NGHĨ VỀ NGUỒN GỐC KHIẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐANG “KHÁT NƯỚC” CHÁY CỔ

Vũ Kim Hạnh

进入二十一世纪的第二个十年,中国完成了两个最大的水坝:糯扎渡5,850兆瓦和小湾 4,200兆瓦,北京几乎完工 他们的水电计划覆盖了兰沧河(兰沧-湄公河的中文名称)的一半长度。根据耶鲁大学的弗雷德·皮尔斯(Fred Pearce)的说法,湄公河现在已成为水塔和中国发电厂。悉尼大学湄公河研究中心主任菲利普·赫希 (Philip Hirsch) 说:“ 糯扎渡和小湾这两个巨大的水坝将影响整个湄公河一直流向越南的湄公河三角洲”。仅完成了六座大坝,中国的发电能力就达到了15150兆瓦,占兰沧河全部水电潜力的一半以上。在剩下的8个大坝项目以及可能还有更多新项目的情况下,中国将很容易在21世纪头几十年内早日完工。

我们不能仅仅依靠从中国流下出的湄公河水的16%的数量来说云南大坝链的影响可忽略不计。通过建立云南大坝链,中国已开始破坏整个湄公河流域生态系统的可持续平衡。云南水库的容量除了能够容纳超过300亿立方米的水外,还阻塞了无法到达湄公河三角洲的大量冲积层。缺水,缺乏冲积土和盐水入侵,由于海平面 漸 漸上升, 湄公河三角洲一片肥沃的土地,花园文明的摇篮,由于荒漠化,有可能成为荒地。

Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, sau khi Trung Quốc hoàn tất hai con đập lớn nhất: Nọa Trát Độ (Nuozhadu) 5.850 MW và Tiểu Loan (Xiaowan) 4.200 MW, về tổng thể Bắc Kinh hầu như đã hoàn thành kế hoạch thủy điện của họ trên suốt nửa chiều dài con sông Lan Thương (Lancang – tên Trung Quốc của sông Mekong). Theo Fred Pearce, Đại học Yale, con sông Mekong nay đã trở thành tháp nước và là nhà máy điện của Trung Quốc. Philip Hirsch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sông Mekong thuộc Đại học Sydney nhận định: “Hai con đập khổng lồ Nọa Trác Độ và Tiểu Loan sẽ ảnh hưởng trên suốt dòng chảy của con sông Mekong xuống tới tận ĐBSCL của Việt Nam”. Chỉ với sáu con đập dòng chính hoàn tất, Trung Quốc đã đạt được công suất 15.150 MW – nghĩa là hơn một nửa toàn công suất tiềm năng thủy điện của con sông Lan Thương. Với 8 dự án đập còn lại, và có thể sẽ còn thêm nhiều dự án mới nữa, Trung Quốc sẽ dễ dàng dứt điểm sớm trong vòng mấy thập niên đầu thế kỷ XXI.

Chúng ta không thể chỉ dựa vào một con số 16% lượng nước sông Mekong đổ xuống từ Trung Quốc, để bảo rằng ảnh hưởng chuỗi đập Vân Nam là không đáng kể. Xây chuỗi đập Vân Nam, Trung Quốc đã khởi đầu phá hủy sự cân bằng bền vững của toàn hệ sinh thái lưu vực sông Mekong. Dung lượng các hồ chứa Vân Nam ngoài khả năng giữ hơn 30 tỷ mét khối nước, còn chặn lại một trữ lượng rất lớn phù sa không cho xuống tới ĐBSCL. Thiếu nước, thiếu phù sa lại thêm ngập mặn với nước biển dâng, cả một vùng đất phì nhiêu ĐBSCL, cái nôi của một nền văn minh miệt vườn, có tương lai trở thành một vùng đất chết do sa mạc hóa.

V.K.H.

Còn 5 ngày nữa là NGÀY NƯỚC CỦA THẾ GIỚI.

Khi tôi đang đọc một loạt tài liệu về đề tài này thì sáng nay tôi bắt gặp một phóng sự ảnh hết sức sống động của vnexpress.net với câu kết:

... Giữa tháng 3, nước biển xâm nhập vào các con sông lớn ở miền Tây 50-110 km. Nguyên nhân do toàn lưu vực sông Mekong trong năm 2019 mưa thấp kỷ lục, cộng với tình trạng các đập thủy điện thượng nguồn trữ nước chạy các tuabin, khiến nước không về hạ nguồn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay ghi nhận khoảng 20.000 ha lúa miền Tây bị mất trắng do hạn mặn, chiếm khoảng 7% so với năm 2016. Đợt hạn mặn lịch sử bốn năm trước (100 năm mới lặp lại) khiến 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng. 10 trong số 13 tỉnh, thành phải công bố thiên tai.

Logo về ngày nước thế giới.

Cuộc thảo luận về nhân tai và thiên tai làm hại dòng sông Mekong cũng đang rất sôi động. Có thực sự chuyện dòng Mekong cạn khô không liên quan gì đến các đập thủy điện Thượng nguồn sông Mekong của Trung Quốc mà do sự suy luận cảm tính, không có phân tích khoa học? Có thật do nguồn nước từ Trung Quốc chỉ chiếm 16% tổng lượng dòng chảy vào Mekong nên tác động của Trung Quốc vào dòng Mekong là không lớn?

Trên tay tôi là bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh của phóng viên (PV) chuyên môi trường Lê Quỳnh đăng trên tạp chí Người đô thị “Phỏng vấn người đi dọc 4.800 km sông MeKong”. Tôi nghĩ về vấn đề này, chắc cần phải có loạt bài dài nên hôm nay chỉ bắt đầu bằng một số câu trả lời của ông Ngô Thế Vinh trích từ bài phỏng vấn này.

PV hỏi: Từ những dự cảm rất sớm về những hậu quả do các đập thủy điện gây ra trên dòng Mekong và cho ĐBSCL nói riêng, ông nhận định gì về thực trạng hiện nay?

Trả lời (TL): Chúng ta không thể đổ lỗi nạn hạn hán, xâm nhập mặn hết cho “thiên tai”, mà cần can đảm gọi cho đúng tên những yếu tố “nhân tai” bởi do chính con người gây ra qua suốt quá trình phát triển không bền vững và có tính tự hủy từ nhiều thập niên qua, đã làm gãy đổ sự cân bằng của cả một hệ sinh thái vốn phức tạp nhưng cũng hết sức mong manh của dòng Mekong.

Sơ đồ các dập thủy điện trên dòng Mekong

Một chuỗi những tai ương do chính con người gây ra đó là: 

(1) Phá hủy tự sát những khu rừng mưa trong toàn lưu vực. Những khu rừng mưa này có tác dụng như những tấm bọt biển khổng lồ giữ nước trong mùa mưa, xả nước trong mùa khô với chức năng điều hoà lưu lượng nước của dòng sông trong suốt hai mùa khô lũ, thì nay không còn nữa.

(2) Xây các con đập thủy điện không chỉ trên dòng chính mà ngay trên khắp các phụ lưu sông Mekong từ thượng nguồn xuống tới hạ lưu, và đáng kể nhất là chuỗi những con đập bậc thềm (Mekong Cascades) Vân Nam của Trung Quốc. Hồ chứa của các con đập ấy không những chỉ giữ nước mà còn ngăn chặn phù sa như một dưỡng chất xuống vùng châu thổ ĐBSCL. Nguồn thủy điện cũng đưa tới kỹ nghệ hóa, đô thị hóa với trút đổ các chất phế thải xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước sông Mekong.

(3) Còn phải kể tới kế hoạch Trung Quốc cho nổ mìn phá các ghềnh thác khai thông lòng sông Mekong để mở thủy lộ từ Vân Nam xuống xa tới Vạn Tượng, Trung Quốc đã làm biến dạng toàn dòng chảy, gây xói lở trầm trọng các khu ven sông.

(4) Cộng thêm những sai lầm về các kế hoạch thủy lợi tự phát ngay nơi ĐBSCL như be bờ ngăn đập rồi tới nạn “cát tặc” ngày đêm nạo vét lòng sông...

Tình trạng này gây thảm họa nhãn tiền: nếu lụt thì sẽ rất lớn ngay mùa mưa, hạn hán sẽ gay gắt hơn trong mùa khô và nạn ngập mặn ngày càng lấn sâu vào trong đất liền. Như vậy chủ yếu là do các nguyên nhân nhân tai, nay cộng thêm với biến đổi khí hậu, El Nino... là phần thiên tai cộng thêm vào. Không gọi đúng tên, đổ hết cho thiên tai là một thái độ chối bỏ nguy hiểm của giới chức Việt Nam hiện nay.

PV hỏi: Trên dòng chính Mekong, Trung Quốc đã và vẫn tiếp tục xây đập thủy điện trên thượng nguồn, Lào xây đập dưới hạ nguồn, còn Thái Lan dẫn nước từ dòng Mekong vào ngay cả mùa khô... Trong tình hình ấy, điều ông lo ngại nhất là gì?

TL: Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, sau khi Trung Quốc hoàn tất hai con đập lớn nhất: Nọa Trác Độ (Nuozhadu) 5.850 MW và Tiểu Loan (Xiaowan) 4.200 MW, về tổng thể Bắc Kinh hầu như đã hoàn thành kế hoạch thủy điện của họ trên suốt nửa chiều dài con sông Lan Thương (Lancang - tên Trung Quốc của sông Mekong). Theo Fred Pearce, Đại học Yale, con sông Mekong nay đã trở thành tháp nước và là nhà máy điện của Trung Quốc. Philip Hirsch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sông Mekong thuộc Đại học Sydney nhận định: “Hai con đập khổng lồ Nọa Trác Độ và Tiểu Loan sẽ ảnh hưởng trên suốt dòng chảy của con sông Mekong xuống tới tận ĐBSCL của Việt Nam”. Chỉ với sáu con đập dòng chính hoàn tất, Trung Quốc đã đạt được công suất 15.150 MW - nghĩa là hơn một nửa toàn công suất tiềm năng thủy điện của con sông Lan Thương. Với 8 dự án đập còn lại, và có thể sẽ còn thêm nhiều dự án mới nữa, Trung Quốc sẽ dễ dàng dứt điểm sớm trong vòng mấy thập niên đầu thế kỷ XXI.

Chúng ta không thể chỉ dựa vào một con số 16% lượng nước sông Mekong đổ xuống từ Trung Quốc, để bảo rằng ảnh hưởng chuỗi đập Vân Nam là không đáng kể. Xây chuỗi đập Vân Nam, Trung Quốc đã khởi đầu phá hủy sự cân bằng bền vững của toàn hệ sinh thái lưu vực sông Mekong. Dung lượng các hồ chứa Vân Nam ngoài khả năng giữ hơn 30 tỷ mét khối nước, còn chặn lại một trữ lượng rất lớn phù sa không cho xuống tới ĐBSCL. Thiếu nước, thiếu phù sa lại thêm ngập mặn với nước biển dâng, cả một vùng đất phì nhiêu ĐBSCL, cái nôi của một nền văn minh miệt vườn, có tương lai trở thành một vùng đất chết do sa mạc hóa.

Điều gì đáng lo ngại nhất hiện nay? 

Đi chân trần trên cánh đồng khô nứt ở xã An Phú Trung-TG.

Lòng hồ của trạm bơm Bình Phan, trách nhiệm tưới cho 8.500 ha vườn trái cây Huyện Chợ Gao, Tiền Giang.

V.K.H.

(Còn tiếp)

Nguồn: FB Vu Kim Hanh

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn