CNN bất ngờ bị chỉ trích là 'tuyên truyền' cho vaccine Trung Quốc

Hoàn Đức

Chuyn ngôn ng:

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'TRONG NƯỚC QUỐCTẾ CÔNG ĐOÀN BẠN ĐỌC KINHTẾ SỨC KHỎE GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỜI SỰ TRONG NƯỚC Chính trị Xãhội Miền Tây Hà Nội Miền Trung- Tây Nguyên Chính phủ quyết mua 30 triệu liều vắc- xin Covid-19 của AstraZeneca'

Nhan đề một bài báo: "Chính phủ quyết mua 30 triệu liều vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca". Từ "quyết" ở đây nên hiểu là gì? Là "quyết định" nói tắt, hay "nhất định thực hiện bằng được điều đã định, không kể khó khăn trở lực"?

Kể ra, bình thường thì hiểu cách nào cũng không quan trọng lắm. Nhưng trong tình hình bà con lo ngại vaccine Sinopharm của Trung Quốc trở thành một vũ khí chính trị, thì tôi vẫn muốn hiểu theo cách thứ hai.

Hoàng Dũng

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'tuoitre Truyền hình- Báo Tuổi Trẻ 5 giờ i 350 BÁC si MẮC COVID DU ĐÃ TIÊM VẮC XIN TRUNG QUỐC YOUTUBE.COM Hơn 350 bác sĩ Indonesia mắc COVID-19 dù đã tiêm vắc xin Sinovac của Trung Quốc'

Tôi là một người ủng hộ 100 triệu cho quỹ vắc xin của chính phủ lo cho người nghèo. Còn gia đình tôi nhân viên của các cty của tôi, tôi sẵn sàng trả tiền để chích vắc xin tốt. Chính phủ nhận được đóng góp của các doanh nghiệp, cá nhân rất nhiều, yêu cầu chính phủ không bắt nhân dân nhất là người nghèo phải chích vắc xin tàu.

Tôi nhất định không chích vắc xin của tàu, không bao giờ nhé !

Lê Hoài Anh

“Dự kiến sáng mai 20-6 sẽ có 500.000 liều vắc xin của Sinopharm, Trung Quốc về tới Việt Nam. Lô vắc xin này sẽ được sử dụng như thế nào?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, khi đàm phán về tiếp nhận lô vắc xin này, lãnh đạo 2 nước đã có trao đổi và thống nhất khi lô vắc xin này về Việt Nam sẽ ưu tiên cho những người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, người có nhu cầu đi học tập và công tác tại Trung Quốc và cư dân ở khu vực biên giới.”

Nhớ nha, phải tuyệt đối làm đúng cam kết

Le Ngoc Son

Trong một cuộc họp báo trực tuyến, giám đốc các dịch vụ y tế của bộ Y Tế Singapore, giáo sư Kenneth Mak khẳng định có nguy cơ đáng kể về việc "chọc thủng sự bảo vệ của vac- xin", với các bằng chứng quốc tế cho thấy nhiều người đã sử dụng vac-xin Trung Quốc Sinovac sau đó bị nhiễm Covid-19.

Giới chức y tế Singapore : Chích vac-xin Trung Quốc vẫn bị nhiễm Covid (rfi.fr)

Đài CNN bị chỉ trích vì bỏ qua thông tin về chất lượng vaccine Trung Quốc và bị cáo buộc không xác minh thông tin về tiến độ tiêm chủng ở quốc gia tỉ dân này.

Đài CNN bất ngờ hứng chỉ trích từ cộng đồng mạng sau khi đưa tin về việc Trung Quốc đã triển khai gần 1 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19, hãng tin Sputnik cho hay.

CNN dẫn thông báo ngày 18-6 của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), cho biết nước này đã triển khai hơn 945 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, đồng thời nhấn mạnh rằng đặc điểm chính trị - xã hội Trung Quốc có lợi cho một chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng và mạnh mẽ.

“Chỉ trong vài ngày, Trung Quốc sẽ đạt được con số đáng kinh ngạc 1 tỉ liều trong nỗ lực tiêm vaccine ngừa COVID-19 - một chiến dịch với quy mô và tiến độ không có đối thủ so với bất kỳ nước nào khác trên thế giới”, CNN viết.

CNN bất ngờ bị chỉ trích là 'tuyên truyền' cho vaccine Trung Quốc - ảnh 1
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, CNN cũng lưu ý rằng NHC chưa công bố bảng thống kê chi tiết về tình hình tiêm chủng ở các địa phương, cũng không nêu rõ bao nhiêu người đã được tiêm đủ hai liều vaccine.

Nhiều người dùng mạng xã hội đã dẫn lại bài viết này nhưng nhấn mạnh rằng CNN đã không nêu ra bất kỳ thông tin nào về chất lượng các vaccine Trung Quốc.

Một số người dùng Twitter cáo buộc CNN đang “tuyên truyền” cho chính phủ Trung Quốc, đồng thời thể hiện rõ sự hoài nghi khi gọi số liệu của NHC là “những con số chưa được xác minh”.

Hai loại vaccine ngừa COVID-19 đang được sử dụng ở Trung Quốc do hãng dược nhà nước Sinopharm và tập đoàn công nghệ sinh học Sinovac phát triển và đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp.

Cả hai loại vaccine đều được phát triển trên nền tảng công nghệ virus bất hoạt, khác với các loại vaccine của phương Tây chủ yếu áp dụng công nghệ ARN thông tin (mRNA) nhưng có ưu điểm là điều kiện bảo quản ít khắc khe, dễ dàng triển khai tiêm chủng ở các vùng xa xôi.

Theo dữ liệu của WHO, vaccine của Sinopharm giúp giảm 79% nguy cơ nhiễm COVID-19 ở người có độ tuổi 18-59. Theo các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn, vaccine của Sinovac chỉ có hiệu quả 51% nhưng những người mắc COVID-19 sau khi tiêm vaccine này hoàn toàn tránh được tình trạng bệnh nặng.

Nhiều người không tin tưởng vào các báo cáo của Trung Quốc, dù các tài liệu này đã được WHO xem xét. Có người gay gắt còn cho rằng CNN đang “tẩy trắng” cho lỗ hổng về chất lượng của vaccine Trung Quốc.

Những bình luận và chỉ trích nhắm vào bài viết của CNN càng cho thấy tâm lý hoài nghi và bài trừ Trung Quốc của một bộ phận dân chúng phương Tây.

Tuy nhiên, không ít bình luận đồng ý với quan điểm của bài viết, thừa nhận thành công trong chiến dịch tiêm chủng của chính quyền Bắc Kinh.

H.Đ.

Nguồn: Pháp Luật Online

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn