Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (Phần C)

 Vũ Quang Việt

Tóm tắt 

Phần A. Sự khác biệt giữa số liệu GDP mới và cũ của Việt Nam

Phần B. Những nét lớn trong chính sách công nghiệp hóa ở Việt Nam

Phần C. Những vấn đề lớn cần giải quyết để phát triển

C. NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN CẦN GIẢI QUYẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN 

Kinh tế Việt Nam trước mắt có một vấn đề lớn, đó là nợ của doanh nghiệp phi tài chính quá cao, thuộc loại cao nhất thế giới, ở mức 822 tỷ US, bằng 237% so với GDP vào năm 2020, vượt mức 150% của Trung Quốc, chỉ khoảng 100% của Nhật và Châu Âu, và 85% ở Mỹ. [1]  Mặc dù cả hai nước có tỷ lệ nợ nước ngoài thấp, chỉ khoảng 30-40% GDP và dự trữ ngoại tệ cao; vấn đề nợ của doanh nghiệp phi tài chính Việt Nam cần giải quyết còn tệ hơn Trung Quốc hiện nay.  Việc trả nợ sẽ khó khăn khi lãi suất tăng và sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển trong thời gian tới (coi thêm Phụ Lục 1 về số liệu nợ). Thông tin mới nhất vào tháng 6 năm 2023, lãi suất cho vay bình quân là 8.9% so với lạm phát 2% là quá cao. Nếu tiếp tục kinh tế Việt Nam khó có khả năng tăng cao, thậm chí khu vực xây dựng sẽ suy thoái nặng và mất khả năng trả nợ.

Nếu nhìn về dài lâu, Việt Nam đang có 3 vấn đề lớn:  lương bổng của công chức viên chức, đất thuộc sở hữu nhà nước và vấn đề giáo dục.

1. Vấn đề lương bống cho công chức viên chức

Chắc ít có  nước nào mà cán bộ nhà nước (gọi chung cho công chức và viên chức) mà lương thấp như ở Việt Nam. Mới đây lương của Chủ tịch nước, Tổng bí thư được quyết định tăng lên 23,4 triệu một tháng so với 19,4 triệu vào 3/7/2023, tức là khoảng $1.000/tháng (viết tắt $USD bằng $) theo hối suất tháng 4 năm 2023. Lương một chuyên viên cấp cao nhất là A3, bậc 6 là 14,4 triệu/tháng tức là $620/tháng và lương cấp thấp nhất là 2,4 triệu/tháng khoảng $103/tháng  (nhóm C3, bậc 1). [2]

Trong khi ở Philippines, lương tổng thống năm 2019 ở mức $1.800/tháng, Tổng thống Duerte cho rằng không đủ sống và đã ký đạo luật Salary Standardization Law 5 (SSL5)), nhằm tăng lương, nhưng thực hiện từ từ trong 4 năm và đạt mức cuối cùng là gần $8.000/tháng. Lương mọi cấp được tăng trung bình 23%. [3]  Lương bộ trưởng là $5.700/tháng.  Lương giáo viên cấp thấp nhất là gần $500/tháng.[4] Phi lại là nước có thu nhập đầu người thấp hơn Việt Nam. Lương tổng thống như thế tất nhiên vẫn rất thấp so với lương của Thủ tướng Singapore là US$ 1,6 triệu một năm, [5]  tức là hơn $133.000/tháng mà mục đích của lương cao như thế là không cho phép tham nhũng.

Trường hợp Trung Quốc có lẽ là trường hợp khá đặc biệt. Vào năm 2015, lương chủ tịch nước $1.833/tháng, lương trung bình của một cán bộ ở Bắc Kinh là $930/tháng và lương cán bộ thấp nhất là $213/tháng. [6]  Như thế nói chung cũng chỉ gần gấp đôi Việt Nam.  Theo thông tin của Tổng Cục Thống kê Trung Quốc vào quý I 2023, thu nhập bình quân để tiêu dùng sau khi trả thuế và các khoản phải trả là 14.388 Yuan, tức  là $671/tháng. [7] Ở Bắc Kinh lương cao hơn 55%, tức là khoảng trên $1.000/tháng. Nếu tính thêm 20% thuế, lương ở Bắc Kinh cũng khoảng $1.200/tháng. Tác giả có trao đổi với một cán bộ quen thì họ cũng nói thế, nhưng nói thêm một điều nữa là cán bộ cấp cao có thêm phụ cấp nhà ở và xe cộ. Tuy vậy, so với GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc năm 2021 là $12.500, gấp 3 lần Việt Nam thì lương ở Trung Quốc chỉ gấp đôi, cũng vẫn còn thấp.  Ở Trung Quốc, dựa vào thu nhập của quan chức thấp lương, khai thác quan hệ để làm giàu cũng là hiện tượng, nhưng tại sao TQ làm giàu trên cơ sở phát triển công nghệ còn Việt Nam lại chỉ dựa vào tước quyền về đất đai của dân nghèo?

Tại sao so với Việt Nam, tham nhũng ở Trung Quốc thấp hơn và ở Philippines cao hơn, tuy rằng độ tham nhũng ở hai nước có giảm xuống so với trước đây (B27: theo chỉ số tham nhũng dựa vào thăm dò dư luận qua cảm nhận)? [8] Và đặc biệt là trường hợp Philippines, lương bổng của nhà cầm quyền và công chức đã rất cao nhưng lại chưa giải quyết được vấn đề tham nhũng, phải chăng cần thời gian?Vậy chính thể chế đặc thù nào đó đã tạo ra tham nhũng? Đây là những điều cần nghiên cứu thêm.


2. Vấn đề đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Sở hữu toàn dân là điều nằm cả trong Hiến pháp Trung Quốc và Việt Nam nhưng hình như ở Trung Quốc đất đai không phải là sân chơi làm giàu chủ yếu để tầng lớp lãnh đạo ở Trung Quốc dùng để ban ơn đến mức như Việt Nam. Cũng làm như Nhật và Hàn Quốc trước đó, họ cổ võ học hỏi và du nhập công nghệ, sản xuất và phát triển ngoại thương và đang là lực lượng cạnh tranh chính với Mỹ, còn đại gia người Việt lớn lên vì đất đai, bằng nhiều cách không công minh lấy được quyền sử dụng đất từ chính quyền với giá rẻ mạt, làm giàu chủ yếu cho chính mình và do đó tạo nên bức xúc trong xã hội.

Giá đất đai rẻ, không phản ánh giá thị trường vì nhà nước làm luật giao cho chính nó quyền quyết định khung giá đất đai, như vẫn được ghi ở điều 18 trong Luật đất đai mới năm 2023. [9] Trước tiên, nhà nước trung ương quyết định khung giá đất cho 6 vùng kinh tế của quốc gia;  sau đó Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) dựa vào đó quyết định bảng giá đất tại địa phương, và giá đất được điều chỉnh không được  cao hơn 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất. Cuối cùng là  luật giao cho địa phương quyền cưỡng bức thực hiện việc lấy đất từ người đang có quyền sử dụng. [10] Giá theo như những quyết định này không thể gọi là giá thị trường vì giá thị trường phải dựa vào cung cầu, có thể rất khác tùy địa điểm và thời điểm, dù ở từng khu vực rất nhỏ ngay trong một thị trấn. Với Luật mới, dù đã được sửa dổi, người có quyền thế theo điều 16 vẫn có thể “thu hồi đất vì … mục đích phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”, nhân danh nhân dân, lấy đất của người này giao cho người khác. Người khác đó khi được hưởng giá đất thấp tất nhiên phải thực hiện trách nhiệm lại quả.

3. Vấn đề giáo dục

Có lẽ vấn đề lớn nhất mang tính dài lâu trong phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam là nguồn lực con người. Để thành công trong công cuộc hiện đại hóa, Việt Nam càng cần phải đầu tư thành công vào nguồn nhân lực của xã hội để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng trí tuệ cho hiện tại và tương lai.

Nhìn chung, có thể nói rằng Việt Nam đã thành công trong việc tăng GDP bình quân đầu người nhưng lại thất bại trong việc hiện đại hóa đất nước theo nghĩa xây dựng vốn con người. Việc xây dựng nguồn nhân lực qua việc thực hiện giáo dục cơ sở miễn phí, không phải đóng thêm cho thầy cô để họ sống; giáo dục không thể bỏ qua các trường dạy nghề, các đại học mang tính ứng dụng, và giáo dục đại học tinh hoa phải nhằm nghiên cứu chứ không phải lấy bằng.  Chủ đề này đã được nghiên cứu trước đây[11] nhưng vẫn xứng đáng được nghiên cứu nghiêm túc thêm. Tuy nhiên, có thêm một vài điểm có liên quan có thể nêu lên ở đây.

Ví dụ đầu tiên là về sự thất bại của kế hoạch được hình thành vào năm 2010 nhằm đào tạo 20.000 tiến sĩ vào năm 2020, một nửa trong nước và một nửa ở nước ngoài. Kế hoạch này đã được tuyên bố như vậy qua đánh giá chính thức giữa kỳ của Ủy ban Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, đến năm 2016 phải đạt chỉ tiêu 12.800 tiến sĩ. Trên thực tế, chỉ có 23% kế hoạch tiến sĩ trong nước được thực hiện và chỉ có 34% kế hoạch đi học nước ngoài được chấp thuận đi nước ngoài, và nhiều người chưa học xong, một số vẫn ở lại nước ngoài sau khi học xong. Không rõ tại sao chương trình không thực hiện được lựa chọn và liệu tiến sĩ đã hoàn thành có thực sự có ý nghĩa hay không.

Ví dụ thứ hai là chảy máu chất xám. Đến năm 2017, 130.000 sinh viên Việt Nam tự túc ra nước ngoài học tập và chi 3-4 tỷ đô la Mỹ mỗi năm ở đó.  Không rõ tỷ lệ sinh viên trở về nước sau khi hoàn thành bằng cấp của họ, nhưng có lẽ là nhỏ. Báo chí Việt Nam trích dẫn một ví dụ về những người được đào tạo bài bản không muốn quay về: trong số 13 sinh viên đạt giải cao trong cuộc thi giữa học sinh đi du học,  chỉ có 1 người về nước sau khi học xong, tỷ lệ dưới 8%. [12] Tại Trung Quốc, năm 2016, số lượng sinh viên đi học nước ngoài là 544.000, trong số này, số về nước là 432.000. [13] Lý do sinh viên tốt nghiệp Việt Nam không về nước rất đơn giản, họ không thể kiếm được việc làm với mức lương xứng đáng. Trong khi đó, Trung Quốc có 200 chương trình tuyển dụng nhân tài trong Kế hoạch Ngàn nhân tài nhằm thu hút không chỉ các nhà khoa học người Hoa mà cả các nhà khoa học nước ngoài; họ đến Trung Quốc với mức lương và vị trí ở mức đãi ngộ tốt hơn so với những gì họ nhận được ở các vị trí hàng đầu ở Mỹ và Châu Âu. Chỉ riêng trong năm 2017, Trung Quốc đã có thể tuyển dụng 7.000 “chuyên gia cao cấp”, trong đó có một số người đoạt giải Nobel, theo một báo cáo gửi lên Thượng viện Hoa Kỳ. [14]

Cho đến năm 2020, không có trường đại học nào của Việt Nam được xếp hạng trong 100 trường đại học hàng đầu châu Á theo xếp hạng của Times Higher Education có trụ sở tại London, trong khi Philippines và Malaysia mỗi nước có 1 trường, Trung Quốc 42, Nhật Bản 14, Hàn Quốc 11, Ấn Độ 8.[15]

Chi phí R&D ở Việt Nam quá thấp để thu hút nhân tài. Dữ liệu về R&D rất hiếm, nhưng theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, R&D ở Việt Nam ở mức rất thấp trong năm 2015, chỉ chiếm 0.4% GDP (xem B28).

B28. Tỷ lệ  R&D trên GDP (%), 2018, 2019, 2020 tùy nước [16]

Trung Quốc

2.40

Hàn Quốc

4.81

Nhật

3.26

Mã Lai

1.04

Philippines

0.32

Thái Lan

1.14

Việt Nam

0.53

Trên thực tế, Việt Nam còn một chặng đường dài để đi, nhưng điều đầu tiên là phải có tầm nhìn đúng đắn về hiện đại hóa. Tất nhiên, một đất nước không thể phát triển nếu chỉ trọng bằng cấp, và không có được một nền giáo dục trọng tri thức, nghiên cứu khám phá, và ứng dụng khám phá, trong đó không thể bỏ qua giáo dục ứng dụng lao động tay nghề cao. Như thế cần một nền  giáo dục liên thông từ thấp lên cao (giúp học sinh chuyển từ loại trường này sang loại trường khác kể cả trường dạy nghề), và đồng thời hợp tác hàng ngang đa ngành. Gọi là Đại học quốc gia hàng đầu Việt Nam nhưng Đại học Hà Nội và Đại học TP Hồ Chí Minh vẫn là một tập hợp manh mún nhiều trường con, từng trường cũng gọi là đại học, tạo ra lãnh địa riêng của những lãnh chúa giáo dục, theo đúng nghĩa lãnh địa vì chưa bao giờ hai đại học thực hiện nổi kế hoạch đưa mọi trường vào cùng một khuôn viên. Vấn đề chính là một nền giáo dục liên thông, nhưng đây là điều mà nền giáo dục Việt Nam chưa chú ý đúng mức mà chỉ trọng bằng.

Phụ lục

Phục lục 1 gồm các chỉ số cơ bản về kinh tế Việt Nam dựa vào số liệu mới do Tổng cục Thống kê công bố và một số chỉ tiêu có chuyển ra USD dựa vào hối suất trung bình năm. Các số liệu liên quan khác là từ Asian Development Bank, Key Indicators  for Asia and the Pacific 2021.  Số liệu về nợ là tính từ Sách Trắng Doanh Nghiệp Việt Nam 2022 (và các số cũ) của Nhà Xuất bản Thống kê.

Phụ Lục 2.1 và 2.2 bao gồm số liệu về GDP sửa đổi mới nhất lấy trên mạng của Tổng cục Thống kê Việt Nam (gso.gov.vn) theo giá thực tế và giá cố định năm 20210.

Phụ lục 3.1 và 3.2 là số liệu về GDP cũ  theo giá thực tế và giá cố định năm 2010, cũng do Tổng cục Thông kê Việt Nam chính thức xuất bản, lấy từ các Niên giám Thống kê do TCTK xuất bản trước đây.

Phụ lục 1. Chỉ số cơ bản về kinh tế

Phụ lục 2.1. GDP theo giá thực tế mới, sau khi điều chỉnh (nghìn tỷ đồng)


Phụ lục 2.2. GDP mới theo giá cố định 2010, sau khi điều chỉnh (nghìn tỷ đồng)

Phụ lục 3.1. GDP cũ theo giá thực tế, trước khi điều chỉnh (nghìn tỷ đồng)


Phụ lục 3.2. GDP cũ theo giá 2010, trước khi điều chỉnh (nghìn tỷ đồng)




Chú thích 

[1] Vũ Quang Việt Nợ của doanh nghiệp Việt Nam trước tình trạng suy thoái trầm trọng vì Covid-19, Kinh tế Sài Gòn (6/8/2020): https://thesaigontimes.vn/no-cua-doanh-nghiep-viet-nam-truoc-tinh-trang-suy-thoai-tram-trong-vi-covid-19/

[2] https://laodong.vn/cong-doan/tang-luong-co-so-tu-172023-muc-luong-thap-nhat-cua-cong-chuc-ra-sao-1115559.ldo.

[3] Duterte signs salary law for 1.4 million government workers – (neda.gov.ph)

[4] Salary Grade Table 2023 (Philippine Salary Standardization Law) – Useful Wall.

[5] https://blog.seedly.sg/why-singapore-prime-minister-salary-so-high/.

[6] https://foreignpolicy.com/2015/01/21/running-china-on-1833-a-month-xi-jinping-salary/

[7] http://www.stats.gov.cn/english/PressRelease/202304/t20230420_1938882.html.

[8] 2022 Corruption Perceptions Index: Explore the… – Transparency.orghttps://en.wikipedia.org/wiki/Corruption_Perceptions_Index#2020%E2%80%932022

[9] Luật đất đai năm 2023: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Luat-dat-dai-2013-215836.aspx.  .

[10] Nghị định về qui định khung đất: 96/2019/NĐ-CP, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-dinh-96-2019-ND-CP-quy-dinh-khung-gia-dat-431382.aspx

[11] https://www.tapchithoidai.org/ThoiDai13/200813_NhomNghienCuu.htm.

[12] Lê Kiên, “Vì sao 13 cháu đi du học, 12 cháu không về?” Tuổi trẻ, 2 Tháng 11 Năm 2015.https://tuoitre.vn/vi-sao-13-chau-di-du-hoc-12-chau-khong-ve-995404.htm.

[13] MBA Crystal Ball, “More international students returning home to China, India after graduation than before”, 19 February 2018. 

[14] US Senate Staff Report, Threats to the U.S. Research Enterprise: China’s Talent Recruitment Plans, 18 November 2019.  https://www.hsgac.senate.gov/imo/media/doc/2019-11-18%20PSI%20Staff%20Report%20-%20China%27s%20Talent%20Recruitment%20Plans.pdf(assessed on 15 December 2020).

[15] Times Higher Education, Asia University Rankings 2020, https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/2020/regional-ranking#!/page/0/length/25/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/stats (assessed on 6 April 2021).

[16] World Bank, Research and Development (% of GDP). https://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS?locations=Z4.

 

Tài liệu tham khảo

1.    Asia Development Bank Key Indicators. https://www.adb.org/publications/key-indicators-asia-and-pacific-2021  (số liệu ở đây về VN là số liệu cũ, chưa điều chỉnh).

2.    Barry, Ellen and Kolata, Gina, “China’s Lavish Funds Lured U.S. Scientists. What Did It Get in Return?” New York Times, 7 February 2020. https://www.nytimes.com/2020/02/06/us/chinas-lavish-funds-lured-us-scientists-what-did-it-get-in-return.html.

3.    Christine Zhenwei Qiang and Peter Kusek, “Overview”, Global Investment Competitiveness Report 2019/2020: Rebuilding Investor Confidence in Times of Uncertainty, World Bank, 2020.

4.    CPV, Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm, 24/12/ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-quyet-02-NQ-HNTW-dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-127646.aspx.

5.    CPV, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, 12/http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382.

6.    CPV, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của đảng, 28/1/   https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-368870.html.

7.    CPV, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngà y22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, 22 March 2018. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-23-nqtw-ngay-2232018-cua-bo-chinh-tri-ve-dinh-huong-xay-dung-chinh-sach-phat-trien-cong-nghiep-quoc-gia-den-nam-4125.

8.    CPV, Dự thảo luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, 12 June 2018. https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/20379/toan-van-du-thao-luat-dac-khu.

9.    FBI report, “Chinese Talent Program”, September 2015(assessed on 15 December 2020). https://info.publicintelligence.net/FBI-ChineseTalentPrograms.pdf.

10. Lê Kiên, “Vì sao 13 cháu đi du học, 12 cháu không về?” Tuổi trẻ, 2 November 2015.https://tuoitre.vn/vi-sao-13-chau-di-du-hoc-12-chau-khong-ve-995404.htm.

11. MBA Crystal Ball, “More international students returning home to China, India after graduation than before”, 19 February 2018. https://www.mbacrystalball.com/blog/2018/02/19/international-students-returning-home-after-graduation/.

12. Sách Trắng Doanh Nghiệp Việt Nam 2020, Tác giả: Bộ Kế họach và Đầu tư, Nhà Xuất bản thống kê 2020. https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2020/04/Ruot-sach-trang-2020.pdf . Sách Trắng Doanh nghiệp Viện Nam 2022, Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2022 – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn).

13. Times Higher Education, Asia University Rankings 2020https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/2020/regional-ranking#!/page/0/length/25/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/stats.

14. TTXVN/Vietnam+, “Đào tạo ít nhất 000 tiến sĩ trong vòng 10 năm tới.” Dân Trí, 26/6/2010. https://dantri.com.vn/xa-hoi/dao-tao-it-nhat-20000-tien-si-trong-vong-10-nam-toi-1277773376.htm.

15. UNSD (United Nations Data Base on National Accounts). https://unstats.un.org/unsd/snaama/Basic.

16. US Senate Staff Report, Threats to the U.S. Research Enterprise: China’s Talent Recruitment Plans, 18 November 2019. https://www.hsgac.senate.gov/imo/media/doc/2019-11-18%20PSI%20Staff%20Report%20-%20China%27s%20Talent%20Recruitment%20Plans.pdf.

17. WB1 (World Bank Data Base) on per capita GDP (constant 2010US$). https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD /.

18. WB2 (World Bank Data Base) on Foreign direct investment, net inflows (% of GDP). https://data.worldbank.org/indicator/BX.KLT.DINV.CD.WD. For net investment (primary income) from ADB, Vietnam Key Indicators 2019: https://www.adb.org/publications/key-indicators-asia-and-pacific-2019.

19. WB3 (World Bank Data Base) on value added per workers (constant 2010 US$). https://data.worldbank.org/indicator/NV.IND.EMPL.KD.

20. WB4 World Bank Data Base) on Research and Development (% of GDP). https://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS?locations=Z4.

21. Vũ Quang Việt, “Vietnam’s Economic Crisis: Policy Follies and the Role of State-Owned Conglomerates”, Southeast Asian Affairs, (2009), pp. 389-417.

22. Vũ Quang Việt, Từ phân tích lao động và ngân sách, tìm hiểu về thể chế Việt Nam và khả năng thay đổi, Thời Đại Mới, số 35, 2016: https://www.tapchithoidai.org/ThoiDai35/201635_VuQuangViet.pdf

23. Vũ Quang Việt, “Việt Nam: Để đạt lợi ích cao nhất về thương mại và đầu tư nước ngoài,” 17 April 2020. US-Vietnam Research Center, University of Oregon. Ky 1: https://usvietnam.uoregon.edu/viet-nam-de-dat-loi-ich-cao-nhat-ve-thuong-mai-va-dau-tu-voi-nuoc-ngoai-ky-1-nhan-xet-tong-quat/. Ky 2: https://usvietnam.uoregon.edu/viet-nam-de-dat-loi-ich-cao-nhat-ve-thuong-mai-va-dau-tu-voi-nuoc-ngoai-ky-2-chinh-sach-cua-my-va-phan-ung-cua-viet-nam/.

24. Vũ Quang Việt, A Comparative Statistical View of the Vietnamese Economy. The Dragon’s Underbelly, edited by Nhu Truong and Tuong Vu, ISEAS, Yusof Ishak Institute, Singapore 2023.

25. Yến Anh, “Tiêu tùng đề án đào tạo 23.000 tiến sĩ.” Người Lao Động, 9 tháng 1 2018. https://nld.com.vn/thoi-su/tieu-tung-de-an-dao-tao-23000-tien-si-20180108224405108.htm

V.Q.V.

Nguồn: https://usvietnam.uoregon.edu/3799-2/

 

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn