Số phận khác biệt của 15 ủy viên Ủy ban Văn hóa đầu tiên

Lưu Trọng Văn

Bảy mươi lăm năm trước, vào ngày 24.11.1946 cụ Hồ khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất.

Cụ nói: “Tôi mong chúng ta đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Cụ nhấn mạnh: "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.

Tiếng vỗ tay vang rền, trong đó vỗ nồng nhiệt nhất có lẽ là 15 ủy viên Ủy ban Văn hóa toàn quốc.

Mười lăm ủy viên của ủy ban danh giá này là: Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Hồ Hữu Tường, Bùi Công Trừng, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Thiệu Lâu, Trương Tửu, Khái Hưng.

Thế Lữ, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Huyên, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình Thi.

Gã cố tình có chữ "và" để chia ra hai nhóm trong ủy ban này.

Nhóm dưới 6 người, mọi người đã biết họ đến cuối đời vẫn gắn bó với thể chế Dân chủ Xã hội và xã hội chủ nghĩa sau này.

Còn nhóm trên, 9 người, diễn biến theo con đường khác, do nền tảng Văn hóa mà họ thấy không còn phù hợp với tầm nhìn Nhân văn của họ.

Hồ Hữu Tường ly khai:

" Tôi trở về con đường dân tộc; tôi cho rằng việc giai cấp vô sản giải phóng nhân loại là một huyền thoại lớn của thế kỷ XIX và tiềm năng cách mạng của giai cấp vô sản ở châu Âu và Bắc Mỹ là một huyền thoại lớn của thế kỷ XX".

Năm 1948 ông vào Sài Gòn sinh sống.

Nguyễn Thiệu Lâu

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 làm Vụ trường Vụ Ngoại kiều Bộ Ngoại giao, Đổng lý văn phòng Bộ Nội vụ (Bộ trưởng là Huỳnh Thúc Kháng), một thời gian. Ngày Toàn quốc kháng chiến ông lên Việt Bắc làm Giám đốc Trường Kinh tế Trung ương của Chính phủ kháng chiến. Năm 1950 ông bỏ về Hà Nội rồi Sài Gòn.

Hoàng Xuân Hãn thấy quan niệm văn hóa của mình khác biệt với thực tại của cách mạng, năm 1951 đã bỏ qua Pháp sống.

Nguyễn Hữu Đang bị tù vì bất đồng chính kiến và do tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm.

Trương Tửu bị loại khỏi đời sống văn hóa do cũng có tư tưởng Nhân văn như Nguyễn Hữu Đang.

Nguyễn Mạnh Tường sau khi công khai phản biện của mình "Nhà nước chỉ là bàn tay nối dài của Đảng" đã bị vô hiệu hóa.

Khái Hưng chọn con đường là nhà văn tự do.

Đào Duy Anh không được trọng dụng sau khi đòi tự do dân chủ cho văn nghệ sĩ trên báo Nhân văn.

Bùi Công Trừng bị kỷ luật đảng vì theo đường lối xét lại.

24.11.2021

L.T.V.

(Tựa bài do Thụy My đặt)

Nguồn: https://thuymyrfi.blogspot.com

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn