô lão Lý Sơn cuối cùng đành ngửa cổ kêu cứu Tổ quốc linh thiêng cứu vớt cho họ khỏi mang tội đánh mất quê hương trước Tổ tiên!

    Tổ quốc ở đâu, có nghe thấy không???

    T.T.

    Hoãn EVFTA: Sức mạnh nào của giới xã hội dân sự?

    Phạm Chí Dũng

    Quyết định hoãn EVFTA là một cảnh báo gián tiếp đối với chính quyền Việt Nam.

    Ngay sau khi tin tức về EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu) bị Liên minh châu Âu (EU) hoãn lại việc phê chuẩn lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và trong dư luận (trừ mặt báo nhà nước) vào ngày 24/1/2019, một số nguồn tin từ nội bộ đảng CSVN đã xác nhận tâm trạng chung của giới lãnh đạo cao cấp là bị bất ngờ và thất vọng đến mức ‘mặt cứ thượt ra’ mà không biết phải nói gì.

    ‘Mặt cứ thượt ra’

    ‘Không biết nói gì’ cũng là cách mà Bộ Ngoại giao thông qua người phát ngôn của mình thể hiện vào ngày 24/1 trong một cuộc họp báo. Trang thông tin điện tử của Chính phủ tường thuật rằng khi trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin một số tổ chức dân sự kêu gọi EU hoãn bỏ phiếu thông qua EVFTA, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chỉ nói là hiện nay cả Việt Nam và EU đang tích cực các nỗ lực và thủ tục để sớm có thể chính thức phê chuẩn và đưa EVFTA đi vào thực thi.

    Nhưng hoàn toàn không có bất kỳ một lời lên án hay chỉ trích nào - theo não trạng và thói quen trước đây - đối với ‘một số tổ chức dân sự’ mà trong rất nhiều lần thể chế độc đảng độc trị Việt Nam đã gán ghép với ‘các thế lực thù địch’ và ‘diễn biến hòa bình’.

    Vậy ‘một số tổ chức dân sự’ là những tổ chức nào?

    ‘Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng’

    Vào trung tuần tháng 11 năm 2018 khi Hội đồng châu Âu chuẩn bị một cuộc họp để bỏ phiếu về khả năng có phê chuẩn EVFTA và sau đó trình cho Nghị viện châu Âu hay không, một bản kiến nghị khẩn cấp của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Right Watch) cùng 17 tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam gửi đến Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và các cơ quan liên quan, yêu cầu EU hoãn thông qua EVFTA vì chính quyền Việt Nam đã không làm bất cứ điều gì để cải thiện nhân quyền, và ‘nhân quyền trên hết’ - điều kiện cần của Nghị viện châu Âu - cho tới nay đã hoàn toàn bị chính thể độc trị ở Việt Nam phớt lờ.

    Nhiều cái tên tổ chức xã hội dân sự trong nước mà chính quyền Việt Nam nhẵn mặt đã hiện diện trong bản kiến nghị trên: Hội Bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, Bầu Bí Tương Thân, Defend the Defenders và một số tổ chức tôn giáo khác.

    Hoàn toàn có thể thông cảm với tâm trạng bị bất ngờ và thất vọng của giới chóp bu Việt Nam khi nhận được tin EVFTA bị hoãn. Bởi trước đó, ‘đảng và nhà nước ta’ vẫn tự tin với kết quả ‘EVFTA sẽ sớm được ký kết và phê chuẩn’ cùng một luồng dư luận trong nội bộ đảng về ‘châu Âu cần Việt Nam hơn Việt Nam cần châu Âu’, đặc biệt sau cuộc điều trần EVFTA tại Brussels của Bỉ vào tháng 10 năm 2018 mà sau đó Ủy ban châu Âu đã chuẩn thuận EVFTA và gửi tờ trình cho Hội đồng châu Âu để xem xét phê chuẩn, khiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng hệ thống tuyên giáo và báo đảng đồng ca về ‘thắng lợi EVFTA’.

    Trạng thái tự tin của giới chóp bu Việt Nam còn kéo dài đến giữa tháng 1 năm 2019, với những tờ báo nhà nước khấp khởi tin tức ‘EVFTA sắp được phê chuẩn’ khi Hội đồng châu Âu, do sức ép của một số nghị sĩ và doanh nghiệp châu Âu muốn thúc đẩy nhanh thủ tục của hiệp định này mà không đếm xỉa đến tình trạng nhân quyền bị xâm phạm trầm trọng ở Việt Nam, chuẩn bị mở một cuộc họp về vấn đề này.

    Nhưng thái độ tự tin thái quá đã phải trả giá. Những tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam - giới mà chính quyền luôn coi thường ‘chỉ có một nhúm người’ và hoàn toàn không phải là đối trọng chính trị của đảng CSVN, đã làm nên một chiến thắng ngoạn mục nhưng được tích lũy bởi chiều sâu hệ thống: bản kiến nghị yêu cầu hoãn EVFTA đã có tác động đáng kể đến EU.

    Thắng lợi này đã dẫn ra một định đề ‘sáng mắt sáng lòng’ đối với đảng CSVN: nếu ở trong nước, đảng có thể huy động hàng trăm ngàn công an để bóp nghẹt quyền làm người của người dân, đàn áp dã man các cuộc biểu tình và đình công, bắt bớ giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, thì khi ra sân chơi quốc tế lại là một câu chuyện khác hẳn.

    Dù chỉ là ‘một nhúm người’, nhưng giới tổ chức xã hội dân sự với hành động đấu tranh cho quyền lợi của người dân lại có sức ảnh hưởng quốc tế và hiệu quả quốc tế vận cao hơn rất nhiều so với Bộ Ngoại giao và các tổ chức ‘cánh tay nối dài của đảng’ chỉ biết mị dân và dối trá về nhân quyền.

    Chỉ ít tháng trước chiến thắng về hoãn EVFTA, giới tổ chức xã hội dân sự cũng đã giành một thắng lợi quan trọng: vào tháng 9 năm 2018, 50 tổ chức dân sự đã đồng loạt gửi thư cho các cơ quan quốc tế về tình trạng hãng Facebook có nhiều dấu hiệu và biểu hiện ‘đi đêm’ với chính quyền Việt Nam để bóc gỡ nhiều ‘tin phản động’ - mà thực chất là bài viết mang tính phản biện chính quyền của những người đấu tranh nhân quyền. Sau đó và cùng với một cuộc điều trần của lãnh đạo Facebook trước Quốc hội Hoa Kỳ, Facebook đã phải điều chỉnh thái độ ‘bóc gỡ’, để cho đến đầu năm 2019 Facebook đã bị chính quyền Việt Nam chỉ đạo cho hệ thống tuyên giáo và báo đảng đồng loạt đấu tố về thái độ ‘bất hợp tác’ và không chịu đóng thuế.

    Còn giờ đây sau vụ EVFTA bị hoãn, có lẽ giới chóp bu Việt Nam đã phải nhìn nhận Xã hội dân sự không chỉ là một thực thể, mà còn là một thực thể không hề yếu ớt trong cuộc chiến nhân quyền với chính quyền, rất tương hợp với cảnh ‘nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng’.

    Chiến thắng mang tên EVFTA của giới xã hội dân sự vào đầu năm 2019 có thể là một điềm tốt cho xu thế nhân quyền tăng tiến tại Việt Nam trong năm nay, nhưng lại là một điềm xấu cho sự tồn vong của chế độ ‘Việt Nam cùng Venezuela nắm tay nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội’.

    Đổi mới quản trị quốc gia để Việt Nam thịnh vượng

    Hải Lộc

    Bài sau đây rất đáng đọc và là của hiếm trên báo chí chính thống. Tác giả đưa trường hợp Liên Xô trước đây: "[...] Các cơ quan của Đảng, trên thực tế, đã thay thế tất cả các tổ chức khác, nhưng lại không chịu bất kì trách nhiệm về kinh tế hay pháp lý nào về các chỉ thị và nghị quyết của mình”, coi đó là một nguyên nhân về quản trị quốc gia đưa đến sự sụp đổ chế độ cộng sản Liên Xô. Tình hình Việt Nam không khác: "chưa có văn bản pháp quy nào thể chế hóa “khuôn khổ” nêu trong Hiến pháp, cũng như chưa có văn bản pháp quy nào quy định trách nhiệm pháp lý và vật chất trước dân về các quyết định do Đảng đưa ra", "Đương nhiên từ đó Đảng không chịu sự giám sát, kiểm soát của dân một cách cụ thể và sát thực". Kết luận rút ra chỉ là một thao tác tam đoạn luận đơn giản.

    Vấn đề là phải cải cách thể chế: "Tha hóa luôn gắn liền với quyền lực. Đảng ta đang ra sức chống tha hóa đối với từng cán bộ, đảng viên. Nhưng người viết cho rằng loại bỏ cho kỳ được nguyên nhân sinh ra tha hóa là quan trọng, là cơ bản hơn nhiều".

    Khốn nỗi, những cải cách thể chế như thế rất dễ bị quy là "tự diễn biến, tự chuyển hóa". Chẳng thế mà mới đây Đức Tổng Chủ còn nhấn mạnh "không cho phép ai làm trái Cương  lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng"!

    Lập trường kiên định đến thế của Đức Tổng Chủ, trên thực tế là bịt mắt trước thực tế và bịt tai trước những lời góp ý chân thành của trí thức, hơn thế nữa khuyến khích bọn nịnh hót và đe dọa những ai dám nói trái tai lãnh đạo. Hy vọng cải cách của tác giả chắc chắn sẽ nhanh chóng thành ảo vọng.

    Hoàng Dũng

    - “Đổi mới hệ thống quản trị quốc gia” là một trong những vấn đề rất quan trọng góp phần thúc đẩy hay kìm hãm phát triển đất nước.

    LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.

    Chủ đề đầu tiên của Diễn đàn tập trung vào thể chế kinh tế. Mời quý vị cùng theo dõi.

    Trong loạt bài trước, người viết đã nêu rõ nước ta đang bị tụt hậu về kinh tế, nhất là so với các nước xung quanh, chứ không còn là “nguy cơ” như Đảng ta đã cảnh báo hơn 30 năm trước. Muốn khắc phục tụt hậu, vươn lên thịnh vượng cần đẩy mạnh công cuộc Đổi mới, bắt đầu từ đổi mới tư duy để có đường lối, chính sách phù hợp.

    Bài viết tiếp theo này đề cập đến vài chuyện cũ cả trong và ngoài nước liên quan đến “đổi mới hệ thống quản trị quốc gia”, mà người viết nghĩ rằng “quản trị quốc gia” là một trong những vấn đề rất quan trọng góp phần thúc đẩy hay kìm hãm phát triển đất nước. Đúng như tác giả Nguyễn Ngọc Chu đã viết trên Tuần Việt Nam/VietNamNet “Chính phủ giỏi - chìa khoá mở cánh cửa kinh tế hùng cường”; và “chuyện cũ” nhưng vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự đối với chúng ta hiện nay.

    Hai chính quyền song song

    Ở Liên Xô và nhiều nước XHCN khác ở Đông Âu đã từng tồn tại một hệ thống quản trị quốc gia mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là hệ thống “Hai chính quyền Nhà nước song song tồn tại trong một nhà nước thống nhất”. Hệ thống chính quyền thứ nhất là hệ thống tổ chức Đảng (gọi tắt là “chính quyền Đảng”). Hệ thống chính quyền thứ hai là hệ thống chính quyền Nhà nước.

    Hệ thống chính quyền Nhà nước thứ nhất là hệ thống cơ quan lãnh đạo Đảng có đầy đủ các cấp, tổ chức chằng chịt theo chiều dọc lẫn chiều ngang và hệ thống tổ chức này hành xử không khác gì hệ thống chính quyền Nhà nước. Theo chiều dọc từ Trung ương đến cơ sở, ở đâu có chính quyền Nhà nước ở đó có “chính quyền Đảng”. Và cũng chằng chịt theo chiều ngang (Ban Đối ngoại – Bộ Ngoại giao; Ban nông nghiệp Trung ương – Bộ Nông nghiêp; Ban Công nghiệp – Bộ Công nghiệp; Ban lãnh đạo bộ - Ban cán sự Đảng…).

    Bất kỳ cấp nào, ở đâu có cơ quan chính quyền Nhà nước, ở đó có cơ quan lãnh đạo Đảng. Thậm chí, ở các tổ chức hội, đoàn không phải là cơ quan chính quyền Nhà nước thì ở đó vẫn có cơ quan lãnh đạo Đảng… Các tổ chức thuộc cả ba nhánh quyền lực đều có các ban cán sự đảng, đảng đoàn từ trên xuống dưới để thực hiện các chức năng liên quan trực tiếp đến mọi hoạt động hằng ngày của người dân, của đất nước.

    Nói sơ lược nhất, hệ thống “chính quyền Đảng” ở Liên xô hồi bấy giờ có ít nhất có 3 đặc trưng cơ bản: không được hình thành theo quy định của pháp luật nhà nước; trên thực tế có siêu quyền lực; không hề chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý và vật chất nào trước dân tộc về các quyết định do mình đưa ra.

    “Quản trị quốc gia” là một trong những vấn đề rất quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. Ảnh: Lê Anh Dũng

    Nói rõ đôi điều về ba đặc trưng cơ bản nêu trên:

    (i) Hệ thống chính quyền Đảng không được hình thành theo quy định của pháp luật.

    Nhắc lại, với cả hệ thống tổ chức và nhân sự lãnh đạo đảng các cấp, lãnh đạo các cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) thuộc các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp thực thi công vụ hằng ngày không khác tý nào so với hệ thống chính quyền Nhà nước hoàn chỉnh thuộc các nhánh tương ứng. Tuy nhiên, hệ thống chính quyền Đảng chỉ được hình thành theo Điều lệ Đảng và theo các quy định, quyết định nội bộ của ĐCSLX. Đương nhiên hệ thống chính quyền đảng không do chính quyền Nhà nước quyết định thành lập, giải thể khi cần thiết. Nhân sự của hệ thống chính quyền đảng không hề được dân bầu, không được bổ nhiệm như hệ thống chính quyền nhà nước.

    (ii) Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy, hệ thống chính quyền đảng ở Liên xô hồi bấy giờ có siêu quyền lực, đứng trên hiến pháp và pháp luật, đứng trên chính quyền Nhà nước ở tất cả các cấp, không có ngoại lệ.

    Bởi không hề có văn bản pháp quy nào quy định quyền kiểm soát, giám sát của dân đối với hệ thống chính quyền đảng… ngoài vài câu ghi tại Điều 126 Hiến pháp Liên xô năm 1936 và Điều 6 Hiến pháp Liên xô năm 1977: “ĐCSLX là lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Xô viết, là hạt nhân của hệ thống chính trị của nhà nước và các tổ chức xã hội”; “ĐCSLX tồn tại vì nhân dân và phục vụ nhân dân”; “Mọi tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp Liên Xô”. Điều đáng nói hơn, không hề có văn bản pháp quy nào quy định cái gọi là “khuôn khổ” đó cả, nên trên thực tế ĐCSLX hoạt động trên và ngoài hiến pháp và pháp luật.

    (iii) Hệ thống chính quyền đảng không hề chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý và vật chất nào trước dân về các quyết định do mình đưa ra.

    Cho đến ngày tan rã, không hề có bất kỳ văn bản pháp quy nào quy định rõ trách nhiệm của ĐCSLX trước dân. Trong khi đó, rất khó tìm một lĩnh vực, một khu vực, một hoạt động cụ thể nào, cả đối nội lẫn đối ngoại trong đời sống của người dân Liên xô mà ở đó không có sự can thiệp, điều hành của cơ quan đảng và người lãnh đạo đảng các cấp của ĐCSLX.

    Khi lãnh đạo ĐCSLX nhận ra những điều tồi tệ trên đây thì đã quá muộn. Ngày 23 tháng 6 năm 1990, trên tờ “Sự thật”, ông A. Iakovlev, ủy viên Bộ chính trị, nhà lý luận của ĐCSLX đã nêu lên đặc trưng của hệ thống chính quyền nhà nước Liên Xô lúc bấy giờ là: “Một nền kinh tế trì trệ, phản dân chủ một cách trắng trợn, quan liêu và tham nhũng. Các cơ quan của Đảng, trên thực tế, đã thay thế tất cả các tổ chức khác, nhưng lại không chịu bất kì trách nhiệm về kinh tế hay pháp lý nào về các chỉ thị và nghị quyết của mình”.

    Chỉ 14 tháng sau khi tuyên bố này được đưa ra, ngày 19 tháng 8 năm 1991, ĐCSLX tan rã trong nháy mắt và Liên Xô sụp đổ ngay sau đó sau 74 năm tồn tại. Đương nhiên, ai cũng hiểu việc Liên Xô sụp đổ do nhiều nguyên nhân phức tạp, nhưng không thể không kể đến nguyên nhân về tổ chức quản trị quốc gia như nêu trên đây.

    Những bài học cần rút ra

    Ở nước ta trong một thời gian không ngắn cũng áp dụng hệ thống quản trị quốc gia na ná như ở Liên Xô đã phân tích trên.

    Để tránh hiểu lầm, cần nói rõ thêm, ở hầu hết các quốc quốc gia trên thế giới, đảng chính trị sau khi thắng cử, nắm quyền quản trị quốc gia, không bao giờ nhân danh một hay một số đảng cầm quyền để ban hành các đường lối, chính sách phát triển đất nước nói chung cũng như từng lĩnh vực trọng yếu, mà luôn nhân danh nhà nước để thực thi các chức năng quản trị quốc gia.

    Ở nước ta, khi công cuộc đổi mới được bắt đầu, Đảng ta cũng làm rất nhiều việc, chẳng hạn giải thể một loạt các Ban mà chức năng quản lý trùng lặp với các cơ quan quản lý Nhà nước (Ban Nông nghiệp TW; Ban Công nghiệp; Ban Tài mậu...). Đồng thời, Đảng ta đã đề ra mô hình quản trị quốc gia theo hướng: Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ. Và Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ đều phải theo khuôn khổ của pháp luật.

    Mô hình ba vế vừa nêu là đúng đắn, rõ ràng. Trong mấy thập niên qua, chúng ta đã từng bước hình thành và hoàn thiện hệ thống pháp luật áp dụng đối với hệ thống quản lý nhà nước. Các văn bản pháp quy đã quy định rõ, mỗi nhánh quyền lực được làm những gì, không được làm gì. Chưa nói đến nội dung, về hình thức văn bản pháp quy, chẳng hạn Quốc hội được ban hành Luật, Nghị quyết; Chính phủ được ban hành Nghị định, Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ được ban hành Quyết định, Chỉ thị… Tất nhiên vẫn còn vô số việc phải làm để nâng cấp, hoàn thiện hệ thống pháp luật này.

    Đối với hai vế còn lại, nhất là vế "Đảng lãnh đạo, về mặt pháp lý vẫn còn các khoảng trống lớn. Đây là sự chậm trễ rất đáng tiếc, để lại hậu quả không tốt. Xin nói rõ thêm vài điều liên quan đến điều đáng tiếc đó.

    Hiến pháp của nước ta ghi rõ “Đảng Cộng sản Việt Nam […] là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”; “Đảng Cộng sản Việt Nam […] chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”; “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”.

    Những điều ghi trên đây là cần thiết, nhưng chưa đủ. Để đưa những nội dung rất quan trọng đã được ghi vào Hiến pháp như vừa nêu vào thực hiện trong cuộc sống một cách đúng đắn thì còn cần một hệ thống pháp luật quy định rõ "Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" là thế nào, Ban lãnh đạo cũng như người đứng đầu cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp được làm gì và không được làm gì; quy định rõ cơ chế “chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” là thế nào…

    Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII và một số Đại hội Đảng trước đó cũng thừa nhận một phần nội dung còn khiếm khuyết này: “Sự phân định giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước còn những nội dung chưa rõ; phương thức và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở các cấp còn nhiều điểm chưa được chế định rõ và phù hợp với nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền”.

    MỘT TẤM HÌNH TUYỆT ĐẸP

    Tôi nhận được tấm hình này từ TS Nguyễn Vi Khải - nguyên trưởng phòng Tuyên Huấn đại học Y Hà Nội, sau đó ông công tác ở Viện nghiên cứu Mac - Lenin và Ban Cố Vấn của thủ tướng.

    Ông đánh giá đây là tấm hình "tuyệt đẹp".

    Hành vi đẹp đẽ của nhân vật trong tấm hình là nhờ những tấm gương của thế hệ cha-ông, hay nhờ sự tự trải nghiệm của bản thân trước thực trạng xã hội?

    Riêng tôi, tự thấy xấu hổ.

    thumbnail

    Nhà cầm quyền ở Sài Gòn quyết không khoan nhượng vụ BOT An Sương - An Lạc

    Công an đối đầu với giới tài xế tại BOT An Sương-An Lạc. (Hình: Facebook Trương Châu Hữu Danh)

    SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 27 Tháng Giêng, trong bối cảnh căng thẳng tại BOT An Sương-An Lạc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giới tài xế và blogger suy đoán báo Người Lao Động được chỉ đạo đưa tin tuyên truyền về trạm thu phí này.

    Bài “Giải đáp nhiều thắc mắc về BOT An Sương-An Lạc” đăng trên báo này viết: “Sở Giao Thông-Vận Tải thành phố ở Sài Gòn khẳng định thời gian thu phí của trạm BOT An Sương-An Lạc được xác định trong phương án tài chính kèm theo hợp đồng, tính toán dựa trên nhiều thông số như chi phí đầu tư, doanh thu thu phí, lãi vay, chi phí bảo trì… Thời gian thu phí thực tế sẽ được điều chỉnh căn cứ giá trị quyết toán công trình của dự án BOT An Sương-An Lạc và doanh thu thu phí thực tế, lãi vay, chi phí bảo trì công trình… được kiểm toán và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.”

    “Về thông tin cho rằng dự án ban đầu đầu tư theo hình thức BT, sau đó đổi sang BOT, Sở Giao Thông-Vận Tải khẳng định là không chính xác bởi trong các văn bản pháp lý liên quan, dự án không đề cập hình thức đầu tư là hợp đồng BT,” theo báo Người Lao Động.

    Bài báo nêu trên được cho là cách chính quyền tận dụng truyền thông nhà nước để giảm nhiệt của các vụ việc đang khiến công luận bức xúc, tương tự như việc báo Pháp Luật TP.HCM được chỉ đạo đăng bài “Vườn rau phường 6, Tân Bình: 3 minh định pháp lý” về Vườn rau Lộc Hưng vài ngày trước.

    Trong lúc BOT An Sương-An Lạc được báo chí nhà nước ra sức biện hộ và được điều động công an cũng như các lực lượng “đeo khẩu trang” hùng hậu để tác chiến trước các giao dịch dân sự, các video phát trực tiếp từ trạm này trên mạng xã hội cho thấy giới tài xế vẫn phản đối quyết liệt với lập luận đây là “BOT bẩn của nhóm lợi ích”.

    Nhà báo Trương Châu Hữu Danh của báo điện tử Làng Mới, người theo sát phong trào phản đối BOT “đặt nhầm chỗ,” cho biết trên trang cá nhân: “Những ngày qua tại BOT An Sương-An Lạc đã có gần 10 người bị đánh đập và gần chục chiếc xe bị phá hoại. Tới giờ, có lẽ Sở Giao thông-Vận tải và Công Ty IDICO (chủ đầu tư dự án BOT An Sương-An Lạc) chưa tự tin đối thoại. Ủy ban Nhân dân thành phố ở Sài Gòn thì yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp. Công an quận Bình Tân thì rối như tơ vò, phải thụ lý, xử lý hoặc chịu trách nhiệm với hàng loạt đơn khiếu nại, tố cáo liên miên, chắc ra Giêng còn chưa hết đơn. Chưa rõ vì sao giới chức quận Bình Tân lại khá ‘rát’ khi giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực BOT An Sương-An Lạc thời gian qua”.

    Trong một diễn biến khác, truyền thông nhà nước cho biết một lãnh đạo Công an tỉnh Tiền Giang ẩn danh mới đây đã “đề nghị dời thời điểm thu phí trở lại của BOT Cai Lậy sao cho phù hợp hơn thời điểm dự trù hôm 14 tháng Hai”.

    Nguyên do được hiểu là vì thời điểm đó, lực lượng công an được điều đến trạm BOT Cai Lậy “sẽ mỏng hơn so với mong muốn của các đơn vị có liên quan do đang phải phân bố dàn trải để đảm bảo an ninh trên nhiều địa bàn”.

    Phát ngôn của giới chức Công an tỉnh Tiền Giang cho thấy nhà cầm quyền tỉnh Tiền Giang và giới chức Giao thông Vận tải đồng quan điểm rằng cần phải điều công an đến “xử lý” những tài xế phản đối thu phí.

    Đến nay, các báo ở Việt Nam tốn khá nhiều giấy mực để bàn giải pháp tháo gỡ ngòi nổ tại các trạm thu phí bị giới tài xế phản đối kịch liệt như tại BOT Cai Lậy, BOT An Sương-An Lạc nhưng thực trạng này vẫn chưa có dấu hiệu sẽ vãn hồi trong thời gian tới.

    Ông Nguyễn Danh Huy, vụ trưởng Vụ PPP (Vụ Đối Tác, Hợp tác Công Tư, Bộ Giao thông-Vận tải) được báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm 2 tháng Giêng dẫn lời: “Bộ Giao thông-Vận tải đang xem xét sửa đổi thông tư 35 theo hướng bỏ trần giá sử dụng dịch vụ đối với các dự án đường cao tốc, dự án đường BOT có tuyến song hành cho người dân lựa chọn, mức giá sẽ do thị trường quyết định, nếu nhà đầu tư đưa ra giá cao, người dân sẽ không lựa chọn và ngược lại. Cơ quan nhà nước chỉ kiểm soát giá trần đối với các dự án đường độc đạo”.

    “Tuy nhiên, hầu hết các dự án BOT đường bộ đang thu phí hiện nay đều là những dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện hữu, nên ngay cả khi ‘vòng kim cô’ thông tư 35 được tháo gỡ, các doanh nghiệp đầu tư BOT chưa chắc được hưởng lợi từ chính sách này. Đây là những vướng mắc vượt ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp đầu tư BOT và của Bộ Giao thông-Vận tải,” tờ báo kết luận. (T.K.)

    Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nha-cam-quyen-o-sai-gon-quyet-khong-khoan-nhuong-vu-bot-an-suong-an-lac/

    ------

    Tài xế phản đối trạm BOT bị tấn công

    RFA / 2019-01-28

    Bọn nó đánh Nam bằng những cú đánh nghiệp vụ và đe "Mày không được vào BOT An Sương". Đánh xong chúng đạp anh xuống đường.

    Tôi hỏi Nam "Nam có sợ chết không?". Nam nói, chết ai cũng sợ. Nhưng chống lại cái xấu mà chết thì không sợ".

    Cảm thấy nhục nhã khi đồng nghiệp của tôi đứng về BOT. Dưới ngòi bút của họ, Nam, tôi, là những kẻ gây rối. Còn BOT là thần tài, với những hợp đồng truyền thông.

    Tôi biết rằng các tờ báo sẽ tiếp tục im lặng, mặc cho những người chống lại cái xấu cái ác bị đánh đập, bị tra tấn.

    Chúng tôi, tôi, sẽ không bao giờ sợ cái ác cái xấu - cho dù có bị giết chết.

    Đời người, ai cũng một lần chết.

    Xin tri ân đến HÀ VĂN NAM - người đã góp phần tiêu diệt BOT bẩn Tân Đệ.

    Xin cảm ơn anh và chúng tôi sẽ tiếp tục cùng anh chống lại cái xấu.</p>

    Còn các tờ báo, chỉ cầu mong họ đừng tấn công chúng tôi là đã tốt lắm rồi.

    rong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng

    rong hình ảnh có thể có: 1 người

    rong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

    Bọn nó đánh Nam bằng những cú đánh nghiệp vụ và đe "Mày không được vào BOT An Sương". Đánh xong chúng đạp anh xuống đường.

    hông có mô tả ảnh.

    hông có mô tả ảnh.

    Trương Châu Hữu Danh

    https://www.facebook.com/hdanh81/posts/394519277967739

    Sáng lập:

    Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

    Điều hành:

    Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

    Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

    boxitvn.online

    boxitvn.blogspot.com

    FB Bauxite Việt Nam


    Bài đã đăng

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn