Xét xử vụ Đồng Tâm: Ngày thứ ba - tranh luận

Luân Lê

Xét hỏi trong phiên tòa

-------//-------

6h20', trời Hà Nội đã tối hẳn. Trong phiên tòa có một luật sư lớn tuổi đã đề nghị cho nghỉ vì đã quá trễ, nhưng chủ tọa bác, cho phiên tòa tiếp tục.

- Chủ tọa : Mời các luật sư tham gia xét hỏi.

Im lặng.

- Chủ tọa : Nếu các luật sư không còn câu hỏi thì ...

- LS Đặng Đình Mạnh giơ tay : Xin phép hội đồng xét xử, tôi tham gia xét hỏi.

- Chủ tọa : Nhưng luật sư đã tham gia xét hỏi rồi.

- LS Đặng Đình Mạnh : Nhưng luật không hạn chế việc xét hỏi của luật sư. Hơn nữa, câu hỏi này phát sinh trong quá trình theo dõi sự xét hỏi của đồng nghiệp. Tuy vậy, tôi chỉ xin hỏi 1 câu ngắn - quay xuống hàng ghế những người bị truy tố - Tôi hỏi một câu chung với tất cả 29 bị cáo : Nếu những ai CÓ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì ngồi yên. Nếu những ai KHÔNG bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì vui lòng giơ tay.

1,2 … rồi 10 cánh tay giơ lên. Nhưng vẫn có đến 19 cánh tay còn lại vẫn giữ xuôi theo người. Có lẽ, họ có nhiều điều muốn nói hơn là cái giơ tay.

Đó là lý do mà chúng tôi ước mong có nhiều luật sư đồng nghiệp hơn tham gia những phiên tòa như thế này để cùng lắng nghe họ, khi mà hoàn cảnh xã hội chưa cho phép luật sư bảo vệ được họ như thiên chức nghề nghiệp.

Ghi lại vội để bước vào phần bào chữa của các luật sư.

Hà Nội, ngày 09/09/2020.

Manh Dang

* Lưu ý : Thông tin của các bị cáo trả lời xét hỏi cho luật sư chỉ là thông tin một chiều và không được kiểm chứng

Tổng hợp các mức án VKSND đề xuất trong vụ án Đồng Tâm

Tóm tắt thông tin về 29 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm sau ngày xử án thứ ba, 9/9, và các mức án mà Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội đề xuất với Hội đồng Xét xử.

Tổng số: 29 người: 19 người đàn ông, 10 người phụ nữ.

Độ tuổi trung bình của các bị cáo là 45, người nhỏ nhất là 20 tuổi, lớn nhất là 77 tuổi.

25 người bị truy tố tội giết người, 4 người bị truy tố tội chống người thi hành công vụ.

Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội đề nghị kết án 6 người với tội danh giết người, 23 người với tội danh chống người thi hành công vụ. Trong đó, có 2 người bị đề nghị án tử hình, 1 án chung thân, 19 án tù: 3 án nặng từ 16-18 năm, 16 án từ 2-7 năm, và 7 án tù treo.

Mức án đề nghị cho 7 người thuộc dòng họ Lê Đình: 2 án tử hình, 1 án chung thân, 3 án tù mức từ 4-7 năm, và 1 án treo.

Hình ảnh có thể có: văn bản

Luật Khoa tạp chí

Khi tôi lên bào chữa, phần tôi tập trung nhất vẫn là các chứng cứ là các dữ liệu điện tử, là những video, clip được trình chiếu không rõ nguồn gốc. Và nó được kiểm sát viên sử dụng để làm căn cứ luận tội với các bị cáo và nói rằng đó là lời nhận tội được thực hiện ghi âm, ghi hình tại giai đoạn điều tra.

Tôi nói, đề nghị được trình chiếu hoặc chỉ cần cho hiển thị bất kể một hình ảnh nào của các đoạn ghi hình này lên màn hình để tôi có thể sử dụng trực tiếp vào việc biện hộ. Tôi bị từ chối.

Và tôi đáp lại, việc chứng minh tội phạm phải hợp pháp và mọi sự thật dù không thu thập hợp pháp thì cũng không có giá trị pháp lý và không được dùng vào việc giải quyết vụ án. Hợp pháp là chốt chặn cuối cùng trong câu đoạn quy định tại Hiến pháp, nó chính là sức mạnh của tính hợp pháp là cao nhất.

Tôi bình luận vào chứng cứ, mặc dù không được cho hiển thị trên truyền hình, rằng, đại diện viện kiểm sát dùng các video thừa nhận tội được thực hiện tại giai đoạn điều tra, nhưng trên các video luôn hiển thị chữ “Bị cáo...”, tức, theo Bộ luật Tố tụng hình sự, bị cáo là vai trò chỉ xuất hiện khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, chúng được thực hiện bởi Toà án.

Và như vậy, các video, tôi chưa nói tới nội dung và tính nguyên vẹn của chứng cứ, là không hợp pháp và là một sự vi phạm nghiêm trọng. Tôi đề nghị thư ký ghi rõ vào Biên bản phiên toà nội dung này.

Lúc này vị chủ toạ đi ra ngoài, còn vị thẩm phán ngồi cạnh làm thay chức năng và liên tục ngắt lời, nhắc tôi bào chữa vào nội dung, không giải thích luật, không dùng luật nữa.

Tôi đáp lại với đề nghị, tôi đang bình luận và đánh giá chứng cứ, và đó là quyền mà bộ luật tố tụng ấn định. Nếu không dùng luật để làm căn cứ và nhận định, phân tích những vấn đề về chứng cứ, mà mọi việc chứng minh phụ thuộc vào chứng cứ, chỉ chứng cứ được thẩm tra tại phiên toà, tôi sẽ phải sử dụng gì để bảo vệ?

Vị thẩm phán cảnh báo nếu tôi không bào chữa vào “nội dung” và coi là vi phạm phiên toà thì sẽ bị mời ra khỏi phiên toà. Lúc này, vị chủ toạ quay trở lại, và “mềm mỏng” đề nghị tôi tạm thời dừng bào chữa và có thể tiếp tục sau.

Tôi vẫn từ tốn hỏi, việc này dựa trên cơ sở nào, trong khi vị thẩm phán bên cạnh chủ toạ ngăn cản quyền bào chữa của tôi và đang làm thay chức năng của ngài tại phiên toà.

Và chủ toạ vẫn tiếp tục đề nghị tôi tạm thời dừng bào chữa và sẽ thực hiện vào lúc khác.

L.L.

FB Luân Lê

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn