43 năm cuộc chiến đấu chống giặc Trung Quốc: bài học nào cho Hà Nội hôm nay?

Nguyễn Nam

(VNTB) – Đặng Tiểu Bình lấy cớ cho rằng Hà Nội “vong ơn, bội nghĩa” tạo thêm sức ép cho quyết định tấn công Việt Nam…

17/2/1979 – 17/2/2022

Ngày này 43 năm trước, cuộc chiến tranh ngắn ngủi và đẫm máu đã diễn ra giữa hai nước từng được mệnh danh “hai người anh em cộng sản”, Việt Nam và Trung Quốc.

Trung Quốc tuyên bố muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Ủ mưu từ ngàn đời này về một Việt Nam Bắc thuộc

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, Trung Quốc liên tục có những động thái làm xấu đi quan hệ giữa hai nước, như cắt giảm viện trợ, thúc đẩy Hoa Kiều Việt Nam hồi hương, hay giúp Khơ-me Đỏ Campuchia tiến hành chiến tranh biên giới phía

Tây Nam.

Rạng sáng ngày 17-2-1979, nhà cầm quyền Trung quốc đã huy động hơn 600.000 binh lính quân đội tràn xuống 6 tỉnh giới phía Bắc Việt Nam, thực hiện cuộc chiến tranh có quy mô lớn mà Bắc Kinh cho là “dằn mặt có báo trước”. Các tỉnh mà quân đội Trung Quốc dã tâm cho binh lính nã pháo đạn từ Quảng Ninh đến Lai Châu, trong đó Hà Giang và Lạng Sơn là hai tỉnh Trung quốc tập trung pháo đạn nã nhiều nhất.

Ngay sau khi  Trung Quốc xua quân ồ ạt đánh chiếm một điểm cao, tàn sát dân thường ở tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn từ 11 km ngày đầu tiên, chỉ sau 3 ngày đã dàn quân hơn 1.200 km dọc khắp tuyến biên giới. Hàng ngàn dân thường bị chém giết vô tội, hàng ngàn nóc nhà bị đốt cháy, hàng trăm cây cầu dân sinh bị đánh sập…

Như vậy, nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?

Câu hỏi này tiếp tục cần phải được giải thích từ nhiều nguyên nhân, phân tích từ

nhiều góc nhìn.

Bắc Kinh từng lu loa họ phát động “cuộc chiến tranh phòng vệ” nhằm đem lại hòa bình cho khu vực biên giới, vốn đã trở nên hỗn loạn từ năm 1977, ảnh hưởng tới đời sống thường nhật của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó, ngày càng có nhiều bằng chứng được các học giả nước ngoài công bố, cho thấy Bắc Kinh có những mục đích chiến lược xa xôi, ấp ủ từ lâu.

Cuộc chiến mà truyền thông bị dấu nhẹm

Trong suốt năm 1986, Trung Quốc duy trì sức ép với Việt Nam bằng việc tăng cường nã pháo. Đến giữa năm, gần 25.000 quả pháo đã được bắn sang lãnh thổ Việt Nam. Trước đó, năm 1985, Vị Xuyên hứng chịu cái gọi là “20 sự cố” bắn pháo riêng rẽ, liên quan đến hơn 800.000 quả pháo, trong tổng số khoảng 1 triệu quả được bắn sang Việt Nam.

Nhiều tài liệu của Việt Nam cho biết hơn 1 triệu quả đạn súng cối đã được bắn vào một khu vực rộng 10km2 của huyện Vị Xuyên riêng trong năm 1985 với 100 quả đồi chiến lược như 233, 300, 400, 468, 500, 673, 685, 812, 900, 1100, 1509, đồi Quan Sát, đồi Cô Ich, nhất là quanh khu vực giao lộ Thanh Thủy, đã trở thành mục tiêu của

liên tiếp các vụ bắn phá và tấn công trên bộ.

Trong giai đoạn từ ngày 27/5 – 13/6/1985, các lực lượng của Trung Quốc đã bắn 226.900 quả pháo xuống Vị Xuyên. Từ ngày 1 – 7/6/1985, các lực lượng của Trung Quốc đã tiến hành 6 vụ tấn công lên đồi 400 và 1509. Một báo cáo trong nửa đầu năm 1985 cho thấy Trung Quốc đã cử hơn 60 trung đội đến trung đoàn tiến hành các vụ

tấn công vào nhiều địa điểm ở Việt Nam.

Giữa năm 1986, tin tức quốc phòng của Việt Nam cho biết 4/5 đạn pháo của Trung Quốc đã được bắn và rơi vào Vị Xuyên. Ngày 14/10/1986, làng Thanh Thủy ở Vị

Xuyên đã “hứng” 35.000 quả pháo.

Vụ bắn phá lớn nhất xảy ra tháng 1/1987, khi trong một ngày, pháo binh Trung Quốc

bắn tới 60.000 quả pháo vào Vị Xuyên.

Các báo cáo cho thấy giao tranh trên bộ giảm dần từ tháng 7/1986. Tháng 10, tại vòng đàm phán Xô – Trung lần thứ 9, Trung Quốc cuối cùng đã được Liên Xô nhất trí thảo luận vấn đề Campuchia, vấn đề “nước thứ ba” vốn là một điều cấm kỵ từ trước tới nay.

Ngày 13/7/1986, Việt Nam đã thả 72 thuyền nhân Trung Quốc từng xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Ngày 1/8/1986, Hội Chữ thập Đỏ tại Lạng Sơn đã gửi “chia buồn” tới người dân tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sau một trận bão. Ngày 13/8/1986, Việt Nam thông báo nhân dịp Quốc khánh của Trung Quốc là Việt Nam sẽ thả 27 tù nhân Trung Quốc. Những trao đổi đã được tiến hành ngày 6/9/1986, khi Trung Quốc thả 34 người Việt Nam và Việt Nam thả 26 người Trung Quốc.

Ngày 3/10/1986, một đội bóng bàn của Việt Nam đã sang Trung Quốc tham dự giải bóng bàn châu Á lần thứ 8 ở tỉnh Quảng Đông. Và ở các cấp cao hơn, cụm từ “kẻ thù nguy hiểm và trực tiếp” khi nói về Trung Quốc đã không còn được nhắc lại.

Thế nhưng bất chấp các diễn biến tích cực trên, giao tranh vẫn tái diễn ở biên giới Việt – Trung. Ngày 14/10/1986, Việt Nam thông báo rằng Trung Quốc đã bắn 35.000 quả pháo sang Việt Nam và các lực lượng Trung Quốc đã nối lại “các chiến thuật

chiếm đất” ở đây.

Như vậy xem ra cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 do Bắc Kinh khơi mào còn nhằm thử phản ứng của Liên Xô, và qua đó đánh giá khả năng tác chiến của Quân Giải

phóng nhân dân Trung Hoa (PLA).

Cần sòng phẳng với lịch sử

Trong các cuộc phỏng vấn của báo chí nước ngoài sau khi chiến tranh biên giới tháng 2/1979 nổ ra, Đặng Tiểu Bình đã nêu rõ là ngoài lý do chiến lược, ông ta còn muốn trừng trị Việt Nam vì ghét thái độ. Rõ ràng việc Đặng Tiểu Bình sử dụng vũ lực để gửi thông điệp chính trị là vi phạm luật quốc tế và có tội đối với nhân dân cả hai nước mà đến nay lịch sử cần ghi nhận và đưa vào sách giáo khoa cho các thế hệ

hiểu rõ.

Còn việc họ xúi bẩy Hoa Kiều hồi hương như thế nào thì vẫn chưa thực sự rõ ràng. Phía Việt Nam đã đưa ra Sách Trắng năm 1979, cáo buộc nhà cầm quyền Trung Quốc đứng đằng sau một số cá nhân, tổ chức một số cá nhân, tổ chức đã hô hào xúi giục bà con người Hoa hàng loạt tháo chạy khỏi Việt Nam, nhằm chia rẽ nội bộ, gây náo loạn,

giảm uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Phía Trung Quốc thì ngược lại, cáo buộc Việt Nam đàn áp người Hoa và ép họ nhập

quốc tịch Việt Nam.

Vì lưu trữ cả hai bên vẫn chưa được bạch hóa, nên tìm hiểu lại câu chuyện xảy ra như

thế nào trong nạn Hoa Kiều này rất khó khăn.

Tính cho đến hôm nay, người ta vẫn ghi nhận là vào tháng 4/1978, Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, ít nhiều liên quan tới người Hoa là thương nhân, nhà sản xuất, tiểu thủ công nghiệp… Không rõ vì sao khi đó lại có phong trào đòi lấy quốc tịch Trung Quốc trong người Hoa ở Việt Nam nổi lên. Tiếp sau đó thì Trung Quốc loan tin trong cộng đồng người Việt gốc Hoa về cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa hai nước, khiến cộng đồng người Hoa hoảng hốt.

Vậy là người Hoa ở Việt Nam ồ ạt kéo về Trung Quốc. Đến tháng 2/1979, đã có khoảng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị. Trung Quốc lập các trạm đón tiếp dọc biên giới và đưa tàu sang đón người Hoa về. Ngày 12/7/1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới với Việt Nam, làm cho hàng vạn người Hoa muốn về Trung Quốc bị kẹt tại biên giới.

Đặng Tiểu Bình lấy cớ cho rằng Hà Nội “vong ơn, bội nghĩa” tạo thêm sức ép cho

quyết định tấn công Việt Nam…

N.N.

VNTB gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn