Câu chuyện ở toà Long Khánh tỉnh Đồng Nai!

Hồng Lâm

Tóm tắt nội dung

Anh thanh niên tên Mạ Gì Cắm người dân tộc Tày quê ở Quảng Ninh. Năm 1984 anh Cắm 19 tuổi. Ở cái tuổi khoẻ nhất của chàng trai, anh lên đường nhập ngũ đóng quân ở vùng biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược. Đến 1987 anh ra quân và chuyển gia đình vào đất Long Khánh, tỉnh Đồng Nai lập nghiệp.

Năm 2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 62, xét đề nghị hưởng chế độ chính sách cho các đối tượng đã tham gia quân đội ở chiến trường K + C + biên giới và hải đảo, nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách lần nào cùng BHYT hàng năm. Quyết định này được ban hành trên toàn quốc.

Năm 2014, anh Cắm mang quyết định ra quân tên tiếng dân tộc Tày là Mạ Gì Cắm và cuốn sổ hộ khẩu ra xã đội làm thủ tục. Nhưng tên trong hộ khẩu đã phiên âm ra tiếng phổ thông lại là Mã Duy Long. Vì tên không khớp nhau nên hồ sơ của anh Cắm không được xét duyệt.

Ông Trần Cẩm là CCB lúc đó nhận uỷ quyền đi đến các đơn vị quân đội cũ của các quân nhân bị thất lạc quyết định xin cấp lại. Anh Mạ Gì Cắm đã uỷ quyền dân sự cho ông Trần Cẩm đến đơn vị quân đội cũ xin cấp đổi tên đã phiên âm ra tiếng phổ thông ở một quyết định mới.

Đơn vị cũ của anh Mạ Gì Cắm đã giải thể và sát nhập vào Lữ đoàn 874 nên Lữ Đoàn 874 đã đổi quyết định mới ngày 30/10/1987 với tên đã phiên âm sang tiếng Việt cho anh Cắm là Mã Duy Long. Ông Trần Cẩm lại chỉ đưa bản photo có công chứng cho anh Cắm mà không có bản chính.

Anh Cắm mang bản quyết định photo công chứng nộp cho xã đội xã Bảo Quang để xin xét duyệt chế độ 62, thì bị công an nghi là giấy tờ giả và cuối tháng 11/2015 có 4 người lạ mặt vào nhà anh Mạ Gì Cắm xưng là công an thị xã Long Khánh và công an xã Bảo Quang đòi xét nhà lại không có lệnh xét nhà của VKS, nên anh Cắm không hợp tác. Nhưng họ vẫn lục lạo trong nhà và mang đi 2 quyết định :

  1. - 1 bản chính QĐ ra quân mang tên Mạ Gì Cắm số 01 ngày 20/3/1987 do Ban chỉ huy QS huyện Bình Liêu cấp.

  2. - 1 bản tờ quyết đinh của Lữ đoàn 874 (bản pho to) ngày 30/10/1987 mang tên Mã Duy Long.

Kết thúc cuộc xét nhà không có phôi giấy, không có dao gọt, máy ảnh v.v… dụng cụ để làm con dấu giả. Toà án thị xã Long Khánh mở phiên xét xử 20 người ngày 21/3/2017 tại bản án số 45/2017/HSST đã tuyên đối với Mã Duy Long 6 tháng tù treo, thử thách 12 tháng tội: “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” theo quy định khoản 1, điều 267 Bộ luật hình sự.

Kể từ ngày TAND thị xã mở phiên toà xét xử 21/3/2017 cho đến nay 2/2020 anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) vẫn không được toà án thị xã Long Khánh tống đạt bản án đến tận tay. Nên anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) không có cơ sở kháng cáo bản án oan sai này lên cấp toà phúc thẩm.

Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự và là một thủ đoạn, bất chấp luật pháp của TAND thị xã Long Khánh. Nhằm thủ tiêu đi quyền kháng cáo của bị cáo được luật pháp tôn trọng.

Kịch hay ở toà án 28/2/2020

Ngày 20/2/2020 tôi Ngô Thị Hồng Lâm tháp tùng cùng anh Mã Duy Long với tư cách là người đại diện hợp pháp được anh Mã Duy Long uỷ quyền, đến TAND thị xã Long Khánh để đòi bản án. Người tiếp dân của toà này hướng dẫn làm đơn xin sao lục bản án và họ cho biết chỉ trích lục “sao y” bản án chứ không có bản chính. Bởi bản chính đã giao đến tận tay “bị cáo” có kí nhận rồi. Hỏi đưa cái phiếu có chữ ký của anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) đã nhận tống đạt bản án ra đây, thì anh này lại không trả lời được!

5 ngày sau chúng tôi quay lại đế lấy bản án của toà, thì người tiếp dân trả lời rất trịch thượng rằng hồ sơ đã chuyển lên toà tỉnh xử theo kháng cáo. Tôi yêu cầu anh Nguyễn Quang Trực xác nhận trong đơn chuyển lên toà án tỉnh giải quyết để chúng tôi lên toà tỉnh, anh ta cũng không xác nhận. Chúng tôi lên gặp Chánh văn phòng Phí Thị Hồng Năm để trình bày, thì được giải quyết rất nhanh vui vẻ hoà nhã với dân. Anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) nhận được 2 bản sao y (không có bản chính).

Trên bản án có đóng dấu : “ÁN BỊ KHÁNG CÁO” ở tên của “bị cáo” Nguyễn Văn Đống hàng đầu tiên, còn lại 19 người trong vụ đều đóng dấu: ÁN CÓ HIỆU LỰC. Đúng như lời của 19 “bị cáo” trong vụ cho biết là TAND thị xã Long Khánh đã không tống đạt bản án sơ thẩm cho họ sau khi xét xử.

Sau khi nhận đươc bản án, thì ngày 28/2/2020 anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) đến toà để nộp đơn “kháng cáo trễ hạn”. Chúng tôi vào phòng tiếp dân gặp người tiếp dân vẫn tên Nguyễn Quang Trực cũng vẫn cung cách rất trịch thượng với dân. Anh ta cho biết toà tỉnh đã xử phúc thẩm, án đã có hiệu lực hết thời hạn kháng cáo!

Tôi yêu cầu anh xác nhận như anh đã nói, đóng dấu vào tôi sẽ đem đi đến chỗ cần nói chuyện chứ không nói với anh nữa. Anh ta dẫn tôi lên gặp cô thư ký của thẩm phán Nguyễn Văn Thuỷ là người xét xử vụ án này.

Gặp cô thư ký của thẩm phán Nguyễn Văn Thuỷ là Đồng Thị Hương đọc đơn “KHÁNG CÁO TRỄ HẠN” của anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) thì cô thư ký Đồng Thị Hương cho biết: vụ này toà tỉnh đã xử phúc thẩm và án đã có hiệu lực không thể xử lại được.

Cô thư ký đem đơn của anh Long chạy đi đâu đó, khi quay về thì cũng vẫn câu trả lời: vụ này toả tỉnh đã xử phúc thẩm và án đã có hiệu lực không thể xử lại được!

Tôi hỏi: xin cho biết câu cô vừa nói là quan điểm của thư ký hay là của thẩm phán Thuỷ? Cô ta không trả lời và im lặng.

Tôi hỏi: nếu toà tỉnh đã xử phúc thẩm kháng cáo của anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) thì toà mở phiên xử phúc thấm ngày tháng năm nào? Ai chủ toạ phiên toà? Hai thẩm phán hội thẩm là ai tên gì? Cuống giấy triệu tập anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) ra hầu toà đã kí nhận lưu trong hồ sơ bút lục số bao nhiêu? Phần kiểm tra căn cước của toà với anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) đâu? Toà phúc thẩm tuyên án với “bị cáo” Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) mức án phạt bao nhiêu năm tù? Đưa bản án phúc thẩm ra đây? Trong khi bản án sơ thẩm của toà thị xã Long Khánh anh Long cùng 18 cái gọi là “bị cáo” trong cùng vụ án (ngoại trừ ông Nguyễn Văn Đống) thì cho đến nay 2/2020 không có ai nhận được bản án sơ thẩm của toà tống đạt theo đúng luật tố tụng hình sự thì cô thư ký im lặng không trả lời được chúng tôi!

Cô ta đưa cho chúng tôi mẫu đơn khai “KHÁNG CÁO TRỄ HẠN” kèm thêm vào đơn “KHÁNG CÁO TRẼ HẠN” của anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) và cô thư ký Đồng Thị Hương viết giấy đã ký nhận hồ sơ “KHÁNG CÁO TRỄ HẠN” của anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) và chúng tôi ra về.

Qua sự trả lời của thư ký toà án thành phố Long Khánh với dân thì thấy rằng đây chính là hậu quả để lại của bà Phan Thị Mỹ Thanh đã bị Ban bí thư Trung ương kỉ luật, cách hết các chức vụ trong đảng vì trong lãnh đạo đã buông lỏng quản lý, không kiểm tra, không đôn đốc, nhắc nhở cấp dưới kịp thời để cấp dưới thao túng  với dân. Bản án oan sai đối 20 CCB của 2 cấp toà tỉnh Đồng Nai này là hậu quả hết sức nặng nề, gây rối loạn trong xã hội, khiến dân mất lòng tin vào những người cầm cán cân pháp luật. Phải chăng quan toà cho mình mãi cái quyền được ngồi xổm trên “luật” với dân như khi bà Thanh còn tại chức thế này chăng ?

Nhất là đối với anh Mã Duy Long (Mạ Gì Cắm) một người dân tộc Tày, nói và nghe tiếng phổ thông chưa rành thì sẽ bị các vị chà đạp bằng quyền lực đến đâu nếu chúng tôi không tư vấn cho anh Long biết quyền của mình đòi lại sự công bằng của luật pháp luôn bảo vệ và tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Chúng tôi để nghị toà án nhân dân tối cao cùng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai kiểm tra lại tư cách thẩm phán của thẩm phán Nguyễn Văn Thuỷ và bằng cấp của thẩm phán Nguyễn Văn Thuỷ là bằng học thiệt hay bằng mua? mà thẩm phán Nguyễn Văn Thuỷ đã thể hiện với nhân dân bằng dối trá trắng trợn mà tôi được nghe cô thư ký truyền đạt lại!

Xin gửi lời cảm ơn của tôi đến vị luật sư đã không tiếc thời gian tư vấn cho chúng tôi về luật tố tụng hình sự để giám sát toà án thị xã Long Khánh trong vụ này.

Ngày 29/2/2020

H.L.

Tác giả gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn