Khía cạnh pháp lí của vụ Hải dương Đị̣a chất 8 (HYDZ-8)

FB Song Phan

Status này được viết dưạ trên trao đổi với một bạn về khía cạnh pháp lý của vụ HYDZ-8, dĩ nhiên theo những gì mà một tay ngang như tôi tìm hiểu được chớ không phải như là ý kiến của một chuyên gia.

Trước hết, dĩ nhiên VN không chấp nhận bất kỳ cách giải thích nào về Đường lưỡi bò tham lam của Tàu vốn đã bị Toà Trong Tài PCA tuyên bố vô hiệu lực tháng 7/2016, để biện minh cho vụ này. Do đó, cái chính của VN là dựa vào là luật biển QT, đặc biệ̣t là UNCLOS, mà cái dính dáng ở đây là vùng đặ̣c quyền kinh tế (EEZ).

Xin nói ngắn gọn EEZ là vùng biển tính từ đường cơ sở (nói đơn giản là đường ngấn nước khi triều thấp dọc theo bờ biển) chạy ra khơi cho tới 200 hải lí (nếu biển không đủ rộng thì 'cưa đôi' hoặc thoả thuận với nước đối diện).

Trong EEZ nước chủ nhà được gần như toàn quyền về kinh tế, tức là có thể khai thác cá tôm, khoáng sản... nhưng không toàn quyền về mặt khác, như đi lại, nghiên cứu khoa học, quân sự môi trường... Tức là không phải là chủ hoàn toàn phần EEZ bên ngoài lãnh hải, mà chủ phần này là cộng đồng quốc tế (hơi giống sổ đỏ của VN: người được cấp được sử dụng đất nhưng chủ đất lại là 'toàn dân', nhưng có thể khác ở chỗ là tài nguyên trong/trên/dưới EEZ đều của nước liên quan chứ không phải của cộng đồng quốc tế).

Do đó chuyện HYDZ-8, và các tàu khác có thể chạy vòng vòng trong EEZ của VN là chuyện hợp pháp. Nhưng theo bản đồ Maine Traffic Trackers (khó mà làm fake :-) ) cho thấy nó có vẻ làm khảo sát địa chấn.

Nếu có thể chứng minh nó làm khảo sát KHOA HỌC (tàu Impeccable của Mĩ cũng từng khảo sát trong EEZ của Tàu năm 2009 nhưng Mĩ nói họ khảo sát QUÂN SỰ :-) , luật quốc tế không có định nghĩa rõ ràng thế nào là KHẢO SÁT KHOA HỌC) và chứng minh rằng khảo sát đó phạm vào các điều cấm thì họ đã vi phạṃ luật: không có sự đồng ý của VN và đã làm khảo sát "có ảnh huởng trực tiếp đến việc thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật" chẳng hạn (điều 246 UNCLOS).

Dĩ nhiên, chuyện chứng minh là chuyện của các chuyên gia luật còn trên thực địa thấy nó chạy zigzag, hơn nữa còn biết tính năng của nó (có thể khảo sát địa chắn, địa chật, địa vật lí) thì chắc ăn nó đang làm chuyện phi pháp, cứ cản trước rồi tính gì thì tính :-)

***

Xin chép lại điều 246 UNCLOS do Bộ Ngoại giao dịch, bạn nào quan tâm cứ tìm trên mạng phần v về EEZ (Part v Exclusive Economic Zone) và phần xiii về Nghiên cứu khoa học biển (part xiii. marine scientific research - the United Nations) của UNCLOS, là 2 phần dính dáng nhiều tới vụ này.

"ĐIỀU 246. VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BIỂN TRONG VÙNG ĐẶC QUYỀN Về KINH TẾ VÀ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA

Trong việc thi hành quyền tài phán của mình, CÁC QUỐC GIA VEN BIỂN CÓ QUYỀN QUY ĐỊNH, CHO PHÉP VÀ TIẾN HÀNH CÁC CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BIỂN TRONG VÙNG ĐẶC QUYềN VỀ KINH TẾ VÀ TRÊN THÊM LỤC ĐỊA CỦA MÌNH THEO ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH TƯƠNG ỨNG CỦA CÔNG UỚC.

Công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế và trên thềm lục địa được tiến hành với sự thỏa thuận của quốc gia ven biển.

Trong những truờng hợp bình thuờng, các quốc gia ven biển thỏa thuận cho thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học biển mà các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế có thẩm quyền dự định tiến hành trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của mình theo đúng Công uớc, nhằm vào những mục đích hoàn toàn hòa bình và để tăng thêm kiến thức khoa học về môi truờng biển, vì lợi ích của toàn thể loài nguời. Vì mục đích này, các quốc gia ven biển thông qua các quy tắc và thủ tục bảo đảm sẽ cho phép trong những thời hạn hợp lý và sẽ không khuớc từ một cách phi lý.

Trong việc áp dụng khoản 3, các truờng hợp có thể đuợc coi là bình thuờng ngay cả khi giữa quốc gia ven biển và quốc gia đề nghị thực hiện công trình nghiên cứu không có quan hệ ngoại giao.

Tuy nhiên, quốc gia ven biển CÓ THỂ TÙY Ý MÌNH KHÔNG CHO PHÉP THỰC HIỆN MỘT DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BIỂN do một quốc gia khác hay một tổ chức quốc tế có thẩm quyền đề nghị tiến hành ở vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của mình trong các truờng hợp sau:

a. NẾU DỰ ÁN CÓ ẢNH HUỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN VIỆC THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, SINH VậT VÀ KHÔNG SINH VẬT

b. Nếu dự án có dự kiến công việc khoan trong thềm lục địa, sử dụng chất nổ hay đưa chất độc hại vào trong môi truờng biển;

c. Nếu dự án dự kiến việc xây dựng, khai thác hay sử dụng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đã nêu ở các Điều 60 và 80;

d. Nếu những thông tin đuợc thông báo về tình chất và mục tiêu của dự án theo Điều 248 không đúng, hoặc nếu quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền, tác giả của dự án không làm tròn những nghĩa vụ đã cam kết với quốc gia ven biển hữu quan trong một dự án nghiên cứu truớc đây.

Mặc dầu khoản 5 đa quy định như thế, các quốc gia ven biển cũng không thể thi hành quyền tùy ý khuớc từ theo điểm a của khoản này, đối với các dự án nghiên cứu khoa học biển đuợc tiến hành theo đúng phần này trên thềm lục địa ở cách đuờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải quá 200 hải lý, ngoài các khu vực đặc biệt mà bất kỳ lúc nào các quốc gia ven biển cung có thể chính thức chỉ định làm nơi hoặc sẽ làm nơi để tiến hành công việc khai thác hay thăm dò đi vào chi tiết trong một thời hạn hợp lý. Các quốc gia ven biển thông báo trong những thời hạn hợp lý các khu vực mà mình chỉ định cũng như tất cả những thay đổi có liên quan, nhung không có trách nhiệm cung cấp các chi tiết về các công việc trên các khu vực này.

Khoản 6 đuợc áp dụng không phương hại đến các quyền ở thềm lục địa đuợc thừa nhận cho các quốc gia ven biển ở Điều 77.

Các công tác nghiên cứu khoa học biển nói ở điều này không đuợc gây trở ngại một cách phi lý cho các hoạt động do quốc gia ven biển tiến hành trong việc thi hành quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán mà Công uớc đã trù định".

Nguồn: https://www.facebook.com/song.phan.bt/posts/2310905929017624

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn