Vụ án Hồ Duy Hải: Việc rút 4 bút lục khỏi hồ sơ nếu có thật sẽ nghiêm trọng thế nào?

Đình Việt

Ngày 27/5 vừa qua, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi đến Giám đốc Công an tỉnh Long An để đề nghị giải thích.

Ông Phong cũng gửi thư đến Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để cung cấp thêm thông tin về vụ án Hồ Duy Hải mà ông mới thu thập được.

Vụ án Hồ Duy Hải: Nếu việc rút 4 bút lục khỏi hồ sơ là thật sẽ rất nghiêm trọng? - Ảnh 1.

Luật sư Trần Hồng Phong mới đây đã gửi kiến nghị đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Long An giải thích có hay không việc 4 bút lục bị rút khỏi hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải.

Theo đó, ông Phong cho rằng sau phiên xét xử giám đốc thẩm, ông tiếp tục thu thập nhiều tài liệu khác chứng minh còn có nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết trong các bản án của tòa.

Đặc biệt, ông Phong nghi ngờ "một số bút lục rút ra khỏi hồ sơ vụ án cho thấy các bút lục này bị rút ra nhằm chứng minh Hồ Duy Hải là hung thủ của vụ án".

Cụ thể, bút lục số 139, 140, 141, 142 là lời khai của nhân chứng Đinh Văn Còi (ông Còi khi đó đang là công an tỉnh Long An) và ông Lê Thanh Trí.

Tuy nhiên, do bút lục về lời khai của ông Còi và ông Trí đều không có trong hồ sơ xét xử của vụ án nên những vấn đề này chưa từng được nêu ra.

Ông Phong đặt câu hỏi với Giám đốc Công an tỉnh Long An rằng việc rút các bút lục này ra khỏi hồ sơ vụ án có phải là hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án hay không?

Bình luận về việc này, luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, trong vụ án Hồ Duy Hải, thời gian gần đây có rất nhiều điểm chưa được làm rõ, còn nhiều tranh cãi, vì vậy vụ án đã gây xôn xao dư luận. 

Tuy nhiên, theo luật sư Tuấn Anh, là những người ngoài cuộc, không nắm rõ hồ sơ vụ án vì vậy chúng ta không nên vội vàng đưa ra những quan điểm, nhận định mang tính chủ quan về việc liệu 4 bút lục có bị rút khỏi hồ sơ vụ án hay không? Tại sao lại bị rút khỏi hồ sơ vụ án? Cá nhân, tổ chức nào rút 4 bút lục này ra khỏi hồ sơ vụ án? Viện kiểm sát, tòa án có được tiếp cận với những chứng cứ này hay không?...

"Cần có sự điều tra, xác minh làm rõ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền thì mới có hướng xử lý, giải quyết", ông Tuấn Anh nói.

Vụ án Hồ Duy Hải: Nếu việc rút 4 bút lục khỏi hồ sơ là thật sẽ rất nghiêm trọng? - Ảnh 2.

Bưu điện Cầu Voi nơi xảy ra vụ án. Ảnh: Đình Việt

Dưới khía cạnh pháp luật, luật sư Trần Tuấn Anh phân tích, theo Điều 15 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định rõ, cơ quan tiến hành tố tụng (bao gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng quy định việc tranh tụng trong xét xử phải được bảo đảm, mọi tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án khi được chuyển đến tòa phải đầy đủ và hợp pháp để từ đó tòa án căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ mới đưa được ra một bản án đúng người, đúng tội.

Vì vậy, nếu có việc rút 4 bút lục ra khỏi hồ sơ vụ án nhằm bất kỳ mục đích gì có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và khiến hoạt động tố tụng, thi hành án bị cản trở, uy tín của các cơ quan tư pháp bị giảm sút.

"Hành vi này là một hành vi xâm phạm nghiêm trọng tố tụng và hoạt động tư pháp và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật", ông Anh nhận định.

Động cơ, mục đích của cá nhân thực hiện hành vi này có thể vì vụ lợi, vì các động cơ khác tuy nhiên đây không phải dấu hiệu bắt buộc mà chỉ cần có hành vi xảy ra, cá nhân đó sẽ phải bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án được quy định tại Điều 375 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án mà thêm bớt, sửa đổi, đánh tráo, tiêu hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch nội dung vụ án thì có thể bị phạt tù từ 1 năm 5 năm.

Nếu hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án mà dẫn đến việc giải quyết vụ án bị sai lệch, khung hình phạt là từ 5 năm đến 10 năm tù. Nếu dẫn đến án oan sai, khung hình phạt có thể lên đến 15 năm tù giam.

"Trong trường hợp có căn cứ vững chắc khẳng định hành vi này đã được thực hiện một cách cố ý, Cục Điều tra hình sự Viện KSND Tối cao cần phải ngay lập tức vào cuộc điều tra, xác minh, cần thiết thì khởi tố vụ án để thực hiện các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự để xử lý nghiêm hành vi trên, nhằm đảm bảo tính đúng đắn tuyệt đối trong các hoạt động tư pháp - một hoạt động rất dễ xâm phạm trực tiếp đến sinh mạng pháp lý của mỗi công dân.

Tránh tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương coi việc "có sai sót về mặt thủ tục tố tụng nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án" như "nguyên tắc cứu cánh" cho mình mỗi khi làm ẩu, làm bừa, bởi đã là "sai sót" sẽ không bao giờ phản ánh đúng "bản chất" vụ án được", vị luật sư nhấn mạnh.

Đ.V.

Nguồn: danviet.vn

Luật pháp kiểu giẻ rách

Ngày 31.7.2018 Trịnh Xuân Thanh lên tivi nhận mình từ Đức trở về đầu thú, để được hưởng khoan hồng của chính phủ VN.

Người xem tivi thấy rõ, đúng là hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh và những lời đầu thú cũng chính từ miệng ông nói ra. Vậy, thì đúng ông ta tự nguyện về đầu thú rồi, hoài nghi gì nữa?

Dù chính từ miệng TXT nhận mình trở về đầu thú. Nhưng cảnh sát Đức họ vẫn tổ chức điều tra để tìm ra sự thật. Và, họ đã chứng minh cho thế giới biết rằng, Trịnh Xuân Thanh đã bị nhà cầm quyền csVn bắt cóc đưa về nước ép cung, chứ không phải tự nguyện về đầu thú như hắn đã nói.

Họ (cảnh sát Đức) đưa ra hàng loạt bằng chứng TXT bị bắt ngày giờ nào, bắt ở đâu, đưa lên xe hiệu gì, màu gì, đưa qua quá cảnh nước nào, thuê máy bay hãng nào đưa về VN, tình trạng sức khỏe TXT lúc lên máy bay như thế nào, và đáp xuống sân bay Nội Bài lúc mấy giờ.... Tất cả các người và tổ chức liên quan đã bị tóm để điều tra, như: chủ cho thuê xe, chủ khách sạn... cảnh sát Đức còn trưng ra hóa đơn mà VN đã thuê máy bay chở Trịnh Xuân Thanh sang Nga để về VN. Đến đây thì nhà cầm quyền csVn hết đường chối cãi!

Đấy, vấn đề là chỗ đó. Không ai đi căn cứ lời phạm nhân khai nhận, mà buộc cơ quan điều tra phải chứng minh rằng, người đó vô tội hoặc có tội.

Trong 1 thể chế phi dân chủ như ở VN. Người bị thẩm cung không có quyền được im lặng khi cơ quan điều tra hỏi cung, mà buộc phải trả lời. Cũng không được quyền thuê luật sư trong lúc hỏi cung. Thời gian hỏi cung của cơ quan điều tra không nhất thiết trong giờ hành chính, mà liên tục thay đổi. Có khi nửa đêm họ lôi phạm nhân ra tra hỏi, có khi tờ mờ sáng hoặc lúc vừa thiu thiu ngủ họ lại lôi lên lấy cung, có khi vừa ăn cơm xong họ bắt lên tra khảo.... Phạm nhân thì đơn độc, trong lúc đó điều tra viên có đến hàng chục người với cả dây nhợ, còng tay, cùm chân, roi điện, dùi cui....các loại dùng để tra tấn. Thử hỏi, có mấy ai dám nói khác những lời mà họ mớm cho?

Tại sao mẹ của Hồ Duy Hải phải ròng rã đi kêu oan cho con suốt 12 năm trời? Tại vì công an không đưa ra được bằng chứng Hải phạm tội, không chứng minh được Hải phạm tội mà chỉ dựa vào lời khai nhận tội của Hải. Mà sự nhận tội thì đất nước này có quá nhiều người nhận tội, như: Hàn Đức Long, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn...cũng nhận tội giết người đó sao?

Ông Nguyễn Hòa Bình - chánh án TAND tối cao nói rằng: "Nếu không có đủ căn cứ chứng minh tội nặng thì phải quyết có tội, nhưng tội nhẹ. Nếu không xử được ở khung cao thì phải xử ở khoản thấp". Nghĩa là, theo ông, những người nào mà bị công an bắt dù là bắt nhầm thì cũng có tội. Không chứng minh được người đó có tội "to" thì xử họ có tội "nhỏ"?!

Đù má! Luật pháp mà ông xem như giẻ rách vậy ông? Không lấy được miếng to thì lấy đại miếng nhỏ gỡ gạc chớ bỏ thì phí? Khốn nạn chưa!!!

FB Ngô Trường An

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn