Nhà cầm quyền ở Sài Gòn quyết không khoan nhượng vụ BOT An Sương - An Lạc

Công an đối đầu với giới tài xế tại BOT An Sương-An Lạc. (Hình: Facebook Trương Châu Hữu Danh)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 27 Tháng Giêng, trong bối cảnh căng thẳng tại BOT An Sương-An Lạc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giới tài xế và blogger suy đoán báo Người Lao Động được chỉ đạo đưa tin tuyên truyền về trạm thu phí này.

Bài “Giải đáp nhiều thắc mắc về BOT An Sương-An Lạc” đăng trên báo này viết: “Sở Giao Thông-Vận Tải thành phố ở Sài Gòn khẳng định thời gian thu phí của trạm BOT An Sương-An Lạc được xác định trong phương án tài chính kèm theo hợp đồng, tính toán dựa trên nhiều thông số như chi phí đầu tư, doanh thu thu phí, lãi vay, chi phí bảo trì… Thời gian thu phí thực tế sẽ được điều chỉnh căn cứ giá trị quyết toán công trình của dự án BOT An Sương-An Lạc và doanh thu thu phí thực tế, lãi vay, chi phí bảo trì công trình… được kiểm toán và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.”

“Về thông tin cho rằng dự án ban đầu đầu tư theo hình thức BT, sau đó đổi sang BOT, Sở Giao Thông-Vận Tải khẳng định là không chính xác bởi trong các văn bản pháp lý liên quan, dự án không đề cập hình thức đầu tư là hợp đồng BT,” theo báo Người Lao Động.

Bài báo nêu trên được cho là cách chính quyền tận dụng truyền thông nhà nước để giảm nhiệt của các vụ việc đang khiến công luận bức xúc, tương tự như việc báo Pháp Luật TP.HCM được chỉ đạo đăng bài “Vườn rau phường 6, Tân Bình: 3 minh định pháp lý” về Vườn rau Lộc Hưng vài ngày trước.

Trong lúc BOT An Sương-An Lạc được báo chí nhà nước ra sức biện hộ và được điều động công an cũng như các lực lượng “đeo khẩu trang” hùng hậu để tác chiến trước các giao dịch dân sự, các video phát trực tiếp từ trạm này trên mạng xã hội cho thấy giới tài xế vẫn phản đối quyết liệt với lập luận đây là “BOT bẩn của nhóm lợi ích”.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh của báo điện tử Làng Mới, người theo sát phong trào phản đối BOT “đặt nhầm chỗ,” cho biết trên trang cá nhân: “Những ngày qua tại BOT An Sương-An Lạc đã có gần 10 người bị đánh đập và gần chục chiếc xe bị phá hoại. Tới giờ, có lẽ Sở Giao thông-Vận tải và Công Ty IDICO (chủ đầu tư dự án BOT An Sương-An Lạc) chưa tự tin đối thoại. Ủy ban Nhân dân thành phố ở Sài Gòn thì yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp. Công an quận Bình Tân thì rối như tơ vò, phải thụ lý, xử lý hoặc chịu trách nhiệm với hàng loạt đơn khiếu nại, tố cáo liên miên, chắc ra Giêng còn chưa hết đơn. Chưa rõ vì sao giới chức quận Bình Tân lại khá ‘rát’ khi giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực BOT An Sương-An Lạc thời gian qua”.

Trong một diễn biến khác, truyền thông nhà nước cho biết một lãnh đạo Công an tỉnh Tiền Giang ẩn danh mới đây đã “đề nghị dời thời điểm thu phí trở lại của BOT Cai Lậy sao cho phù hợp hơn thời điểm dự trù hôm 14 tháng Hai”.

Nguyên do được hiểu là vì thời điểm đó, lực lượng công an được điều đến trạm BOT Cai Lậy “sẽ mỏng hơn so với mong muốn của các đơn vị có liên quan do đang phải phân bố dàn trải để đảm bảo an ninh trên nhiều địa bàn”.

Phát ngôn của giới chức Công an tỉnh Tiền Giang cho thấy nhà cầm quyền tỉnh Tiền Giang và giới chức Giao thông Vận tải đồng quan điểm rằng cần phải điều công an đến “xử lý” những tài xế phản đối thu phí.

Đến nay, các báo ở Việt Nam tốn khá nhiều giấy mực để bàn giải pháp tháo gỡ ngòi nổ tại các trạm thu phí bị giới tài xế phản đối kịch liệt như tại BOT Cai Lậy, BOT An Sương-An Lạc nhưng thực trạng này vẫn chưa có dấu hiệu sẽ vãn hồi trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Danh Huy, vụ trưởng Vụ PPP (Vụ Đối Tác, Hợp tác Công Tư, Bộ Giao thông-Vận tải) được báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm 2 tháng Giêng dẫn lời: “Bộ Giao thông-Vận tải đang xem xét sửa đổi thông tư 35 theo hướng bỏ trần giá sử dụng dịch vụ đối với các dự án đường cao tốc, dự án đường BOT có tuyến song hành cho người dân lựa chọn, mức giá sẽ do thị trường quyết định, nếu nhà đầu tư đưa ra giá cao, người dân sẽ không lựa chọn và ngược lại. Cơ quan nhà nước chỉ kiểm soát giá trần đối với các dự án đường độc đạo”.

“Tuy nhiên, hầu hết các dự án BOT đường bộ đang thu phí hiện nay đều là những dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện hữu, nên ngay cả khi ‘vòng kim cô’ thông tư 35 được tháo gỡ, các doanh nghiệp đầu tư BOT chưa chắc được hưởng lợi từ chính sách này. Đây là những vướng mắc vượt ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp đầu tư BOT và của Bộ Giao thông-Vận tải,” tờ báo kết luận. (T.K.)

Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nha-cam-quyen-o-sai-gon-quyet-khong-khoan-nhuong-vu-bot-an-suong-an-lac/

------

Tài xế phản đối trạm BOT bị tấn công

RFA / 2019-01-28

Bọn nó đánh Nam bằng những cú đánh nghiệp vụ và đe "Mày không được vào BOT An Sương". Đánh xong chúng đạp anh xuống đường.

Tôi hỏi Nam "Nam có sợ chết không?". Nam nói, chết ai cũng sợ. Nhưng chống lại cái xấu mà chết thì không sợ".

Cảm thấy nhục nhã khi đồng nghiệp của tôi đứng về BOT. Dưới ngòi bút của họ, Nam, tôi, là những kẻ gây rối. Còn BOT là thần tài, với những hợp đồng truyền thông.

Tôi biết rằng các tờ báo sẽ tiếp tục im lặng, mặc cho những người chống lại cái xấu cái ác bị đánh đập, bị tra tấn.

Chúng tôi, tôi, sẽ không bao giờ sợ cái ác cái xấu - cho dù có bị giết chết.

Đời người, ai cũng một lần chết.

Xin tri ân đến HÀ VĂN NAM - người đã góp phần tiêu diệt BOT bẩn Tân Đệ.

Xin cảm ơn anh và chúng tôi sẽ tiếp tục cùng anh chống lại cái xấu.</p>

Còn các tờ báo, chỉ cầu mong họ đừng tấn công chúng tôi là đã tốt lắm rồi.

rong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng

rong hình ảnh có thể có: 1 người

rong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Bọn nó đánh Nam bằng những cú đánh nghiệp vụ và đe "Mày không được vào BOT An Sương". Đánh xong chúng đạp anh xuống đường.

hông có mô tả ảnh.

hông có mô tả ảnh.

Trương Châu Hữu Danh

https://www.facebook.com/hdanh81/posts/394519277967739

Sáng 28/1/2019, ông Hà Văn Nam, tài xế ở Thái Bình tham gia phản đối nhiều trạm thu phí BOT bất hợp lý bị bắt đi khi đang phát trực tiếp trên tài khoản Facebook cá nhân.

Đoạn video hỗn loạn được lưu lại thể hiện một nhóm người dường như đang khống chế ông Nam lên xe, buộc ông này im miệng bằng băng keo (băng dính) và nói với nhau là "chở về đồn".

Một nguồn tin cho Đài Á Châu Tự Do biết ông được thả ra vài tiếng sau đó trong tình trạng bầm dập người vì bị đánh.

Cũng tin liên quan, trạm thu phí BOT Tân Đệ ở tỉnh Thái Bình đã bị tháo dỡ để đưa về tuyến đường tránh Đông Hưng.

Hoạt động tháo dỡ trạm thu phí đường bộ BOT Tân Đệ được nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tasco tiến hành theo yêu cầu của Bộ Giao thông- Vận tải. Bộ này yêu cầu việc tháo dỡ phải được hoàn tất trước ngày 28 tháng 1.

Dỡ bỏ trạm thu phí BOT Tân Đệ. Courtesy of baomoi

Vào tháng 7/2018, Bộ GT-VT khẳng định việc thu phí của BOT Tân Đệ (Thái Bình) trên Quốc lộ 10 để thu hồi vốn cho dự án đường tránh thị trấn Đông Hưng là đúng, thời gian thu phí trạm BOT Tân Đệ đến năm 2021.

Năm 2018, trạm thu phí Tân Đệ từng nhiều lần phải xả trạm do giới tài xế và người dân liên tục phản đối. Lý do phản đối được người dân cho rằng trạm BOT Tân Đệ đã hết hạn thu phí nhưng phía nhà đầu tư vẫn duy trì hoạt động để hoàn kinh phí làm Quốc lộ 10 đoạn tránh thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đây là điều bị giới tài xế và dân chung cho là hoàn toàn vô lý.

Cũng tin liên quan, trạm thu phí BOT An Sương- An Lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được xả trạm trong 3 ngày tết.

Tuy nhiên, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM khẳng định trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc không thu phí quá hạn theo phản ảnh của người dân.

Truyền thông trong nước dẫn lý do mà Sở GTVT TPHCM đưa ra là trong kết luận thanh tra về hợp đồng dự án BOT An Sương - An Lạc đã ghi nhận thời gian thu phí theo hợp đồng ký với Bộ GTVT là 145 tháng, cùng phụ lục hợp đồng ký với UBND TPHCM là đến hết tháng 1/2033.

Người dân thì cho rằng thu phí đến năm 2033 là quá lâu, Sở GTVT cho rằng, thời hạn thu phí được xác định trong phương án tài chính kèm theo hợp đồng, tính toán dựa vào chi phí đầu tư, doanh thu thu phí, lãi vay, chi phí bảo trì…

Sở GTVT TPHCM cho biết dự án có sự chênh lệch về chi phí đầu tư là do thời điểm phê duyệt các hạng mục của dự án khác nhau nên có sự trượt giá công trình.

Về thắc mắc của người dân là tại sao họ vẫn phải nộp phí khi không sử dụng cầu vượt mà chỉ đi dưới mặt đường kế bên cầu, Sở GTVT TPHCM cho rằng việc đầu tư, quản lý, khai thác các cầu vượt bổ sung là gắn liền trong tổng thể của dự án BOT An Sương - An Lạc nên không thể tách rời. Hơn nữa, cầu vượt giúp giải tỏa ùn tắc, vì vậy, tất cả người tham gia giao thông qua đây đều phải trả phí, cho dù đi trên cầu vượt hay đi dưới cầu.

Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/latest-news-about-bot-toll-fee-stations-01282019074455.html

  

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn