Tình báo Mỹ dự báo gì về hành động sắp tới của Trung Quốc ở Biển Đông?

Văn Khoa

"Việc Việt Nam chậm trễ trong phát ngôn gây ra bất lợi, ít nhất là về mặt truyền thông, khi báo đài và các học giả quốc tế đề cập tới vấn đề này dựa trên thông tin và hình ảnh được phía Philippines đưa ra. Điều này vô tình làm xói mòn nỗ lực khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở cụm Sinh Tồn nói chung và Ba Đầu nói riêng," chuyên gia Nguyễn Thế Phương đánh giá.

Biển Đông: TQ gây căng thẳng ở Bãi Ba Đầu, VN phản ứng chưa đủ mạnh?

AP loan tin ngày 13 tháng tư, dẫn nguồn tin từ giới chức Philippines  cho biết, việc Manila triệu Đại sứ Hoàng Khê Liên được tiến hành vào ngày 12/4. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, tại cuộc gặp, Thứ trưởng ngoại giao Philippines Elizabeth Buensuceso bày tỏ sự bất bình về sự hiện diện phi pháp của tàu dân quân biển Trung Quốc tại đá Ba Đầu mà Manila gọi tên là Julian Felipe. Bà này nói rõ sự tiếp tục hiện diện của những tàu dân quân biển như thế là nguồn gây nên căng thẳng trong khu vực.

Philippines triệu đại sứ Trung Quốc về tranh chấp đá Ba Đầu

Bắc Kinh sẽ tiếp tục dùng số tàu và máy bay ngày càng tăng để gửi tín hiệu tới các nước Đông Nam Á rằng Trung Quốc kiểm soát thực sự ở Biển Đông.

Tàu hộ vệ Trung Quốc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 2 /// Chụp màn hình Chinamil.com.cn

Tàu hộ vệ Trung Quốc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 2.

Giới tình báo Mỹ đưa ra cảnh báo trên trong báo cáo do Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ (ODNI) công bố trên website của cơ quan này ngày 13.4 (giờ Mỹ). Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gây quan ngại ở Biển Đông.

Hôm 11.4, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines Cirilito Sobejana khẳng định còn 28 tàu Trung Quốc, trong có đó 6 tàu hải cảnh và 2 tàu dân quân biển, hiện diện trái phép xung quanh đá Ba Đầu trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, so với con số trên 200 tàu vào ngày 7.3.

Trước đó, nhóm phóng viên của Đài ABS-CBN News (Philippines) đã bị tàu tên lửa và tàu hải cảnh Trung Quốc rượt đuổi một cách hung hăng ở Biển Đông vào ngày 8.4, theo trang tin The Rappler.

Cũng theo báo cáo từ ODNI, Trung Quốc sẽ tiếp tục đeo đuổi các mục tiêu như trở thành cường quốc và chiếm giữ những gì họ xem là lãnh thổ của mình và đạt được thế vượt trội trong các vấn đề khu vực bằng cách phát triển một nền quân đội đẳng cấp thế giới.

ODNI cho rằng không quân và hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục sở hữu thêm các khí tài tiên tiến, cảnh báo các hệ thống vũ khí phi hạt nhân tầm ngắn chính xác cao và tầm trung của Lực lượng tên lửa Trung Quốc có khả năng gây nguy cơ cho căn cứ của Mỹ và đồng minh trong khu vực.

Trung Quốc ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh gần ngang nhau, thách thức Mỹ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt về quân sự, kinh tế và công nghệ, đồng thời đang đẩy mạnh thay đổi những chuẩn mực toàn cầu”, báo cáo từ ODNI cảnh báo.

V.K.

Nguồn: Thanh niên

Đọc thêm:

Dự báo chính sách của ông Biden ở Đông Nam Á

13/04/2021   

Chính sách Đông Nam Á của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden có thành công hay không, được tin vượt ra ngoài khả năng ứng phó Trung Quốc của Washington.Một ngày trước khi John F Kennedy nhậm chức Tổng thống Mỹ vào năm 1961, ông đã gặp và được lãnh đạo Nhà Trắng sắp mãn nhiệm Dwight Eisenhower khuyên nên coi Lào là chìa khóa cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Dự báo chính sách của ông Biden ở Đông Nam Á

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: SCMP

Theo Benjamin Zawacki, chuyên gia cấp cao cho chương trình Đông Nam Á thuộc Quỹ Châu Á, nếu cách đây 2 tháng, tân Tổng thống Biden cũng có cuộc tham vấn tương tự với người tiền nhiệm Donald Trump, lời khuyên có thể chuyển hướng sang Thái Lan ở trên đất liền và Philippines ở trên biển. Hai tuần sau cuộc gặp tưởng tượng ấy, Myanmar có lẽ đã được thêm vào danh sách này.

Trong một bài viết đăng tải mới đây trên trang Asia Times, ông Zawacki cho rằng lí do cho sự cần thiết của một cuộc tham vấn như trên là Trung Quốc ngày càng tham vọng, quyết đoán với ảnh hưởng ngày càng tăng ở Đông Nam Á.

Chính sách đối ngoại chú trọng Đông Nam Á

Ban Giám đốc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cơ quan lớn nhất trong Hội đồng An ninh quốc gia mới, dường như phản ánh chính quyền Biden đang chú trọng đến khu vực. Cơ quan này nằm dưới sự dẫn dắt của cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell, 3 giám đốc về Trung Quốc và tới 17 quan chức khác.

Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên của mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã mô tả mối quan hệ Mỹ - Trung là “phép thử địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21”. Trung Quốc là vấn đề chính sách đối ngoại duy nhất liên quan đến một quốc gia cụ thể trong số 8 vấn đề mà ông Blinken đề cập tới. Đây có lẽ cũng là vấn đề nhận được ủng hộ rất lớn của cả hai đảng đối lập ở Mỹ về đối sách, kể từ khi Washington bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố cách đây 20 năm.

Ngoại trừ biến đổi khí hậu và giải trừ hạt nhân, hai vấn đề mà Tổng thống Biden coi Trung Quốc như “đối tác hợp tác”, ông nhìn chung tiếp tục quan điểm của người tiền nhiệm xem Bắc Kinh như “đối thủ cạnh tranh ngang hàng”.

Chuyên gia Zawacki nhận định, so với thời cựu Tổng thống Kennedy, người thừa kế Chiến tranh Lạnh toàn cầu, Đông Nam Á sẽ là một trong những khu vực quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của lãnh đạo Nhà Trắng đương nhiệm. Về mặt ngoại giao, ông Biden được tin sẽ tìm cách bù đắp ảnh hưởng đã mất vào tay Trung Quốc.

Về mặt quân sự, ông sẽ chuẩn bị, dù không gấp rút, cho một cuộc khủng hoảng an ninh khu vực liên quan đến Trung Quốc ở mức độ nào đó.

Các ưu tiên ngoại giao

Như cam kết ưu tiên trong chính sách đối ngoại, Tổng thống Biden sẽ tiếp tục tái xây dựng Bộ Ngoại giao Mỹ. Thái Lan đã trải qua giai đoạn 17 tháng không có Đại sứ Mỹ cho đến tháng 3 năm ngoái, trong khi việc Mỹ bỏ trống các vị trí đại sứ ở Philippines, Singapore, Brunei và tại chính ASEAN đều xảy ra từ trước khi ông tuyên thệ nhậm chức. Việc khuyết thiếu đại diện Washington ở Singapore thậm chí tồn tại từ lễ nhậm chức của cựu Tổng thống Trump.

Các cuộc gọi của Ngoại trưởng Blinken tới những người đồng cấp Thái Lan và Philippines một ngày sau khi ông được Thượng viện phê duyệt bổ nhiệm chứng tỏ, các mối quan hệ song phương sẽ giữ vai trò quan trọng trong hộp công cụ ngoại giao của Tổng thống Biden và rằng các liên minh song phương sẽ có ý nghĩa rộng lớn hơn. Đồng thời, chủ nghĩa đa phương có thể sẽ chứng minh là chiến thuật được sử dụng rộng rãi và công khai hơn.

Sau không phải một mà 2 năm thể hiện mờ nhạt tại các hội nghị cấp cao ASEAN, Mỹ được kỳ vọng sẽ có 4 năm tham gia ấn tượng hơn tại các hội nghị thượng đỉnh sắp tới của khối, do các nước Brunei, Campuchia, Indonesia và Lào luân phiên giữ chức chủ tịch.

Chính quyền Trump xứng đáng được ghi nhận vì đã nâng tầm sông Mekong và tiểu vùng kinh tế của nó, vốn được nhiều người coi là tương đương Biển Đông trên lục địa của Đông Nam Á. Mặc dù còn quá sớm để đánh giá hiệu quả của cơ chế Quan hệ đối tác Mekong - Mỹ thời ông Trump, vốn thay thế cho sáng kiến Hạ nguồn Mekong của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama, sự gắn kết dưới thời ông Biden dự kiến sẽ gia tăng để đối phó với diễn đàn Hợp tác Mekong - Lan Thương do Trung Quốc khởi xướng.

Và cuối cùng, như Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia lâm thời do Nhà Trắng công bố hồi đầu tháng này và việc đề cử Samantha Power phụ trách Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) mới được nâng cấp, ông Biden rõ ràng sẽ tái lập việc thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và pháp quyền trong ngoại giao Đông Nam Á. Cách tiếp cận “dựa trên những giá trị” này cũng có thể được thúc đẩy để đối phó với cuộc chính biến gần đây của Myanmar.

Sách lược quân sự mới

Đông Nam Á cũng là tuyến đầu về quân sự trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc, thậm chí còn hơn cả ở Đông Bắc Á, khu vực tọa lạc của Trung Quốc. Các hiệp ước quốc phòng song phương với Nhật Bản và Hàn Quốc là một nền tảng vững chắc và Mỹ đang duy trì khoảng 65.000 lính đồn trú ở hai nước này.

Triều Tiên vẫn khó đoán nhưng vấn đề được cho là trong phạm vi quan tâm chung giữa Mỹ và Trung Quốc hơn là xung đột tiềm tàng. Vấn đề có thể gây xung đột giữa hai nước là Đài Loan (Trung Quốc) và cách bắt đầu cũng như kết thúc tranh cãi này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các đảo, rạn san hô và bãi cạn đang tranh chấp và mới được quân sự hóa ở Biển Đông cũng như ở các điểm xa hơn về phía bắc.

Ông Biden dự kiến sẽ đảm bảo lặp lại các cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và ASEAN như năm 2019, tham gia Diễn đàn Quốc phòng Mỹ - ASEAN và tiếp tục cử lực lượng dự các cuộc tập trận Hổ mang vàng lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương. Song, trái ngược với chiến thuật ngoại giao, ông được tin sẽ tập trung nhiều hơn vào các mối quan hệ quốc phòng song phương hơn là đa phương.

Thách thức

Tuy nhiên, chính sách Đông Nam Á của ông Biden cũng sẽ đối mặt những trở ngại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của ông.

Nhìn chung, khu vực nhất quán ủng hộ hai nguyên tắc trong ứng xử với các cường quốc bên ngoài: trung lập và “vai trò trung tâm của ASEAN”. Các nguyên tắc này loại trừ lẫn nhau.

Trong khi ASEAN là mảnh ghép lâu đời nhất của kiến trúc khu vực và nằm ngay trung tâm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tính trung tâm không chỉ phản ánh về vị trí địa lý. Nó có nghĩa là tận dụng những vị trí đó đến mức trở nên thiết yếu, trở thành thể chế mà quan điểm và tiếng nói về bất kỳ vấn đề lớn nào liên quan đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương phải được coi trọng và thậm chí đôi khi khiến các đối tác phải chùn bước.

Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề địa chính trị tối quan trọng của thời đại hiện nay, cuộc tụ họp của các cường quốc toàn cầu ngay ngưỡng cửa ASEAN, thể chế này có vẻ đang đổ xô ra ngoại vi. Và ở đó, tính trung tâm đã phải hy sinh cho tính trung lập, giữa cuộc cạnh tranh của các cường quốc. Do đó, “Đừng buộc chúng tôi lựa chọn” chỉ là một yêu cầu mang tính phản ứng, chứ không phải là cơ sở của một chính sách chủ động và do cơ quan điều hành.

Điều này tạo ra thách thức đối với ông Biden vì Trung Quốc đã hưởng lợi từ sự trung lập của ASEAN, cho phép nước này tiếp cận các quốc gia thành viên trên cơ sở song phương chặt chẽ, thay vì phải đối mặt với một tiếng nói thống nhất và có thể đối lập về những vấn đề tranh chấp giữa Washington và Bắc Kinh.

Mặt khác, Đông Nam Á có thể là khu vực đa dạng nhất trên thế giới. Do đó, dù vô tình hay hữu ý, việc chính quyền Trump từng nhấn mạnh vào chủ nghĩa song phương là sự thừa nhận một số thực tế sẽ không biến mất và rằng ông Biden sẽ cần phải tính đến không chỉ một mà là 11 chính sách Đông Nam Á khác biệt (bao gồm của toàn khối ASEAN và chính sách của 10 quốc gia thành viên). Hơn thế nữa, trái ngược hẳn với thời Kennedy, các nước Đông Nam Á hiện không đánh giá Trung Quốc dễ đoán và họ cũng không có quan điểm phù hợp với Mỹ về Bắc Kinh như cách đây 60 năm.

Việc thảo luận về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới có thể thu hút chú ý ở Washington ngang bằng với ở các thủ đô trong khu vực. Song, rốt cuộc sự can dự vào tình huống bế tắc như vậy là một câu chuyện rất khác và ít hơn nhiều những gì Washington mong muốn.

Tóm lại, liệu chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden thành hay bại sẽ không chỉ phụ thuộc vào khả năng của Mỹ trong cạnh tranh với Trung Quốc, mà còn phụ thuộc vào cả tính toán của Đông Nam Á về các lợi ích của chính họ.

T. A.

Nguồn: vietnamnet.vn

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn