Tại sao Tô Lâm muốn giết người dân Đồng Tâm vô tội?

LS Nguyễn Văn Đài

rong hình ảnh có thể có: 2 người, cận cảnh

Cơ quan điều tra thuộc Công an Thành phố Hà Nội vừa ban hành kết luận điều tra (KLĐT) vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (09/1/2020) sau hơn 5 tháng xảy ra sự việc và đề nghị truy tố 29 người, trong đó có 25 người bị đề nghị truy tố tội giết người và có 4 người bị đề nghị truy tố về tội chống người thi hành công vụ.

Trước khi trả lời cho câu hỏi tại sao Tô Lâm và BCT muốn giết người dân Đồng Tâm vô tội thì tôi sẽ phân tích bản KLĐT.

PHÂN TÍCH BẢN KẾT LUẬN ĐIỀU TRA

Qua bản kết luận điều tra dài 47 trang của cơ quan cảnh sát điều tra CA Hà Nội cho chúng ta những đánh giá sau:

Trước tiên, khẳng định việc nhà cầm quyền CSVN huy động khoảng 3.000 cảnh sát vũ trang và quân đội dùng vũ khí hiện đại tấn công bạo lực vào lúc 3 giờ sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội là vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Đó là hành động tội ác khi lực lượng vũ trang giết hại cụ Lê Đình Kình 84 tuổi, và bắn bị thương anh Lê Đình Chức và cụ Bùi Viết Hiểu.

Trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam không có quy định nào cho pháp nhà cầm quyền sử dụng các lực lượng vũ trang để giết hại và bắt giữ dân thường và đêm khuya.

Trong bản kết luận điều tra đã kết luận tất cả các hung khí mà người dân Đồng Tâm mua sắm, chuẩn bị đều là vũ khí thô sơ, lựu đạn tự chế mà không phải là vũ khí quân dụng nên chỉ giao cho UBND huyện Mỹ Đức xử lý hành chính. Đó không phải là vi phạm pháp luật hình sự.

Trong bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra chỉ đề nghị Viện Kiểm sát TP Hà Nội truy tố 29 người với 2 tội danh: giết người và chống người thi hành công vụ. Mà theo bản kết luận điều tra thì 2 tội danh này đều phát sinh vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 khi lực lượng vũ trang tấn công trái pháp luật và xã Đồng Tâm.

Như vậy, trước đó người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm không có hành vi vi phạm luật để tạo cớ cho nhà cầm quyền sử dụng lực lượng vũ trang bắt người vào đêm khuya.

Thứ hai, việc người dân thôn Hoành chuẩn bị, trang bị vũ khí thô sơ để tự vệ và phòng ngừa hành động trái Hiến pháp và pháp luật của người khác là phù hợp với quyền phòng vệ chính đáng được Bộ luật hình sự qui định tại điều 22 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.

Mục đích của Phòng vệ chính đáng của người dân thôn Hoành nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp là quyền chiếm hữu và sử dụng đất của họ đã có từ hàng trăm năm trước. Đồng thời họ cũng sẵn sàng chống trả bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công trái pháp luật. Chính do mục đích của Phòng vệ chính đáng là bảo vệ lợi ích hợp pháp nên mặc dù người có hành vi phòng vệ gây nên thiệt hại khách quan về hình sự nhưng được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Thứ ba, việc cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội đề nghị truy tô 25 người dân Đồng Tâm về tội giết người là không đúng. Đó là hành vi trả thù người dân Đồng Tâm.

Trong bản kết luận điều tra mô tả việc 3 CSCĐ Thịnh, Huy, Quân mang theo vũ khí trèo tường tấn công vào nhà dân trong đêm khuya là xâm phạm một cách bất hợp pháp vào nhà ở của công dân. Anh Lê Đình Chức và những người dân Đồng Tâm dùng vũ khí thô sơ để chống trả hành vi vi phạm pháp luật của 3 CSCĐ là đúng đắn. Ba CSCĐ do trời tối và sơ ý ngã xuống hố kích thước 0,76 m x 1,45 m) sâu 4 m là lỗi của họ.

Hành vi của anh Lê Đình Chức bảo anh Lê Đình Doanh “đưa chậu xăng lên cho tao” và anh Doanh lấy can xăng còn khoảng 5-6 lít đưa cho anh Chức. Anh Chức nhiều lần đổ xăng xuống hố và làm 3 CSCĐ chết cháy là phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được qui định tại điều 126 Bộ luật hình sự.

Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Hành động giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của anh Lê Đình Chức chỉ có duy nhất anh Lê Đình Doanh giúp sức.

Bởi vậy, Viện kiểm sát thành phố Hà Nội chỉ có thể truy tố anh Lê ĐÌnh Chức tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và anh Lê Đình Doanh với vai trò đồng phạm hoặc vai trò giúp sức.

Viện kiểm sát thành phố Hà Nội phải ra quyết định không truy tố 23 người còn lại và trả tự do cho họ.

Thứ tư, Viện Kiểm sát TP. Hà Nội phải điều tra làm rõ những kẻ đã bắn chết cụ Lê Đình Kình và bắn bị thương anh Lê Đình Chức để truy tố về tội giết người.

Việc cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố 25 người cùng với tội danh giết người tại điều 123 Bộ luật hình sự là mang tính áp đặt và qui chụp.

Những người này chỉ có những phát biểu, lời nói đe dọa giết những người mà có hành động tấn công trái pháp luật vào người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Bởi vậy nhà cầm quyền cộng sản cũng không thể xử lý họ theo tội danh đe dọa giết người được quy định tại điều 133 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Theo Điều 133, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

“Tội đe doạ giết người là hành vi đe doạ giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.
Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Đối với 2 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

Mức hình phạt cao nhất với tội danh này chỉ là 7 năm tù.

Như vậy dù cho những người Đồng Tâm có bị xử lý theo tội danh này thì cũng không làm thỏa mãn Tô Lâm và BCT. Bởi họ muốn giết người dân Đồng Tâm.

Tại sao?

1/ Người dân ĐT để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền chiếm hữu và sử dụng đất đai của tổ tiên họ để lại từ hàng trăm năm trước nên họ đã thách thức quyền lực tuyệt đối của chế độ CSVN;

2/ Người dân ĐT trong một thời gian dài đã trở thành biểu tượng, anh hùng, bất khuất và quả cảm cho người dân Vn ở trong và ngoài nước;

3/ Mô hình ĐT có thể sẽ lan rộng ra cả nước thành các pháo đài chống lại bạo quyền và sự độc ác của chế độ.

Với 3 lý do trên đủ để Tô Lâm và BCT quyết tâm dùng vũ trang, bạo lực và ngành tư pháp để giết hại người dân ĐT.

Một lần nữa, tôi khẳng định người dân ĐT là vô tội.

Tôi hy vọng các luật sư được mời để bảo vệ cho những người dân Đồng Tâm vô tội và đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài nước cùng nhau đoàn kết để bảo vệ những người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam áp bức và đàn áp để cướp đoạt đất đai của họ.

N.V.Đ.

Nguồn: FB Nguyễn Văn Đài

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn