Làm sao để phòng chống nạn buôn người? (bài 5)

clip_image002

Hoạt Động Truy Tố (tiếp theo)

(Loạt bài về phòng, chống buôn người này là sản phẩm của sự hợp tác giữa Việt Nam Thời Báo và Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia, CAMSA), một chương trình của tổ chức BPSOS.)

Như đã giải thích trong bài trước, Nghị Định Thư Palermo về phòng, chống buôn người (bổ sung Công Ước LHQ về bài trừ tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia) mà Việt Nam ký năm 2011 đòi hỏi quốc gia thành viên bảo đảm là các thủ phạm ngoài việc bị truy tố hình sự còn phải bồi thường thoả đáng cho nạn nhân.

Phần dưới đây của bản phúc trình năm 2022 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tình trạng buôn người ở Việt Nam nhắc đến 2 viên chức ở toà đại sứ Việt Nam ở Ả Rập Xê Út đã can dự vào hoạt động buôn người chiếu theo định nghĩa của Nghị Định Thư Palermo. Một số nạn nhân của 2 viên chức này đã được cảnh sát Ả Rập giải cứu và sau đó đã hồi hương. Một tổ chức quốc tế đã xác định rằng trong số nạn nhân này có những trường hợp là nạn nhân buôn người theo định nghĩa của Nghị Định Thư Palermo. Trên nguyên tắc, các viên chức kể trên và cơ quan nơi họ phục vụ cũng phải bồi thường cho nạn nhân.

Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao cho biết là chính phủ Việt Nam thường đổ lỗi cho nạn nhân thay vì kết tội thủ phạm. Hậu quả là nhiều nạn nhân không dám lên tiếng cầu cứu vì họ sợ không những bị trả thù bởi kẻ buôn người mà còn bị trừng phạt bởi chính quyền.

******

Báo Cáo Buôn Người 2022 (tiếp theo)

BẢO VỆ NẠN NHÂN (tiếp theo)

Chính phủ tiếp tục đào tạo các quan chức trong các cơ quan khác nhau về việc xác định và bảo vệ nạn nhân. Cùng với một tổ chức quốc tế, BNG tiếp tục soạn các quy trình hoạt động tiêu chuẩn để các nhà ngoại giao tham khảo trong việc hỗ trợ phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài là nạn nhân của bạo lực, bao gồm cả nạn buôn người. Tuy nhiên, sự đồng lõa của quan chức là một mối quan tâm đáng kể trong suốt thời gian báo cáo, bao gồm cả trong các trường hợp được cho là do hai thành viên cơ quan ngoại giao của Việt Nam gây ra. Một quan chức ngoại giao Việt Nam được cho là đã quấy rối, đe dọa và hạn chế giao tiếp của một số nạn nhân của vụ cưỡng bức lao động Ả Rập Xê Út nói trên sau khi họ cố gắng yêu cầu hỗ trợ. Một số nạn nhân đã trốn thoát và tìm kiếm sự hỗ trợ tại Đại sứ quán Việt Nam, nhưng bị chính viên chức này cưỡng bức trả lại cho bọn buôn người. Trong một số trường hợp khác, sau khi những người sống sót tìm nơi trú ẩn với một tổ chức địa phương, cũng chính quan chức này đã lừa dối họ bằng những lời hứa sẽ hồi hương để dụ họ ra ngoài và sau đó “bán” họ cho những người chủ mới ở địa phương, những người tiếp tục bóc lột họ bằng lao động cưỡng bức. Các tổ chức phi chính phủ và cảnh sát Ả Rập Xê Út đã tiến hành phục hồi và hồi hương hầu hết các nạn nhân – mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chính phủ Việt Nam – mặc dù luật pháp Việt Nam quy định chi phí hồi hương cho tất cả các nạn nhân Việt Nam bị buôn bán ở nước ngoài.

Một tổ chức quốc tế đã phỏng vấn 10 phụ nữ hồi hương từ Ả Rập Xê Út và đánh giá 4 người là nạn nhân của nạn buôn người. Chính quyền địa phương đã cố gắng yêu cầu một đại diện của một trong những công ty xuất khẩu lao động có trụ sở tại Việt Nam bồi thường cho nạn nhân; tuy nhiên, tiền bồi thường chỉ được trả một phần hoặc hoàn toàn không được trả trong một số trường hợp. Theo báo cáo, Chính phủ đã kiểm tra, thanh tra và xử phạt hành chính 10/20 doanh nghiệp đưa người lao động sang Ả Rập Xê Út, nhưng các cơ quan chức năng không truy cứu trách nhiệm hình sự về vai trò tạo điều kiện cho tội phạm buôn người. Các nhà chức trách cũng phạt một công ty xuất khẩu lao động vì không giải quyết các tranh chấp về tiền lương của nhân viên, mà các đại diện tổ chức phi chính phủ giải thích là sự trả đũa của chính phủ vì những nỗ lực ban đầu của công ty này để đáp ứng các cáo buộc của nạn nhân bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Tại Việt Nam, công an được cho là đã quấy rối và theo dõi các thành viên gia đình của một số nạn nhân này để bịt miệng, không cho họ nói lên các cáo buộc liên quan, thay vì hỗ trợ họ.

Do thiếu việc thực hiện một cách có hệ thống các quy trình sàng lọc lấy nạn nhân làm trọng tâm trong các đợt truy quét của công an vào các cơ sở có nguy cơ cao nhất về buôn bán tình dục, các nhà chức trách có thể đã phạt một số phụ nữ và trẻ em vì những hành vi trái pháp luật mà những kẻ buôn người buộc họ phải thực hiện. Khiếm khuyết này cũng tiếp tục khiến các nạn nhân nước ngoài, bao gồm cả trẻ em, có nguy cơ bị trục xuất trừng phạt cao, mặc dù chính phủ tuyên bố họ đã sàng lọc tất cả các cá nhân bị trục xuất để tìm các chỉ số buôn người và không xác định bất kỳ trường hợp nào như vậy. Các nhóm xã hội dân sự trước đây đã báo cáo những nạn nhân Việt Nam di cư bằng các phương tiện bất hợp pháp hoặc những người bị buộc phải thực hiện các hành vi trái pháp luật do bị buôn bán lo sợ bị chính quyền trừng phạt. Những nạn nhân này ít có khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ và dễ bị tái mua bán. Các nhà quan sát quốc tế trước đây cho biết các quan chức chính phủ thường đổ lỗi cho công dân Việt Nam về tình trạng bị bóc lột của họ ở nước ngoài hoặc cho rằng nạn nhân thổi phồng câu chuyện lên để tránh bị xử lý vì vi phạm luật nhập cư. Chính phủ đã không báo cáo việc cung cấp cho các nạn nhân nước ngoài các lựa chọn thay thế hợp pháp thay vì trả họ về các quốc gia nơi họ có thể phải đối mặt với sự trừng phạt hoặc khó khăn.

(Bài 6: Phòng Ngừa)

VNTB gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn