Nhiều động thái lạ sau một phiên toà chóng vánh

Ngô Anh Tuấn

- Toà tuyên án tại Hà Nội vào tối ngày 09/3/2021, tới sáng ngày 17/3/2021, các luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được bản án, đây là việc làm nhanh không tưởng;

- Có thông tin hai bị cáo chịu mức án tử hình đã được chuyển từ Trại giam số 2 lên Trại giam số 1 (Hoả Lò), một động thái đáng lưu tâm, có thể 2 bị cáo không viết đơn xin ân giảm theo đúng điều họ đã nói với các luật sư tại toà;

- Theo thông tin từ gia đình cụ Kình, sau phiên toà phúc thẩm, 2 công an xã được cử đến nhà ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức để thuyết phục gia đình viết đơn xin ân giảm nhưng bà Dư Thị Thành đã giận dữ quát “Chết trẻ khỏe ma, gia đình tao không viết”.

Từ các động thái trên, các luật sư lo lắng, bàn với nhau cử luật sư vào trại để tư vấn họ viết đơn xin ân giảm; dù trước đó có người cho biết là “không cần thiết”. Chúng tôi mong muốn các thân chủ có cơ hội được sống và tiếp tục hành trình dài phía trước nhưng điều là không thể thực hiện được. Sau phiên toà phúc thẩm, án có hiệu lực ngay, vai trò của luật sư gần như bằng “0” và việc thăm gặp thân chủ là không được phép nếu không có sự chấp thuận của cơ quan thi hành án.

Trong vụ việc này, chúng tôi đang rất lo lắng cho cả hai phía, cả từ phía người dân lẫn chính quyền. Người chết đi là hết, cơ hội sửa sai không còn, nếu bản án sau này được lật lại và tuyên oan sai, đó sẽ là nỗi day dứt khôn nguôi của những người tuyên án, mặc dù lỗi không chỉ thuộc về mỗi mình họ. Cùng với đó, cả 3 sinh mạng, là 3 bố con trong một gia đình có truyền thống cách mạng phải ra đi dù nguyên nhân xuất phát từ tranh chấp nguồn gốc đất đai hay bất kỳ một nguyên nhân nào khác, nó sẽ là nỗi đau tột cùng với người ở lại - Dù ai đó có nói rằng họ không đau và lặng lẽ nuốt giọt nước mắt vào trong nhưng tôi tin, sự phẫn uất đang ngấm ngầm vào máu thịt của họ... Và như thế, sự hận thù không chấm dứt mà nó đang ngấm ngầm sinh sôi, đó là điều khó tránh khỏi và đó cũng chính là “tử huyệt” mà không một chính quyền nào mong muốn có sự tồn tại của nó cả.

Tôi mong rằng, ngay lúc này đây, những người lãnh đạo cao nhất của đất nước cần nhìn thẳng vào sự thật để thấy rõ và có cách ứng xử phù hợp, đừng dồn người dân tới bước đường cùng để rồi sau đó có lúc lại phải rơi nước mắt và thốt lên những lời “giá như” muộn màng như đã từng diễn ra trong quá khứ...

N.A.T.

Nguồn: FB Tuan Ngo

Đọc thêm

“Sự phẫn uất đang ngấm ngầm vào máu thịt” người dân Đồng Tâm!

RFA tiếng Việt

Có gì chung giữa ánh mắt của cô gái Myanmar trước lúc bị bắn chết với ánh mắt bà Dư Thị Thành khi trả lời không thèm xin “ân xá tội chết” cho 2 con trai???

Nhà cầm quyền VN không thèm để ý đến sự phẫn uất của Dân? Họ quá tự tin không ai có thể làm gì???

Hoàng Hưng

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'BBC Vợ ông Lê Đình Kình, bà Dư Thị Thành kể lại vụ việc sáng 9/1 BBC News Tiếng Việt Video được cung cấp bởi Trịnh Bá Phương Tôi tường thuật lại công an đàn áp gia đình tổi ngày 9/1/2020. 0:55/5:49'

Có thể là hình ảnh về 1 người

Luật sư Ngô Anh Tuấn, một trong các luật sư bào chữa cho những người dân trong vụ án Đồng Tâm tối 17-3-2021 viết như thế trên Facebook cá nhân.

Theo ông Tuấn, ngay sau phiên phúc thẩm với y án tử hình 2 người con trai và 1 án chung thân đối với cháu nội của cụ Lê Đình Kình, đã có những điều bất thường xảy ra như bản án đã được gửi tới các luật sư chỉ 1 tuần lễ sau khi tuyên án.

"Đây là việc làm nhanh không tưởng!" - luật sư Tuấn viết.

Có "một động thái đáng lưu tâm khác, theo ông Tuấn là hai người chịu mức án tử hình có thể đã được chuyển từ Trại giam số 2 lên Trại giam số của công an thành phố Hà Nội, điều này cho thấy có thể 2 bị cáo không viết đơn xin ân giảm theo đúng điều họ đã nói với các luật sư tại toà.

Gia đình cụ Lê Đình Kình thì cho hay, sau phiên phúc thẩm, 2 công an xã được cử đến nhà ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức để thuyết phục gia đình viết đơn xin ân giảm nhưng bà Dư Thị Thành (vợ cụ Kình) đã giận dữ quát: “Chết trẻ khỏe ma, gia đình tao không viết”.

"Từ các động thái trên, các luật sư lo lắng, bàn với nhau cử luật sư vào trại để tư vấn họ viết đơn xin ân giảm; dù trước đó có người cho biết là “không cần thiết”.

Chúng tôi mong muốn các thân chủ có cơ hội được sống và tiếp tục hành trình dài phía trước nhưng điều là không thể thực hiện được." - theo quy định của pháp luật, sau phiên toà phúc thẩm thì bản án có hiệu lực ngay, luật sư không được phép thăm gặp thân chủ nếu không có sự chấp thuận của cơ quan thi hành án.

Luật sư Ngô Anh Tuấn bày tỏ sự lo lắng cho cả từ phía người dân và chính quyền vì không thể sửa sai nếu như bản án được thi hành:

"Người chết đi là hết, cơ hội sửa sai không còn, nếu bản án sau này được lật lại và tuyên oan sai, đó sẽ là nỗi day dứt khôn nguôi của những người tuyên án, mặc dù lỗi không chỉ thuộc về mỗi mình họ.

Cùng với đó, cả 3 sinh mạng, là 3 bố con trong một gia đình có truyền thống cách mạng phải ra đi dù nguyên nhân xuất phát từ tranh chấp nguồn gốc đất đai hay bất kỳ một nguyên nhân nào khác, nó sẽ là nỗi đau tột cùng với người ở lại.

Dù ai đó có nói rằng họ không đau và lặng lẽ nuốt giọt nước mắt vào trong nhưng tôi tin, sự phẫn uất đang ngấm ngầm vào máu thịt của họ...

Và như thế, sự hận thù không chấm dứt mà nó đang ngấm ngầm sinh sôi, đó là điều khó tránh khỏi và đó cũng chính là “tử huyệt” mà không một chính quyền nào mong muốn có sự tồn tại của nó cả." - ông Tuấn khẳng định.

Vị luật sư thuộc đoàn luật sư Hà Nội mong rằng, "ngay lúc này đây, những người lãnh đạo cao nhất của đất nước cần nhìn thẳng vào sự thật để thấy rõ và có cách ứng xử phù hợp, đừng dồn người dân tới bước đường cùng để rồi sau đó có lúc lại phải rơi nước mắt và thốt lên những lời “giá như” muộn màng như đã từng diễn ra trong quá khứ..."

Bạn nghĩ sao?

Nguồn: FB Hoàng Hưng

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn