Gởi ông Quân, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguyễn Đình Trọng

Tôi đang tự hỏi:

Nếu năm nay các đại học quốc gia tăng học phí lên, vd như tương đương 2/3 học phí cao nhất của trường tư, thì có khoảng bao nhiêu phần trăm thí sinh sẽ bị vướng "rào cản kỹ thuật" này nhỉ? Và nhà nước có chính sách ra sao để các em xứng đáng đi học sẽ không bị mất cơ hội học tập?

Đây là câu hỏi nghiêm túc để các cơ quan quản lý nhà nước có thể đi đến quyết định tăng học phí. Vì các đại học quốc gia là công lập, thì mục tiêu phải là đào tạo nhân lực (nhân tài) cho cả nước, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người - bất kể giàu nghèo.

Chứ nếu không, thì tư nhân hóa các đại học công cho rồi. Ai có tiền thì học, không thì nghỉ. Các trường khỏi cần nhận bất kỳ đồng ngân sách nào nữa, và cũng không cần dùng ngân sách trả lương cho lãnh đạo các trường công như công chức cao cấp hiện nay.

Nhỉ?

Vu Thi Phương Anh

Tư duy tiểu nông

-Năm 1971, khi mẹ tôi đưa tôi về quê ngoại để đi học, một bà hàng xóm nói: “Biết đọc biết viết, biết cộng trừ nhơn chia là được rồi, nông dân mình lấy táo đong lúa chớ có ai lấy táo đong chữ đâu”

-Năm 2007, GS Nguyển Thiện Nhân, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục phát biểu trong một hội nghị: “Biết rằng tăng học phí sẽ có một tỷ lệ học sinh nghỉ học, nhưng chúng ta phải chấp nhận để tăng học phí”. Lúc bấy giờ, chị Mai Lan, phóng viên báo SGGP viết một bài thời luận phê phán ý kiến của ông Nhân. Vài ngày sau, ông ấy gởi công văn phản bác, có đoạn viết: “Tôi, GS Nguyễn Thiện Nhân, với tư cách là phó thủ tướng chính phủ kiêm bộ trưởng bộ giáo dục, tôi không bao giờ phát biểu một câu vô cảm và vô trách nhiệm như thế, đề nghị BBT báo SGGP cung cấp chứng cứ . . .” Tổng biên tập lúc bấy giờ là nhà thơ Dương Trọng Dật làm công văn giải trình và cử anh trưởng văn phòng đại diện của báo tại Hà Nội mang băng ghi âm tới nhà riêng mở cho ông Nhân nghe. Sự việc êm xuôi.

-Năm 2021, GS-TS Lê Quân, giám đốc đại học quốc gia Hà Nội phát biểu tại diễn đàn quốc hội: “Nên dùng học phí làm hàng rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học . . .”

Cũng tại diễn đàn nầy, chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ tự hào nói rằng: “499 ĐBQH khóa XV là kho tàng kiến thức, kinh nghiệm vô giá ”

Xin thưa, cái kiến thức và kinh nghiệm của ông Lê Quân (Gọi là GS-TS đang đứng ở vị trí quan trọng trong ngành giáo dục) thuộc loại tư duy “Lấy táo đong lúa” của giới tiểu nông thời khẩn hoang Miền Nam hơn trăm năm trước, cái tư duy mà mẹ tôi và nhiều nông dân khác đã vứt bỏ cách đây hơn 50 năm khi chèo xuồng tiễn con đi học. Nó chỉ còn sót lại trong số ít người như bà hàng xóm của tôi lúc ấy mà thôi.

Để quốc hội xứng đáng là cái kho tàng kiến thức và kinh nghiệm vô giá như niềm tự hào của ông Vương Đình Huệ, tôi để nghị ông nên miễn nhiễm tư cách đại biểu ông Lê Quân, đồng thời các cơ quan nhà nước nên thu hồi học hàm giáo sư và học vị tiến sĩ, cách chức giám đốc đại học quốc gia của ông ấy, trả ông ấy về kiếp tiểu nông cho cho phù hợp với não trạng của ông.

Võ Đắc Danh

GS Lê Quân: Cần có chính sách để con em nghèo học giỏi đảm bảo quyền được học ĐH - Ảnh 1.

Hình: Người lao động


Tôi là 1 người dân, khả năng nhận thức có hạn, không Yên Bát và giỏi như ông, như 499 tinh hoa trí tuệ đại biểu quốc hội. Tôi có đồng ý một số điểm trong phát biểu của ông. Tuy nhiên, có mấy thắc mắc về bài phát biểu của ông như sau:

1. Nếu dùng học phí làm rào cản vào đại học nghĩa là chấp nhận quốc gia mất gốc nhân tài, mất người giỏi, mất gốc giáo dục với mục tiêu nhân văn. Vì những người giỏi và cận giỏi, là con em nông dân, gia đình nghèo sẽ phải từ bỏ ước mơ thành các nhà khoa học, thành người giỏi để cống hiến. Đất nước sẽ lụi tàn đấy ông ạ.

2. Ông có đề cập đến học bổng cho sinh viên giỏi để khắc phục điều ông nói. Vậy xin hỏi ông, học bổng hiện nay giúp được bao nhiêu sinh viên giỏi đến trường được. Ông làm giáo dục mà phi giáo dục, không nắm được gì thực tiễn cả. Hiện nay số học bổng dành cho giỏi xuất sắc chứ giỏi khó có lắm, số lượng rất hạn chế. Hơn nữa đánh giá có được học bổng phải tham gia đảng đoàn các loại cùng với nhiều tiêu chí khác. Nhiều sinh viên giỏi xuất sắc muốn thành nhà khoa học, muốn giỏi thuần tuý chuyên môn giúp đời, giúp dân mà không thích tham gia đảng đoàn thì liệu họ có nhận được học bổng không? Nếu có đếm trên đầu ngón tay à? Thế là đồng nghĩa với việc học phí cao là chính sách tận diệt nhân tài tiềm năng có khả năng mà vì nghèo đấy ông Quân.

3. Ông cho rằng học phí thấp, càng tăng lên để ngăn cản vào đại học để học đại. Xin hỏi ông là ông có nắm được thu nhập người dân trung bình và nghèo là bao nhiêu không, thực tế nhé, đừng nhìn số rởm mà phán. Hiện nay nếu lấy 2 năm lương của mặt bằng chung đi, ví dụ Bs là 4,5 triệu/ tháng, 2 năm tổng khoảng 100 triệu. Mức này đủ đóng học phí 6 năm ở nhiều trường không? Chưa kể sinh viên ra trường chạy Grab, làm công nhân, thất nghiệp... vậy thu nhập họ bao nhiêu mà đóng học phí cho cao theo ý ông? Hiện nay nhiều trường học phí lên 5 hay 10 năm lương đấy ông Quân ạ.

Tôi tin chính sách ông đưa ra sẽ đưa người giỏi, cận giỏi sẽ lụi tàn, gác lại ước mơ cống hiến. Con đường sẽ nhường lại đám con nhà giàu thừa tiền học kém điền vào danh sách đại học thôi ạ.

Nếu một đại biểu Quốc hội mà không nắm được thực tiễn người dân, không có ý kiến tốt đóng góp giúp dân và công bằng thì nên thôi đừng làm. Bia miệng, tiếng đời ngàn năm còn đấy ông Quân!

Thân mến!

Nguồn: FB Nguyễn Đình Trọng

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn