Mỹ có hàng loạt bằng chứng 'chưa xem xét' về nguồn gốc COVID-19

Tuổi trẻ

28/05/2021 09:39 GMT+7

Xin xem Dân trí

Ủa, sao kỳ lạ vậy?

Ông Biden ra lệnh cho CIA (Mỹ) phải hoàn tất báo cáo điều tra nguồn gốc CoronaVirus trong vòng 90 ngày... có liên hệ gì tới TQ đâu mà phải la toáng lên ? Dân gian nói rằng đó chính là "lạy ông tôi ở bụi này" hay "vừa đánh trống vừa ăn cướp". Thử xem lại tin tức thời cuộc ngày hôm qua xem.

Đây, tin trên Sài Gòn nhỏ

Tôi phỏng đoán rằng ông Biden đã có trong tay nhiều bằng chứng rồi nhưng vẫn ra thời hạn 90 ngày để dân chúng Mỹ biết mà chuẩn bị tinh thần.

Thế giới đã bị thiệt hại quá nặng nề, chưa bao giờ con người lại bị khủng bố tinh thần đến như vậy và nội tình Hoa Kỳ đang bị phân hóa cùng cực. Cho nên Biden phải hành động quyết liệt là thế. TQ hoảng sợ vì Biden đã biết nhún nhường liên kết hàn gắn lại với khối Đồng Minh NATO và Đài Loan, không cá nhân chủ nghĩa như D. Trump.

Mặt trận thương mại đang bị khủng hoảng vì Mỹ, Nhật và Âu Châu không muốn tiếp tục đầu tư vào TQ, mọi linh kiện điện tử rất quan trọng cho ngành chế tạo lắp ráp xe hơi hiện đại đã bị ảnh hưởng nặng khi Đài Loan quyết định di chuyển nhà máy từ TQ sang các nước khác. Đến khi TQ bị cô lập thương mại, mọi giao dịch buôn bán bị đình trệ thì số người thất nghiệp trong nước sẽ tăng lên tới hàng trăm triệu, xã hội sẽ nổi loạn vì đói khát thì liệu TQ còn đứng vững mãi không?

Chúng ta nên tìm cách sửa soạn cho mọi tình huống xấu nhất đi, 90 ngày mà ông Biden ra thời hạn có ý nghĩa như sau:

1)- Giải quyết dứt điểm lây lan Covid-19 trong nước HK, để tất cả mọi công dân đi làm trở lại, khôi phục kinh tế sản xuất;

2)- Giải quyết dứt khoát vụ D. Trump "chọc gậy bánh xe", gây phân hóa nội bộ Hoa Kỳ (QH lưỡng đảng);

3)- Thành lập chiến lược liên kết Đồng minh, Nhật, Âu Châu, Đài Loan, Nam Hàn để đối đầu với TQ không ngoại trừ va chạm quân sự trên Biển Đông;

4)- VN nên biết rằng giai đoạn "đu dây" giữa hai thế lực to đầu đó đã đến lúc không còn hiệu nghiệm... nên có thái độ dứt khoát là vừa;

5)- Trí thức trong nước đã đến lúc cần phải can đảm nhìn ra sự thật để cứu gỡ cho vận mệnh dân tộc, bị đắm chìm trong u mê CS từ 90 năm qua;

Lê Quốc Trinh

TTO - Huy động sức mạnh của máy tính và sự trợ giúp từ các phòng thí nghiệm quốc gia, các quan chức trong chính quyền Tổng thống Joe Biden hi vọng sẽ làm sáng tỏ thuyết âm mưu virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc.


Mỹ có hàng loạt bằng chứng chưa xem xét về nguồn gốc COVID-19 - Ảnh 1.

Nhân viên an ninh đứng bên ngoài Viện virus học Vũ Hán hồi tháng 2-2021 khi đoàn chuyên gia WHO đến Trung Quốc điều tra về nguồn gốc COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Theo báo New York Times, Tổng thống Biden đã ra lệnh các quan chức "nỗ lực gấp đôi" để điều tra nguồn gốc COVID-19 sau khi nhận được báo cáo tình báo vẫn còn nhiều bằng chứng "chưa được xem xét".

Trong tuyên bố ngày 26-5, ông Biden đặt ra kỳ hạn trong vòng 90 ngày cộng đồng tình báo phải đưa ra được câu trả lời dứt khoát về việc COVID-19 từ đâu mà ra. Nhà lãnh đạo Mỹ cam kết sẽ công khai báo cáo sau khi đã nhận được.

Cộng đồng tình báo Mỹ vẫn đang nghiêng về 2 giả thuyết: hoặc là virus corona gây COVID-19 đã bắt đầu từ dơi lây sang một loài động vật trung gian và sau đó lây cho người, hoặc đã có sự cố rò rỉ mầm bệnh từ phòng thí nghiệm.

Các quan chức trong chính quyền ông Biden từ chối mô tả "những bằng chứng chưa xem xét".

Nguồn tin của New York Times tiết lộ cộng đồng tình báo Mỹ sẽ sử dụng máy tính để phân tích có hay không một vụ rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm Trung Quốc.

Theo New York Times, điều này cho thấy chính quyền Mỹ có thể đang nắm trong tay nhiều dữ liệu là các cuộc trao đổi và liên lạc của người Trung Quốc, lịch trình di chuyển của các nhân viên phòng thí nghiệm Vũ Hán và mô hình bùng phát dịch tại Vũ Hán.

Ngoài các bằng chứng khoa học, Mỹ sẽ xem xét thêm một số bằng chứng khác như các liên lạc bên trong Trung Quốc bị Mỹ chặn được, các nhân chứng hoặc bằng chứng sinh học.

Các chiến dịch săn lùng thông tin tình báo mới cũng sẽ được triển khai để xem liệu Bắc Kinh có đang che giấu điều gì không.

Các quan chức Nhà Trắng tiết lộ Mỹ đang rất hi vọng cuộc điều tra sẽ nhận được sự hỗ trợ nghiêm túc và đóng góp thông tin từ các đồng minh.

Theo các quan chức này, Mỹ cần sự trợ giúp từ đồng minh, đặc biệt là mạng lưới tình báo để tìm hiểu những gì đã xảy ra bên trong phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Hôm 23-5, báo Wall Street Journal của Mỹ gây chú ý khi tiết lộ 3 nhà nghiên cứu thuộc Viện virus học Vũ Hán nhập viện trong tháng 11-2019, chỉ 1 tháng trước khi các ca COVID-19 đầu tiên được ghi nhận.

Thông tin này sau đó được tiết lộ là do một đồng minh cung cấp cho Mỹ.

Hiện mạng lưới tình báo của Mỹ tại Trung Quốc vẫn chưa phục hồi sau chiến dịch phản gián lớn cách đây khoảng 10 năm, theo New York Times. Do đó mạng lưới gián điệp, người chỉ điểm của các đồng minh có ý nghĩa nhất định với Washington.

Mỹ có hàng loạt bằng chứng chưa xem xét về nguồn gốc COVID-19 - Ảnh 2.

Cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19 do cộng đồng tình báo Mỹ tiến hành không khác gì một chiến dịch tình báo, với các hoạt động theo dõi, chặn liên lạc để nghe lén... nhằm tái dựng những gì đã xảy ra ở Trung Quốc. Trong ảnh: Một bệnh viện điều trị COVID-19 tại Vũ Hán năm 2020 - Ảnh: REUTERS

Các nhà khoa học và những phòng thí nghiệm sinh học, cơ quan khoa học liên bang sẽ đóng vai trò chính trong cuộc điều tra lần này.

Nhiều cá nhân và cơ quan sẽ lần đầu tiên tham gia trực tiếp các hoạt động tình báo như các điệp viên, theo một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden.

Một số cơ quan tình báo đã lập ra nhóm chuyên trách khoa học và đã làm việc về vấn đề nguồn gốc COVID-19 được vài tháng nay.

Sự thất vọng của Nhà Trắng với Trung Quốc đã tăng lên trong tuần này, sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ không tham gia các cuộc điều tra bổ sung của Tổ chức Y tế thế giới.

Một quan chức chính quyền Biden thậm chí còn nói nếu cuộc điều tra mới không mang lại câu trả lời, đó là do Trung Quốc đã không minh bạch.

Phản ứng trước cuộc điều tra của Mỹ, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Washington "noi gương" Bắc Kinh.

Theo ông này, đã tới lúc Mỹ nên hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới để mở một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc COVID-19 trên đất Mỹ như cách Trung Quốc đã làm.

Vị này cho rằng Mỹ nợ thế giới nhiều lời giải thích về hơn 200 phòng thí nghiệm sinh học bí mật rải rác trên khắp thế giới.

Theo ông Triệu, vì tình báo Mỹ đã quá nổi tiếng với việc ngụy tạo mọi thứ, dư luận không nên tin vào những gì các cơ quan này tìm thấy hay kết luận.

Nguồn: tuoitre.vn

Đọc thêm:

Trung Quốc phản đòn cực gắt sau "cú đấm thép" của ông Biden về việc Covid-19 từ đâu mà tới

Thúy | 27/05/2021

Trung Quốc phản đòn cực gắt sau "cú đấm thép" của ông Biden về việc Covid-19 từ đâu mà tới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden

Bắc Kinh phủ nhận giả thuyết Covid-19 "rò rỉ từ phòng thí nghiệm" và thúc giục một cuộc điều tra các phòng thí nghiệm sinh học bí mật của Mỹ trên khắp thế giới.

TT Biden tung "nắm đấm thép": Lệnh cho tình báo Mỹ hoàn thành điều tra nguồn gốc Covid-19 trong 90 ngày 

Bất bình đẳng vaccine làm trầm trọng hơn khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ 

"Cú đấm thép" của ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết hôm 26/5 rằng, các cơ quan tình báo Mỹ đã có ý kiến khác nhau về việc liệu Covid-19 "xuất hiện từ sự tiếp xúc của con người với động vật bị nhiễm bệnh hay từ một tai nạn từ phòng thí nghiệm". Ông Biden yêu cầu Mỹ điều tra sâu hơn về nguồn gốc Covid-19 và hoàn thiện kết quả điều tra trong 90 ngày.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cho rằng, việc cố tình chính trị hóa nguồn gốc của đại dịch Covid-19 có thể làm hại tới những điều tra sâu hơn và những nỗ lực của toàn cầu nhằm chống lại đại dịch.

  • Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chuẩn bị bắt đầu giai đoạn hai của các nghiên cứu về nguồn gốc của Covid-19, Trung Quốc đã phải chịu áp lực cung cấp cho các nhà điều tra nhiều quyền tiếp cận hơn trong bối cảnh xuất hiện các cáo buộc rằng SARS CoV-2 bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về coronavirus ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
  • Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận trách nhiệm của phòng thí nghiệm, nói rằng Mỹ và các quốc gia đang cố gắng dùng các cáo buộc về nguồn gốc của Covid-19 để đánh lạc hướng chú ý vào những thất bại của chính họ trong việc ngăn chặn virus.

    Nhà nghiên cứu cấp cao về sức khỏe cộng đồng Yanzhong Huang cho rằng, sự thiếu cởi mở của Trung Quốc là điều yếu tố chính dẫn đến nghi ngờ rằng virus xuất phát từ phòng thí nghiệm.

    Trung Quốc phản đòn: yêu cầu nghiên cứu toàn diện

    Đại sứ quán Trung Quốc cho biết rằng Bắc Kinh sẽ hỗ trợ "một cuộc điều tra toàn diện về tất cả các trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên và điều tra ở một số cơ sở bí mật và các phòng nghiên cứu sinh học trên toàn thế giới".

    Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) cho rằng nếu như giả thuyết "rò rỉ từ phòng thí nghiệm" phải được nghiên cứu tiếp thì Mỹ cũng nên cho phép các cuộc nghiên cứu như thế ở chính các cơ sở của nước này, bao gồm cả phòng thí nghiệm tại căn cứ quân sự Fort Detrick.

    Chất xám của Bắc Kinh chảy máu sang Washington: Học giả TQ xấu hổ khi cảnh báo bất lợi khủng

    Một nghiên cứu chung giữa Trung Quốc và WHO được công bố vào tháng 3 năm nay cho biết rằng rất khó có khả năng Covid-19 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, đồng thời cho biết thêm rằng nó rất có thể lây lan từ dơi sang người thông qua một vật trung gian chưa xác định.

    Reuters dẫn lời chuyên gia cho biết, các cuộc điều tra sâu hơn về nguồn gốc của Covid-19 đang đi vào bế tắc và vấn đề đã bị chính trị can thiệp vào quá nhiều

    Nguồn: soha.vn

    Đọc thêm

    Trung Quốc cứng rắn khiến Mỹ phải thay đổi

    Ông Kurt Campbell, điều phối viên về các vấn đề Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, tuyên bố chính những chính sách "cứng rắn" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nguyên nhân khiến Mỹ thay đổi.

    Trung Quốc cứng rắn khiến Mỹ phải thay đổi - Ảnh 1.

    Ông Kurt Campbell được xem là kiến trúc sư chính sách "xoay trục sang châu Á" dưới thời Tổng thống Barack Obama - Ảnh: AFP

    "Thời kỳ mà nhiều người hay gọi là 'tiếp xúc với Trung Quốc' đã kết thúc", ông Campbell tuyên bố trong một bài phát biểu tại Đại học Stanford ngày 26-5 (giờ địa phương). Theo ông Campbell, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ vận hành theo "một loạt các tham số chiến lược mới", nhấn mạnh "cạnh tranh sẽ thống trị" chương trình nghị sự.

    Quan chức thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ khẳng định chính những chính sách của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nguyên nhân khiến Mỹ thay đổi.

    Ông chỉ ra các cuộc đụng độ quân sự ở biên giới Trung - Ấn, chiến dịch gây sức ép kinh tế chống lại Úc và sự trỗi dậy của chính sách ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc, theo Hãng tin Bloomberg.

    Theo ông Campbell, những hành vi của Bắc Kinh cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng sang "quyền lực cứng", báo hiệu một Bắc Kinh đang "quyết tâm đóng vai trò quyết đoán hơn" trong các vấn đề thế giới.

    Những bình luận thẳng thừng của ông Campbell được đưa không lâu sau khi Tổng thống Biden ra lệnh cho cộng đồng tình báo Mỹ nỗ lực gấp đôi để xác định nguồn gốc COVID-19. Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã ngay lập tức phản ứng và cho rằng có động cơ chính trị đằng sau sự việc.

    Trên thực tế, nguồn gốc COVID-19 chỉ là một phần trong bức tranh lớn về những căng thẳng hiện hữu giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Mỹ đã đối đầu với Trung Quốc vì các yêu sách vô lý mà Bắc Kinh đưa ra trên Biển Đông, tình trạng vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, gây sức ép lên Đài Loan và "can dự" vào vấn đề Hong Kong.

    Chính quyền Biden đã từng tuyên bố rằng Mỹ sẽ tìm kiếm khả năng hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Tuy nhiên theo giới quan sát, những hợp tác này không đủ mạnh để phá tan "băng giá" trong quan hệ song phương.

    Đối mặt với Trung Quốc ngày càng quyết đoán, ông Campbell khẳng định các đồng minh sẽ là trọng tâm trong các nỗ lực của Mỹ nhằm đẩy lùi Bắc Kinh trong những năm tới.

    Mỹ đã cố gắng nâng tầm quan trọng của nhóm Tứ giác kim cương (QUAD) gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Để làm được điều đó, Washington sẽ cần phải xua tan lo ngại về sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á và đưa ra "tầm nhìn kinh tế tích cực" cho khu vực.

    "Chúng tôi thực sự đang chuyển trọng tâm chiến lược, lợi ích kinh tế, quân sự sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", ông Campbell khẳng định.

    Quan chức này tiết lộ Mỹ đang tìm cách tổ chức một cuộc họp trực tiếp với các đối tác của mình, bao gồm cả nhóm Tứ giác kim cương vào nửa cuối năm nay. Trọng tâm của cuộc gặp sẽ bàn về hợp tác cơ sở hạ tầng, theo Hãng tin Reuters.

    Nguồn: Tuổi Trẻ Online

    Sáng lập:

    Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

    Điều hành:

    Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

    Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

    boxitvn.online

    boxitvn.blogspot.com

    FB Bauxite Việt Nam


    Bài đã đăng

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn