Quan điểm mới của Việt Nam về một cuộc chiến đã qua

Diên Vỹ tổng hợp
Không biết liệu quyết định của Đảng Cộng sản cho phép nhắc lại một cách cởi mở hơn về cuộc chiến năm 1979 với Trung Quốc này có phải là sự thừa nhận rằng công chúng nên được phép định hình theo lịch sử Việt Nam, hoặc ít ra là để cho công chúng thấy rằng đảng không phải là công cụ của Bắc Kinh!
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiYP_ypC5HA7x13OMWT02SRYX_msrBWkrS3M-k7V0siQ8btL2lobNawdnnDrZ8ZQG_ko_AB84ziWyvXWas590XISEEieq2DZ37uIU8-B3VU-0D9QlcN8fAaE9aHHe6cBMAaV5go6MuWICc/s640/ChinaPic.jpg

Bất ngờ mở

Ngày 17 tháng 2 năm 2019 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 40 Chiến tranh Biên giới Việt-Trung, một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn lính Việt Nam và Trung Quốc, và xung đột vũ trang tái diễn trong suốt thập kỷ 1980 kể cả trận hải chiến ngoài Biển Đông cho tới khi hai bên chính thức kết thúc căng thẳng và hồi phục quan hệ ngoại giao hoàn toàn vào năm 1991.
Trận chiến biên giới năm 1979 kể từ đó trở thành điều cấm kỵ ở Việt Nam. Trong khi các tượng đài tưởng niệm mọc lên đây đó, truyền thông Nhà nước và quan chức Đảng Cộng sản cầm quyền lại bỏ lơ việc kỷ niệm chiến thắng, chỉ đãi bôi với những người đã ngã xuống trong cuộc giao tranh này.
David Hutt nhận định sau sự im lặng này là lý do về kinh tế cũng như chính trị. Về kinh tế, Trung Quốc dù vẫn là một kẻ thù truyền kiếp đối với phần đông người Việt, nhưng họ lại là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hà Nội chỉ sau Hoa Kỳ. Về chính trị các liên kết cộng sản chung từ hai phía cũng phản đối việc kỷ niệm chiến thắng cũng như với mong muốn chung là không tái diễn một cuộc tranh cãi lịch sử về việc ai hiếu chiến hơn ai hay ai thắng ai bại.
Cho đến tận bây giờ, quan chức Việt Nam mới thoải mái đánh dấu lễ kỷ niệm bằng việc cho phép báo chí nhà nước đăng các bài viết sâu và phản biện về cuộc chiến và cựu chiến binh.
Đài Tiếng nói Việt Nam, cái loa của Đảng Cộng sản, đã đăng ít nhất một tá bài viết tuần trước về hồi ức các cựu binh và phân tích về ý nghĩa của cuộc chiến đối với Việt Nam ngày nay. Một bài báo thầm chí còn chỉ ra rằng đây là một cuộc chiến chính nghĩa … chiến đấu để bảo vệ quê cha”. Một bài báo khác còn mô tả “cuộc xâm lược của Trung Quốc là tàn bạo và vô lý”.

Mở có chọn lọc

Và dù cho được phép nói nhiều hơn, những các chủ đề nhất định vẫn bị né tránh.
Thứ nhất là con số thương vong không có ai đề cập đến. Chính quyền Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn của các sử gia từ lâu cho rằng quân đội họ có ít thương vong hơn là quân Trung Quốc. Báo chí Việt Nam sau những ngày chiến sự đã tuyên bố rằng Việt Nam đã đánh bại hơn 600.000 tên Trung Quốc xâm lược và khoảng 62.500 thương vong. Trong khi phía Trung Quốc cho rằng họ chỉ thiệt hại 7.000 quân và 15.000 người bị thương, các nghiên cứu quốc tế lại ước chừng mỗi bên đã thiệt hại 30.000 quân.
Thứ hai là vai trò của một số các nhóm dân tộc thiểu số Việt Nam trong việc ủng hộ lực lương Trung Quốc. Đây một vấn đề gây tranh cãi khi mà hiện nay vẫn còn nhiều nhóm dân thiểu số vẫn bị tước đoạt quyền lợi và sống trong nghèo đói.
Thứ ba là vai trò của Liên Xô trong việc ủng hộ Việt Nam chống lại Trung Quốc mà vốn làm dấy lên nhiều câu hỏi về việc thể hiện tình đồng chí xã hội chủ nghĩa của chính quyền ngày nay. Có ý kiến cho rằng Trung Quốc đã nổi giận khi Hà Nội chọn Moscow làm bạn sau khi Mao Trạch Đông từ chối cho Hà Nội vay 1,5 tỷ đô la. Trong khi phía Trung Quốc họ đã giao cho phía Việt Nam 1,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng gần 200 triệu đô la) vũ khí và 320.000 quân để tham gia đánh Mỹ.
Một số người cho rằng có sự tương quan giữa các căng thẳng Biển Đông và chiến tranh biên giới 1979. Vào thời điểm đó, động cơ của đợt tấn công biên giới của Trung Quốc là nhằm “dạy cho Việt Nam vô ơn một bài học” sau khi Việt Nam giúp Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ được Trung Quốc hậu thuẫn khi xâm lược Phnom Penh.
Các sử gia thì cùng đồng ý rằng Trung Quốc đã thất bại vì đã không ngăn được Việt Nam xâm lược Campuchia khi Quân đội Việt Nam đã ở lại Campuchia cho đến tận cuối những năm 1980, còn quân nổi loạn Khmer Đỏ được Trung Quốc ủng hộ phải rút lui về vùng phía Tây. Điều này lại trở thành một cuộc chiến Việt-Trung âm thầm kéo dài cả chục năm.

Cuộc chơi riêng của Đảng

Báo chí Việt Nam bị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ được phép phản ánh về chiến tranh biên giới trong năm này, thì người dân thường lại không có được đặc quyền đó.
Ở Hà Nội, những người dự định đi thắp hương hay đặt hoa tưởng niệm đều bị ngăn chặn. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền Quận 1 đã ngang nhiên cho cẩu lư hương ở Tượng đài Đức Thánh Trần, cho xe rác đến tập kết ở ngay dưới tượng đài để ngăn người dân đến thắp hương tưởng niệm.
Các hành động của nhà cầm quyền thể hiện rõ ý định cấm tưởng niệm ở nơi công cộng và Đảng Cộng sản vẫn là người chi phối quyền kỷ niệm. David Hutt nhận định rằng Đảng hành động như vậy là vì lúng túng nếu chẳng may các cuộc tưởng niệm có nguy cơ biến thành các cuộc biểu tình chống Chính phủ. Họ không muốn dân bày tỏ chính kiến công khai, nhưng cũng không muốn tỏ vẻ ủng hộ hay nghe lời Trung Quốc như người dân chỉ trích.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng Việt Nam luôn né tránh làm phật lòng Bắc Kinh.
Quan chức cao cấp chính phủ vẫn lần lượt đi Trung Quốc.
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản và Chủ tịch nước, đã đến thăm Bắc Kinh nhiều lần trong những năm gần đây, mỗi lần đều cam kết sẽ tăng cường quan hệ hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã đi Bắc Kinh vào tháng 10 năm ngoái và thể hiện mong muốn Việt Nam và Trung Quốc cải thiện quan hệ quốc phòng.
“Trung Quốc là láng giềng và là bạn của chúng tôi”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố hồi tháng 1, nhấn mạnh thêm rằng Việt Nam sẽ “cố gắng giải quyết mọi vấn đề [Biển Đông] với họ”.
Không biết liệu quyết định của Đảng Cộng sản cho phép nhắc lại một cách cởi mở hơn về cuộc chiến năm 1979 với Trung Quốc này có phải là sự thừa nhận rằng công chúng nên được phép định hình theo lịch sử Việt Nam, hoặc ít ra là để cho công chúng thấy rằng Đảng không phải là công cụ của Bắc Kinh.
D.V.
VNTB gửi BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn